Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú

Ung thư buồng trứng di căn vú rất hiếm gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 0,03 - 0,6% bệnh lý ác tính ở vú, và

tính đến năm 2015 có 110 trường hợp được ghi nhận. Bệnh chiếm tỷ lệ thấp nên dễ bị bỏ sót hoặc nhầm

lẫn trong chẩn đoán. Nhân một trường hợp ung thư buồng trứng di căn đến vú, chúng tôi muốn nhắc đến

vai trò của các dấu ấn miễn dịch, nhằm xác định nguồn gốc nguyên phát của bướu, từ đó giúp lập kế

hoạch điều trị, tránh những can thiệp không cần thiết.

Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú trang 1

Trang 1

Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú trang 2

Trang 2

Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú trang 3

Trang 3

Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú trang 4

Trang 4

Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú trang 5

Trang 5

Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú trang 6

Trang 6

Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú trang 7

Trang 7

Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú trang 8

Trang 8

Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 11680
Bạn đang xem tài liệu "Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú

Nhân một trường hợp ung thư buổng trứng di căn vú
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 53 
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP UNG THƯ BUỔNG TRỨNG 
DI CĂN VÚ 
CUNG THỊ TUYẾT ANH1, NGUYỄN VĂN TIẾN2, TẠ THANH LIÊU3, VÕ TIẾN TÂN NHI2, 
THÁI ANH TÚ4, ĐOÀN TRỌNG NGHĨA5, NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN6 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Yến 
Email: ngocyennguyen93@gmail.com 
Ngày nhận bài: 08/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Khoa Xạ trị Tổng quát - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
 Bộ môn Ung thư - Đại học Y Dược TP. HCM 
2 BSCKII. Trưởng Khoa Ngoại Phụ Khoa - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
3 BSCKII. Phó Trưởng Khoa Ngoại Phụ Khoa - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
4 Phó Trưởng Khoa - Điều hành Khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
5 BSĐT Khoa Ngoại Phụ Khoa - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
 Bộ môn Ung thư - Đại học Y Dược TP. HCM 
6 BSĐT Khoa Ngoại Phụ Khoa - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
MỞ ĐẦU 
Ung thư buồng trứng đứng thứ 18 trong những 
bệnh ung thư thường gặp, và đứng thứ 8 trong 
nhóm những bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. 
(Globocan 2018)[34]. Tuy không phải là căn bệnh 
thường gặp nhất, nhưng lại chiếm tỷ lệ tử vong cao 
(5,1/100.000) và tỷ lệ sống còn 5 năm dưới 50%[35]. 
Điều này được giải thích bởi việc chậm trễ trong 
chẩn đoán, với hơn 75% trường hợp được chẩn 
đoán khi bệnh đã ở giai đoạn tiến xa do triệu chứng 
ban đầu không đặc hiệu, và hơn 60% trường hợp đã 
có di căn xa tại thời điểm chẩn đoán[27]. 
Ung thư buồng trứng có thể giới hạn tại chỗ tại 
vùng, xâm lấn trực tiếp từ buồng trứng sang các cấu 
trúc lân cận như bàng quang, trực tràng, gieo rắc ổ 
phúc mạc, với 86% ở phúc mạc thành và mạc nối 
lớn, 50% ở các rãnh đại tràng và 20% ở lách. Bệnh 
cho di căn xa theo đường máu chiếm khoảng 16%, 
trong đó nhiều nhất là màng phổi, chiếm tỷ lệ 33%, 
kế đến là gan với 26% và phổi chiếm 15%[11]. Di căn 
theo đường bạch huyết chiếm khoảng 70%, vị trí 
thường gặp nhất là hạch chậu và hạch cạnh động 
mạch chủ bụng[20] [21] [27]. 
Bên cạnh đó, một số vị trí di căn hiếm gặp cũng 
đã được báo cáo, bao gồm da, xương, hệ thần kinh 
trung ương, mắt, vú, khí - phế quản, tim 0 màng tim. 
Những ổ di căn này có thể xuất hiện tại thời điểm bắt 
đầu hoặc trong suốt quá trình diễn tiến bệnh, với 
những triệu chứng không đặc hiệu, và có tiên lượng 
sống còn kém hơn so với những vị trí di căn thường 
gặp khác[7],[25],[33]. 
Nhiều phương tiện chẩn đoán đã được nghiên 
cứu nhằm tìm ra nguồn gốc nguyên phát của tế bào 
ung thư, trong đó, giải phẫu bệnh và hóa mô miễn 
dịch đóng vai trò tiên quyết, định hướng chẩn đoán 
và điều trị. 
Trong bài báo này, chúng tôi báo cáo một 
trường hợp ung thư buồng trứng di căn vú hiếm gặp, 
và nhắc tới vai trò của các dấu ấn miễn dịch trong 
việc chẩn đoán xác định nguồn gốc của bướu 
nguyên phát. 
TÓM TẮT 
Ung thư buồng trứng di căn vú rất hiếm gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 0,03 - 0,6% bệnh lý ác tính ở vú, và 
tính đến năm 2015 có 110 trường hợp được ghi nhận. Bệnh chiếm tỷ lệ thấp nên dễ bị bỏ sót hoặc nhầm 
lẫn trong chẩn đoán. Nhân một trường hợp ung thư buồng trứng di căn đến vú, chúng tôi muốn nhắc đến 
vai trò của các dấu ấn miễn dịch, nhằm xác định nguồn gốc nguyên phát của bướu, từ đó giúp lập kế 
hoạch điều trị, tránh những can thiệp không cần thiết. 
Từ khóa: Ung thư buồng trứng di căn vú. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2) 
54 
CA LÂM SÀNG 
Bệnh nhân Nguyễn Thị H., sinh năm 1965, địa 
chỉ Lâm Đồng, nghề nghiệp nội trợ, nhập viện vào 
tháng 10 năm 2019. 
Bệnh sử 
Cách nhập viện 1 tháng, bệnh nhân đau âm ỉ 
khắp bụng, cảm giác đầy bụng, ăn uống kém, thấy 
bụng to dần; bệnh nhân đi khám bệnh viện Chợ Rẫy, 
được siêu âm bụng và chụp CT-scan bụng chậu, ghi 
nhận tràn dịch ổ bụng lượng nhiều, được chẩn đoán: 
theo dõi Ung thư phúc mạc, chưa loại trừ ung thư 
buồng trứng, nên bệnh nhân đến khám bệnh viện 
Ung Bướu. 
Tiền căn 
Năm 2010, bệnh nhân mổ bướu vú phải tại 
Bệnh viện Ung Bướu, hiện đã mất giấy ra viện. 
Chưa ghi nhận tiền căn bệnh lý di truyền hay mang 
gen đột biến. 
Khám lâm sàng 
Hạch trên đòn trái kích thước khoảng 2cm, 
cứng, giới hạn không rõ, di động kém. 
Vú 2 bên: Không sờ chạm bướu vú. 
Báng bụng lượng nhiều, không sờ rõ bướu ổ 
bụng. 
Khám phụ khoa: Cổ tử cung không sang 
thương, vùng túi cùng sau có nốt gieo rắc xâm lấn 
một phần vùng chậu. 
Các cơ quan khác trong giới hạn bình thường. 
Cận lâm sàng 
CA125 >5000U/mL, HE4 1423,1pmol/L, LDH 
682U/L, AFP và bhCG trong giới hạn bình thường. 
Siêu âm bụng 
Carcinomatosis xoang phúc mạc, buồng trứng 
hai bên không thấy. 
CT-Scan ngực - bụng 
Hình ảnh bánh mạc nối, tổn thương dạng nốt rải 
rác phúc mạc thành với đường kính khoảng 10mm, 
dịch tự do ổ bụng lượng trung bình. 
Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng 
Viêm hang vị. 
 : dịch ổ bụng 
 : tử cung 
Hình 1. Hình ảnh Carcinomatosis bụng chậu 
Sinh thiết hạch trên đòn trái, kết quả giải phẫu bệnh: Carcinom tuyến dạng nhú, grad 2, di căn hạch. 
Chẩn đoán: Ung thư buồng trứng FIGO IVB (hạch trên đòn). 
Hướng xử trí: Hóa trị tân hỗ trợ - Phẫu thuật giảm tổng khối bướu gian kỳ. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 55 
Quá trình điều trị 
Diễn tiến lâm sàng 
Trong thời gian thực hiện xét nghiệm chuẩn bị hóa trị, bệnh nhân thấy đau tại sẹo mổ cũ ở vú phải, khám 
lâm sàng ghi nhận có 1 khối vị trí 4 - 5 giờ, kích thước khoảng 1 - 2cm. 
Siêu âm 
Vú phải 
Vị trí 4 - 5h cách núm vú 5cm có cấu trúc echo kém, không đồng nhất, giới hạn rõ, bờ đa cung, kích thước 
43x15mm, không vôi hóa, tăng sinh mạch máu vùng trung tâm. 
Vị trí 2h cách núm vú 2cm có cấu trúc tương tự, kích thước 25 x 9mm. 
Vị trí 4 - 5h cách núm vú 1cm có cấu trúc tương tự, kích thước 13 x 9mm. 
Vú Trái 
Không thấy bướu đặc hay nang. 
Hạch nách 2 bên không thấy hạch bệnh lý. 
Kết luận: Đa tổn thương vú Phải nghĩ ác tính. ... i căn đến vú hoặc hạch nách chỉ chiếm 
tỷ lệ 0,03 đến 0,6%. Trường hợp được báo cáo đầu 
tiên vào năm 1907 bởi Sitzenfrey, và tính đến năm 
2015, chỉ có 110 trường hợp ung thư buồng trứng di 
căn vú được mô tả[3],[36],[14]. 
Trong khi đó, ung thư di căn buồng trứng chiếm 
khoảng 10% các trường hợp u ác tính ở buồng 
trứng[4],[8],[9],[13] và trong các cơ quan di căn đến 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2) 
58 
buồng trứng, vú chiếm vị trí thứ hai sau dạ dày, với 
tỷ lệ 15,5%[13]. 
Trường hợp báo cáo của chúng tôi, ung thư 
buồng trứng di căn vú và hạch trên đòn đã không 
được nghĩ tới trong chẩn đoán ban đầu. Trong thời 
gian thực hiện và chờ kết quả xét nghiệm chẩn đoán 
tổn thương vú, triệu chứng lâm sàng của bệnh tiến 
triển nên chúng tôi quyết định hóa trị phác đồ 
Platinum - Taxane. Sau khi hóa trị 4 chu kỳ, đánh giá 
đáp ứng hóa trị một phần, đồng thời có kết quả chẩn 
đoán tổn thương vú, chúng tôi tiến hành hội chẩn 
nhằm xác định nguồn gốc nguyên phát của bệnh, 
tránh những điều trị không cần thiết. 
Ung thư buồng trứng thường di căn theo đường 
máu hoặc bạch huyết đến vú. Loại giải phẫu bệnh 
thường gặp nhất là carcinom tuyến dịch trong của 
buồng trứng, chiếm 72%, tuy nhiên những phân 
nhóm khác như bướu nghịch mầm, bướu carcinoid, 
carcinom tuyến dạng nội mạc tử cung, u tế bào hạt 
cũng đã được ghi nhận[10],[19],[26]. Với trường hợp của 
chúng tôi, kết quả giải phẫu bệnh của cả ba mẫu mô 
bệnh phẩm đều là carcinom tuyến, nên cần dựa vào 
các dấu ấn hóa mô miễn dịch nhằm xác định nguồn 
gốc ác tính. 
Để xác định nguồn gốc nguyên phát của tế bào 
ung thư, nhiều loại dấu ấn hóa mô miễn dịch đã 
được nghiên cứu. Do cả hai cơ quan đều liên quan 
đến nội tiết, những thụ thể ER (Estrogen receptor) 
và PR (Progesterone receptor) đã không còn đặc 
trưng cho ung thư vú khi dương tính trong 50% các 
trường hợp ung thư buồng trứng. Từ năm 2013, 
PAX8 (Paired box gene 8) đã được báo cáo là một 
dấu ấn mới trong chẩn đoán phân biệt nhiều loại 
khác nhau của ung thư, đặc biệt là ung thư buồng 
trứng. Laury và cộng sự đã báo cáo rằng dấu ấn 
miễn dịch PAX8 hiện diện trong 99% các trường hợp 
carcinôm tuyến dịch trong grad cao của buồng trứng, 
và 100% các trường hợp carcinom tuyến dịch trong 
grad thấp và u dịch trong giáp biên[15]. Ngoài ra, 
PAX8 còn biểu hiện trong một số loại ung thư có 
nguồn gốc từ tuyến giáp, thận, và các cơ quan trong 
hệ thống Muller, và PAX8 cũng liên quan đến sự 
biểu hiện của WT1. Trong một nghiên cứu về ung 
thư buồng trứng nguyên phát của Nonaka và cộng 
sự, PAX8 dương tính trong 87% trường hợp ung thư 
buồng trứng, và 96% đối với loại carcinom tuyến 
dịch trong của buồng trứng - loại giải phẫu bệnh 
thường gặp nhất[22]. Năm 2003, Schaner và cộng sự 
đã thực hiện nghiên cứu phân tích biểu hiện gen, sử 
dụng phương pháp phân tích dự đoán microarray 
(PAM) thấy sự biểu hiện của 61 gen được phân tích 
trong 68 mẫu ung thư biểu mô vú và 57 mẫu ung thư 
biểu mô buồng trứng, ghi nhận PAX8 có biểu hiện 
cao hơn trong ung thư buồng trứng so với ung thư 
vú[28]. Tacha và các cộng sự cũng đã ghi nhận 79% 
các trường hợp ung thư buồng trứng có biểu hiện 
của PAX8[31]. Bên cạnh đó, dấu ấn CA125 (Cancer 
antigen 125) và WT1 (Wilms tumor suppressor gene 
1) cũng đã được ghi nhận biểu hiện dương tính 
trong các nhóm của ung thư buồng trứng nhưng lại 
âm tính trong ung thư vú. Tuy vậy, WT1 lại có thể 
âm tính trong 20% các trường hợp ung thư buồng 
trứng, và dương tính trong một vài trường hợp lành 
tính hay u trung mô ác tính[1]. Đối với biểu hiện của 
PAX8 trong nhóm carcinom tuyến vú xâm lấn, dựa 
trên nghiên cứu của Singh và cộng sự, đã cho kết 
quả 41% có biểu hiện với PAX8 bằng phương pháp 
nhuộm với kháng thể MRQ50 nhưng phần lớn là 
biểu hiện yếu và khu trú, tuy nhiên khi nhuộm bằng 
phương pháp BC12 thì không có trường hợp nào 
biểu hiện PAX8, điều này được lý giải do sự phản 
ứng chéo xảy ra giữa kháng thể MRQ50 và các gen 
PAX khác ngoài PAX8. Như vậy, PAX8 có thể được 
xem là một dấu ấn đáng tin cậy để chẩn đoán phân 
biệt nguồn gốc của tổn thương[30]. 
Trường hợp ca lâm sàng trên, cả ba mẫu mô 
đều có kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch tương tự ở 
tất cả các dấu ấn, và PAX8 có biểu hiện ở cả ba 
mẫu mô, nghĩ đến có cùng nguồn gốc từ buồng 
trứng. Từ đó có thể kết luận đây là một trường hợp 
ung thư buồng trứng di căn vú và hạch trên đòn. 
Năm 2004, Recine và cộng sự đã ghi nhận thời 
gian xuất hiện di căn từ lúc phát hiện bệnh là 20 
tháng và trong một số trường hợp hiếm, di căn đến 
vú có thể xuất hiện đồng thời tại thời điểm chẩn 
đoán. Năm 2008, Schneuber và cộng sự đã mô tả 
trường hợp đầu tiên di căn vú xuất hiện 56 tháng 
trước khi ung thư buồng trứng xuất hiện ở một bệnh 
nhân 72 tuổi, và thời gian sống còn toàn bộ của 
bệnh nhân này là 85 tháng tính từ thời điểm phát 
hiện bệnh[26],[29]. Tiên lượng sống còn đã được ghi 
nhận từ 13 ngày đến 3,5 tháng[26],[29],[36], một vài 
trường hợp ghi nhận sống dưới 1 năm[16],[18],[23]. 
Ung thư buồng trứng di căn vú nên được điều 
trị toàn thân, với những phác đồ hóa trị phù hợp. 
Phẫu thuật đoạn nhũ được xem như phẫu thuật 
giảm nhẹ theo sau hóa trị[2],[5],[6]. 
KẾT LUẬN 
Ung thư buồng trứng di căn vú ít gặp trên lâm 
sàng, tuy nhiên, nên được nghĩ tới trong tình huống 
bệnh nhân có tiền căn ung thư buồng trứng hoặc 
xuất hiện tổn thương vú đồng thời hay sau khi điều 
trị ung thư buồng trứng, nhằm lập kế hoạch điều trị 
và tránh những điều trị không cần thiết. WT1 và 
PAX8 có vai trò quan trọng trong phân biệt ung thư 
có nguồn gốc nguyên phát từ buồng trứng hay 
không từ buồng trứng. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 59 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Achariyapota V., Chuangsuwanich T., Benjapibal 
M. (2016), "Inflammatory Breast Cancer from 
Metastatic Ovarian Cancer". Case Rep Obstet 
Gynecol, 2016, pp. 3476143. 
2. Antonio A. M., Alves J. V., Goulao J., Bartolo E. 
(2016), "Ovarian carcinoma presenting as 
cutaneous nasal metastasis". An Bras Dermatol, 
91 (5 suppl 1), pp. 101 - 104. 
3. Ben Fauzi El Attrache Camryn Highsmith, 
Bradley Gluck Alan Heimann and Edna 
Kapenhas (2017), "A Rarity in Breast Disease: 
Metastatic Ovarian Carcinoma to the Breast 
Mimicking Inflammatory Breast Cancer". Journal 
of Universal Surgery, Vol. 5 No. 3: 13. 
4. Bruls J., Simons M., Overbeek L. I., Bulten J., 
Massuger L. F., et al. (2015), "A national 
population-based study provides insight in the 
origin of malignancies metastatic to the ovary". 
Virchows Arch, 467 (1), pp. 79 - 86. 
5. Chang K. H., Lee J. P., Ryu H. S. (2006), "Rare 
case of stage IA epithelial ovarian cancer with 
bone as the first site of recurrent metastasis". Int 
J Gynecol Cancer, 16 Suppl 1, pp. 322 - 6. 
6. Chen Y. L., Hsiao S. M., Lin M. C., Lin H. H. 
(2009), "Bone metastasis as the initial 
presentation in one case of ovarian cancer with 
two components of endometrioid 
adenocarcinoma and adenosarcoma". Taiwan J 
Obstet Gynecol, 48 (3), pp. 298 - 301. 
7. Cormio G., Rossi C., Cazzolla A., Resta L., 
Loverro G., et al. (2003), "Distant metastases in 
ovarian carcinoma". Int J Gynecol Cancer, 13 
(2), pp. 125 - 9. 
8. Holtz F., Hart W. R. (1982), "Krukenberg tumors 
of the ovary: a clinicopathologic analysis of 27 
cases". Cancer, 50 (11), pp. 2438 - 47. 
9. Janovski N. A., Paramanandhan T. L. (1973), 
"Ovarian tumors. Tumors and tumor-like 
conditions of the ovaries, fallopian tubes and 
ligaments of the uterus". Major Probl Obstet 
Gynecol, 4, pp. 1 - 245. 
10. Kattan J., Droz J. P., Charpentier P., Michel G., 
Lhomme C., et al. (1992), "Ovarian 
dysgerminoma metastatic to the breast". 
Gynecol Oncol, 46 (1), pp. 104 - 6. 
11. Kerr V. E., Cadman E. (1985), "Pulmonary 
metastases in ovarian cancer. Analysis of 357 
patients". Cancer, 56 (5), pp. 1209 - 13. 
12. Klein R. L., Brown A. R., Gomez-Castro C. M., 
Chambers S. K., Cragun J. M., et al. (2010), 
"Ovarian cancer metastatic to the breast 
presenting as inflammatory breast cancer: a 
case report and literature review". J Cancer, 1, 
pp. 27 - 31. 
13. Kondi-Pafiti A., Kairi-Vasilatou E., Iavazzo C., 
Dastamani C., Bakalianou K., et al. (2011), 
"Metastatic neoplasms of the ovaries: a 
clinicopathological study of 97 cases". Arch 
Gynecol Obstet, 284 (5), pp. 1283 - 8. 
14. Laifer S., Buscema, J., Parmley, TH, & 
Rosenshein, NB,. (1986), "Ovarian cancer 
metastatic to the breast". Gynecologic Oncology 
24 (1), pp. 97 - 102. 
15. Laury A. R., Hornick J. L., Perets R., Krane J. F., 
Corson J., et al. (2010), "PAX8 reliably 
distinguishes ovarian serous tumors from 
malignant mesothelioma". Am J Surg Pathol, 34 
(5), pp. 627 - 35. 
16. Maffini F., Bozzini A., Casadio C., Carinelli S., 
Pisa E., et al. (2012), "Ovarian serous papillary 
carcinoma, metastatic to intramammary lymph-
node mimic a primary breast carcinoma on RX 
mammography". Breast J, 18 (5), pp. 484 - 5. 
17. Mason C., Yokubaitis K., Hamilton R., Oza U., 
Shah Z., et al. (2015), "Unusual presentation of 
metastatic ovarian carcinoma as an enlarged 
intramammary lymph node". Proc (Bayl Univ 
Med Cent), 28 (3), pp. 386 - 8. 
18. Micha J. P., Goldstein B. H., Epstein H. D., 
Rettenmaier M. A., Brown J. V., 3rd (2006), 
"Ovarian cancer metastatic to the breast". 
Gynecol Oncol, 102 (2), pp. 386 - 90. 
19. Moreira A. L., Yao J., Waisman J., Cangiarella 
J. F. (2002), "Metastatic "borderline" papillary 
ovarian tumor in an intramammary lymph node". 
Breast J, 8 (5), pp. 309 - 10. 
20. Nakao M., Oguri T., Maeno K., Ota C., 
Takakuwa O., et al. (2009), "Endobronchial 
metastasis from primary papillary serous 
carcinoma of the peritoneum". Intern Med, 48 
(13), pp. 1165 - 8. 
21. Nitecki R., Diver E. J., Kamdar M. M., Boruta D. 
M., 2nd, Del Carmen M. C., et al. (2018), 
"Patterns of palliative care referral in ovarian 
cancer: A single institution 5year retrospective 
analysis". Gynecol Oncol, 148 (3), pp. 521 - 526. 
22. Nonaka D., Chiriboga L., Soslow R. A. (2008), 
"Expression of pax8 as a useful marker in 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2) 
60 
distinguishing ovarian carcinomas from 
mammary carcinomas". Am J Surg Pathol, 32 
(10), pp. 1566 - 71. 
23. Ozguroglu M., Ersavasti G., Ilvan S., Hatemi G., 
Demir G., et al. (1999), "Bilateral inflammatory 
breast metastases of epithelial ovarian cancer". 
Am J Clin Oncol, 22 (4), pp. 408 - 10. 
24. Panse G., Bossuyt V., Ko C. J. (2018), 
"Metastatic serous carcinoma presenting as 
inflammatory carcinoma over the breast-Report 
of two cases and literature review". J Cutan 
Pathol, 45 (3), pp. 234 - 239. 
25. Pradeep S., Kim S. W., Wu S. Y., Nishimura M., 
Chaluvally-Raghavan P., et al. (2014), 
"Hematogenous metastasis of ovarian cancer: 
rethinking mode of spread". Cancer Cell, 26 (1), 
pp. 77 - 91. 
26. Recine M. A., Deavers M. T., Middleton L. P., 
Silva E. G., Malpica A. (2004), "Serous 
carcinoma of the ovary and peritoneum with 
metastases to the breast and axillary lymph 
nodes: a potential pitfall". Am J Surg Pathol, 
28 (12), pp. 1646 - 51. 
27. Reid B. M., Permuth J. B., Sellers T. A. (2017), 
"Epidemiology of ovarian cancer: a review". 
Cancer Biol Med, 14 (1), pp. 9 - 32. 
28. Schaner M. E., Ross D. T., Ciaravino G., Sorlie 
T., Troyanskaya O., et al. (2003), "Gene 
expression patterns in ovarian carcinomas". Mol 
Biol Cell, 14 (11), pp. 4376-86. 
29. Schneuber S. E., Scholz H. S., Regitnig P., Petru 
E., Winter R. (2008), "Breast metastasis 56 
months before the diagnosis of primary ovarian 
cancer: a case study". Anticancer Res, 28 (5B), 
pp. 3047 - 50. 
30. Singh K., Hanley L. C., Sung C. J., Quddus M. 
R. (2020), "Comparison of PAX8 Expression in 
Breast Carcinoma Using MRQ50 and BC12 
Monoclonal Antibodies". Appl Immunohistochem 
Mol Morphol, 28 (7), pp. 558-561. 
31. Tacha D., Zhou D., Cheng L. (2011), 
"Expression of PAX8 in normal and neoplastic 
tissues: a comprehensive immunohistochemical 
study". Appl Immunohistochem Mol Morphol, 19 
(4), pp. 293-9. 
32. Tempfer C. B., El Fizazi N., Ergonenc H., 
Solass W. (2016), "Metastasis of ovarian cancer 
to the breast: A report of two cases and a review 
of the literature". Oncol Lett, 11 (6), pp. 4008-
4012. 
33. Thibault B., Castells M., Delord J. P., Couderc B. 
(2014), "Ovarian cancer microenvironment: 
implications for cancer dissemination and 
chemoresistance acquisition". Cancer 
Metastasis Rev, 33 (1), pp. 17 - 39. 
34. Torre L. A., Trabert B., DeSantis C. E., Miller K. 
D., Samimi G., et al. (2018), "Ovarian cancer 
statistics, 2018". CA Cancer J Clin, 68 (4), pp. 
284 - 296. 
35. UK Statistics and Outlook for Ovarian Cancer . 
Cancer Research. UK Statistics and Outlook for 
Ovarian Cancer; Oxford UK: 2011. 
36. Yamasaki H., Saw D., Zdanowitz J., Faltz L. L. 
(1993), "Ovarian carcinoma metastasis to the 
breast case report and review of the literature". 
Am J Surg Pathol, 17 (2), pp. 193 - 7. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 61 
ABSTRACT 
Breast is an uncommon metastatic site of ovarian cancer with only 0.03 - 0.6% of all breast maglinancies. 
There are only 110 cases documented until 2015. The rarity of this circumstance can lead to insufficent 
diagnosis and overtreatment. Surgical pathology and Immunohistochemistry play an important role in our case 
of determining the origin of the metastatic lesion of the breast therefore they give us precise diagnosis and 
staging. Sufficient assessment of this patient give us the reasonable mangement orientation without any 
overzealous treatment. 
Keywords: Breast metastasis from ovarian cancer. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_mot_truong_hop_ung_thu_buong_trung_di_can_vu.pdf