Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới

Phân hạng thị trường là cách thức sắp xếp các thị trường chứng khoán (TTCK) vào

các nhóm phù hợp về các tiêu chí cơ bản như mức độ phát triển của nền kinh tế,

sự ổn định về chính trị, quy mô và tính thanh khoản của thị trường, hiệu quả vận

hành của thị trường, khả năng lưu chuyển dòng vốn Việc nghiên cứu và phân

hạng TTCK trên thế giới, ngoài mục tiêu xác định rõ vị trí của từng thị trường trong

bức tranh tổng thể, còn giúp xác định các điều kiện để các thị trường định hướng

phát triển trong tương lai, tiến tới nâng hạng thị trường nhằm thu hút nguồn vốn

đầu tư nước ngoài, tăng tính thanh khoản của thị trường và cuối cùng là thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế. Tính đến thời điểm hiện tại, cả ba tổ chức đánh giá phân hạng

thị trường gồm MSCI, FTSE và S&P đều xếp hạng Việt Nam ở mức thị trường cận

biên. Tuy nhiên, ở một số tiêu chí xếp hạng, TTCK Việt Nam đã có những cải thiện

 đáng kể bên cạnh những tiêu chí chưa đủ đánh giá nâng hạng. Bài viết làm rõ về độ

mở và mức độ tiếp cận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng

khoán Việt Nam cũng như các hạn chế về quy và thanh khoản thị trường nhằm đưa

ra những vấn đề cần chú trọng trong thời gian tới để TTCK Việt Nam đạt được mục

tiêu nâng hạng

 

Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới trang 1

Trang 1

Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới trang 2

Trang 2

Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới trang 3

Trang 3

Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới trang 4

Trang 4

Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới trang 5

Trang 5

Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới trang 6

Trang 6

Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới trang 7

Trang 7

Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới trang 8

Trang 8

Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới trang 9

Trang 9

Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang viethung 8280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới

Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới
36
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 219- Tháng 8. 2020
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam- 
Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới
Trần Thị Xuân Anh Phạm Tiến Mạnh Trần Anh Tuấn
Ngày nhận: 11/02/2020 
Ngày nhận bản sửa: 21/02/2020 
Ngày duyệt đăng: 17/03/2020
Phân hạng thị trường là cách thức sắp xếp các thị trường chứng khoán (TTCK) vào 
các nhóm phù hợp về các tiêu chí cơ bản như mức độ phát triển của nền kinh tế, 
sự ổn định về chính trị, quy mô và tính thanh khoản của thị trường, hiệu quả vận 
hành của thị trường, khả năng lưu chuyển dòng vốn Việc nghiên cứu và phân 
hạng TTCK trên thế giới, ngoài mục tiêu xác định rõ vị trí của từng thị trường trong 
bức tranh tổng thể, còn giúp xác định các điều kiện để các thị trường định hướng 
phát triển trong tương lai, tiến tới nâng hạng thị trường nhằm thu hút nguồn vốn 
đầu tư nước ngoài, tăng tính thanh khoản của thị trường và cuối cùng là thúc đẩy 
tăng trưởng kinh tế. Tính đến thời điểm hiện tại, cả ba tổ chức đánh giá phân hạng 
thị trường gồm MSCI, FTSE và S&P đều xếp hạng Việt Nam ở mức thị trường cận 
biên. Tuy nhiên, ở một số tiêu chí xếp hạng, TTCK Việt Nam đã có những cải thiện 
Vietnam stock market classification- Issues raised in the near future 
Abstract: Market classification is method of arranging a stock market into a suitable group which is based on 
basic criteria such as the level of economics development, political stability, scale and liquidity of market as well 
as performance and capital flow of the market. The purposes of market research and classification market are 
realizing the current positions of the markets to help them upgrade in a higher market classification, attracting 
foreign capital, enhancing market liquidity and improving economy in the future. Up to now, MSCI, FTSE 
and S&P have ranked Vietnam at frontier market. However, in Vietnam stock market, some important criteria 
have been significantly improved recently, beside others needs to upgrade. This paper is going to insightful 
analyzed these current situations to find out the issues which are needed to be focused to improvement in near 
future to enhance Vietnam stock market classification.
Keywords: market classification, stock market, frontier market, emerging market
Anh Thi Xuan Tran
Email: anhttx@hvnh.edu.vn
Manh Tien Pham
Email: manhpham@hvnh.edu.vn
Tuan Anh Tran
Email: trantuan@hvnh.edu.vn
Organization of all: Faculty of Finance, Banking Academy of Vietnam
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
TRẦN THỊ XUÂN ANH - PHẠM TIẾN MẠNH - TRẦN ANH TUẤN
37Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
đáng kể bên cạnh những tiêu chí chưa đủ đánh giá nâng hạng. Bài viết làm rõ về độ 
mở và mức độ tiếp cận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng 
khoán Việt Nam cũng như các hạn chế về quy và thanh khoản thị trường nhằm đưa 
ra những vấn đề cần chú trọng trong thời gian tới để TTCK Việt Nam đạt được mục 
tiêu nâng hạng.
Từ khoá: phân hạng thị trường, thị trường chứng khoán, thị trường cận biên, thị 
trường mới nổi
1. Đặt vấn đề
Việc phân hạng thị trường chứng khoán 
(TTCK) trên thế giới hiện nay được thực 
hiện bởi ba tổ chức tài chính lớn gồm 
MSCI, FTSE Russell, S&P Down Jone. 
Đây là những tổ chức chuyên xây dựng các 
bộ chỉ số về TTCK với mục đích hỗ trợ các 
nhà đầu tư trên thế giới đánh giá các cơ hội 
đầu tư trên thị trường quốc tế. Các tổ chức 
này thường phân chia thị trường thành ba 
nhóm chính, đó là nhóm thị trường phát 
triển; thị trường mới nổi và thị trường cận 
biên. Mỗi một tổ chức lại dựa trên các cơ 
sở, quan điểm, phương pháp luận riêng biệt 
khi đưa ra các tiêu chí phân loại thị trường 
của mình, nhưng nhìn chung có một số tiêu 
chí chung trong phân hạng thị trường được 
các tổ chức này sử dụng, đó là: (1) Quy mô 
thị trường; (2) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư 
nước ngoài; (3) Khả năng tự do chuyển đổi 
ngoại tệ; (4) Phương thức thanh toán sau 
giao dịch; và (5) Giao dịch bán khống và 
cho vay chứng khoán trên thị trường.
Việc phân hạng thị trường của từng tổ chức 
luôn có ý nghĩa nhất định đối với từng chủ 
thể tham gia thị trường trong việc theo đuổi 
và thực hiện các mục tiêu của mình.
TTCK phát triển thường thuộc về các quốc 
gia đã phát triển. Đối với thị trường này, 
các điều kiện tài chính rất lý tưởng như có 
tính thanh khoản rất cao; hành lang pháp 
lý chặt chẽ, đầy đủ; quy mô thị trường vốn 
lớn; đặc biệt là người dân có mức thu nhập 
bình quân rất cao. Các quốc gia điển hình 
có TTCK được xếp hạng là phát triển như 
Mỹ, Canada, Đức, Anh, Australia, New 
Zealand, Nhật Bản Tuy nhiên trên thực 
tế, mỗi một quốc gia lại có những đặc 
thù TTCK riêng biệt, do đó trong một số 
trường hợp, một quốc gia có thể vừa được 
xếp hạng là thị trường phát triển, đồng thời 
được xếp hạng là thị trường mới nổi. Ví 
dụ, năm 2010 Hàn Quốc được xếp hạng 
là quốc gia có TTCK phát triển theo tiêu 
chuẩn của MSCI; nhưng nếu xét theo quy 
chuẩn của FTSE, quốc gia này lại được xếp 
vào TTCK mới nổi.
Đối với TTCK mới nổi và thị trường cận 
biên, tiêu chuẩn để phân biệt có phần phức 
tạp hơn. Quốc gia có TTCK mới nổi, được 
hiểu là quốc gia đang trong quá trình tăng 
trưởng và phát triển nhanh, nhưng có mức 
thu nhập bình quân đầu người và mức độ 
phát triển của thị trường thấp hơn so với 
các quốc gia phát triển. Ví dụ như các nước 
trong nhóm BRICs, Brazil, Nga, Ấn Độ và 
Trung Quốc. Thị trường cận biên được hiểu 
là thị trường bên trong (các tiêu chuẩn nhỏ 
hơn) của thị trường mới nổi. Có thể hiểu đơn 
giản, thị trường cận biên có thể là thị trường 
mới nổi, hoặc sắp trở thành thị trường mới 
nổi, nhưng thị trường mới nổi không thể là 
thị trường cận biên. Cụ thể hơn, thị trường 
cận biên có quy mô thị trường nhỏ hơn, có 
mức độ thanh khoản nhỏ hơn, có mức thu 
nhập bình quân đầu người thấp hơn so với 
Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam- Những vấn đề đ ... n song vẫn còn 
nhiều vấn đề đặt ra có thể ảnh hưởng tiêu 
cực đến cơ hội nâng hạng thị trường trong 
thời gian tới.
Một là, mức độ mở cửa của TTCK Việt 
Nam chưa tương xứng với quy mô thị 
trường và còn khá thấp so với các nước 
trong khu vực. Nhóm nghiên cứu Trần Thị 
Xuân Anh (2019) khảo sát về mức độ mở 
cửa hội nhập của TTCK Việt Nam với các 
thị trường trong khu vực ASEAN và Châu 
Á, trong đó thị trường Thái Lan được chọn 
là benchmark cho khu vực ASEAN và thị 
trường Nhật Bản là benchmark cho khu vực 
Châu Á khi tính hệ số beta (beta coefficient) 
và beta hội tụ (beta convergence). Kết 
quả cho thấy thước đo hệ số beta (beta 
coefficient) là thước đo được kỳ vọng có 
giá trị ước lượng xấp xỉ 1 thể hiện mức độ 
mở cửa hội nhập cao của thị trường trái 
phiếu quốc gia nghiên cứu với thị trường 
khu vực, tuy nhiên hệ số beta ước lượng 
được cho các quốc gia được khảo sát, 
gồm cả Việt Nam, Malaysia, Philippines, 
Singapore và Thái Lan, chỉ đạt từ -0,5 tới 
0,6 hàm ý mức độ mở cửa hội nhập ở mức 
thấp và trung bình (Biểu đồ 1). Mặc dù vậy, 
kể từ năm 2014, sau một giai đoạn (2011- 
2013) duy trì ổn định quanh ngưỡng hội 
nhập thấp (-0,5 tới 0,2), mức độ mở cửa hội 
nhập thị trường trái phiếu của các quốc gia 
đã thể hiện xu hướng tăng rõ rệt, thể hiện 
triển vọng về giai đoạn hội nhập sâu rộng 
hơn của thị trường trái phiếu khu vực. 
Biểu đồ 1 cho thấy giá trị ước lượng hệ số 
beta của Việt Nam giai đoạn 2014- 2018 
duy trì quanh ngưỡng 0 và 0,2, cho thấy mức 
độ mở cửa hội nhập tài chính với khu vực ở 
khía cạnh thị trường trái phiếu tương đối yếu 
và thấp nhất trong số các quốc gia nghiên 
cứu. Thậm chí, đánh giá mức độ mở cửa hội 
nhập của thị trường trái phiếu Việt Nam với 
thị trường Châu Á (đại diện bởi thị trường 
trái phiếu Nhật Bản) không đem lại kết quả 
có ý nghĩa thống kê, nghĩa là gần như không 
có sự liên kết với thị trường Châu Á.
Kết quả ước lượng về hệ số beta và beta 
hội tụ cho thấy thị trường cổ phiếu của các 
nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, 
Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam- Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới
44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020
Philippines, Thái Lan, Singapore, Việt 
Nam) trong nghiên cứu có mức độ mở cửa 
hội nhập, nhìn chung khả quan hơn mức độ 
mở cửa hội nhập của thị trường trái phiếu, ở 
mức trung bình tới cao so với thị trường cổ 
phiếu khu vực Châu Á và thế giới (Biểu đồ 
2 & 3). Với trường hợp của Việt Nam, mặc 
dù thị trường cổ phiếu Việt Nam đạt được 
mức độ hội nhập so với thị trường khu vực 
và thị trường thế giới cao hơn tương đối 
so với mức độ hội nhập của thị trường trái 
phiếu, mức độ hội nhập thị trường cổ phiếu 
Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với 
các thị trường khác trong khu vực.
Ngoài ra, xét trong khung hội nhập của 
Quinn, Schindler và Toyoda (2011), Việt 
Nam thuộc về “nhóm quốc gia có chính 
sách mở cửa tài chính (thể hiện qua chỉ 
số KAOPEN) tuy nhiên lượng vốn luân 
chuyển thực tế thấp”. Đây cũng chính là 
đặc thù của các quốc gia kém phát triển 
với cơ sở hạ tầng kinh tế- tài chính chưa 
đủ mạnh để hấp thụ hiệu quả lợi ích của 
việc mở cửa hội nhập thị trường tài chính. 
Chính vì vậy, việc duy trì ổn định các cân 
đối vĩ mô đang được Chính phủ và Ngân 
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực 
hiện tốt, giúp tạo niềm tin cho cộng đồng 
đầu tư quốc tế. Quan trọng hơn, thị trường 
ngoại hối cần được tổ chức linh hoạt hơn để 
đáp ứng nhu cầu lưu chuyển dòng vốn của 
nhà đầu tư ra vào lãnh thổ Việt Nam, từ đó 
góp phần tăng cường độ mở TTCK.
Hai là, khả năng tiếp cận TTCK Việt Nam 
-.6
-.4
-.2
.0
.2
.4
.6
I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III IV I II III
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Beta_Malaysia_Indonesia
Beta_Philippines_Indonesia
Beta_Singapore_Indonesia1
Beta_Thailand_Indonesia
Beta_Vietnam_Indonesia
Nguồn: Trần Thị Xuân Anh và cộng sự (2019)
Biểu đồ 1. Hệ số beta (Beta Coefficient): Hội nhập thị trường trái phiếu 
khu vực
TRẦN THỊ XUÂN ANH - PHẠM TIẾN MẠNH - TRẦN ANH TUẤN
45Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo MSCI 
(2019), thị trường Việt Nam dù đã có cải 
thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế đối với 
khả năng thâm nhập và tiếp cận thị trường 
dành cho khối ngoại. Hiện tại nhà đầu tư 
nước ngoài đã có thể tìm kiếm thông tin 
về TTCK, các quy định giao dịch và thông 
tin trên trang web của VSD bằng ngôn 
ngữ tiếng Anh. Bên cạnh đó, các báo cáo 
quan trọng như báo cáo tài chính, báo cáo 
thường niên, công bố thông tin giao dịch 
của doanh nghiệp bằng tiếng Anh cũng đã 
được nhiều doanh nghiệp chú trọng hơn. 
Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp tuân thủ 
việc công bố các văn bản bằng tiếng Anh 
vẫn chưa thể gọi là nhiều. Trong năm 2017, 
số lượng doanh nghiệp niêm yết công bố 
báo cáo thường niên bằng tiếng Anh đạt 40 
doanh nghiệp, tăng trưởng mạnh so với các 
năm trước đó. Dù vậy con số này vẫn còn 
khá ít nếu so với quy mô thị trường Việt 
Nam hiện tại. 
Nhằm cải thiện yếu tố này, thị trường Việt 
Nam đã có nhiều sự thay đổi lớn chỉ trong 
thời gian qua. Có thể kể đến như việc gia 
tăng khả năng tiếp cận cơ hội đầu tư dành 
cho khối ngoại thông qua kênh sản phẩm 
đầu tư Chứng quyền có bảo đảm giúp khối 
ngoại không bị giới hạn room nắm giữ 
chứng quyền trên tài sản cơ sở là các cổ 
phiếu thuộc nhóm Bluechip VN30. Điều 
này tạo ra lợi thế đầu tư so với nắm giữ cổ 
phiếu vốn bị giới hạn bởi quy định room 
ngoại. Sự ra đời của thị trường phái sinh 
trong tháng 8/2019 với sản phẩm đầu tư 
-0.4
-0.2
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Beta_China_MSCIAsia
Beta_Indonesia_MSCIAsia
Beta_S.Korea_MSCIAsia
Beta_Malaysia_MSCIAsia
Beta_Philippines_MSCIAsia
Beta_Singapore_MSCIAsia
Beta_Thailand_MSCIAsia
Beta_Vietnam(HNX)_MSCIAsia
Beta_Vietnam(VNI)_MSCIWorld
Biểu đồ 2. Hệ số beta: Hội nhập thị trường cổ phiếu khu vực
Nguồn: Trần Thị Xuân Anh và cộng sự (2019)
Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam- Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới
46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020
đầu tiên là Hợp đồng tương lai trên chỉ số 
cổ phiếu VN30-Index đã chính thức tạo 
cơ hội cho nhà đầu tư kiếm lời theo chiều 
giá giảm. Tuy nhiên quy mô của thị trường 
phái sinh vẫn còn rất hạn chế, do đó trong 
thời gian tới cần tiếp tục phát triển đa dạng 
thêm các sản phẩm phái sinh nhằm tăng 
sức hút của thị trường cũng như tạo các cơ 
hội để nhà đầu tư trong và ngoài nước thực 
hiện các chiến lược đầu tư khác nhau.
Ba là, vấn đề về thanh toán bù trừ. Hiện 
nay Việt Nam vẫn là thị trường tiền mặt, 
nghĩa là phải có tiền trong tài khoản mới 
được giao dịch (pre-funding). Theo FTSE 
Russell, Việt Nam cần theo thông lệ quốc 
tế là thực hiện nhận cổ phiếu thì trả tiền 
(Delivery vs Payment - DvP), tức là chỉ cần 
kiểm tra số dư tiền vào ngày T+2 rồi thực 
hiện chuyển giao cổ phiếu và thanh toán, 
thay vì việc kiểm tra tài khoản và trừ tiền 
ngay tại thời điểm T+0. Nếu thay đổi được 
điểm này, TTCK Việt Nam sẽ tiến gần hơn 
tới thông lệ quốc tế.
Bốn là, vấn đề quy mô và thanh khoản thị 
trường. Theo số liệu từ VSD, tổng số lượng 
tài khoản giao dịch chứng khoán tại Việt 
Nam hiện nay vào khoảng hơn 2,23 triệu 
tài khoản, chỉ chiếm khoảng 2% dân số, 
đây được coi là tỷ lệ khá khiêm tốn. Bên 
cạnh đó, hiện nay số lượng các tài khoản do 
các nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số (lên đến 
99,4%, tính đến tháng 01/2019), sự tham 
gia của các nhà đầu tư cổ chức, đặc biệt 
là các quỹ đầu tư mạo hiểm còn hạn chế 
(Phạm Tiến Mạnh, 2019). Một điều đáng 
lưu tâm đó là tỷ trọng giao dịch của các 
-0.2
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Beta_Indonesia_S&PGlobal100
Beta_Malaysia_S&PGlobal100
Beta_Philippines_S&PGlobal100
Beta_Singapore_S&PGlobal100
Beta_Thailand_S&PGlobal100
Beta_Vietnam(HNX)_S&PGlobal100
Beta_Vietnam(VNI)_S&PGlobal100
Biểu đồ 3. Hệ số beta: Hội nhập thị trường cổ phiếu thế giới
Nguồn: Trần Thị Xuân Anh và cộng sự (2019)
TRẦN THỊ XUÂN ANH - PHẠM TIẾN MẠNH - TRẦN ANH TUẤN
47Số 219- Tháng 8. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
nhà đầu tư nước ngoài luôn thấp hơn rất 
nhiều so với toàn bộ thị trường. Đơn cử số 
liệu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán 
TP. Hồ Chí Minh (HOSE), tại năm 2011 tỷ 
lệ khối lượng mua chỉ đạt 13,68% (tương 
đương 23,37% giá trị), tỷ lệ khối lượng bán 
chỉ đạt 9,22% (tương đương 22,36% về giá 
trị); trong khi đó tỷ lệ mua-bán tương ứng 
tại HNX là 1,26% khối lượng mua (tương 
ứng 1,29% giá trị) và 1,23% khối lượng bán 
(tương ứng 1,28% giá trị); tại UPCOM là 
1,08% khối lượng mua (tương ứng 2,03% 
giá trị) và 1,53% khối lượng bán (tương 
ứng 2,24% giá trị). 
Đến năm 2018, tại HOSE tỷ 
lệ khối lượng mua chỉ đạt 
10,18% (tương đương 19,1% 
giá trị), tỷ lệ khối lượng bán 
chỉ đạt 6,77% (tương đương 
19,44% về giá trị); trong khi 
đó tỷ lệ mua- bán tương ứng 
tại HNX là 2,45% khối lượng 
mua (tương ứng 3,79% giá 
trị) và 3,78% khối lượng bán 
(tương ứng 4,44% giá trị); tại 
UPCOM 6,99% khối lượng 
mua (tương ứng 15,64% giá 
trị) và 9,09% khối lượng bán (tương ứng 
15,36% giá trị). Như vậy trong giai đoạn từ 
2010- 2018, tỷ lệ về khối lượng và giá trị 
giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài tại 
TTCK Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, 
vì thế vấn đề cần thiết đặt ra là thu hút hơn 
nữa được đối tượng nhà đầu tư nước ngoài, 
nhằm nâng cao tính thanh khoản của TTCK 
Việt Nam.
Đối với vấn đề quy mô thị trường, theo số 
liệu từ World Bank, tỷ lệ vốn hoá TTCK 
Việt Nam so với GDP có sự tăng trưởng 
khá nhanh qua các năm, từ mức 19,15% 
năm 2011, đã tăng lên 54,1% năm 2018, 
Biểu đồ 4. Tỷ trọng mua-bán của nhà đầu tư nước ngoài so với toàn thị 
trường tại HOSE
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Biểu đồ 5. Tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán so với 
GDP (%) của Việt Nam1
Nguồn: Data.worldbank.org (2020)
1 Số liệu do WB thống kê chỉ bao gồm giá trị vốn hóa thị trường của 
những công ty nội địa đang niêm yết trên SGDCK
Phân hạng thị trường chứng khoán Việt Nam- Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới
48 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 219- Tháng 8. 2020
và 78,6% năm 2019. Tuy nhiên, so với các 
quốc gia khác, tỷ lệ vốn hóa thị trường so 
với GDP ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm 
tốn; ví dụ tại Malaysia là 160,25% năm 
2010, 127,1% năm 2015 và 111% năm 
2018; tại Ấn Độ, vốn hóa thị trường của 
những công ty trong nước niêm yết trên 
TTCK đã đạt 72,08% GDP vào năm 2015, 
tăng lên 76,63% năm 2018. Như vậy, muốn 
gia tăng vốn hóa thị trường, Việt Nam cần 
thiết khuyến khích, thúc đẩy các công ty 
niêm yết trên TTCK, đặc biệt cần đẩy 
nhanh và mạnh tiến trình cổ phần hóa các 
doanh nghiệp nhà nước, như Agribank, 
Vinachem, Mobifone, Viecm, Genco 1, 
Genco 2 
Như vậy, trong thời gian qua, mặc dù 
TTCK Việt Nam đã có sự cố gắng rất nhiều 
trong việc cải thiện các chỉ số với mục đích 
nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị 
trường mới nổi; tuy nhiên thực tế cho thấy, 
TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề 
cần phải lưu tâm, có thể kể đến đó là mức 
độ hội nhập về cổ phiếu của Việt Nam còn 
thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong 
khu vực; lượng vốn luân chuyển vẫn còn 
thấp, trong khi đó thị trường ngoại hối vẫn 
chưa cho thấy mức độ sôi động cần thiết 
khi so sánh với các quốc gia đã đạt được 
mức thị trường mới nổi. Ngoài ra, mức độ 
tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài đối với 
thị trường còn hạn chế, đặc biệt vấn đề tiếp 
cận thông tin về công ty niêm yết về ngôn 
ngữ tiếng Anh. Bên cạnh đó, TTCK Việt 
Nam còn nhiều hạn chế đối với thị trường 
phái sinh, khi sản phẩm còn chưa phong 
phú, đa dạng, chưa thực sự trở thành một 
kênh phòng chống rủi ro cho các nhà đầu 
tư; quy mô của thị trường và tính thanh 
khoản, đặc biệt là sự tham gia của nhà đầu 
tư nước ngoài so với tổng chung toàn thị 
trường vẫn còn nhiều hạn chế ■
Tài liệu tham khảo
1. Burnham, Gakidis, Wurgler- Investing in the Presence of Massive Flows: The case of MSCI Country 
Reclassifications- NBER Working Papers 2017
2. Databank.worldbank.org/source/world-development-indicators#
3. Dulieu.mbs.com.vn/vi/TransactionsForeign
4. FTSE Russell (2018)- FTSE Country Classification Process- March 2018
5. FTSE Russel (2019), FTSE Equity Country Classification Process 
6. MSCI (2010) - MSCI Global Investable Market Indices Methodology – May 2010
7. MSCI (2015-2019) Global Market Accessibility Review
8. FTSE Russel (2017-2019), FTSE Equity Country Classification, Annual Report
9. MSCI (2019) Market Classification Framework 
10. Nguyễn Quang Long (2015), Xếp hạng thị trường chứng khoán và giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán 
Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ủy Ban, Ủy Ban chứng khoán Nhà nước.
11. Pham Tien Manh (2019), Venture Capital Worldwide and Policy Implication for Vietnam, International Journal of 
Advanced Engineering and Management Research, 4(02), pp. 39-45.
12. S&P Dow Jones Indicates (2017), S&P Dow Jones Indicates’ 2017 Country Classification Consultant Results
13. S&P Dow Jones Indicates (2018), S&P Dow Jones Indicates’ 2018 Country Classification Consultant Results
14. S&P Dow Jones Indicates (2019), Country Classification Methodology
15. S&P Dow Jones Indicates (2019), S&P Dow Jones Indicates’ 2019 Country Classification Consultant Results
16. S&P Dow Jones Indicates (2019), S&P Emerging Markets Core Index Methodology
17. S&P Dow Jones Indicates (2020), S&P Frontier Indicates Methodology
18. Saidi, Prasad, Naik- From frontier to emerging: Does market reclassification matter- SSRN Electric Journal 2010
19. Standard &Poor’s- Country Classification Methodology- August 2019
20. Trần Thị Xuân Anh và cộng sự (2019), Đánh giá định lượng mức độ hội nhập của thị trường tài chính Việt Nam và 
hàm ý chính sách giai đoạn 2017-2020, Đề tài cấp ngành ĐTNN 012/18, NHNN

File đính kèm:

  • pdfphan_hang_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_nhung_van_de_dat_r.pdf