Những khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục chính trị và công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp

Qua bài nghiên cứu tìm hiểu về khó khăn tâm lý của sinh viên năm

nhất hầu như các sinh viên mới lên còn bỡ ngỡ với môi trường đại học nên gặp rất

nhiều khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức cũng như hình thức học tập ở môi

trường này. Bài báo cáo cũng đã nêu lên một số cái khó khăn mà sinh viên năm nhất

gặp phải, và đưa ra một số biện pháp giúp đỡ các bạn sinh viên năm nhất có được tâm

lý tốt hơn khi bước vào nền giáo dục mới

Những khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục chính trị và công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp trang 1

Trang 1

Những khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục chính trị và công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp trang 2

Trang 2

Những khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục chính trị và công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp trang 3

Trang 3

Những khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục chính trị và công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp trang 4

Trang 4

Những khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục chính trị và công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp trang 5

Trang 5

Những khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục chính trị và công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 12160
Bạn đang xem tài liệu "Những khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục chính trị và công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục chính trị và công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp

Những khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất khoa giáo dục chính trị và công tác xã hội, trường đại học Đồng Tháp
404 
NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT 
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI, 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP 
SV. Võ Thị Thu Biên 
SV. Nguyễn Thanh Phong 
SV. Đinh Thị Ngọc Ngân 
SV. Lê Hoài Nam 
ThS. Kiều Văn Tu 
Tóm tắt. Qua bài nghiên cứu tìm hiểu về khó khăn tâm lý của sinh viên năm 
nhất hầu như các sinh viên mới lên còn bỡ ngỡ với môi trường đại học nên gặp rất 
nhiều khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức cũng như hình thức học tập ở môi 
trường này. Bài báo cáo cũng đã nêu lên một số cái khó khăn mà sinh viên năm nhất 
gặp phải, và đưa ra một số biện pháp giúp đỡ các bạn sinh viên năm nhất có được tâm 
lý tốt hơn khi bước vào nền giáo dục mới. 
Từ khóa: Khó khăn, khó khăn tâm lý, sinh viên năm thứ nhất. 
1. Mở đầu 
Sinh viên năm thứ nhất ở Khoa GDCT&CTXH, đa số họ là những người vừa 
rời khỏi ghế trường phổ thông, nên rất bỡ ngỡ, lạ lẫm với môi trường học tập mới với 
nội dung, cách thức và phương pháp dạy học ở đại học. Các bạn điều mới đổ được đại 
học, tâm lý hài lòng thỏa mãn trên chiến thắng vẫn chưa dứt khỏi được, đặc biệt áp lực 
lớp 12 quá lớn khiến nhiều bạn phải hi sinh cho niềm vui sở thích để quyết tâm đạt 
được mục tiêu, để bù đắp lại quãng đường đó nhiều tân sinh viên tự cho phép năm nhất 
của mình là thời gian xã stress nhưng rồi lại rơi vào tâm trạng chán nản, bế tắc. Mặt 
khác, sinh viên được tập trung từ nhiều môi trường, hoàn cảnh sống khác nhau dẫn đến 
việc sinh viên đã gặp không ít khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập. Vì vậy, vấn đề 
đặt ra là tìm các biện pháp tác động phù hợp, tháo gỡ khó khăn tâm lý trong hoạt động 
học tập, đẩy nhanh quá trình thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm thứ 
nhất là việc làm cần thiết. 
Phương pháp nghiên cứu: Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu 
định lượng và tổng hợp các tài liệu thứ cấp. Bảng khảo sát được thiết kế với những câu 
hỏi đóng với 3 mức độ : có khó khăn, không có khó khăn và rất khó khăn. Số lượng 
khảo sát là 58 sinh viên năm nhất (khóa 2014) Khoa GDCT và CTXH. Cách xử lý số 
liệu chủ yếu là dùng thống kê mô tả thông qua bảng số liệu. 
Các yếu tố về mẫu khảo sát được thể hiện trong bảng 1. 
Bảng 1: Thông tin về mẫu khảo sát 
Ngành 
GDCT 
Ngành 
CTXH 
Nam Nữ 
Sinh năm 
1996 
Sinh năm 
trước 1996 
Tổng số sinh 
viên được 
khảo sát 
Số lượng 27 21 21 37 43 15 58 
405 
2. Nội dung chính 
2.1. Khái quát khó khăn về tâm lý 
Theo từ điển tiếng Việt căn bản thì: khó khăn có nghĩa là sự trở ngại hoặc sự 
thiếu thốn [36, tr.357]. 
Theo từ điển láy Việt thì khó khăn nghĩa là có nhiều trở ngại làm mất nhiều 
công sức. [11; 201] 
Trong từ điển Anh - Việt thì từ "Hardship" hoặc từ "difficulty" đều được dùng 
chỉ sự khó khăn, sự gây go, sự khắc nhiệt đòi hỏi nhiều nỗ lực để khắc phục. [37, tr.485] 
Như vậy, qua các từ điển nói trên khi bàn về khó khăn, cho phép chúng ta hiểu 
khó khăn là những sự gay go, sự khắc nhiệt, sự thiếu thốn... gây ra những trở ngại đòi 
hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua. 
KKTL là toàn bộ những nét tâm lý của cá nhân, nẩy sinh ở chủ thể trong quá 
trình hoạt động không phù hợp (gây cản trở) với những yêu cầu đặc trưng của một 
hoạt động nhất định, làm ảnh hưởng xấu tới tiến trình và kết quả của hoạt động đó. 
2.2. Những khó khăn về tâm lý của sinh viên năm nhất 
2.2.1. Những KKTL trong kỹ năng chuẩn bị bài trước khi lên lớp 
Qua khảo sát 58 sinh viên thì có 54 sinh viên trả lời câu hỏi về những khó khăn 
khi chuẩn bị bài trước khi lên lớp. 
+ Có khó khăn: Thì số sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi làm việc độc lập với 
sách, tài liệu là 44 sinh viên. Số sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi chuẩn bị bài trước 
khi lên lớp là 24 sinh viên. Số sinh viên trả lời mức độ trung bình ở câu hỏi chuẩn bị 
và tiến hành xemina và kiểm tra, đánh giá là 30 sinh viên 
+ Không có khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi chuẩn bị bài trước 
khi lên lớp là 33 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi làm việc độc lập với 
sách, tài liệu là 14 sinh viên. Sinh viên trả lời mức độ trung bình ở câu hỏi ghi chép, 
tiếp thu bài giảng là 19 sinh viên. 
+ Rất khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi chuẩn bị và tiến hành 
xemina là 11 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi ghi chép, tiếp thu bài 
giảng và làm việc đọc với sách và tài liệu không có sinh viên nào trả lời câu hỏi này. 
Sinh viên trả lời mức độ trung bình ở câu hỏi kiểm tra, đánh giá là 6 sinh viên (chi tiết 
được thể hiện trong bảng 2). 
Bảng 2: KKTL trong kỹ năng chuẩn bị bài trước khi lên lớp 
 CÓ KK KHÔNG RẤT KK 
Ghi chép, tiếp thu bài giảng 39 19 0 
Ôn tập, hệ thống hoá tri thức. 37 15 4 
Chuẩn bị bài trước khi lên lớp. 24 33 1 
Tự sắp xếp thời gian học tập. 25 27 4 
Làm việc độc lập với sách, tài liệu. 44 14 0 
Chuẩn bị và tiến hành xemina. 30 17 11 
Kiểm tra, đánh giá. 30 22 6 
406 
2.2.2 KKTL trong kỹ năng ghi chép và tiếp thu bài giảng của sinh viên 
Bảng 3: KKTL trong kỹ năng ghi chép và tiếp thu bài giảng của sinh viên 
 CÓ KK KHÔNG RẤT KK 
+ Vừa nghe giảng, vừa tự ghi theo ý hiểu của 
mình. 
22 36 0 
+ Ghi những ý quan trọng 21 37 0 
+ Đánh dấu vào những phần thầy nhấn mạnh để 
lưu ý khi học 
19 38 0 
+ Viết tắt và sử dụng ký hiệu riêng. 15 40 2 
+ Tự hệ thống hoá các đề mục một cách rõ ràng. 43 14 1 
Dựa vào bảng 3 ta thấy: 
+ Có khó khăn: Số sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi tự hệ thống hóa các đề 
mục một cách rõ ràng là 43 sinh viên. Số sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi viết tắt 
và sử dụng ký hiệu riêng là 15 sinh viên. Số sinh viên trả lời mức độ trung bình ở câu 
hỏi ghi những ý quan trọng là 21 sinh viên 
+ Không có khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi viết tắt và sử dụng ký 
hiệu riêng là 40 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi tự hệ thống hóa các đề 
mục mốt cách rõ ràng là 14 sinh viên. Sinh viên trả lời mức độ trung bình ở câu hỏi 
vừa nghe giảng vừa tự ghi theo ý mình là 36 sinh viên. 
+ Rất khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi viết tắt và sử dụng ký hiệu 
riêng là 2 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi vừa nghe giảng vừa tự ghi 
theo ý của mình không có sinh viên nào trả lời câu hỏi này. Số sinh viện trả lời mức độ 
trung bình ở câu hỏi tự hệ thống hóa một cách rõ ràng là 1 sinh viên. 
2.2.3. KKTL trong việc tự học, sắp xếp thời gian học tập, làm việc với sách và 
tài liệu của sinh viên của sinh viên. 
Bảng 4: KKTL trong việc tự học và sắp xếp thời gian học tập của sinh viên. 
 CÓ KK KHÔNG RẤT KK 
+ Phân phối thời gian cân đối giữa học tập và các 
hoạt động khác. 
41 14 3 
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể và nỗ lực thực hiện kế 
hoạch đó 
31 22 5 
+ Tiết kiệm thời gian, hạn chế thời gian chết 38 19 1 
+ Có khó khăn: Số sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi Phân phối thời gian cân đối 
giữa học tập và các hoạt động khác là 41 sinh viên. Số sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi 
xây dựng kế hoạch cụ thể và nỗ lực thực hiện kế hoạch đó là 31 sinh viên. Số sinh viên trả 
lời mức độ trung bình ở câu hỏi tiết kiệm thời gian, hạn chế thời gian chết là 38 sinh viên. 
+ Không có khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi xây dựng kế hoạch 
cụ thể và nỗ lực thực hiện kế hoạch đó là 22 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu 
hỏi phân phối thời gian cân đối giữa học tập và các hoạt động khác là 14 sinh viên. 
407 
Sinh viên trả lời mức độ trung bình ở câu hỏi tiết kiệm thời gian, hạn chế thời gian 
chết là 19 sinh viên. 
+ Rất khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi xây dựng kế hoạch cụ thể và 
nỗ lực thực hiện kế hoạch đó là 5 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi tiết kiệm 
thời gian, hạn chế thời gian chết là 1 sinh viên. Số sinh viên trả lời mức độ trung bình ở 
câu hỏi phân phối thời gian cân đối giữa học tập và các hoạt động khác là 3 sinh viên. 
Bảng 5: KKTL khi làm việc với sách và tài liệu của sinh viên. 
 CÓ KK KHÔNG RẤT KK 
+ Đọc sơ qua một lượt rồi mới đọc kỹ toàn bộ. 25 29 4 
+ Đọc sách kết hợp với ghi chép những điều cần 
thiết. 
23 34 1 
+ Đọc và tóm tắt những thông tin quan trọng cần 
cho chuyên ngành. 
36 18 2 
+ Biết tổng hợp chọn lọc kiến thức từ nhiều sách 
khác nhau. 
41 12 4 
Có 41 sinh viên trả lời ở câu hỏi biết tổng hợp chọn lọc kiến thức từ nhiều sách 
khác nhau là có khó khăn 
Có 34 sinh viên trả lời đọc sách kết hợp với ghi chép những điều cần thiết là 
không có khó khăn. 
2.2.4. KKTL trong kỹ năng chuẩn bị và tiến hành xemina, kỹ năng tiến hành 
kiểm tra, đánh giá của sinh viên 
Bảng 6: KKTL trong kỹ năng chuẩn bị và tiến hành xemina của sinh viên 
 CÓ KK KHÔNG RẤT KK 
+ Chuẩn bị đề cương xemina với cấu trúc hợp lý. 45 6 7 
+ Biết sắp xếp cấu trúc và trình bày một vấn đề một 
cách khoa học theo quan điểm của mình. 
34 21 3 
+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, tác 
phong tự tin trước tập thể. 
39 15 4 
+ Hướng cuộc thảo luận đi theo đúng chủ đề chính. 35 23 0 
+ Biết phân tích, phê phán các quan điểm thiếu khoa 
học trước tập thể. 
32 23 2 
Với câu hỏi chuẩn bị đề cương xemina với cấu trúc hợp lý là 45 sinh viên trả lời 
là có khó khăn. 
Có 23 Sinh viên không có khó khăn ở nội dung hỏi biết phân tích, phê phán các 
quan điểm thiếu khoa học trước tập thể. 
Bảng 7: Những khó khăn về kỹ năng tiến hành kiểm tra, đánh giá của sinh viên 
 CÓ KK KHÔNG RẤT KK 
+ Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước giờ kiểm tra 27 29 2 
+ Bình tĩnh đọc và phân tích đề trước khi làm bài. 27 28 3 
+ Lập dàn ý, phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu 
hỏi. 
33 22 3 
+ Dành một lượng thời gian nhất định để xem lại 22 34 2 
408 
bài trước khi nộp. 
+ Tự đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân sau 
mỗi giờ kiểm tra. 
22 32 4 
+ Có khó khăn: Số sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi lập dàn ý, phân bổ thời 
gian hợp lý cho từng câu hỏi là 33 sinh viên. Số sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi tự 
đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi giờ kiểm tra là 22 sinh viên. Số sinh 
viên trả lời mức độ trung bình ở câu hỏi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước giờ kiểm tra 
là 27 sinh viên. 
+ Không có khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi dành một lượng thời 
gian nhất định để xem lại bài trước khi nộp là 34 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất 
ở câu hỏi lập dàn ý, phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi là 22 sinh viên. Sinh 
viên trả lời mức độ trung bình ở câu hỏi bình tĩnh đọc và phân tích đề trước khi làm 
bài là 28 sinh viên. 
+ Rất khó khăn: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi Tự đánh giá và rút kinh 
nghiệm cho bản thân sau mỗi giờ kiểm tra là 4 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu 
hỏi chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước giờ kiểm tra là 2 sinh viên. Số sinh viên trả lời mức độ 
trung bình ở câu hỏi lập dàn ý, phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu hỏi là 3 sinh viên. 
2.2.5. Nguyên nhân của những khó khăn 
Kết quả khảo sát cho thấy có 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan và 
nguyên nhân khách quan dẫn đến khó khăn tâm lý của sinh viên, được thể hiện chi tiết 
trong bảng 8. 
NGUYÊN NHÂN ĐÚNG SAI 
KHÔNG 
BIẾT 
Nhóm nguyên nhân khách quan: 
- Do phương pháp giảng dạy của thầy, cô chưa phù hợp. 9 30 19 
- Do ít được hướng dẫn về phương pháp học tập. 24 24 10 
- Do ảnh hưởng của cách dạy cũ ở phổ thông. 40 15 3 
- Do thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo. 30 23 4 
- Lượng tri thức phải tiếp thu ở trường ĐH, là quá lớn. 40 11 7 
- Do tính chất học tập ở trường ĐH. 17 25 12 
Nhóm nguyên nhân chủ quan: 
- Do lực học của bản thân. 44 12 1 
- Do SV chưa quen với môi trường học tập mới và 
phương pháp dạy học mới. 
49 19 0 
- Do rụt rè, nhút nhát không chịu học hỏi. 39 15 4 
- Do SV chưa có ý thức học tập. 41 17 0 
- Do động cơ chọn nghề của SV. 36 20 1 
- Do bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lý. 52 4 1 
- Do thiếu kinh nghiệm sống, hoạt động học tập một 
cách độc lập. 
42 8 4 
- Do sinh viên sắp xếp thời gian không khoa học 49 7 2 
- Có nhiều việc khác phải làm 33 23 2 
- Dựa vào bảng trên ta thu được kết quả từ nhóm nguyên nhân khách quan: 
409 
Qua khảo sát thì có 53 sinh viên trả lời câu hỏi trên. 
+ Đúng : Có 40 sinh viên trả lởi do ảnh hưởng của cách dạy cũ ở phổ thông. 
+ Sai: Có 30 Sinh viên trả lời do phương pháp giảng dạy của thầy, cô chưa phù hợp. 
+ Không biết: Có 19 ý kiến trả lời do phương pháp giảng dạy của thầy, cô chưa 
phù hợp. 
- Dựa vào bảng trên ta thu được kết quả từ nhóm nguyên nhân chủ quan: 
Qua khảo sát thì có 51 sinh viên trả lời câu hỏi trên. 
+ Đúng : Có 52 sinh viên trả lởi do bản thân chưa có phương pháp học tập hợp 
lý. Số sinh viên trả lời do động cơ chọn nghề của SV là 36 sinh viên 
+ Sai: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi có nhiều việc khác phải làm là 23 
sinh viên. 
+ Không biết: Sinh viên trả lời cao nhất ở câu hỏi do thiếu kinh nghiệm sống, 
hoạt động học tập một cách độc lập là 4 sinh viên. Sinh viên trả lời thấp nhất ở câu hỏi 
do sinh viên sắp xếp thời gian không khoa học là 2 sinh viên. Số sinh viên trả lời mức 
độ trung bình ở câu hỏi do SV chưa có ý thức học tập không có sinh viên nào trả lời 
câu hỏi này. 
3. Kết luận và khuyến nghị 
Chất lượng đào tạo nói chung và kết quả học tập nói riêng của sinh viên năm nhất 
không chỉ phụ thuộc vào việc tổ chức giảng dạy của nhà trường, mà còn liên quan tới 
việc phát hiện, khắc phục những KKTL nảy sinh trong quá trình học tập của sinh viên. 
Việc khảo sát những khó khăn gặp phải của sinh viên năm thứ nhất cũng là giải 
pháp giúp sinh viên nhận ra những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập và có các 
giải pháp để khắc phục những hạn chế gây ra bởi những khó khăn tâm lý. 
Trong phạm vi của cuộc khảo sát, chúng tôi chỉ nêu ra những con số, chúng tôi 
chưa bình luận về ý nghĩa của những con số này vì đây cũng là những khó khăn của 
chúng tôi gặp phải trong quá trình học tập. Khảo sát này có thể làm cơ sở cho những 
nghiên cứu tiếp theo của nhóm tác giả. 
Nhóm tác giả đưa ra một vài khuyến nghị đối với sinh viên như sau: 
- Cần ý thức được tầm quan trọng của hoạt động học tập, từ đó tích cực, chủ 
động, sáng tạo trong hoạt động học tập nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. 
- Luôn luôn có tinh thần học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, các anh chị 
khoá trước, thầy cô để tìm ra phương pháp học tập hợp lý cho bản thân. 
- Tham gia đầy đủ các hoạt động đoàn thể do nhà trường, khoa tổ chức. Tích 
cực rèn luyện các kỹ năng của hoạt động và các phẩm chất nhân cách nhằm hoàn thiện 
nhân cách của bản thân. 
- Sẵn sàng đón nhận thử thách, khó khăn và tích cực nỗ lực tìm cách khắc phục 
những khó khăn đó. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Tô thị Anh và Nguyễn thị Bích Hồng - Tâm lý lứa tuổi – NXBGD, 1994. 
[2]. Nguyễn Anh Tuyết – Tâm lý học trẻ em – NXBGD, 1998. 
[3]. Vũ thị Nho – Tâm lý học phát triển – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999. 
[4]. Dương Thị Diệu Hoa, Sách điện tử, Tâm lý học phát triển, nguồn Tailieu.vn 
[5]. Website: www.thamvantamly.net 

File đính kèm:

  • pdfnhung_kho_khan_tam_ly_cua_sinh_vien_nam_thu_nhat_khoa_giao_d.pdf