Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga)

Trong Ngữ dụng học, hành vi ở lời là hành vi được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm hơn cả, một

trong những hành vi đó là hành vi từ chối, hành vi phổ quát của mọi ngôn ngữ. Ở các cuộc hội

thoại có tính liên ngôn ngữ - văn hóa thì hành vi từ chối là một hành vi rất quan trọng. Lịch sự

trong giao tiếp là nguyên tắc chung trong tương tác xã hội của mỗi nền văn hóa, thể hiện phép

lịch sự khi thực hiện hành vi từ chối mà không làm mất thể diện người đối thoại không phải là điều

dễ dàng.

Từ chối là một hành động thường gặp trong giao tiếp, trong tình huống nhận được lời mời, đề nghị

hay lời khuyên bảo, yêu cầu nào đó mà chúng ta không thể chấp nhận thì cần có phương thức từ

chối phù hợp. Lựa chọn hình thức từ chối theo lối gián tiếp là cách phản hồi hữu hiệu khi vừa biểu

thị sự không đồng ý theo hướng được đề xuất vừa giữ được thể diện cho người nghe. Trong bài

viết này, dựa trên khối ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Nga từ các tác phẩm văn học đã được xuất bản

và được đăng tải trên mạng internet, tác giả tiến hành trình bày một số biểu hiện của hành vi từ

chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga). Qua đó góp phần giúp ích cho người Việt học

tiếng Nga hay người nói tiếng Nga học tiếng Việt trong việc sử dụng các phát ngôn từ chối gián

tiếp

Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga) trang 1

Trang 1

Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga) trang 2

Trang 2

Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga) trang 3

Trang 3

Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga) trang 4

Trang 4

Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga) trang 5

Trang 5

Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga) trang 6

Trang 6

Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga) trang 7

Trang 7

Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga) trang 8

Trang 8

Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga) trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 12400
Bạn đang xem tài liệu "Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga)

Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga)
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 5(2):1026-1034
Open Access Full Text Article BàiTham luận
Trường Đại học Thủ Dầu Một, Việt Nam
Liên hệ
Trương Thị Lan Hương, Trường Đại học Thủ
Dầu Một, Việt Nam
Email: trglanhuong@gmail.com
Lịch sử
 Ngày nhận: 9/12/2020
 Ngày chấp nhận: 31/5/2021
 Ngày đăng: 06/6/2021
DOI : 10.32508/stdjssh.v5i2.670
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt (có
so với tiếng Nga)
Trương Thị Lan Hương*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Trong Ngữ dụng học, hành vi ở lời là hành vi được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm hơn cả, một
trong những hành vi đó là hành vi từ chối, hành vi phổ quát của mọi ngôn ngữ. Ở các cuộc hội
thoại có tính liên ngôn ngữ - văn hóa thì hành vi từ chối là một hành vi rất quan trọng. Lịch sự
trong giao tiếp là nguyên tắc chung trong tương tác xã hội của mỗi nền văn hóa, thể hiện phép
lịch sự khi thực hiện hành vi từ chối mà không làmmất thể diện người đối thoại không phải là điều
dễ dàng.
Từ chối làmột hành động thường gặp trong giao tiếp, trong tình huống nhận được lời mời, đề nghị
hay lời khuyên bảo, yêu cầu nào đó mà chúng ta không thể chấp nhận thì cần có phương thức từ
chối phù hợp. Lựa chọn hình thức từ chối theo lối gián tiếp là cách phản hồi hữu hiệu khi vừa biểu
thị sự không đồng ý theo hướng được đề xuất vừa giữ được thể diện cho người nghe. Trong bài
viết này, dựa trên khối ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Nga từ các tác phẩm văn học đã được xuất bản
và được đăng tải trên mạng internet, tác giả tiến hành trình bày một số biểu hiện của hành vi từ
chối gián tiếp trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga). Qua đó góp phần giúp ích cho người Việt học
tiếng Nga hay người nói tiếng Nga học tiếng Việt trong việc sử dụng các phát ngôn từ chối gián
tiếp.
Từ khoá: hành vi từ chối, từ chối gián tiếp, phương tiện biểu đạt, tiếng Việt, tiếng Nga
ĐẶT VẤNĐỀ
Trong hội thoại hằng ngày, đôi lúc chúng ta phải đối
mặt với những lời rủ rê, mời mọc, lời khuyên chân
thành, lời khen... từ người đối thoại. Khi không thể
đồng ý, người từ chối (TC) phải thật sự khéo léo để
biểu thị ý nghĩ của bản thân không muốn tiếp nhận
nhưng vẫn duy trì phép lịch sự trong giao tiếp, tránh
tổn hại đến tình cảm người nghe. Do đó, TC theo
phương thức gián tiếp là lựa chọn tối ưu thay vì trả lời
“không” một cách trực tiếp. Lời TC nói ra đã khó mà
còn thể hiện nó trong công tác ngoại giao hay đối với
người học ngoại ngữ lại càng khó hơn.
Tiếng Nga du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ trước và
đã ghi dấu ấn sâu đậm trong nhiều lĩnh vực như khoa
học, kỹ thuật, văn hóa, kinh tế... Hiện nay, thời thịnh
vượng của tiếng Nga tuy không còn như xưa nhưng
tiếng Nga vẫn có tầm ảnh hưởng đến một số mặt
của đời sống xã hội tại Việt Nam. Tiếng Nga vẫn có
một chỗ đứng riêng cho mình trong số các ngoại ngữ
được ưa chuộng nhiều như tiếng Anh, tiếng Hàn hay
Nhật... Thêm nữa, dòng chảy tiếng Nga không ồn ào,
mãnh liệt nhưng đất nước – con người Nga xinh đẹp,
hiền hòa vẫn làm đắm say người Việt qua bao thế hệ.
Những khó khăn chung khi học ngoại ngữ, đặc biệt
với ngoại ngữ khó như tiếng Nga để có thể áp dụng
vào thực tiễn giao tiếp đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục
nghiên cứu cụ thể hơn trong sự so sánh với tiếng Việt.
Dựa trên hơn 200 ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Nga dẫn
từ các tác phẩm văn học, bài viết này tác giả khảo sát
các biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp (HVTC GT)
trong tiếngViệt (có so với tiếngNga). Tác giả hy vọng,
bài nghiên cứu có thể góp phần nâng cao hiệu quả
việc học ngoại ngữ cho người Việt học tiếng Nga hoặc
người Nga học tiếngViệt khi gặp trường hợp phải đưa
ra lời TC. Lời từ chối gián tiếp (TCGT) sẽ tạo ra sự
khéo léo, uyển chuyển khi giao tiếp ở môi trường liên
văn hóa. Dù ở nền văn hóa nào thì phép lịch sự trong
giao tiếp là nguyên tắc nền tảng để duy trì lâu dài mối
quan hệ xã hội.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤNĐỀ
Ở Việt Nam công trình xuất hiện gần như sớm nhất
trong nghiên cứu về lời TC của Nguyễn Phương Chi
[1, tr.12-13], năm 2004 tác giả cũng đã nghiên cứu
thành công luận án tiến sỹ “Một số đặc điểm văn
hóa ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có
sự đối chiếu với tiếng Anh)”. Trước đó, Nguyễn Thị
Hai [2, tr.1-12] nghiên cứu hành động TC trong giao
tiếp song thoại đối với các hành động “cầu khiến”,
“đòi hỏi”, “van xin”; “khuyên can”; “mời”; “cảm ơn”;
“khen”, “chúc tụng” và “hỏi” trong tiếng Việt. Trần
Trích dẫn bài báo này: Hương T T L. Những biểu hiện của hành vi từ chối gián tiếp trong tiếng Việt
(có so với tiếng Nga). Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 5(2):1026-1034.
1026
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 5(2):1026-1034
Chi Mai3 với luận án “Phương thức biểu hiện hành vi
từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng
Việt)” nghiên cứu về hành vi TC lời cầu khiến ở góc độ
cấu trúc – ngữ nghĩa – ngữ dụng. LưuQuýKhương và
TrầnThị PhươngThảo [ 4, tr.13-21] khảo sát cách lựa
chọn ngôn từ và chiến lược giao tiếp của người Anh
và người Việt khi TC một đề nghị giúp đỡ với các đối
tượng giao tiếp khác nhau trong 3 tình huống cụ thể.
Theo quan sát của tác giả, vấn đề nghiên cứu về hành
vi TC khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên trongmỗi
ngôn ngữ cụ thể, hành vi TC được biểu hiện rất khác
nhau. Các công trình đi trước đã trở thành nền tảng
trong nghiên cứu này của chúng tôi.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠMVI VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những biểu hiện hành vi
từ chối gián tiếp trong hội thoại tiếng Việt (có so với
tiếng Nga).
Phạm vi nghiên cứu là các phát ngôn ở lượt lời thứ 2
của hội thoại trong tiếng Việt và tiếng Nga. Tác giả
không nghiên cứu các HVTC phi lời nói như xua tay,
lắc đầu hay nhún vai.
Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này, tác giả sử dụn ... ỏi thêm về cô ta và mẹ sẽ đích thân đến
gặp cô ta, - bà mẹ đáp. - Con thấy cô ấy có gì đặc biệt?
Chắc cô ta làmột tuỳ nữ. Nếu conmuốn thìmẹ sẽ làm
quen với bà Stan. Trước kia, mẹ có quen chị dâu bà
ta, - phu nhân nói thêm và ngẩng cao đầu kiêu hãnh).
Hành vi từ chối biểu hiện bằng việc thương
lượng lợi ích qua lại
(29) (Bính chưa chồng mà đẻ con, lo sợ làng xóm biết
được thì không cònmặt mũi nào nên bốmẹ Bính bàn
tính việc bán thằng bé cho vợ chồng nhà Phó Lý).
Phó Lý mỉm cười vuốt râu, hất hàm hỏi bố Bính:
- Vậy tôi giúp ông bà mười đồng ông bà bằng lòng
chứ?
Mẹ Bính vội nhăn mặt
- Thằng bé kháu khỉnh lắm, mặt mày sáng sủa, chân
tay bụ bẫm, xin trả cho hai mươi đồng để nhà cháu lo
lót với mấy cụ trong làng.
Bố Bính gãi tai tiếp lời:
- Thật vợ chồng cháu cảm ơn ông bà phó lắm chứ
không dám nài xin hơn thiệt gì đâu. ()
- Thôi tôi giúp thêm nhà ông bà ba đồng nữa là mười
ba đồng có thuận thì mai bế thằng bé sang nhà tôi mà
nhận tiền. [7, tr.22]
Khi người nói chưa hài lòng với lời đề xuất nào đó
từ phía người nghe thì hình thức thương lượng xuất
hiện, thương lượng để đem lại lợi ích về phần mình.
Chúng ta cũng gặp kiểu TC thông qua việc thương
lượng này trong tiếng Nga.
(30) - Чтo вaм yгoднo?
- Я имeю дeлo дo aдвoкaтa.
- Aдвoкaт зaнят, - cтpoгo oтвeчaл пoмoщник,
yкaзывaя пepoм нa дoжидaвшиxcя, и пpoдoлжaл
пиcaть.
- He мoжeт ли oн нaйти вpeмя? - cкaзaл Aлeкceй
Aлeкcaндpoвич.
- У нeгo нeт cвoбoднoгo вpeмeни, oн вceгдa зaнят.
Извoльтe пoдoждaть.
- Тaк нe пoтpyдитecь ли пoдaть мoю кapтoчкy,
- дocтoйнo cкaзaл Aлeкceй Aлeкcaндpoвич, видя
нeoбxoдимocть oткpыть cвoe инкoгнитo. [ 15,
tr.571]
(- Ngài cần gì?
- Nói chuyện với luật sư.
-Ông ấy đang bận, - viên thư ký trả lời cộc lốc, lấy bút
chỉ vào đám người ngồi đợi, và tiếp tục viết.
- Ông ấy không thể dành một lát để tiếp tôi sao? -
Alêcxây Alêcxanđrôvich nói.
- Ông ấy không có lấy một phút rảnh rỗi , lúc nào cũng
bận. Xin ngài chịu khó ngồi đợi.
- Ông làm ơn chuyển giúp cái thiếp của tôi cho ông ấy,
- Alêcxây Alêcxanđrôvich đành lộ tên thật của mình.)
Chủ thể các phát ngôn liên tục đưa ra nhiều hình thức
để thương lượng, từ trì hoãn đến viện lý do, thậm chí
nài nỉ để đạt được quyền lợi cho chính mình.
Hành vi từ chối biểu hiện bằng cách đưa ra
lời tự vệ cho bản thân
Khi bắt gặp hành vi tiền đề có tính chất ảnh hưởng/tác
động mạnh mẽ đến bản thân, người nói sẽ TC bằng
hình thức đưa ra lời tự vệ.
(31) - Thu Vân thưa: “Bẩm ông, mẹ con của con đây
tình nguyện làm tôi tớ, mà ông quảng đại, ông muốn
đãi như con cháu, có lý nào con không chịu. Bẩm ông,
hồi nãy ông nói ông còn hai đứa cháu nội gái lạc mất,
vậy ông không kiếm coi?”
- Việc riêng của ông, cháu chẳng nên hỏi. [8, tr.194]
(32) - Ông Hội đồng chau mày ủ mặt, ngồi lặng thinh
một hồi lâu rồi nói: “Hai mẹ con ngủ dưới nhà bếp,
ban đêm có việc cần dùng khó kêu lắm. Thôi, để
phòng đó cho hai vợ chồng thằng Pho nó ngủ. Để
mai biểu bầy trẻ khiêng bộ ván gõ nhỏ trên lầu xuống
rồi lót phía trong, dựa bên thang lầu, chỗ bước ra cửa
sau đó, đặng ban đêm hai mẹ con giăng mùng ở đó
mà ngủ với nhau.”
- Thu Vân nghe ông dạy như vậy liền đáp: “Bẩm ông,
ông thươngmẹ con của con ông hậu đãi như vậy, thiệt
con cảm đức lắm. Nhưng vì con xét phận con hèn mọn
quá, nên con không dám đèo bòng. Vậy xin ông cho
1031
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 5(2):1026-1034
phép con nhỏ ở trên nầy mà hầu trà thuốc cho ông,
còn phận con thì ông để ở dưới bếp cũng được.” [ 8,
tr.195]
TC biểu hiện qua lời tự vệ được người Nga đưa ramột
cách nhẹ nhàng, chủ yếu diễn tả sự việc vượt quá khả
năng bản thân người nói nên đành từ chốiTC. Ví dụ:
(33) - Oн y вac бyдeт жить, - шeптaл в зaлe Ивaн
Ивaныч, - eжeли вы бyдeтe тaкиe дoбpыe, a мы вaм
бyдeм пo дecяти pyблeй в мecяц плaтить. Oн y нac
мaльчик нe бaлoвaнный, тиxий
- Уж нe знaю, кaк вaм и cкaзaть, Ивaн Ивaныч! -
плaкcивo вздыxaлa Hacтacья Пeтpoвнa.
- Дecять pyблeй дeньги xopoшиe, дa вeдь чyжoгo-
тo peбeнкa бpaть cтpaшнo! Bдpyг зaбoлeeт, или
чтo [18, tr.174]
(Trong phòng khách, Ivan Ivanứts nói thì thầm:
- Bà cho nó ở đây. Nếu bà có lòng nhận cho, chúng tôi
sẽ xin gửi bà mỗi thángmười rúp. Cháu nó ngoanmà
lành, chứ không phải như hạng con cưng nhà người
ta...
- Tôi cũng chẳng còn biết nói với ông thế nào nữa, ông
Ivan Ivanứts ạ! – bà Naxtaxia Pêtơrốpna thở dài nói
như khóc. – Mười rúp cũng khá to tiền, nhưng nhận
nuôi con người khác tôi cũng sợ lắm. Nhỡ nó ốm đau
hay có chuyện gì...)
(34) Koгдa Сofья зacыпaлa, Bapвapa пpижaлacь к
нeй и шeпнyлa нa yxo:
- Дaвaй Дюдю и Aлёшкy извeдeм! ()
- Стpaшнo Бoг yбьeт. [23, tr.228]
(Khi Xôphia đã thiu thiu ngủ, Varvara nằm sát lại bên
và ghé miệng sát vào tai thầm thì nói:
- Chị với em cùng giết lão Điuđia và thằng Aliôska đi!
()
- Sợ lắm em à... Trời đánh chết mất thôi.)
Hànhvi từ chối gián tiếp thể hiệnbằng cách
đẩy trách nhiệm sang người khác
Khi người nói e ngại TC bằng cách tỏ ý “khôngmuốn”,
“không biết”, “không thích”...thực hiện theo nội dung
đã được yêu cầu, đề nghị thì lựa chọn hình thức đẩy
trách nhiệm sang người khác là cách thoái thác khôn
khéo.
(35) - Bữa nay các con muốn ăn gì? canh chua cá lóc
kho hay là heo, là gà?
- Dạ, mấy má mấy chị cho gì ăn nấy. [24, tr.736]
(36) - Ở Nam Vang có một người đang thiếu nợ bác.
Cháu lên Nam Vang, đưa cái lá thư này, rồi mang tiền
về. Những ngày cháu đi vắng, bác vẫn trả tiền công
cho cháu; đòi được tiền, bác sẽ trả thêm. Trưa mai có
tàu cập bến.
- Dạ, để cháu hỏi lại cha cháu. [24, tr.644]
TC bằng cách đẩy trách nhiệm sang người thứ hai
vắng mặt cũng được người Nga bày tỏ một cách từ
tốn.
(37) - Aлeкceй Aлeкcaндpoвич! Я знaю вac
зa иcтиннo вeликoдyшнoгo чeлoвeкa, -cкaзaлa
Бeтcи, ocтaнoвившиcь в мaлeнькoй гocтинoй и
ocoбeннo кpeпкo пoжимaя eмy eщe paз pyкy. -Я
пocтopoнний чeлoвeк, нo я тaк люблю ee и yвaжaю
вac, чтo я пoзвoляю ceбe coвeт. Пpимитe eгo.
Aлeкceй ecть oлицeтвopeннaя чecть, и oн yeзжaeт
в Тaшкeнт.
- Блaгoдapю вac, княгиня, зa вaшe yчacтиe и
coвeты. Ho вoпpoc oтoм, мoжeтли, или нeмoжeт
жeнa пpинять кoгo-нибyдь, oнa peшит caмa. [15,
tr.653-654]
(- Alêcxây Alêcxanđrôvich, tôi coi ông là một người
rất đại lượng, - Betxy nói, dừng lại trong phòng khách
nhỏ và bắt tay ông lần nữa đặc biệt cương quyết. -
Tôi... hoàn toàn ở ngoài cuộc, nhưng tôi mến Anna
lắm và rất mực trọng ông, nên tôi đánh bạo khuyên
ông một lần. Ông hãy tiếp chú ấy, Alêcxây Vrônxki
chính là hiện thân của danh dự và chú ấy sắp đi
Tasken.
-Thưa quận chúa, tôi xin cảm ơn về mối thiện cảm và
lời khuyên của bà. Nhưng tiếp hay không tiếp ai, chỉ có
nhà tôi mới có quyền quyết định.)
KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu đã phân tích các phương tiện biểu
hiện HVTC GT trong tiếng Việt (có so với tiếng Nga)
thông qua 9 phương tiện: biểu hiện bằng việc trình
bày lý do TC, bằng việc đưa ra hướng lựa chọn mới,
biểu hiện qua lời hứa hẹn, bằng cách lảng tránh, biểu
hiện bằng cách đưa ra lời đe dọa, ngăn cấm, bằng cách
ra điều kiện, bằng việc thương lượng lợi ích qua lại,
bằng cách đưa ra lời tự vệ cho bản thân và bằng cách
đẩy trách nhiệm sang người khác. Qua mỗi phương
tiện biểu hiện, tác giả thấy có nhiều cách thể hiện cơ
bản giống nhau giữa hai ngôn ngữ.
Để lời TCGT thuyết phục được người nghemà không
cảm thấy bị mất thể diện thì biểu hiện TC thông qua
viện dẫn lý do cho lời TC, đưa lời hứa hẹn, hay thương
lượng lợi ích qua lại là cách sử dụng phổ biến trong cả
hai ngôn ngữ. Đẩy trách nhiệm sang người khác hay
đưa ra lời tự vệ cho bản thân cũng là cách TC nhẹ
nhàng, tôn trọng thể diện người nghe. Hình thức TC
bằng lời đe dọa, ngăn cấm dễ chạm phải thể diện cho
đối tác. Do mang tính tiêu cực nên cả người Việt và
người Nga ít chọn cách thể hiện này ngoại trừ ýmuốn
chấm dứt cuộc thoại sau lời TC.
Một nét khác biệt đáng kể trong phương tiện biểu hiện
hành vi TCGT giữa hai ngôn ngữ chính là, người Nga
thường lảng tránh bằng việc trì hoãn thực hiện hành
1032
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 5(2):1026-1034
vi tiền vị trong thời gian rất ngắn. Việc trì hoãn là nhất
thời, không như người Việt thường đưa ra khoảng
thời gian bất định hoặc hạn định ở thời điểm xa. Khi
lảng tránh bằng việc đổi nội dung đề tài, người Nga
nếu trong mối quan hệ thân thiết với người đối thoại
thường sẽ xem nhẹ thể diện của họ khi chuyển đề tài
với một đối tượng khác, không phải chủ thể giao tiếp
ban đầu. Điều này tác động thể diện đối tác rất sâu
nặng.
Cả tiếng Việt lẫn tiếng Nga đều TCGT bằng việc đưa
ra hướng lựa chọn mới. Tuy nhiên, phương tiện này
trong tiếng Việt mang tính tiêu cực hơn tiếng Nga bởi
vì khi hướng đề xuất mới đi kèm giọng điệu thiếu hòa
khí thì lời TC trở thành bất lịch sự.
Trong quá trình nghiên cứu, xét về tính khách quan
tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tuy
nhiên, tác giả hy vọng bài viết này có thể cung cấp
cho người học thêm thông tin liên quan đến việc sử
dụng phương tiện biểu đạt HVTC GT trong hai ngôn
ngữ để đảm bảo tính lịch sự khi giao tiếp.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
TC: Từ chối
HVTC GT: Hành vi từ chối gián tiếp
TCGT: Từ chối gián tiếp
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Bản thảo này không có xung đột lợi ích
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Thông qua việc thu thập nguồn ngữ liệu từ các tác
phẩm văn học tiếng Việt và tiếng Nga, trong bài viết
này tác giả bước đầu thống kê được 9 phương tiện
biểu hiện HVTC GT giữa tiếng Việt và tiếng Nga.
Thông qua bài nghiên cứu, tác giả hy vọng có thể cung
cấp phần nào thông tin đến người học ngoại ngữ khi
ranh giới giữa phương thức biểu hiện HVTC và chiến
lược TC là rất mỏng manh. Chiến lược TC là việc sử
dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm tăng hiệu lực của
phát ngôn trong giao tiếp, còn sử dụng ngôn ngữ như
những phương thức biểu hiện HVTC được thể hiện
bằng cả cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu của ngôn
ngữnhằmdiễn đạt ý địnhTC, có thể tườngminh hoặc
sử dụng ý hàm ẩn và lệ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh
giao tiếp. Những phát ngôn TC này mang tính sáng
tạo để mục đích giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Chi NP. Từ chối, một hành vi ngôn ngữ tế nhị, tạp chí Ngôn
ngữ và Đời sống. 1997;11:12–13.
2. Hai NT. Hành động từ chối trong Tiếng Việt hội thoại. Tạp chí
Ngôn ngữ. 2001;1:1–12.
3. Mai TC. Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến
trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt). Luận án tiến sĩ ngôn
ngữ học, Đại học KHXHNV Hà Nội. 2005;.
4. Khương LQ, Thảo TTP. Nghi thức lời từ chối một đề nghị giúp
đỡ trên cơ sở lý thuyết Hành vi ngôn ngữ, tạp chí Ngôn ngữ.
2008;2:13–21.
5. Đức Dân N. Ngữ dụng học, NXB Giáo dục. 2000;.
6. Viện Ngôn ngữ. Từ điển tiếng Việt. NXB Giáo dục. 1994;.
7. Hồng N. Bỉ vỏ. NXB Văn học. 2010;.
8. Chánh HB. Chút phận linh đinh. NXB Hội nhà văn. 2018;.
9. Hoài T. Tuyển tập truyện ngắn Chuyện để quên. NXB Văn học.
2015;.
10. Aleksandr G. Aлыe пapyca, Издaтeльcтвo Экcмo. 2010;.
11. Anton PC. Bepoчкa, oпyбл.: «Hoвoe вpeмя», № 3944, 21
feвpaля. 1887;p. 2–3.
12. Giỏi Đ. Đất rừng phương Nam. NXB Kim Đồng. 2012;.
13. Hoài T. Truyện ngắn chọn lọc. NXB Lao động. 2011;.
14. Châu NM. Toàn tập, tập 2. NXB Văn học. 2001;.
15. Lev T. Anna Karenina, Издaтeльcтвo Рyccкий вecтник. 1877;.
16. Xuân T. Bụi đời. NXB Văn học. 2006;.
17. Hoài T. Chuyện cũ Hà Nội (Tái bản lần 2). NXB Hội Nhà văn.
2014;.
18. Anton PC. Стeпь, oпyбл.: «Сeвepный вecтник»,№ 3 (цeнз.
paзp. 25 feвpaля), cтp. 75-167. 1888;.
19. Anton PC. Пpипaдoк, oпyбл.: cбopник «Пaмяти B. M.
Gapшинa», СПб. 1888;29(1888):295–319.
20. Anton PC. Чeлoвeк в fyтляpe, oпyбл.: «Рyccкaя мыcль»,№
7, c. 120-131. 1898;.
21. Sáng NQ. Tuyển tập, NXB Văn Nghệ. 2002;.
22. Nam Cao. Sống mòn, NXB Hội nhà văn. 2008;.
23. Anton PC. Бaбы, Иcтoчник: FЭБ. 1891;.
24. Nhiều tác giả. 100 truyện ngắn hay Việt Nam thế kỷ 20. NXB
Văn học. 2014;.
1033
Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 5(2):1026-1034
Open Access Full Text Article Commentary
Thu Dau Mot University, Vietnam
Correspondence
Truong Thi Lan Huong, Thu Dau Mot
University, Vietnam
Email: trglanhuong@gmail.com
History
 Received: 9/12/2020 
 Accepted: 31/5/2021 
 Published: 06/6/2021
DOI : 10.32508/stdjssh.v5i2.670 
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Expressions of indirect refusal in Vietnamese (compared with
Russian)
Truong Thi Lan Huong*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
In Pragmatics, verbal behavior is a behavior that is most interested by many linguists. One of the
behaviors is the act of rejection, the universal behavior of all languages. In intercultural conversa-
tions, the act of rejection is a very important behavior. Politeness in communication is a general
principle in the social interaction of each culture. It is not easy to be polite when performing the
acts of refusing without losing the other person's face.
Refusal is a common act in communication, especially in intercultural communication. In the case
that the proposed invitations, suggestions or requests, etc. are not suitable to receive, refusal in a
proper manner is needed. Moreover, choosing the form of indirect refusal is an effective way of re-
sponding. They both express the declination of requests and the face saving for the listener. Based
on literary works either published or uploaded onto the internet, this study focuses on formulas
expressing indirect refusals in Vietnamese (compared with Russian). Thereby, contributing to the
efficiency enhancement of the learning of this speech act used for both Vietnamese learners of the
Russian language and Russian-speaking learners of the Vietnamese language.
Key words: refusal acts, indirect refusal, expressing formulas, Vietnamese, Russian
Cite this article : Huong T T L. Expressions of indirect refusal in Vietnamese (compared with 
Russian). Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 5(2):1026-1034.
1034

File đính kèm:

  • pdfnhung_bieu_hien_cua_hanh_vi_tu_choi_gian_tiep_trong_tieng_vi.pdf