Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh
Nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển nuôi tôm. Từ đó, chúng tôi đưa ra các hàm ý chính sách nhằm phát triển
các mô hình nuôi tôm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ và phát triển kinh
tế địa phương. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 300 nông hộ. Phương pháp cân
bằng cấu trúc tuyến tính (SEM) được thực hiện để phân tích các nhân tố trong mô
hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố được đề xuất trong mô
hình nghiên cứu có ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm, ngoại trừ nhân tố lao động
chưa đủ cơ sở để xác định sự ảnh hưởng. Do đó, chúng ta cần có nghiên cứu tiếp
theo với cỡ mẫu lớn hơn về lực lượng lao động trong nuôi tôm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh
Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 470 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TẠI TỈNH TRÀ VINH FACTORS AFFECTING PRAWN FARMING DEVELOPMENT IN TRA VINH PROVINCE NCS. Lâm Thị Mỹ Lan1 Tóm tắt – Nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm. Từ đó, chúng tôi đưa ra các hàm ý chính sách nhằm phát triển các mô hình nuôi tôm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ và phát triển kinh tế địa phương. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 300 nông hộ. Phương pháp cân bằng cấu trúc tuyến tính (SEM) được thực hiện để phân tích các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố được đề xuất trong mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm, ngoại trừ nhân tố lao động chưa đủ cơ sở để xác định sự ảnh hưởng. Do đó, chúng ta cần có nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn về lực lượng lao động trong nuôi tôm. Từ khóa: nuôi tôm, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm, tỉnh Trà Vinh. 1. GIỚI THIỆU Ngành tôm là một ngành hàng mũi nhọn, có đóng góp quan trọng trong nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung. Nhờ những thành tựu về khoa học công nghệ, ngành tôm đã có những bước tiến vượt bậc với nhiều mô hình tốt áp dụng vào sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Ngành tôm cũng đã tiên phong trong quá trình mở rộng thị trường tiêu thụ khắp các châu lục, tôm Việt Nam đã có mặt trên 99 thị trường, đạt kim ngạch xuất khẩu 3,38 tỉ USD với một số thị trường chủ lực như Mĩ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Brazil, Mexico. Trong đó, tôm chân trắng chiếm 70%, tôm sú chiếm 20,5% và các sản phẩm tôm biển và tôm khác chiếm 9,5% [1]. Do việc nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh đang chịu sự cạnh tranh gay gắt nên các địa phương cần có phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh; các nông hộ nuôi tôm theo phương thức truyền thống dần dần không còn phù hợp với sự biến đổi khí hậu như hiện nay. Hơn nữa, thị trường xuất khẩu tôm yêu cầu ngày cao hơn. Do đó, người nuôi tôm cần phải có quy trình nuôi tốt, có thể truy xuất nguồn gốc, an toàn 1 Trường Đại học Trà Vinh; Email:mylanbt@tvu.edu.vn Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 471 sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; việc liên kết sản xuất tôm còn rất hạn chế; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu. Qua nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó có phát triển nuôi tôm. Do đó, để có cơ sở xác định thế mạnh của địa phương, chúng ta cần có môt nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm tỉnh Trà Vinh. 2. KHUNG LÍ THUYẾT 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm Sự phát triển nuôi tôm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Trong nghiên cứu này, các tác giả phân nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi tôm theo lí thuyết của Michael E.Porter, bao gồm các tiêu chí thuộc môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Tác giả kế thừa các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển của Phạm Thị Ngọc [2] để xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm như sau: 2.1.1. Nguồn lực lao động Nguồn lực lao động ảnh hưởng nhiều đến phát triển nuôi tôm nhưng nó chỉ tập trung ở một số nội dung: giới tính, trình độ văn hóa, chuyên môn, độ tuổi, kinh nghiệm, tập huấn trong nuôi tôm. Mối quan hệ này cần xem xét để thấy được mức độ ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm, từ đó đề xuất các giải pháp để tác động nhằm phát triển nuôi tôm. 2.1.2. Ngành phụ trợ và liên quan Chế biến thuỷ sản là ngành nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ để sản xuất ra những mặt hàng thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao và góp phần gia tăng tỉ trọng xuất khẩu trong những ngành có giá trị xuất khẩu cao của cả nuớc. Để phát triển nuôi tôm, cần có hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đồng bộ, nhất là thủy lợi [2]. 2.1.3. Đầu vào trực tiếp Chất lượng con giống góp phần quyết định đến sự thành bại của nghề nuôi [3]. Giống tôm tốt sẽ đảm bảo năng suất cũng như luôn đảm bảo năng lực cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, hạn chế tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đang ngày càng trầm trọng [2]. Cùng với con giống, thức ăn đóng góp quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Hiệu quả của nuôi tôm phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn thức ăn và cách cho ăn [4]. Tuy nhiên, giá thức ăn lại ảnh hưởng đến quyết định cho ăn đối với người nuôi tôm. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 472 2.1.4. Điều kiện thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm quy định quy mô, cơ cấu thủy sản nuôi trồng. Người sản xuất luôn căn cứ vào cung – cầu để điều chỉnh hành vi sản xuất kinh doanh cho phù hợp nhằm hạn chế tối đa rủi ro do tác động của thị trường [5]. Điều kiện thị trường thuận lợi hay khó khăn đánh giá qua quy mô tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của cầu [6]. 2.1.5. Nguồn vốn đầu tư Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Long và Huỳnh Văn Hiền [7], tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Cà Mau được nuôi với chi phí/1 ha/vụ là gần 400 triệu đồng, tôm sú thâm canh là gần 500 triệu đồng/1 ha/1 vụ [8]. Vốn ảnh hưởng đến việc tái sản xuất khi gặp rủi ro hoặc phát triển sang mô hình có hiệu quả cao. Điều này khẳng định vai trò của vốn trong phát triển nuôi tôm là hết sức quan trọng [2]. 2.1.6. Điều kiện tự nhiên Các yếu tố: diện tích mặt nước, nguồn nước, thời tiết đều tạo nên đặc điểm riêng cho phát triển nuôi tôm, sự hiểu biết về môi trường nước, nắm bắt được đặc điểm của vật nuôi, hiểu biết được chu kì khí hậu, quy luật lên xuống của thủy triều vùng ven biển để điều chỉnh thời vụ cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất [9]. Cộng đồng những người nuôi tôm quy mô nhỏ là một trong những đối tượng nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu cả về ... tố lao động đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá sự quan trọng trong nuôi tôm. Theo ý kiến của nông hộ, lao động tại vùng nghiên cứu là lao động gia đình bao gồm nam giới, nữ giới, người già (quá tuổi lao động), trẻ nhỏ (chưa đủ tuổi lao động) có thể tham gia ở tất cả các hoạt động nuôi tôm từ khâu chuẩn bị đất đến thu hoạch nhưng mức độ đóng góp khác nhau. Đồng thời, theo ý kiến của nông hộ, việc nuôi tôm thành công hay thất bại yếu tố lao động không quyết định được, việc nuôi tôm khi bắt đầu nuôi một vụ, họ có thể tích lũy được kinh nghiệm cho vụ sau và kinh nghiệm học có thể trau dồi, học hỏi lẫn nhau. Số liệu và kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng nhân tố lao động chưa tác động và cũng là điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước, đây là hướng Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 478 mở cho các nghiên cứu sau này. - Kiểm định bootstrap Kết quả phân tích Bootstrap (N = 600) cho thấy, giá trị tuyệt đối của CR trong mối quan hệ giữa các khái niệm là nhỏ (|CR| ≤ 2). Vì vậy, chúng tôi có thể kết luận các ước lượng trong mô hình nghiên cứu lí thuyết là đáng tin cậy. Phương pháp này chứng tỏ mô hình lí thuyết có thể tin cậy ở mẫu lớn hơn. 4.2. Thảo luận Tổng hợp các giả thuyết, cho thấy trong 7 giả thuyết có 06 giả thuyết được chấp nhận (H1, H2, H4, H5, H6, H7) có 1 giả thuyết không được chấp nhận ( H3). Kết quả ước lượng: Các giá trị tương quan là số dương. Do đó, mức độ tác động đến phát triển NT của các nhóm nhân tố là tác động thuận chiều, theo thứ tự tăng dần như sau: nguồn vốn đầu tư (0,141), điều kiện yếu tố đầu vào (0,156), điều kiện tự nhiên (0,163), điều kiện thị trường (0,166), điều kiện ngành phụ trợ và liên quan (0,249) và tác động mạnh nhất là cấu trúc ngành và sự cạnh tranh ( 0,330) với độ tin cậy 95%. Các yếu tố còn giữ lại và với mỗi yếu tố, mức độ quan trọng của từng tiêu chí cũng khác nhau: 4.2.1. Đối với nhân tố cấu trúc ngành và sự canh tranh Tiêu chí chất lượng sản phẩm tôm (không có tạp chất, kháng sinh) cạnh tranh trên thị trường nước ngoài (0,782) có vai trò quan trọng nhất đến sự phát triển nuôi tôm. Mặt khác, theo đánh giá chung, chất lượng tôm tại vùng nghiên cứu hiện nay là khâu mạnh nhất vì giá trị mean (3,33) của nó cao nhất. Đồng thời, tiêu chí giữa các hộ nuôi có sự liên kết hợp lí (0,775) cũng được nông hộ đánh giá cao (mean 3,33 > 3). Tiêu chí Liên kết với bên tiêu thụ đảm bảo lợi ích cho người nuôi (0,657) cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phát triển. Trong nuôi tôm, khâu tiêu thụ là rất quan trọng, tại vùng nghiên cứu nông hộ tiêu thụ tôm chủ yếu là qua trung gian (thương lái hoặc vựa), rất ít nông hộ bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến. Tuy nhiên, việc bán tôm của nông hộ cũng rất dễ dàng, thương lái đến tận nơi để thu mua, thâm chí hỗ trợ phân thu hoạch tôm cho nông hộ và đây cũng là tiêu chí khá quan trọng vì giá trị mean (3,30 > 3). Tiêu chí Liên kết với bên cung ứng về cung cấp vật tư đảm bảo được lợi ích cho người nuôi (0,606) đứng thứ tư về mức độ quan trọng. Theo khảo sát của tác giả, việc liên kết này xảy ra tại vùng nghiên cứu được các cửa hàng/đại lí thức ăn cung cấp thức ăn theo phương thức bán chịu đến cuối vụ. Các loại vật tư được cung cấp như thức ăn, thuốc, hóa chất. Theo nông hộ, liên kết này hiện nay đem lại lợi Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 479 ích cho người nuôi mean (3,25 > 3). Ngoài ra, hệ thống giao thông, thủy lợi tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đảm bảo cho các vùng nuôi tập trung. Bên cạnh đó, do chưa liên kết đồng bộ trong sản xuất nên người dân phải mua tôm giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản với giá cao làm tăng chi phí đầu tư. 4.2.2. Đối với nhân tố ngành phụ trợ & liên quan Tiêu chí hệ thống điện cung cấp đủ nhu cầu cho việc nuôi tôm (0,773) là tiêu chí có vai trò quan trọng nhất. Việc nuôi tôm theo phương thức thâm canh, điện là yếu tố cần thiết cho nông hộ trong quá trình nuôi và có giá trị mean (3,43 > 3). Tiêu chí hệ thống cơ quan chuyên môn (các công ti, cửa hàng thuốc, thức ăn thủy sản) hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh tốt cho phát triển (0,745) đứng vị trí thứ 2 về mức độ quan trọng với giá tri mean (3,37 > 3). Vấn đề dịch bệnh trong nuôi tôm là vấn đề nông hộ luôn quan tâm vì đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của nông hộ. Tiêu chí sự phát triển nhà máy chế biến/sơ chế thủy sản thuận lợi cho phát triển nuôi tôm (0,738) với giá trị mean (3,41 > 3) hệ thống nhà máy chế biến là yếu tố quan trọng, vì phần lớn sản phẩm từ tôm dùng cho xuất khẩu. Tiêu chí hệ thống tiêu thụ bao gồm nông hộ - thương lái/vựa - nhà máy chế biến thúc đẩy cho sự phát triển (0,631) với giá trị mean (3,39 > 3). Theo đánh giá chung, giá bán thời gian qua có nhiều biến động bất thường. Tiêu chí hệ thống quan trắc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho nông hộ nuôi tôm (0,647) với giá trị mean (3,43 > 3). Trong nuôi tôm, việc kiểm soát môi trường nước về độ mặn, độ PH, đồ phèn rất quan trọng, đây là yếu tố dẫn đến dịch bênh. 4.2.3. Đối với điều kiện thị trường Trong ngành công nghiệp, yếu tố điều kiện thị trường càng khắt khe thì nó sẽ càng làm cho ngành thay đổi để phát triển tốt hơn, mối quan hệ giữa yếu tố điều kiện thị trường và phát triển ngành là tương quan âm. Trong nghiên cứu này, điều kiện thị trường tương quan dương với phát triển nuôi tôm, hay điều kiện thị trường thuận lợi sẽ giúp phát triển nuôi tôm tốt hơn. Nhân tố thị trường có mức ảnh hưởng vị trí thứ 3 (0,166), mức độ quan trọng của 4 chỉ báo theo thứ tự như sau: Thitruong3: giá trong thời gian qua thuận lợi cho phát triển nuôi tôm (0,762); Thitruong1: mức tiêu dùng các sản phẩm tôm trong nước tăng lên qua các năm (0,761); Thitruong2: giá trong thời gian qua thuận lợi cho phát triển nuôi tôm (0,751); Thitruong4: người tiêu dùng yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao (0,727). Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 480 Như vậy, xuất khẩu ra thị trường thế giới là yếu tố quan trọng nhất, vì phần lớn sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản dùng cho xuất khẩu. Giá trị mean của chúng là 3,27; 3,30; 3,36 và 3,39, điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm tôm của tỉnh đang tăng lên. 4.2.4. Đối với điều kiện tự nhiên Hệ số tương quan của điều kiện tự nhiên là 0,163, đây là yếu tố quan trọng thứ tư tác động thuận chiều đến sự phát triển nuôi tôm. Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Trong khi đó, mức độ tác động của từng chỉ báo như sau: thời tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển (0,843); điều kiện nguồn nước phù hợp để phát triển (độ mặn, PH, độ phèn) (0,806), vị trí địa lí phù hợp cho phát triển (0,654) và diện tích mặt nước thuận lợi cho phát triển (0,599). Theo đánh giá của nông hộ, thời tiết tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua thay đổi làm môi trường ao nuôi biến động, điều này tạo điều kiện cho một số bệnh phát triển: bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, phân trắng trên tôm sú và tôm chân trắng. Điều kiện nguồn nước: phần lớn nuôi tôm tại Trà Vinh là TC và BTC nhưng chưa có hệ thống cấp – thoát nước riêng biệt vì thế nước thải chưa được kiểm soát trước khi xả vào môi trường, chất lượng nước ngày một xấu đi. Về vị trí địa lí: Trà Vinh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích tự nhiên là 2.288,09 km2, nằm kẹp giữa hai con sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hậu, một mặt giáp biển Đông (dài 65 km), có hai cửa sông quan trọng là Cung Hầu và Định An; hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt với tổng chiều dài 578 km; diện tích lưu vực tự nhiên là 21.265 ha và khoảng 98.597 ha. Diện tích mặt nước: Tại tỉnh Trà Vinh, người dân tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi tôm chân trắng theo hình thức siêu thâm canh, nhiều hộ nuôi tôm thẻ theo phương thức quảng canh và quảng canh cải tiến chuyển sang nuôi tôm thẻ theo phương thức thâm canh. 4.2.5. Đối với đầu vào trực tiếp Với nhóm đầu vào trực tiếp có bốn yếu tố còn giữ lại và với mỗi yếu tố, mức độ quan trọng của từng tiêu chí cũng khác nhau, cụ thể như sau: DDV1: chất lượng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y (0,812); DDV2: giá thức ăn công nghiệp ở mức hợp lí (0,769); DDV 3: các cơ sở đã cung cấp con giống đạt chất lượng, có chứng nhận kiểm dịch (0,737); DDV4: giá con giống ở mức phù hợp (0,734). Ta thấy, tiêu chí chất lượng thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y có vai trò quan trọng nhất đến sự phát triển nuôi tôm. Tiêu chí giá thức ăn công nghiệp và giá con giống ảnh hưởng đáng kể đến kết quả sản xuất, giá thức ăn công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong tổng chi phí nuôi, nhưng giá của chúng hiện nay đang ở mức cao đã làm Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 481 chi phí sản xuất gia tăng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Giá giống tôm thẻ dao động từ 80-110 đồng/con tùy vào nguồn cung ứng phần lớn phụ thuộc vào nguồn cung ứng ngoài tỉnh. Giá tôm sú giống dao động từ 100 đến 130 đồng/con, do mức giá trên là rất cao nên nó đã gây khó khăn cho người nuôi. Mức giá này cũng tương đối phù hợp với người nuôi. Hơn nữa, giống cung cấp cho người nuôi đều có chứng nhận kiểm dịch, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng chóng dịch bệnh cho tôm. Theo đánh giá chung, nhân tố đầu vào trực tiếp với các tiêu chí giữ lại đều có giá trị mean >3. 4.2.6. Đối với nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư trong nuôi tôm rất lớn đặc biệt là nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Do đó, việc thiếu hụt vốn đầu tư diễn ra phổ biến trong nuôi tôm, điều này đã gây ra những khó khăn đáng kể cho sự phát triển ngành nuôi tôm của tỉnh. Với bốn tiêu chí được giữ lại, mức độ quan trọng lần lượt là NGV1: nguồn vốn đáp ứng đủ khi có nhu cầu tăng diện tích nuôi/thay đổi mô hình nuôi (0,796); NGV4: sự hiện đại của máy móc thiết bị đáp ứng được yêu cầu phát triển (0,725); NGV2: khả năng tiếp cận nguồn vốn vay kịp thời nhanh chóng (0,691); NGV3: lãi suất vay phù hợp cho yêu cầu của phát triển (0,682). Vậy, trong hệ thống ngân hàng, lãi suất thấp là lựa chọn tốt cho nông hộ. Nhưng khả năng tiếp cận vốn từ nguồn vốn này của người nuôi tôm hiện cũng tương đối thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, việc nuôi tôm thể gặp rủi ro lớn, dẫn đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng bị rủi ro theo. 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm; đồng thời, kết quả kiểm định cho thấy có sáu nhóm nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến sự phát triển nuôi tôm tỉnh Trà Vinh thời gian qua. Không có cơ sở để chứng minh mối quan hệ giữa yếu tố lao động và phát triển nuôi tôm, nhưng theo đánh giá của người dân, tình hình lao động tại địa phương là thuận lợi như lực lượng lao động dồi dào, giá thuê lao động rẻ, trình độ chung đáp ứng được công việc. Nhân tố lao động cũng cần trong phát triển nuôi tôm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, do các chỉ số báo không có độ tin cậy nên nhân tố này bị loại bỏ. Cần một nghiên cứu ở phạm vị chọn mẫu rộng lớn hơn như khu vực hay cả nước, để đánh giá tác động của nhân tố này. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 482 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] VASEP. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam. Truy cập từ [Ngày truy cập ngày 29/5/2020]. [2] Phạm Thị Ngọc. Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa [Luận án Tiến sĩ]. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 2017. [3] Lê Thu Hường. Một số vấn đề về phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay. Truy cập từ [Truy cập ngày 15/2/2019]. [4] Phạm Tân Tiến và Đỗ Đoàn Hiệp. Những điều cần biết khi nuôi cá nước tĩnh trong nuôi cá nước ngọt quyển 1. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội. 2006. [5] Nguyễn Kim Phúc. Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam [Luận án Tiến sĩ]. Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; 2011. [6] Nguyễn Ngọc Toàn và cộng sự. Lợi thế cạnh tranh quốc gia. NXB Trẻ; 2012. [7] Nguyễn Văn Long và Huỳnh Văn Hiền. Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2015; số 37: tr.105-111. [8] Nguyễn Văn Long. Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2016; số 46: tr.87-94. [9] Trần Nguyễn Anh. Thủy sản phải thích ứng với biến đổi khí hậu. Truy cập từ article-14165.tsvn [Truy cập ngày 15/2/2019]. [10] M. C. Badjeck Kam S. P., L. The and N. Tran. Autonomous adaptation to climate change by shrimp and catfish farmers in Vietnam’s Mekong River delta. World Fish Working. 2012;4. [11] Nguyễn Ngọc Thanh. Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền Bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu [Đề tài Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước]; 2015. [12] Nguyễn Quang Linh. Hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản. NXB Đại học Huế; 2011. [13] Nguyễn Đình Thọ. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Tài chính; 2013. [14] Hossain, M.S.; Chowdhury, S.R.; Das, N.G.; Rahaman, M.M.. Multi-criteria evaluation approach to GIS-based land-suitability classification for tilapia Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 483 farming in Bangladesh. Aquaculture International. 2007; 15(6): 425-443. DOI: 10.1007/s10499-007-9109-y. [15] Radiarta, I.N.; Saitoh, S.I.; Miyazono, A.. GIS-based multicriteria evaluation models for identifying suitable sites for Japanese scallop (Mizuhopecten yessoensis) aquaculture in Funka Bay, southwestern Hokkaido, Japan. Aquaculture. 2008;284(1):127-135. DOI: 10.1016/j.aquaculture.2008.07.048.
File đính kèm:
- nhan_to_anh_huong_den_phat_trien_nuoi_tom_tai_tinh_tra_vinh.pdf