Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo

Luân lý đạo đức Nho giáo nói chung thâm nhập vào đời sống văn hóa Việt không phải chỉ

là chuẩn mực đạo đức, hiện thân của đạo lý Nho gia mà còn là hiện thân của đạo lý nhân

dân mơ ước, nó tồn tại trong thực tế và được con người Việt Nam bảo vệ. Bài viết từ góc độ

liên ngành văn học và văn hóa, cụ thể là từ góc nhìn văn hóa Nho giáo để phân tích nhân

vật Thuý Kiều trên các phương diện: Trung, hiếu, tiết, nghĩa. Trung hiếu tiết nghĩa ở Thuý

Kiều của Nguyễn Du tất nhiên có phần xuất phát từ lễ giáo Nho gia, nhưng quan trọng hơn

cả, đó là lẽ sống giàu lòng yêu thương, giàu nhân nghĩa của con người Việt Nam. Bài viết

khẳng định trung hiếu tiết nghĩa ở Thuý Kiều tuy mang tên Nho giáo, nhưng thực chất lại là

phẩm chất của con người Việt Nam. Phẩm chất của Thuý Kiều cho thấy đạo đức Nho giáo

đã được quan niệm lại do truyền thống của dân tộc, do thực tế của xã hội đương thời và

cũng do môi trường sinh sống của bản thân Nguyễn Du. Và điều quan trọng hơn nữa là

“đạo đức” ấy lại được nung nấu, thấm nhuần qua một tâm hồn đầy ưu ái, một nhân cách

lớn, một nhà nhân đạo cao cả. Bài viết góp phần cho thấy “Truyện Kiều” không đơn giản

là tác phẩm vay mượn.

Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo trang 1

Trang 1

Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo trang 2

Trang 2

Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo trang 3

Trang 3

Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo trang 4

Trang 4

Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo trang 5

Trang 5

Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo trang 6

Trang 6

Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo trang 7

Trang 7

Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo trang 8

Trang 8

Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo trang 9

Trang 9

Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang minhkhanh 16660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo

Nhân vật thuý Kiều trong truyện kiều từ góc nhìn văn hóa nho giáo
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 11, Số 2, 2021 141-154 
141 
NHÂN VẬT THUÝ KIỀU TRONG TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC NHÌN 
VĂN HÓA NHO GIÁO 
Phạm Văn Hóaa* 
a
Khoa Ngữ văn và Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ: Email: hoapv@dlu.edu.vn 
Lịch sử bài báo 
Nhận ngày 20 tháng 11 năm 2020 | Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 02 năm 2021 
Xuất bản trực tuyến ngày 16 tháng 4 năm 2021 
Tóm tắt 
Luân lý đạo đức Nho giáo nói chung thâm nhập vào đời sống văn hóa Việt không phải chỉ 
là chuẩn mực đạo đức, hiện thân của đạo lý Nho gia mà còn là hiện thân của đạo lý nhân 
dân mơ ước, nó tồn tại trong thực tế và được con người Việt Nam bảo vệ. Bài viết từ góc độ 
liên ngành văn học và văn hóa, cụ thể là từ góc nhìn văn hóa Nho giáo để phân tích nhân 
vật Thuý Kiều trên các phương diện: Trung, hiếu, tiết, nghĩa. Trung hiếu tiết nghĩa ở Thuý 
Kiều của Nguyễn Du tất nhiên có phần xuất phát từ lễ giáo Nho gia, nhưng quan trọng hơn 
cả, đó là lẽ sống giàu lòng yêu thương, giàu nhân nghĩa của con người Việt Nam. Bài viết 
khẳng định trung hiếu tiết nghĩa ở Thuý Kiều tuy mang tên Nho giáo, nhưng thực chất lại là 
phẩm chất của con người Việt Nam. Phẩm chất của Thuý Kiều cho thấy đạo đức Nho giáo 
đã được quan niệm lại do truyền thống của dân tộc, do thực tế của xã hội đương thời và 
cũng do môi trường sinh sống của bản thân Nguyễn Du. Và điều quan trọng hơn nữa là 
“đạo đức” ấy lại được nung nấu, thấm nhuần qua một tâm hồn đầy ưu ái, một nhân cách 
lớn, một nhà nhân đạo cao cả. Bài viết góp phần cho thấy “Truyện Kiều” không đơn giản 
là tác phẩm vay mượn. 
Từ khóa: Hiếu; Nghĩa; Nhân vật; Tiết; Thuý Kiều; Trung; Truyện Kiều; Văn hóa Nho giáo. 
DOI:  
Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt 
Bản quyền © 2021 (Các) Tác giả. 
Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC 4.0 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
142 
THE CHARACTER THUY KIEU IN THE TALE OF KIEU FROM 
THE PERSPECTIVE OF CONFUCIAN CULTURE 
Pham Van Hoa
a*
a
The Faculty of Literature and History, Dalat University, Lam Dong, Vietnam 
*
Corresponding author: Email: hoapv@dlu.edu.vn 
Article history 
Received: November 20
th
, 2020 | Accepted: February 26
th
, 2021 
Available online: April 16
th
, 2021 
Abstract 
Ethical Confucianism in general imparts into Vietnamese cultural life not only moral 
standards, the embodiment of Confucian morality, but also the embodiment of the people’s 
morality to dream as it exists in reality and is protected by the Vietnamese people. This 
article analyzes the following aspects of Thuy Kieu's character: loyalty, honor, chastity, 
and gratitude from the perspective of interdisciplinary literature and culture, particularly 
Confucian culture. Nguyen Du's loyalty, honor, chastity, and gratitude in Thuy Kieu, of 
course, partly comes from the Confucianism tradition, but most importantly, from rich love 
and humanity; it is what Vietnamese people live for. This article affirms that loyalty, honor, 
chastity, and gratitude in Thuy Kieu, although called Confucianism, are in fact the qualities 
of the Vietnamese people. Thuy Kieu's personality shows that Confucian morality has been 
re-conceptualized by the nation's traditions, by the reality of contemporary society, and 
also by the living environment of Nguyen Du, himself. And more importantly, that 
"morality" is inspired again, imbued with a loving soul, a great personality, and a noble 
philanthropic spirit. This article shows that “The Tale of Kieu” is not simply a copy of an 
earlier work. 
Keywords: Character; Chastity; Confucian culture; Gratitude; Honor; Loyalty; The Tale of 
Kieu; Thuy Kieu. 
DOI:  
Article type: (peer-reviewed) Full-length research article 
Copyright © 2021 The author(s). 
Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC 4.0 
Phạm Văn Hóa 
143 
1. DẪN NHẬP 
Trong thời kỳ phong kiến cùng với các nước Đông Á khác, văn hóa Việt Nam và 
Trung Quốc được xem là “đồng văn”. Trong vùng văn hóa Đông Nam Á, có thể nói văn 
hóa Việt dung hợp văn hóa Nho giáo khá sâu đậm. Sự dung hợp này diễn ra như một 
quy luật khách quan, là nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển cộng đồng dân tộc. Tư 
tưởng Nho giáo đã vào Việt Nam từ thời kỳ Tần Hán (khoảng thế kỷ I TCN). Sau khi 
chính quyền phong kiến Việt Nam độc lập ra đời, tư tưởng và văn hóa Nho giáo được 
vận dụng để xây dựng thiết chế phong kiến ổn định: “Cùng với sự phát triển mạnh mẽ 
của văn hóa Việt Nam truyền thống, tư tưởng Nho giáo đã dần dần đi vào nề nếp và 
phát triển, có ý nghĩa rất to lớn đối với sinh hoạt văn hóa và tư tưởng của nước Đại 
Việt" (Tạ, 2013, tr. 41). Ở Việt Nam, Nho gia được gọi là Nho giáo. Từ thời kỳ độc lập 
(Thế kỷ X), Nho giáo trải qua quá trình từ bị xem nhẹ đến được coi trọng, rồi chiếm địa 
vị trung tâm bên cạnh Phật giáo và Đạo giáo. Không chỉ đáp ứng yêu cầu xây dựng một 
nhà nước phong kiến tập quyền vững mạnh, Nho giáo dần trở thành một phần của văn 
hóa Việt Nam truyền thống. Luân lý đạo đức Nho giáo trở thành những quy tắc đạo đức 
trong quan hệ gia đình và xã hội. Nho giáo vào Việt Nam không chỉ là sự truyền bá chữ 
Hán mà còn là điều kiện có lợi cho sự phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm và văn 
học dân tộc. Như Trần (1996, tr. 49) từng khẳng định: “Nho giáo khích lệ sự phát triển 
của văn học trung đại Việt Nam. Nho giáo ảnh hưởng trực tiếp đến văn học Việt Nam 
qua thế giới quan của người cầm bút, chi phối ngòi bút, quan niệm văn học, motif nội 
dung, hình ảnh, từ ngữ...”. Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820) ra đời và trở thành 
tác phẩm tuyệt thế, đỉnh cao của văn học Việt Nam thời trung đại không thể không nói 
đến ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo. Nghiên cứu từ tác giả Nguyễn Du đến nội dung 
tác phẩm Truyện Kiều đến câu chuyện cuộc đời nàng Thuý Kiều không thể nào bỏ qua 
việc tìm hiểu tác động của yếu tố văn hóa Nho giáo, cũng như đặt đối tượng nghiên cứu 
trên trong không gian văn hóa  ...  sợ 
“Quá chiều nên đã chán chường yến anh,... Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên” 
(Nguyễn, 2001, tr. 83) sau cuộc mây mưa vượt rào. Ở đây, có thể khẳng định, ứng xử 
với Tiết trinh của Thuý Kiều đã mang nội dung mới. Quan niệm của các nhà nhân văn 
chủ nghĩa thế kỷ XVIII-nửa đầu thế kỷ XIX, mà Nguyễn Du là một đại diện, về chữ 
Tiết trinh, về nhân phẩm của con người mới mẻ, nhân đạo và phá vỡ chuẩn mực đạo 
đức giáo điều xa rời thực tế của Nho giáo. Những vấn đề của con người, thuộc về con 
người và mang tính nhân văn đã được Nguyễn Du từng bước tổng hợp từ truyền thống 
của dân tộc và khu vực, được ông nâng cao, làm sâu sắc hơn chính từ cuộc đời đầy trải 
nghiệm và cũng đầy sóng gió của mình. 
Phạm Văn Hóa 
151 
3.4. Chữ Nghĩa với Thuý Kiều 
Chữ Nghĩa ở hình tượng Thuý Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chủ yếu 
biểu hiện ở đoạn, sau khi Từ Hải thắng lợi trở về, nghe Thuý Kiều tâm sự về những việc 
chua xót đã qua, chàng nổi giận lôi đình, lập tức tập hợp quân lính đến Lâm Tri, Vô 
Tích bắt về những kẻ thù và đưa về ân nhân của Thuý Kiều. Từ Hải để Thuý Kiều toàn 
quyền xử lý, ân đền oán trả, thưởng phạt phân minh. Đối với Thúc Sinh, Kiều nói: 
Nàng rằng: "Nghĩa trọng nghìn non, 
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không? 
Sâm, Thương, chẳng vẹn chữ tòng, 
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân? 
Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân, 
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là” 
 (Nguyễn, 2001, tr. 169) 
Thái độ của Thúy Kiều với Hoạn Thư “mà trong lẽ phải có người có ta” 
(Nguyễn, 2001, tr. 200) cho thấy văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt Nam, 
khiến Kiều trở nên gần gũi, nhân văn hơn. Chữ Nghĩa ở đây chịu ảnh hưởng của hệ tư 
tưởng Nho giáo, nhưng Nguyễn Du không hề xem nhẹ đạo lý nghĩa tình truyền thống 
của người Việt Nam. Đó là đạo lý ân nghĩa, thuỷ chung, vị tha, nhân hậu, bao dung và 
thấu hiểu. Nhân vật Thuý Kiều hiện thân của đạo lý tốt đẹp ấy. Việc làm của Thuý Kiều 
được quần chúng, qua miệng viên lại già họ Đô đánh giá là “Đã nên có nghĩa có nhân/ 
Trước sau trọn vẹn xa gần ngợi khen” (Nguyễn, 2001, tr. 192). Đối với kẻ bạc ác như 
Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh, Bạc Bà nàng không tha thứ một ai: 
Mấy người bạc ác, tinh ma, 
Mình làm, mình chịu, kêu mà ai thương! 
 (Nguyễn, 2001, tr. 171) 
Ở đây, Thuý Kiều ân oán phân minh, có ơn trả ơn, nợ oán báo oán. Dưới ngòi 
bút Nguyễn Du, hình tượng Thuý Kiều với chữ Nghĩa được thể hiện rất sống động. Nếu 
nhân nghĩa của Khổng giáo phục vụ cho trật tự phong kiến thì nhân nghĩa của Nguyễn 
Du không những mang dấu ấn thời đại, mà còn là sự kế thừa được truyền thống nhân 
nghĩa của ông cha ta. Các nhân vật chính diện của Nguyễn Du là những con người hành 
động vì nghĩa một cách tự giác và đầy nhiệt tình. Ở Thuý Kiều, Nghĩa với Tình gắn với 
nhau làm một. Thuý Kiều quyết định trao duyên cho Thuý Vân có nghĩa là việc làm vì 
tình nghĩa, trả nghĩa cho Kim Trọng. Chữ Nghĩa ở đây mang nội hàm tình yêu thương 
và trách nhiệm. Trước sau, Thuý Kiều vẫn là con người nhân hậu, vị tha, coi ân nghĩa 
hơn oán thù, sẵn sàng khoan dung, độ lượng với kẻ nhận ra tội lỗi. Nghĩa tình ấy, nơi 
Kiều, lại là sắc thái tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, phù hợp với đạo lý của người Việt 
Nam. Cách cư xử nhân nghĩa của nàng khiến người đời hả hê lòng dạ. Đồng thời, ở đây 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
152 
thái độ ứng xử đầy nhân nghĩa của Thuý Kiều cũng phản ánh thái độ căm ghét tận 
xương tuỷ của Nguyễn Du đối với các thế lực phong kiến đen tối. 
4. NGUYỄN DU, NHÀ NHO (QUÂN TỬ VÀ TÀI TỬ) VÀ CON NGƯỜI 
VIỆT NAM NHÌN TỪ NHÂN VẬT THUÝ KIỀU 
Trung hiếu tiết nghĩa ở Thuý Kiều thể hiện những đặc trưng gắn với hai motif 
nhân vật quen thuộc trong thơ ca của Nguyễn Du cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Đó là những 
thân phận hồng nhan mang đặc trưng “đa đoan” và những phụ nữ với đặc trưng thân 
phận là “đoan chính”. Ở Thuý Kiều có hình bóng của ca nương, cầm giả xuất hiện khá 
nhiều trong sáng tác của Nguyễn Du, một mặt bắt nguồn từ nguyên nhân kinh tế xã hội, 
một mặt có nguyên nhân đến từ tiểu sử và gia tộc. Nguyễn Du đồng cảm với thân phận 
hồng nhan bạc mệnh của họ. Bên cạnh đó, Thuý Kiều cũng có bóng dáng của tiết phụ, 
liệt nữ - loại nhân vật xuất hiện khá nhiều trong thơ chữ Hán Nguyễn Du1 – nguyên 
nhân sâu xa đến từ bối cảnh xã hội và tư tưởng. Nằm trong vành khuyên văn hóa Hán, 
Việt Nam đương nhiên tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của giáo lý Nho gia vốn đề cao 
“tam cương” với sự thống trị của thế giới đàn ông. Người phụ nữ trong xã hội này phải 
giữ gìn đức hạnh, nêu cao danh dự. Nguyễn Du ca ngợi người phụ nữ đức hạnh Nho 
giáo là lẽ đương nhiên. Motif nhân vật phụ nữ “đoan chính” trong thơ Nguyễn Du mang 
mẫu số chung là đều gặp sự oan trái về cảnh ngộ, sự éo le trong số phận, trong hoàn 
cảnh đó họ lựa chọn sống theo gương đạo đức. Kiều đã chủ động lựa chọn hy sinh tình 
riêng để thuận theo chữ hiếu, chọn cái chết để bảo tồn trinh tiết,... Trung hiếu tiết nghĩa 
của Kiều đã nhận được từ Nguyễn Du lòng thương cảm và sự ngưỡng mộ tuyệt đối. 
Nguyễn Du đứng trên lập trường của đạo đức Nho giáo để ca ngợi tấm gương đạo đức 
của người phụ nữ trung trinh hiếu nghĩa, giữ vững đạo cương thường Thuý Kiều. 
Nhưng, Nguyễn Du với tâm hồn nhạy cảm và trái tim nhân ái đã không chỉ nhìn nàng 
Kiều như một tấm gương đạo đức để khuyến trừng, mà ông còn luôn thấy được sự cô 
độc đến thảm thương, sự hy sinh, oan trái đến gần như vô nghĩa ở Thuý Kiều. Hai motif 
này hòa vào nhau trong thân phận Thuý Kiều, và cùng nhận được sự cảm thương của thi 
hào họ Nguyễn. Hai motif này xuất hiện trong phẩm chất Thuý Kiều thể hiện mối quan 
hệ giữa Truyện Kiều với thơ chữ Hán của ông là sự tiếp nối, nâng cao và hoàn thiện 
thức cảm về cuộc đời của Nguyễn Du. Hai motif này xuất hiện trong phẩm chất Thuý 
Kiều đến từ sự phức tạp, đa diện trong nhân cách tư tưởng của Nguyễn Du. Trong ông 
tồn tại lí trí của một ông quan và tình cảm của một nghệ sĩ, cả lí tưởng hành đạo của 
một nhà Nho quân tử và tư chất tài tình của một nhà Nho tài tử. Hai khuôn mặt này tồn 
tại song song trong nhân cách Nguyễn Du, có khi bổ trợ cho nhau, có khi xung đột với 
nhau. Sự đồng hành và mâu thuẫn ấy dường như đã thể hiện trong cách ông xây dựng 
nhân vật tâm đắc nhất của mình là Vương Thuý Kiều. Kiều đã đi từ chốn “Êm đềm 
trướng rủ màn che” (Nguyễn, 2001, tr. 55) đến chỗ “Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa” 
(Nguyễn, 2001, tr. 200) mà vẫn được Nguyễn Du mượn lời chàng Kim Trọng để chiêu 
1 Thơ chữ Hán Nguyễn Du không chỉ đề vịnh về các nhân vật mang đức hạnh Nho giáo nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc như: 
Dương Thái Hậu, Dương Quý Phi, Nga Hoàng, Nữ Anh, Ngu Cơ, Tiểu Kiều, Đại Kiều,... mà còn ca ngợi những người phụ nữ dù 
không xuất thân cao sang quyền quý nhưng để lại tấm gương đức hạnh Nho giáo như người chinh phụ chờ chồng hóa đá ở Lạng 
Sơn, ba người phụ nữ họ Lưu trầm mình trên biển,... 
Phạm Văn Hóa 
153 
tuyết rằng “Như nàng lấy hiếu làm trinh” (Nguyễn, 2001, tr. 200). Ông đã tìm cách 
hoán đổi các hệ giá trị của Nho gia về đạo đức để giải cứu cho nhân vật yêu quý của 
mình. Ông đã để cho nàng Thuý Kiều mấy lần định quyên sinh giữ tiết nhưng rồi lại để 
nàng sống với những suy nghĩ toan tính rất mực “con người”. Dành sự thương cảm nâng 
niu với phận ca nhi kỹ nữ trên cái nền tảng thâm căn cố đế của đạo đức lễ giáo Nho gia 
– chính điều đó đã làm nên cái vĩ đại trong nhân cách và văn tài của Nguyễn Du. Quả 
thật, “sự đa tạp, hỗn dung về tư tưởng chính trị - đạo đức và thẩm mỹ trong bản thân tác giả 
trung đại là một thực tế quan trọng cần được tôn trọng” (Trần, 2012, tr. 209). 
Trung hiếu tiết nghĩa ở Thuý Kiều của Nguyễn Du còn là kết quả của một quá 
trình tiếp nhận và dung hợp văn hóa Nho giáo của người Việt. Bản thân đạo đức Nho 
giáo có nhiều yếu tố nhân văn phù hợp với đạo đức truyền thống người Việt. Nho giáo 
cực đoan luôn xem nhẹ vai trò của người phụ nữ đối với xã hội nhưng tư tưởng Việt 
Nam luôn xây dựng trên nền bản sắc không phân biệt nam nữ để đánh giá và ghi nhận 
phẩm chất của họ. Thực tế trong tác phẩm, Nguyễn Du không đề cao Kiều ở phẩm chất 
người con gái nết na, đảm đang, theo kiểu công, dung, ngôn, hạnh Nho giáo. Quan điểm 
nghiên cứu phong kiến nêu cao đạo đức trung hiếu tiết nghĩa trong Truyện Kiều và nhân 
vật Thuý Kiều, cho đó là đạo đức của Nho giáo và Kiều là tấm gương của đạo đức ấy. 
Thực tế, Nho giáo đến thời đại Nguyễn Du đã trở thành tấm khiên cản trở và tội lỗi. 
Nhân dân sở dĩ yêu mến Kiều và Truyện Kiều là do họ tìm thấy trong đó cái đạo nghĩa 
của mình. Cho nên trung hiếu tiết nghĩa trong truyện tuy mang tên Nho giáo, nhưng 
thực chất lại là đạo đức nhân dân, là đạo nghĩa nhân dân. Chẳng hạn Nho giáo là phục 
tùng, đạo hiếu của nhân dân là tình yêu thương. Với người Việt Nam, tam tòng tứ đức 
không hề là khuôn mẫu duy nhất định hình nữ tính, người phụ nữ Việt trong truyền 
thống cũng không nhất thiết là liễu bồ dựa bóng tùng quân, an phận nâng khăn sửa túi. 
Điều này phù hợp với khẳng định của Zhao và Song (2015, tr. 379), các nhà nghiên cứu 
người Trung Quốc: “Thuý Kiều của Nguyễn Du vẫn bảo lưu chất tài tình của tiểu thuyết 
tài tử giai nhân Trung Quốc nhưng Thuý Kiều của Trung Quốc trọng chữ “tài”, Thuý 
Kiều của Nguyễn Du trọng chữ “mệnh” và chữ “tình”, trọng “nữ tính” hơn. Chữ “tài” 
của Thuý Kiều Việt Nam chỉ giúp làm nền cho thân phận người phụ nữ. Thúy Kiều của 
Thanh Tâm tài nhân thể hiện sự điềm tĩnh và dũng cảm của con người trọng đạo lý. 
Thúy Kiều của Nguyễn Du dịu dàng nhu thuận, nhân ái, bao dung hoàn toàn phù hợp 
với những chuẩn mực về người con gái lý tưởng thể hiện được những đức tính tốt đẹp 
của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Từ đầu đến cuối tác phẩm, Kiều của Nguyễn 
Du luôn giữ phẩm cách thiện lương, thùy mị”. Không giống con người nghĩa lý, đạo lý 
của Thanh Tâm tài nhân, Thuý Kiều của Nguyễn Du trở thành con người tâm lý, con 
người tình nghĩa. Ở đây có yếu tố truyền thống văn hóa và văn học đặc thù của mỗi dân 
tộc đã ảnh hưởng tới phong cách nghệ sĩ. Đọc Truyện Kiều, người ta nhận ra những 
phẩm chất, tính cách, tâm lý,... của Thuý Kiều như hiện thân người phụ nữ Việt Nam, 
không xa lạ. Đấy là biệt tài của Nguyễn Du trên tinh thần chủ động của văn hóa nội sinh 
tiếp biến văn hóa ngoại sinh về phía dòng chảy văn hóa Việt, trong xu hướng dân tộc 
hóa. Hình tượng Thuý Kiều còn phản ánh tính thời đại Nguyễn Du: Sự thức tỉnh của 
tiếng nói cá nhân, giải phóng cá nhân và quyền tự do cá nhân trong sự chuyển biến xã 
hội, thăng trầm thời thế và quyền lực. Cá nhân Thuý Kiều và người phụ nữ nói chung 
chủ động trong việc ra quyết định, tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc, cũng như xác lập các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
154 
hệ giá trị và chuẩn mực chứ không đơn giản tuân theo quy chuẩn đạo đức, truyền thống, 
ràng buộc của xã hội Nho giáo. Đây là biểu hiện của phẩm chất Kiều, cũng là đặc tính 
của văn hóa Việt: Linh hoạt trước hoàn cảnh. Cùng với các nhân vật khác, Kiều đã định 
nghĩa lại hiếu, trung, trinh tiết, phẩm giá và giành quyền quyết định hành động của 
nàng đối với các giá trị cá nhân này. 
5. KẾT LUẬN 
Bài viết tìm hiểu nhân vật Thuý Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới 
góc nhìn văn hóa Nho giáo, không chỉ giúp thấu hiểu sâu sắc hơn nội dung của tác 
phẩm, đồng thời thông qua sự thành công trong việc “tái tạo” nhân vật Thuý Kiều có thể 
nhìn nhận những ẩn tàng sau phẩm chất của nàng là văn hóa Việt truyền thống. Đằng 
sau sự thành công trong ngòi bút xây dựng hình tượng Thuý Kiều nói riêng, chúng ta 
nhận ra sự tiếp nhận văn hóa Nho giáo của Việt Nam không hoàn toàn là sự sao chép, 
mà đó là sự tiếp nhận sáng tạo và có chọn lọc, nói như một số nhà nghiên cứu, Nho giáo 
đã được Việt Nam hóa. Chữ Nôm và văn học chữ Nôm là dòng văn học dưới sự sáng 
tạo của người Việt sau khi tiếp thu chữ Hán và văn học Hán. Nguyễn Du và tác phẩm 
đỉnh cao của văn học Việt Nam thời trung đại Truyện Kiều là một ví dụ điển hình cho 
tinh thần sáng tạo đó. Dưới ngòi bút của Nguyễn Du tư tưởng văn hóa Nho giáo được 
thể hiện tinh thần Việt một cách tinh tế. Trong một bài viết, Nguyễn (2016, tr. 26) đã 
từng khẳng định rằng: “Quyền lực chính trị và quyền lực văn hóa đã sững sờ bó tay 
trước một kiệt tác văn chương tràn đầy tư thế. Với Truyện Kiều, Nguyễn Du không chỉ 
thể hiện cái tài năng cá nhân của riêng mình mà còn nói với thế giới về căn cốt của văn 
hóa Việt Nam”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Hoài, T. (1979). Nghìn thu vọng mãi. In trong D. A. Đào (chú giải), Nguyễn Du Truyện 
Kiều (tr. 58). NXB.Văn học. 
Nguyễn, D. (2001). Truyện Kiều. NXB. Văn học. 
Nguyễn, T. T. X. (2016). Nguyễn Du người làm nên những cuộc hôn phối kỳ diệu trong 
thế giới văn chương. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 19(X3), 26. 
Tạ, N. L. (2013). Lịch sử Việt Nam (Tập 3). NXB. Khoa học Xã hội. 
Trần, Đ. H. (1996). Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại. NXB. Văn hóa Thông tin. 
Trần, N. T. (2015). Truyện Kiều dưới cái nhìn của kiểu người đọc nhà nho. In trong Kỷ 
yếu Hội thảo Kỷ niệm 250 năm năm sinh đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa 
Nguyễn Du (tr. 635-644). NXB. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 
Trần, Q. N. (2013). Khảo sát Truyện Kiều (Ch. Thâu, Ghi).  
com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/3866-khao-sat-doan-truong-
tan-thanh-cua-nguyen-du-bai-soan-cho-lop-8a-va-b-truong-pho-thong-cap-iii-
phan-dinh-phung-ha-tinh-nien-khoa-1950-1951 
Trần, T. N. (2012). Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. NXB. Giáo dục. 
Phạm Văn Hóa 
155 
Vũ, T. (2016). Sự kế thừa, phát triển tư tưởng và nghệ thuật trong Truyện Kiều. Tạp chí 
Khoa học Xã hội Việt Nam, (2), 76-85. 
Zhao, Q. Y., & Song, L. Y. (2015). Kim Vân Kiều truyện của Nguyễn Du với Kim Vân 
Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân: Kế thừa và biến đổi (Phan, Th. V., Dịch). 
In trong Kỷ yếu Hội thảo Kỷ niệm 250 năm năm sinh đại thi hào dân tộc, danh 
nhân văn hóa Nguyễn Du (tr. 856-874). NXB. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí 
Minh. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_vat_thuy_kieu_trong_truyen_kieu_tu_goc_nhin_van_hoa_nho.pdf