Những ngã tư và những cột đèn của trần dần và vụ án của franz kafka: Từ góc nhìn hiện sinh

Xuất bản năm 2011, tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần gây ấn tượng đáng

kinh ngạc bởi thi pháp trần thuật hiện đại. Tác phẩm gặp gỡ tiểu thuyết Vụ án (1914) của Franz

Kafka ở nhiều phương diện. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp cận hai tác phẩm từ góc độ cảm thức

hiện sinh, một cách để khẳng định giá trị nhân văn của tác phẩm và mối tương liên vượt biên giới

giữa những nghệ sĩ lớn

Những ngã tư và những cột đèn của trần dần và vụ án của franz kafka: Từ góc nhìn hiện sinh trang 1

Trang 1

Những ngã tư và những cột đèn của trần dần và vụ án của franz kafka: Từ góc nhìn hiện sinh trang 2

Trang 2

Những ngã tư và những cột đèn của trần dần và vụ án của franz kafka: Từ góc nhìn hiện sinh trang 3

Trang 3

Những ngã tư và những cột đèn của trần dần và vụ án của franz kafka: Từ góc nhìn hiện sinh trang 4

Trang 4

Những ngã tư và những cột đèn của trần dần và vụ án của franz kafka: Từ góc nhìn hiện sinh trang 5

Trang 5

Những ngã tư và những cột đèn của trần dần và vụ án của franz kafka: Từ góc nhìn hiện sinh trang 6

Trang 6

Những ngã tư và những cột đèn của trần dần và vụ án của franz kafka: Từ góc nhìn hiện sinh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 8100
Bạn đang xem tài liệu "Những ngã tư và những cột đèn của trần dần và vụ án của franz kafka: Từ góc nhìn hiện sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những ngã tư và những cột đèn của trần dần và vụ án của franz kafka: Từ góc nhìn hiện sinh

Những ngã tư và những cột đèn của trần dần và vụ án của franz kafka: Từ góc nhìn hiện sinh
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
26 
NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN CỦA TRẦN DẦN 
VÀ VỤ ÁN CỦA FRANZ KAFKA: TỪ GÓC NHÌN HIỆN SINH 
Lê Thị Gấm 
Trường Đại học Văn Lang 
lehoanghainhu@gmai.com 
Nhận bài ngày: 6/6/2019; Ngày duyệt đăng: 27/08/2019 
Tóm tắt 
Xuất bản năm 2011, tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần gây ấn tượng đáng 
kinh ngạc bởi thi pháp trần thuật hiện đại. Tác phẩm gặp gỡ tiểu thuyết Vụ án (1914) của Franz 
Kafka ở nhiều phương diện. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp cận hai tác phẩm từ góc độ cảm thức 
hiện sinh, một cách để khẳng định giá trị nhân văn của tác phẩm và mối tương liên vượt biên giới 
giữa những nghệ sĩ lớn. 
Từ khóa: Trần Dần, Những ngã tư và những cột đèn, Vụ án, Franz Kafka, chủ nghĩa hiện sinh. 
Tran Dan’s Crossroads and Lampposts and Franz Kafka’s The Trial: 
 in the light of existentialism 
Abstract 
Published in 2011, Tran Dan’s Crossroads and Lampposts is a special novel with modern 
narrative style. It connects Franz Kafka’s The Trial (1914) on many aspects. In this article, two 
works from an existential perspective to emphasize their humanistic values and the connection 
between Tran Dan and Franz Kafka are approached. 
Keywords: Tran Dan, Crossroads and Lampposts, The Trial, Franz Kafka, existentialism. 
1. Đặt vấn đề 
Những ngã tư và những cột đèn (1966) của 
Trần Dần là thiên tiểu thuyết có số phận đặc 
biệt: trải qua hành trình gần nửa thế kỷ (44 năm) 
mới đến tay bạn đọc (1966-2010). Tác phẩm 
mang tới một ấn tượng đáng kinh ngạc bởi tính 
hiện đại vượt khỏi khung khổ đương thời của 
văn học Việt Nam, bắt nhịp thi pháp cùng tư 
tưởng nhân sinh sâu sắc của văn học hiện đại thế 
giới. Nếu đặt Những ngã tư và những cột đèn 
của Trần Dần bên cạnh Vụ án của Franz Kafka 
chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi những 
điểm tương đồng của hai tác phẩm, nhìn từ góc 
độ cảm thức hiện sinh. Cảm thức này chi phối 
kiến tạo không gian, cấu trúc nghệ thuật cũng 
như những trăn trở, ám ảnh hiện sinh trong cả 
hai tác phẩm. 
2. Không gian tâm tưởng và cấu trúc 
truyện giả trinh thám 
2.1. Không gian tâm tưởng như là không 
gian hiện sinh 
Hiện sinh thường được biết đến là một trào 
lưu triết – mỹ học phương Tây, nửa sau thế kỷ 
XX, với tinh thần khẳng định nhân vị. Theo đó, 
con người ý thức bản thể của mình và ý thức 
mình là một chủ thể; dấn thân tìm kiếm, khẳng 
định sự tự do, tạo lập ý nghĩa tồn tại người trong 
“cõi nhân gian bé tí”. Mặc dù triết – mỹ học hiện 
sinh chỉ thực sự khởi xướng và nở rộ ở phương 
Tây những năm thập niên 1950-1960, rồi nhanh 
chóng lan sang các nước phương Đông, song có 
thể nói tinh thần hiện sinh với ý nghĩa là những 
trăn trở, ưu tư về bản thân, về thân phận người 
thì trước đó từ lâu đã được xem như hạt nhân 
của giá trị nhân văn mà nghệ thuật chân chính 
hướng tới. Trước những va chạm, biến đổi 
không ngờ của đời sống xã hội hiện đại, một bộ 
phận văn học đi vào khám phá con người không 
phải là hiện thân của khối tập thể gắn kết, mang 
trên vai lý tưởng xã hội và trách nhiệm cộng 
đồng, mà là những cá thể với chiều sâu tâm hồn 
thăm thẳm, nặng ưu tư phận người. Những tác 
phẩm nghệ thuật theo chiều hướng hiện sinh 
thường khám phá con người trong quan hệ xung 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
27 
đột với môi trường sống. Trong trường hợp này, 
môi trường – không gian hiện sinh thực tại giữ 
vai trò cản trở cá thể. Hệ quả là nhân vật hướng 
nội, tạo dựng không gian tâm tưởng như một 
cách tự vệ. Ở đó, nhân vật lục lọi bản sắc, lý giải 
tồn tại thế giới, lý giải thân phận, bản sắc cá 
nhân, những vênh lệch, sự xung đột giữa bản 
thân với môi trường xã hội. Không gian tâm 
tưởng trở thành không gian hiện sinh, nơi nhân 
vật tự do tạo lập thế giới của riêng mình, thăm dò 
và thực thi quyền lựa chọn ứng xử với bản thân 
và với thế giới. Nói cách khác, con người hiện 
sinh không sống cho và chỉ ở không gian bên 
ngoài. Bao giờ trong anh ta cũng có một không 
gian tâm tưởng như là thành trì hóa giải, đồng 
thời nuôi dưỡng tinh thần hiện sinh. Hoàn cảnh 
sống càng xung đột, ngăn trở bản sắc cá thể, 
không gian tâm tưởng càng tạo lập vững chắc. 
Độc giả Việt Nam được biết đến tiểu thuyết 
Vụ án của Franz Kafka – nhà văn Do Thái vĩ đại 
– từ những năm cuối thập niên 80 thế kỷ trước 
qua bản dịch từ tiếng Anh của Phùng Văn Tửu 
(1989) và mới đây là bản dịch từ tiếng Đức của 
Lê Chu Cầu (2015). Buổi sáng ngày sinh nhật 
thứ 30, nhân vật Josef K. – một cán bộ ngân 
hàng mẫn cán – bị tòa án bắt ngay tại giường 
ngủ của mình vì một tội danh nào đó mà anh 
không rõ. Mười chương sách là hành trình nhân 
vật chính tìm mọi cách thăm dò tội danh của 
mình và biện minh với tòa án – cơ quan quyền 
lực. Trên hành trình ấy, nhiều người lạ và quen 
xuất hiện, hứa hẹn giúp đỡ nhưng thực chất là 
thăm dò, cô lập, mỉa mai, đẩy bi kịch của anh 
lên kịch điểm. Vốn là người thông minh, có học 
thức, K. quyết định không nhờ cậy người khác 
giúp đỡ và thụ động đợi lệnh tòa án, thay vào đó 
tự dấn thân vào hành trình tìm kiếm chứng cứ, 
thảo đơn nguyện. Kết quả mọi nỗ lực của anh 
đều vô ích. Bộ máy quyền lực tuy đã tha hóa, 
nhưng gọng kìm của nó mỗi ngày một siết chặt 
sinh quyển. Cuối cùng, K. chấp nhận bị xử tử 
như là chức năng cuối cùng cần thiết để kết thúc 
chuỗi vận hành của thiết chế quyền lực ấy đối 
với sự sinh tồn của một kiếp người. Cuốn tiểu 
thuyết gây nhiều tranh cãi bởi các tầng nghĩa 
đan cài, xếp chồng. Bất luận đứng ở góc độ nào 
để nhìn nhận (hiện đại chủ nghĩa, hiện sinh chủ 
nghĩa hay hậu hiện đại,), chúng ta cũng thấy 
rằng vấn đề sinh tồn của con người hiện đại 
trong sinh quyển đặc thù của nó là vấn đề cơ 
bản, then chốt của cuốn tiểu thuyết (cũng như 
nhiều tác phẩm khác của Kafka). 
Vụ án của Kafka và Những ngã tư và những 
cột đèn của Trần Dần có nhiều điểm tương đồng 
thú vị. Cả hai cuốn tiểu thuyết đều lấy bối cảnh 
là không gian đô thị hiện đại  ... bên là câu chuyện về cái 
phi lý có tính bản chất vĩnh cửu của tội trạng 
(kiểu Eva và Adam) và bộ máy quyền lực (mang 
tính biểu trưng); một bên là cái phi lý của thành 
kiến mang tính nhất thời của bối cảnh, nhưng cả 
hai tác phẩm đều bộc lộ rõ nét cảm thức hiện 
sinh, theo nghĩa hiện sinh là tâm thế sống cho 
hiện tại, là sự trăn trở về đời sống, thân phận 
người. Cả Vụ án và Những ngã tư và những cột 
đèn đều đặt ra vấn đề tồn tại người trong xã hội 
chuyên chế (có sự chuyển giao quyền lực). Khu 
văn phòng tòa án trên các tầng áp mái, văn 
phòng luật sư, giáo đường (thuộc về tòa án) là 
những không gian tập thể. Chúng có xu hướng 
bóp nghẹt, xóa nhòa cá thể đơn lẻ. Ở đấy, K. 
cảm thấy ngột ngạt, chao đảo mặt mày như có 
ngàn con sóng xô tới. Ngược lại, anh cảm thấy 
tâm hồn thênh thang mỗi khi được bước trên 
đường lớn, hít thở bầu không khí thoáng mát và 
cũng chỉ mong mỏi được dồn tâm sức hoàn 
thành tốt công việc quản lý ở ngân hàng. Một 
con người làm việc tích cực, yêu đương chân 
thành (với Elsa) làm sao lại có tội? K. vô tội. 
Anh khẳng định điều ấy là hiển nhiên và cật vấn 
linh mục: “Đó là một sự nhầm lẫn. Vả lại, làm 
sao một con người lại có tội được chứ? Ở đây 
chúng ta đều là con người cả, ai cũng như ai?” 
(Kafka, 1925: 246). Giờ phút cuối cùng của 
cuộc đời, anh mới hiểu: tội của anh là “cứ luôn 
muốn xông vào đời với hai mươi bàn tay, hơn 
nữa không phải vì một mục đích đáng khen 
ngợi”, tức là khác với cung cách của những 
người xung quanh (Kafka, 1925: 263). Dù thế, 
K. vẫn không thỏa hiệp: “Chẳng lẽ sau khi mình 
giã từ thế gian người ta lại có quyền nói rằng 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
30 
khi vụ án bắt đầu mình muốn kết thúc nó, còn 
bây giờ nó kết thúc, mình muốn nó bắt đầu trở 
lại? Mình không muốn người ta nói thế” (Kafka, 
1925: 264). 
Còn Dưỡng, trong kiếp nạn tù tội, anh sinh 
ra nỗi ám ảnh về thời gian, day dứt về con người, 
về số kiếp bản thân. Anh băn khoăn có lẽ nào 
con người sống với thú vui của mình là có tội: 
“ừ thì Thằng, ừ thì Tôi, ừ thì Mày, phải đâu vì 
mê mải thú vui quả đất mà thằng nào cũng là 
Mày, thằng nhọ tàu bò, thằng dằn di, dâm ô đồi 
trụy lạc, chỉ đớp hít, giở trò cao bồi ngụy quân 
mất dạy gì gì nữa cũng là Mày, Mày còn là 
thằng-vài-nghìn-thằng chứ gì, Tôi biết cả rồi, ừ 
thì cứ cho là thằng-vài-nghìn-thằng, bây giờ 
còn thiếu một thằng-phát-súng nữa, nhưng đừng 
tàn đời, Mày là thằng người dẫu có là thằng-
vài-nghìn-thằng thì Mày vẫn là thằng người” 
(Trần Dần, 2011: 69); nhưng rồi lại cảm thấy bế 
tắc, tù đọng: “Chiều nay là một buổi chiều cuối 
hạ, vậy mà tôi cảm giác lúc này, là ngày không 
mùa, là lúc không giờ, là giờ ngoài đồng hồ, là 
ngày ngoài quyển lịch” (Trần Dần, 2011: 104). 
Anh thấy mình như viên gạo vỡ bị kẹt lại trong 
rá: “Như mẻ gạo đổ vào nồi, đổ khéo vẫn sót lại, 
trong rá, vài hạt. Thường là hạt vỡ bị kẹt lại. 
Liệu tôi có bị tai nạn éo le, như hạt gạo vỡ, tôi 
chờ kết luận”; không ngừng băn khoăn, tiếc nuối 
cuộc sống: “Nhưng nếu không có tôi, đời vẫn 
không sao, các nồi cơm vẫn chín và thơm phức, 
nội ngoại thành vẫn làm lụng, đi lại và ăn uống 
vui vẻ. Nếu không có tôi, thì buồn lắm, tôi sẽ kẹt 
lại trong trại giam nào, buồn như hạt gạo vỡ” 
(Trần Dần, 2011: 107). 
Những ngày tự trừng phạt ấy là quãng thời 
gian khủng khiếp với Dưỡng. Anh phải tự soi 
vào sâu thẳm cái tôi lấy ra những sở thích trước 
đây để đay nghiến, xỉ vả. Hành động ghi lại nhật 
ký cho thấy Dưỡng đau khổ, cô đơn tột cùng. 
Anh muốn ghi lại những ngày tự trừng phạt ấy, 
nghĩa là muốn bộc lộ thái độ tích cực với hiện 
tại, vĩnh cửu hóa nó: “Đúng là tôi viết nhật kí, 
để đưa hiện tại của tôi ra khỏi thời gian, để ngày 
hôm nay được tồn tại, vĩnh viễn” (Trần Dần, 
2011: 111). Vì sao Dưỡng muốn lưu lại vĩnh cửu 
cái hiện tại ê chề, “bú dù” ấy? Phải chăng vì tận 
cùng đau đớn cũng là khoái cảm. Một lúc nào 
đấy như anh nói, anh đều có thể lật xem nhật ký 
để nó lại là hiện tại, để sống mãi với cảm giác 
những ngày nhiều đớn đau, sầu muộn. Nhưng 
rồi anh xé đi 2 tuần sau buổi chiều phát súng. 
Tập bản thảo bị thương. Nỗi đau quá lớn. Anh 
muốn xóa đi mãi mãi những ngày nhọ, bởi: “Sự 
vĩnh cửu giống như vũng nước tù, càng vĩnh cửu 
càng hôi thối, càng lắm kí sinh trùng” (Trần 
Dần, 2011: 111); “Đã 3 mùa trôi qua, mà hiện 
tại của tôi ngày một tệ hại Người tôi rã rời 
Đêm ngủ đầy ác mộng. Tôi xé nhật kí, viết rồi 
xé, chưa viết xong, cũng xé, mà hiện tại vẫn hủi” 
(Trần Dần, 2011: 111, 112). Dẫu thế thì cuộc 
đời vẫn cần níu giữ: “Tôi sẽ cứ là người đứng 
cuối cùng hạng ngôi thứ xã hội không vì con gà 
hơn nhau tiếng gáy, không vì hơn nhau một chút 
đau thương, Tôi biết Mày vẫn rất muốn còn 
trong đời, tất nhiên Tôi cũng muốn còn lại trong 
đời, không dưng Tôi tự xóa Tôi làm gì, vì đời dù 
sao vẫn đẹp” (Trần Dần, 2011: 70). 
3.2. Con người hiện sinh và bi kịch lựa chọn 
Hệ quả của những trăn trở hiện sinh là bi kịch 
lựa chọn. Nếu Vụ án là câu chuyện phi lý bởi 
tính chất mù mịt, mơ hồ, có cuối không có đầu, 
thì Những ngã tư và những cột đèn được trần 
thuật rõ ràng: có đầu, có cuối. Với Vụ án người 
đọc không biết quá khứ của K. như thế nào, giao 
du với những ai, chỉ biết hiện tại anh là nhân 
viên giỏi ở một ngân hàng. K. không biết mình 
phạm tội gì. Còn Dưỡng, người đọc biết rõ về 
quá khứ và tính cách của anh. Nỗi hàm oan của 
anh có tên gọi, diễn biến cụ thể. Dưỡng đi tìm 
kẻ phạm tội thực sự để gỡ mối oan. Tuy biết 
mình không phải là kẻ bắn bộ đội, nhưng thái độ 
kỳ thị, mỉa mai của bà con khu phố cũng đã là 
một sự trừng phạt. Không chấp nhận cái phi lý: 
có phạt mà không có tội, Dưỡng lục lọi trong sọ, 
tìm ra một tội danh: tội là thằng tàu bò (từng đi 
lính ngụy) và tự trừng phạt bản thân bằng những 
day dứt, dằn vặt, xỉ vả nhân cách. K. thì khác. 
K. đi tìm kẻ kết tội mình và tìm tội danh bị quy 
kết, nhưng bất thành. K. từ chối những lựa chọn 
nhằm trì hoãn, kéo dài vụ án (do luật sư Huld và 
họa sĩ Titorelli gợi ý). Anh nôn nóng giải quyết 
sòng phẳng, triệt để mọi vấn đề nên chọn cách 
đấu tranh không nhân nhượng. K. bị xử tử không 
phải vì phạm tội mà vì trước sau không thừa 
nhận (và cũng không biết) tội danh, cũng đồng 
nghĩa không thừa nhận, không thỏa hiệp với 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
31 
quyền lực thiết chế. Sự phi lý được đẩy lên kịch 
cùng. Còn gì phi lý hơn là việc một tội nhân 
chưa kịp nhận thức tội danh đã bị xử tử chỉ vì 
nôn nóng muốn làm sáng tỏ vụ việc! K. chọn cái 
chết “Như một con chó!”. Có một số ý kiến cho 
rằng K. là biểu tượng bảo thủ. Theo tôi, việc anh 
lựa chọn để tòa án xử tử mình một cách thầm 
lặng trong đêm tối cũng là cách biểu thị sự 
kháng cự của nhân vật với quyền lực toàn trị. 
Bởi anh biết “nỗi nhục sẽ sống lâu hơn anh”, để 
đời thêm nhức nhối. 
Khác với K., Dưỡng tìm được lối ra. Vụ án 
được giải quyết, xét trong mối liên hệ với 
Dưỡng. Anh hòa vào cộng đồng trong công cuộc 
xây dựng xã hội mới và chống Mỹ. Nhưng 
Dưỡng của mười 11 năm sau đã trở thành một 
người khác, cũng có nghĩa anh đã đánh đổi bản 
sắc cá nhân lấy một đời sống thông thường: “Tôi 
định nhân dịp này, kể với anh câu định nghĩa 
bất hủ về thời gian, của người Hi Lạp, nhưng lại 
thôi. Bởi vì trước mặt tôi lúc ấy, là một anh 
Dưỡng đã từ giã thú vui uống cà phê buổi sáng, 
và xa lạ với những day dứt của nhật kí” (Trần 
Dần, 2011: 75). 
K. và Dưỡng đều là ở độ tuổi xuân trẻ, có học 
thức, cùng gặp một tình huống éo le: bị kết tội 
không do bản thân gây ra, nỗ lực dùng tri thức 
để biện hộ, truy tìm vấn đề. Trong quá trình đó, 
họ cô đơn, bị mắc kẹt ở thực tại. K. tìm cách 
chống cự đến cùng mà vẫn không tìm được lối 
ra. Kết quả là anh bị xóa tên khỏi bản đồ sống 
của nhân loại. Dưỡng chống cự (ngầm) và tìm 
được lối thoát, nhưng lại mất mát nhiều thứ 
khác. Bước ra khỏi tấn bi kịch, Dưỡng chấp 
nhận hòa nhập cộng đồng, tham gia guồng quay 
thời đại, trở thành một biểu tượng trong một 
rừng biểu tượng, không còn day dứt về biểu đồ 
thời gian, thậm chí xa lạ với nhật ký của chính 
mình. Nhân vật xưng tôi – nhà văn biên lại câu 
chuyện đời Dưỡng – cũng là một người trí thức 
có cùng mối đồng cảm với Dưỡng về dòng thời 
gian, về lẽ tồn tại của đời người, về những ngã 
tư, những lựa chọn, Dưỡng đã chọn một ngã: 
ngã rẽ vào đại lộ. Còn tôi? Nhân vật nhà văn 
nhận ra đường của mình không có ngã tư, chỉ là 
ngõ cụt với một hướng về đại lộ. Phố vắng lặng. 
Buồn trống rỗng dâng ngập hồn. Hóa ra đời 
nhiều ngã tư và đời không ngã tư đều bi kịch 
như nhau. 
4. Kết luận 
Dịch giả Phùng Văn Tửu trong lời giới thiệu 
Vụ án năm 1989 thừa nhận ở những lần đọc đầu 
tiên ông không đọc với tâm thế K. là cái bóng 
của Kafka như nhiều người nhận định, nhưng 
rồi ông cũng nhìn thấy bóng dáng của nhà văn. 
Phải chăng đấy là tòa án lương tâm của chính 
Kafka trong những biến cố cuộc đời vì mong 
muốn rời bỏ ràng buộc hôn nhân, tôn giáo, đảng 
phái, thậm chí cả nguồn gốc xuất thân để được 
tự do sống và làm việc mình yêu thích: viết văn? 
Người đọc Việt Nam cũng có thể nhìn thấy bóng 
dáng cuộc đời Trần Dần qua những trang nhật 
ký của Dưỡng và nỗi buồn sinh kiếp của nhân 
vật tôi – nhà văn – về thời gian hiện tại, về 
những ngã tư, về đại lộ. Thực ra, ngã tư từ trước 
đó rất lâu đã là biểu tượng trong hầu hết tác 
phẩm của Trần Dần. Vấn đề không phải là con 
đường nào đúng đắn, con đường nào sai lầm, mà 
là sự lựa chọn. Đời ông nhiều ngã tư. Nhưng 
cũng như Dưỡng, ông “đâu có biết, ngã tư nào 
lưu manh, ngã tư nào đọa lạc, ngã tư nào gian 
dối” (Trần Dần, 2011: 304), để rồi đôi lần 
“lường một đằng, thực tế giằng một nẻo” (Trần 
Dần, 2011: 288). Dẫu vậy, đời người vẫn cần có 
những lựa chọn và quyền được lựa chọn. Nhà 
thơ Lê Đạt khi viết: “Các đấng cứu thế có một 
thiếu sót đáng trách là dẫn dắt đám đông đến 
thiên đường mà quên không hỏi ý kiến của họ”, 
hẳn đã thấu cảm trăn trở của bạn văn, Trần Dần. 
Cả hai tác phẩm đều thể hiện tinh thần bất tín 
đại tự sự (chân lý xã hội, niềm tin tôn giáo), cho 
thấy dấu hiệu vượt ngưỡng khung khổ tư duy 
thời đại. Mặc dù yếu tố tôn giáo không phải là 
điểm nổi bật trong tiểu thuyết của Trần Dần, 
nhưng người đọc có thể nhận thấy giọng điệu 
giễu cợt trong ngôn ngữ nhật ký của Dưỡng. 
Anh thường xuyên cảm thán “A di đà bụt!” và 
đùa cợt câu chuyện của mình bằng những lý lẽ 
“i như trong thánh kinh”. Trong Vụ án, nhà văn 
dành hẳn một chương để thuật cuộc đối thoại bất 
đắc dĩ của K. với linh mục Nhà Thờ Lớn. Đấy 
không còn là cuộc trò chuyện tôn giáo, mà là 
một phiên tòa thăm dò thái độ, tra xét và kết án. 
Mọi cách diễn giải câu chuyện dụ ngôn về nhân 
viên gác cổng Pháp Luật và lão nông dân (trong 
Thánh kinh) mà vị linh mục kể đều không thể 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
32 
thuyết phục K. thừa nhận bản chất cố hữu, toàn 
trị của thiết chế quyền lực. Anh phủ nhận ý kiến 
cho rằng nhân viên gác cổng Pháp Luật đã làm 
đúng. Linh mục nói: “không nhất thiết phải tin 
mọi điều hắn nói là xác thực, chỉ cần chấp nhận 
chúng là tất yếu”. K. mỉa mai: “Một kết luận 
đáng buồn. Nó biến sự dối trá thành phương 
châm xử thế của thế gian” (Trần Dần, 2011: 
257). Đây có thể coi là tinh thần bất tín đại tự sự 
– một trong nhiều dấu hiệu hậu hiện đại của hai 
tiểu thuyết này. Bất tín tôn giáo xuất phát từ 
niềm tin lấy con người làm trung tâm, nền tảng 
nhân văn. Vụ án của K., vụ án của Dưỡng không 
phải là vấn đề ban phạt của đấng toàn năng, mà 
là vấn đề ứng xử giữa những con người với 
nhau, giữa con người với thời đại của anh ta. 
Viết Vụ án, Kafka hẳn mang nỗi ám ảnh nguồn 
gốc Do Thái và đạo Do Thái – những thứ sinh 
thời ông nhiều lần phủ nhận ảnh hưởng. Sự ghẻ 
lạnh của cộng đồng, tội vô tội (guiltless guitl) 
mà K. mang phải chăng là tội tổ tông: tội được 
Chúa lựa chọn hứng chịu đau khổ bất công thay 
nhân loại, như đức tin của người Do Thái? Vẫn 
biết chúng ta có thể đọc Kafka theo nhiều cách, 
nhưng cách nào rồi cũng thấy thấp thoáng bóng 
dáng của chính ông. 
Còn Trần Dần, với Những ngã tư và những 
cột đèn, bằng hình thức “nhật ký hóa tiểu 
thuyết”, ông đã nói “tiếng nói của cái tôi bị chấn 
thương” (Nguyễn Thành Thi, 2011), tiếng nói 
của người nghệ sĩ ham muốn sáng tạo tột bậc 
phải đi qua ngã tư đời lằng nhằng, chọn một ngã 
rẽ “kháng cự với mênh mông”, để rồi cô đơn 
đến xót xa: “cô trời xanh cô đơn trời tía/ Cô đơn 
nắng đào cô đơn mưa tái nhợt đầu ô”, và rồi âm 
thầm “trữ đủ đau thương/Cho mãn hạn làm 
người” (Cổng tỉnh, 1960). 
Sáng tác từ những năm 1965-1966, tiểu 
thuyết Những ngã tư và những cột đèn của Trần 
Dần gặp gỡ tiểu thuyết Vụ án của Franz Kafka 
trên nhiều phương diện nghệ thuật, bộc lộ cảm 
thức hiện sinh sâu sắc. Việc so sánh hai cuốn 
tiểu thuyết cho ta hiểu thêm về Trần Dần – một 
tài năng lớn, một “văn cách” (chữ dùng của nhà 
văn Phạm Thị Hoài) đáng trọng của nền văn học 
hiện đại Việt Nam, nhưng phải chịu nhiều thăng 
trầm. Những điểm tương đồng giữa Vụ án và 
Những ngã tư và những cột đèn đã minh chứng: 
dù ở đâu, thời đại nào, người nghệ sĩ chân chính 
vẫn luôn là người trăn trở không phải về hướng 
xoay vần của thời cuộc, mà về cuộc sinh tồn và 
những ngã rẽ của đời người. 
Tài liệu tham khảo 
Trần Dần (2011). Những ngã tư và những cột đèn. 
Tp. HCM, Nxb Hội Nhà văn. 
Trần Dần (2008). Thơ. Tp. HCM, Nxb Đà Nẵng. 
Kayka, F. (1925). Der Prozess. Lê Chu Cầu (dịch) 
(2015). Hà Nội, Nxb Văn học. 
Phạm Thị Phương (2011). Cuộc vượt biên hệ hình 
nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa của 
Trần Dần trong tiểu thuyết Những ngã tư và 
những cột đèn. Kỷ yếu hội thảo quốc tế: 
Những lằn ranh văn học, Đại học Sư phạm 
Tp. HCM, tr. 950-987. 
Nguyễn Thành Thi (2011). Tiếng nói của “Cái tôi bị 
chấn thương” và tính khả dụng của yếu tố 
nhật ký, trinh thám trong tiểu thuyết. Kỷ yếu 
hội thảo quốc tế: Những lằn ranh văn học, 
Đại học Sư phạm Tp. HCM, tr. 227-249. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_nga_tu_va_nhung_cot_den_cua_tran_dan_va_vu_an_cua_fran.pdf