Nghiên cứu, ứng dụng mô hình Symphonie tính toán các quá trình thủy động lực trên Biển Đông
Các quá trình thủy động lực trên Biển Đông đã và đang được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước ứng
dụng các mô hình như là công cụ tiến tiến, chi phí thấp cũng như có được bộ số liệu đồng bộ về không-thời
gian để phục vụ các nghiên cứu của họ. Tuy nhiên để ứng dụng mô hình nghiên cứu các biến động có cấu
trúc vừa và nhỏ bằng độ phân giải lưới tính cao cỡ một vài kilomet vẫn đang là thách thức với các nhà khoa
học. Với lợi thế có được từ bộ số liệu thực đo chất lượng, mô hình hiện đại mã nguồn mở, cùng sự hỗ trợ từ
hệ thống máy tính hiệu năng cao, chúng tôi từng bước nghiên cứu và ứng dụng mô hình để nghiên cứu các
trường thủy động lực khu vực Biển Đông. Mô hình đã được thẩm định với số liệu có độ phân giải cao từ vệ
tinh cũng như số liệu thực đo từ hệ thống trạm phao tự động và tàu khảo sát. Kết quả thử nghiệm bước đầu
mô phỏng rất tốt đối với trường nhiệt độ nước biển tầng mặt (SST) ở Biển Đông trong điều kiện gió mùa
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, ứng dụng mô hình Symphonie tính toán các quá trình thủy động lực trên Biển Đông
1 Vietnam Journal of Marine Science and Technology; Vol. 19, No. 4A; 2019: 1–15 DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/19/4A/14610 https://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst Study and application of Symphonie model to compute the hydrodynamic processes in the East Sea To Duy Thai * , Bui Hong Long Institute of Oceanography, VAST, Vietnam * E-mail: duythaito@gmail.com Received: 30 July 2019; Accepted: 6 October 2019 ©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) Abstract Hydrodynamic processes in the East Sea have been studied by many Vietnamese and foreign scientists applying the models as advanced tools with low cost and spatial and temporal synchronized dataset to serve their research. However, applying the model to study variability of small and medium structures with very high resolution (a few kilometers) is still challenge for scientists. With the advantages of high quality real- time data, open source hydrodynamic model, and the support from high performance computer (HPC) systems, we have step by step studied and developed the numerical model for study on hydrodynamic fields in the East Sea. The model was validated with high resolution satellite data as well as in-situ data from the ARGO and research vessels. Initial results of the simulation are very good for the surface seawater temperature (SST) field in the East Sea. Keywords: Symphonie, numerical model 3D, hydrodynamic, SST, East Sea. Citation: To Duy Thai, Bui Hong Long, 2019. Study and application of Symphonie model to compute the hydrodynamic processes in the East Sea. Vietnam Journal of Marine Science and Technology, 19(4A), 1–15. 2 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 19, Số 4A; 2019: 1–15 DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/19/4A/14610 https://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst Nghiên cứu, ứng dụng mô hình Symphonie tính toán các quá trình thủy động lực trên Biển Đông Tô Duy Thái *, Bùi Hồng Long Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam * E-mail: duythaito@gmail.com Nhận bài: 30-7-2019; Chấp nhận đăng: 6-10-2019 Tóm tắt Các quá trình thủy động lực trên Biển Đông đã và đang được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước ứng dụng các mô hình như là công cụ tiến tiến, chi phí thấp cũng như có được bộ số liệu đồng bộ về không-thời gian để phục vụ các nghiên cứu của họ. Tuy nhiên để ứng dụng mô hình nghiên cứu các biến động có cấu trúc vừa và nhỏ bằng độ phân giải lưới tính cao cỡ một vài kilomet vẫn đang là thách thức với các nhà khoa học. Với lợi thế có được từ bộ số liệu thực đo chất lượng, mô hình hiện đại mã nguồn mở, cùng sự hỗ trợ từ hệ thống máy tính hiệu năng cao, chúng tôi từng bước nghiên cứu và ứng dụng mô hình để nghiên cứu các trường thủy động lực khu vực Biển Đông. Mô hình đã được thẩm định với số liệu có độ phân giải cao từ vệ tinh cũng như số liệu thực đo từ hệ thống trạm phao tự động và tàu khảo sát. Kết quả thử nghiệm bước đầu mô phỏng rất tốt đối với trường nhiệt độ nước biển tầng mặt (SST) ở Biển Đông trong điều kiện gió mùa. Từ khóa: Symphonie, mô hình số trị 3D, thủy động lực, SST, Biển Đông. MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới việc áp dụng phương pháp mô hình hóa, đặc biệt là các mô hình với mã nguồn mở ngày càng phát triển do tính ưu việt của phương pháp đó là giảm thiểu nguồn nhân lực và chi phí đo đạc khảo sát thực tế trên một vùng diện tích rộng lớn. Kết quả của mô hình có tính đồng nhất về thời gian và không gian rất phù hợp cho nghiên cứu các quá trình biến động của trường thủy văn-động lực học trên biển theo qui mô mùa, liên mùa... Thời gian để mô phỏng các quá trình này cũng đã được rút ngắn với sự hỗ trợ của hệ thống HPC, do đó kết quả của mô hình hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của các nhà khoa học. Vấn đề quan trọng nhất của việc nghiên cứu và phát triển mô hình đó là đánh giá và thẩm định kết quả sao cho phù hợp nhất đối với từng khu vực cụ thể, qua đó có thể ứng dụng và triển khai cho nhiều đối tượng cũng như khu vực tương tự một các hợp lý. Điểm mạnh trong việc phát triển mô hình mã nguồn mở vì có thể rất linh động trong việc thích nghi, hiệu chỉnh các tham số tương ứng với từng điều kiện cụ thể của bài toán đặc biệt là khu vực Biển Đông, nơi chịu ảnh hưởng rất nhiều các ngoại lực tác động. Ứng dụng mô hình 3D mã nguồn mở [1] làm công cụ tiên tiến để nghiên cứu khoa học biển, đặc biệt trong các nghiên cứu về các quá trình thủy động lực, tuy nhiên thách thức lớn đối với các nhà khoa học hiện nay là xây dựng được mô hình có độ phân giải cao mà vẫn có được độ tin cậy lớn do khó khăn về nguồn dữ liệu cũng như máy móc để tính toán. Mô hình thủy động lực có độ phân giải lưới tính cao nhất cho khu vực Biển Đông đã công bố là 3 km [2] nhưng lại thiếu các số liệu ven bờ Việt Nam để so sánh và thẩm định mô hình. Việt Nam cũng có nhiều nhà khoa học phát triển các mô hình để tính toán hoàn lưu Biển Đông từ Nghiên cứu, ứng dụng mô hình Symphonie 3 những năm 1960–1980 như Nguyễn Đức Lưu (dòng chảy gió), Hoàng Xuân Nhuận (dòng chảy tổng hợp). Đi đầu trong ứng dụng mô hình 3D nghiên cứu ở Biển Đông có Đinh Văn Ưu và nnk., [3] với mô hình cấu trúc ba chiều (3D) hoàn lưu và nhiệt muối Biển Đông. Bùi Hồng Long, Trần Văn Chung [4] đã phát triển mô hình 3D cho tính toán dòng triều vịnh Bắc Bộ, hay Bùi Hồng Long, Trần Văn Chung [5] sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn trong việc tính toán dòng triều ở cụm đảo Song Tử, Biển Đông. Thêm vào đó, Bùi Hồng Long, Phạm Xuân Dương [6] sử dụng mô hình ROMS cho tính toán dòng chảy theo mùa ở vịnh Nha Trang. Nguyễn Minh Huấn và nnk., [7] phát triển mô hình ba chiều mã nguồn mở POM cho nghiên cứu trường thủy văn động lực Biển Đông. Điểm hạn chế chung của các mô hình này là để độ phân giải đạt ngưỡng một vài kilomet vẫn đang là một thách thức lớn, do hệ thống máy tính hiệu năng cao (HPC) chưa thực sự mạnh để giải quyết ... khoảng cách các lớp rất bé, ngược lại khoảng cách các lớp này sẽ giãn thưa hơn khi điểm có độ sâu lớn hơn. Vấn đề xảy ra ở đây là khi điểm có độ sâu nhỏ, số lớp vẫn không đổi dẫn đến độ dốc của các lớp độ sâu tăng dần, làm cho sự tăng dần của khuếch tán thẳng đứng. Do vậy, chúng tôi điều chỉnh lưới tính theo kiểu kết hợp giữa hệ tọa độ sigma và theo đẳng độ sâu (sigma + Z layer grid). Nghĩa là số lớp độ sâu tại điểm lưới sẽ giảm khi độ sâu giảm (hình 8 (trái)). Như vậy, trong lần chạy này chúng tôi thay đổi 3 điều kiện so với lần chạy 4 như sau: Kết hợp lưới sigma và Z layer; tăng số lớp độ sâu từ 40 lên 50 lớp; làm mịn hơn trường độ sâu. Kết quả được thể hiện tại hình 9. Kết quả về phân bố thẳng đứng của độ muối (trái) và nhiệt độ (phải) từ lần chạy thứ 5 có sự khác biệt rõ ràng nhất so với các lần chạy trước. Đường cong gần như gần sát với đường phân bố của COPERNICUS. Đây là kết quả rất đáng khích lệ khi chúng tôi thực hiện rất nhiều các lần chạy tương ứng với những hiệu chỉnh khác nhau. Trong lần chạy cuối cùng, chúng tôi sẽ thêm lực tác động của thủy triều và tiến hành đánh giá, thẩm định mô hình. Hình 8. Lưới tính kết hợp (trái) giữa hệ tọa độ sigma và theo độ sâu (sigma + Z layer) (phải) Nghiên cứu, ứng dụng mô hình Symphonie 9 Hình 9. Phân bố thẳng đứng trung bình năm toàn miền tính của độ muối (trái) và nhiệt độ (phải) theo lần chạy: 1 (đỏ), 2 (xanh lục), 3 (tím), 4 (xanh lơ), 5 (nâu) và COPERNICUS (xanh dương) Đánh giá và thẩm định mô hình So sánh sự tương quan về nhiệt độ nước biển tầng mặt từ kết quả mô hình với số liệu vệ tinh GHRSST - OSTIA theo không gian và thời gian. Hình 10. Nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình tháng 1/2014 từ mô hình (trái) và vệ tinh (phải) Hình 11. Nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình tháng 8/2014 từ mô hình (trái) và vệ tinh (phải) Tô Duy Thái, Bùi Hồng Long 10 Nhìn chung có sự tương quan về phân bố trường SST giữa kết quả của mô hình với số liệu viễn thám (GHRSST/OSTIA). Trong tháng 1, lưỡi nước lạnh hơn từ phía bắc Biển Đông đi xuống phía nam do ảnh hưởng của chế độ dòng chảy mùa gió Đông Bắc. Tương tự vào tháng 8 thời kỳ gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, gây ra hiện tượng SST thấp tại khu vực ven bờ Nam Trung Bộ Việt Nam. Sự tương quan nhiều từ kết quả mô hình với số liệu SST từ vệ tinh được thể hiện tại hình 10–11 ngay cả trong khu vực vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ. So sánh sự tương quan về phân bố thẳng đứng của nhiệt độ và độ muối từ kết quả mô hình với số liệu thực đo. Hình 12. Profile nhiệt độ thẳng đứng và mặt cắt ngang từ 52 trạm đo dọc theo vĩ độ bắc 11,2–17,7o giữa mô hình (bên trái) và số liệu thực đo (bên phải) Hình 13. Phân bố thẳng đứng độ muối của mô hình chưa hiệu chỉnh (xanh lam), đã hiệu chỉnh (xanh lục), COPERNICUS (tím) tương ứng với các trạm ARGO (đen) trong năm 2014. Profile tổng cộng độ muối (trái), trung bình (giữa) và độ lệch trực tiếp với ARGO (phải) của các bộ dữ liệu với thực đo Nghiên cứu, ứng dụng mô hình Symphonie 11 Sự tương quan cao giữa mô hình và số liệu thực đo về phân bố thẳng đứng của nhiệt độ (hình 12) được thể hiện thông qua sự phân tầng của nhiệt độ khá đồng đều giữa hai nguồn số liệu này. Khu vực nhiệt độ thấp tại lớp nước gần bề mặt vùng vĩ độ bắc 11–12o tại thời điểm khảo sát và lớp nhiệt độ cao hơn ở vùng vĩ độ bắc 15–17o đều có sự tương đồng về kết quả giữa kết quả mô hình và thực đo. So sánh sự tương quan về phân bố độ muối thẳng đứng (hình 13) giữa mô hình và số liệu từ trạm phao tự động ARGO bằng sự chênh lệch trực tiếp (bias) với vị trí các trạm so sánh được thể hiện tại hình 14. Mô hình sau khi hiệu chỉnh đã có kết quả gần như chính xác với COPENICUS, một vài lớp có sai lệch về độ muối rất bé (dưới 0,05 psu) so với ARGO, nhìn chung giá trị độ muối bằng với ARGO. Như vậy mô hình có thể xem như hoàn thiện về phân bố thẳng đứng độ muối sau khi đã có những hiệu chỉnh mang lại kết quả tốt. Hình 14. Vị trí trạm phao ARGO (396 trạm) trong vùng Biển Đông năm 2014 So sánh sự tương quan về độ cao mực nước dị thường (SLA) từ mô hình với số liệu vệ tinh (AVISO). Kết quả so sánh về mực nước biển dị thường từ mô hình với cơ sở dữ liệu AVISO được thể hiện tại hình 15–16. Có sự tương đồng cao giữa SLA trung bình tháng 1/2014 của mô hình và số liệu vệ tinh. Mô hình thể hiện được sự tương đồng rõ nét nhất là ở khu vực phía nam của trung tâm Biển Đông cũng như dải ven biển Việt Nam bao gồm cả vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. SLA của mô hình vào tháng 8/2014 tại khu vực phía nam Biển Đông cao hơn một chút (đỏ thẫm hơn) so với AVISO, tuy nhiên nhìn chung có sự tương đồng cao rõ nét của mô hình với AVISO ở những chỗ biến động chính của sự phân bố SLA trên Biển Đông. Tô Duy Thái, Bùi Hồng Long 12 Hình 15. Mực nước biển dị thường trung bình tháng 1/2014 từ mô hình (trái) và vệ tinh (phải) Hình 16. Mực nước biển dị thường trung bình tháng 8/2014 từ mô hình (trái) và vệ tinh (phải) Đặc điểm phân bố trƣờng SST trên Biển Đông từ kết quả tính toán của mô hình Kết quả mô phòng trường SST trung bình tháng trên Biển Đông có độ phân giải rất cao, thể hiện rất rõ ảnh hưởng của gió mùa (Đông Bắc và Tây Nam) lên sự phân bố của chúng (hình 17). Chúng tôi chọn thời điểm mô phỏng cho thời gian thực tế là năm 2014 vì trong giai đoạn này trường SST ở Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu khác như El Niño hay La Niña. Thời điểm tháng 1, 2 dưới tác động gió mùa Đông Bắc, khối nước có nhiệt độ thấp (dưới 24oC) tràn sâu xuống phía nam tại dải ven bờ Việt Nam, trong khi đó SST ở vùng phía nam trung tâm Biển Đông gần với Philippines và bờ tây vẫn khá cao, riêng vùng vịnh Thái Lan có nhiệt độ trên 27oC. Đặc điểm này hoàn toàn phù hợp với đặc điêm biến động của trường nhiệt độ trong sách chuyên khảo Biển Đông I [25]. Sự chêch lệch nhiệt độ giữa hai bờ đông và tây của Biển Đông dần bị thay đổi vào thời kỳ chuyển tiếp của gió mùa (tháng 4, 5). Nhiệt độ khu vực trung tâm Biển Đông tăng dần và đạt cực đại SST vào tháng 5 (khoảng 30oC) và vùng vịnh Thái Lan có nhiệt độ cao nhất vào khoảng 31–32oC. Giai đoạn gió mùa Tây Nam, toàn bộ lớp nước mặt ở ngoài khơi Biển Đông tương đối đồng đều về nhiệt độ (khoảng 29oC) và gần như không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, vào thời kỳ này khu vực ven bờ Nam Việt Nam xảy ra hiện tượng nước trồi do hiệu ứng Ekman gây ra [26]. Kết quả mô phỏng trường SST từ mô hình có thể quan sát thời điểm bắt đầu nước trồi vào tháng 6 và kéo dài đến tháng 9 khi gió mùa Tây Nam yếu dần. Ngoài ra bờ đông đảo Hải Nghiên cứu, ứng dụng mô hình Symphonie 13 Nam cũng xuất hiện hiện tượng nước trồi có cùng cơ chế với vùng nước trồi Nam Việt Nam, tuy nhiên vùng nước trồi này tương đối yếu và kích thước không rộng như nước trồi ven bờ Việt Nam. Hình 17. Phân bố trung bình tháng của SST trên Biển Đông từ kết quả của mô hình Tô Duy Thái, Bùi Hồng Long 14 KẾT LUẬN Đã áp dụng linh hoạt các điều kiện của bài toán và làm chủ được phương pháp luận. Có khả năng tiếp cận sâu vào hệ thống mô hình mã nguồn mở để hiệu chỉnh các tham số, qua đó từng bước phát triển mô hình, đáp ứng được các yêu cầu nghiên cứu trường thủy văn động lực cho vùng Biển Đông. Mô hình đã được thẩm định với số liệu độ phân giải cao từ vệ tinh cũng như số liệu thực đo từ hệ thống trạm phao tự động và tàu khảo sát. Mô phỏng được sự phân bố của trường nhiệt độ nước biển tầng mặt ở Biển Đông có độ phân giải cao trong điều kiện bị chi phối bởi chế độ gió mùa. Kết quả có sự tương đồng tương đối cao với số liệu quan trắc. Lời cảm ơn: Chân thành cảm ơn nhóm nghiên cứu SIROCCO, Pháp đã hướng dẫn giúp đỡ tận tình trong quá trình chạy mô hình. Chân thành cảm ơn cố vấn khoa học PGS. TS. Bùi Hồng Long, TS. Lê Đình Mầu và tập thể cán bộ phòng Vật lý biển đã góp ý xây dựng để hoàn thiện bài báo. Bài viết là kết quả nghiên cứu của Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu một số quá trình tương tác Biển - Khí quyển - Lục địa và biến động môi trường ở Biển Đông với bối cảnh biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Chương trình IOC-WESTPAC”, mã số ĐTĐL.CN- 28/17. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Blumberg, A. F., and Mellor, G. L., 1987. A description of a three‐dimensional coastal ocean circulation model. Three‐dimensional Coastal Ocean Models, 4, 1–16. [2] Daryabor, F., Ooi, S. H., Samah, A. A., and Akbari, A., 2016. Dynamics of the water circulations in the southern South China Sea and its seasonal transports. PloS one, 11(7), e0158415. [3] Đinh Văn Ưu, Đoàn Văn Bộ và Nguyễn Thọ Sáo, 1999. Mô hình 3 chiều (3D) nghiên cứu biến động cấu trúc hoàn lưu và nhiệt muối Biển Đông trong điều kiện gió mùa biến đổi. Tuyển tập Hội nghị khoa học công nghệ biển toàn quốc lần thứ 4., TT KHTN & CNQG, 177–184. [4] Bùi Hồng Long và Trần Văn Chung, 2007. Một số kết quả tính toán dòng triều bằng mô hình 3D cho vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 7(4),10–27. [5] Bùi Hồng Long và Trần Văn Chung, 2008. Tính toán dòng triều tại cụm đảo Song Tử bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Hội nghị Quốc gia “Biển Đông 2007”. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Tr. 735–750. [6] Bùi Hồng Long và Phạm Xuân Dương, 2010. Một số kết quả tính toán dòng chảy theo mùa trong vịnh Bình Cang - Nha Trang bằng mô hình ROMS. Tuyển tập Nghiên cứu biển, Tập XVII. [7] Nguyễn Minh Huấn, P. V. Tiến, N. Q. Vinh và nnk., 2015. Nghiên cứu mô phỏng dòng chảy, nhiệt độ và độ muối ba chiều khu vực Biển Đông bằng mô hình POM. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học tự nhiên và Công nghệ, (3S), 147–156. [8] Zeng, L., Wang, D., Chen, J., Wang, W., and Chen, R., 2016. SCSPOD14, a South China Sea physical oceanographic dataset derived from in situ measurements during 1919–2014. Scientific data, 3, 160029. [9] Marsaleix, P., Auclair, F., Floor, J. W., Herrmann, M. J., Estournel, C., Pairaud, I., and Ulses, C., 2008. Energy conservation issues in sigma-coordinate free-surface ocean models. Ocean Modelling, 20(1), 61–89. [10] Herrmann, M., Somot, S., Sevault, F., Estournel, C., and Déqué, M., 2008. Modeling the deep convection in the northwestern Mediterranean Sea using an eddy‐permitting and an eddy‐resolving model: Case study of winter 1986–1987. Journal of Geophysical Research: Oceans, 113(C4), C04011. [11] Herrmann, M., Estournel, C., Déqué, M., Marsaleix, P., Sevault, F., and Somot, S., 2008. Dense water formation in the Gulf of Lions shelf: Impact of atmospheric interannual variability and climate change. Continental Shelf Research, 28(15), 2092–2112. [12] Marsaleix, P., Auclair, F., Duhaut, T., Estournel, C., Nguyen, C., and Ulses, C., 2012. Alternatives to the Robert - Asselin filter. Ocean Modelling, 41, 53–66. Nghiên cứu, ứng dụng mô hình Symphonie 15 [13] Marsaleix, P., Auclair, F., and Estournel, C., 2009. Low-order pressure gradient schemes in sigma coordinate models: The seamount test revisited. Ocean Modelling, 30(2–3), 169–177. [14] Marsaleix, P., Auclair, F., Estournel, C., Nguyen, C., and Ulses, C., 2011. An accurate implementation of the compressibility terms in the equation of state in a low order pressure gradient scheme for sigma coordinate ocean models. Ocean Modelling, 40(1), 1–13. [15] Marsaleix, P., Auclair, F., and Estournel, C., 2006. Considerations on open boundary conditions for regional and coastal ocean models. Journal of Atmospheric and Oceanic Technology, 23(11), 1604–1613. [16] Estournel, C., Auclair, F., Lux, M., Nguyen, C., and Marsaleix, P., 2009. “Scale oriented” embedded modeling of the North-Western Mediterranean in the frame of MFSTEP. Ocean Science, 5(2), 73–90. [17] Michaud, H., Marsaleix, P., Leredde, Y., Estournel, C., Bourrin, F., Lyard, F., Mayet, C., and Ardhuin, F., 2012. Three- dimensional modelling of wave-induced current from the surf zone to the inner shelf. Ocean Sci., 8, 657–681. [18] Pairaud, I. L., Lyard, F., Auclair, F., Letellier, T., and Marsaleix, P., 2008. Dynamics of the semi-diurnal and quarter- diurnal internal tides in the Bay of Biscay. Part 1: Barotropic tides. Continental Shelf Research, 28(10–11), 1294–1315. [19] Estournel, C., Broche, P., Marsaleix, P., Devenon, J. L., Auclair, F., and Vehil, R., 2001. The Rhone River plume in unsteady conditions: numerical and experimental results. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 53(1), 25–38. [20] Gordeev, R. G., Kagan, B. A., and Polyakov, E. V., 1977. The effects of loading and self-attraction on global ocean tides: the model and the results of a numerical experiment. Journal of Physical Oceanography, 7(2), 161–170. [21] Zu, T., Gan, J., and Erofeeva, S. Y., 2008. Numerical study of the tide and tidal dynamics in the South China Sea. Deep Sea Research Part I: Oceanographic Research Papers, 55(2), 137–154. [22] Ray, R. D., 1998. Ocean self‐attraction and loading in numerical tidal models. Marine Geodesy, 21(3), 181–192. [23] Sanderson, B., Dietrich, D., and Stilgoe, N., 2002. A numerically effective calculation of sea water density. Marine Models, 2(1–4), 19–34. [24] Fofonoff, N. P., and Millard Jr, R. C., 1983. Algorithms for Computation of Fundamental Properties of Seawater. Endorsed by Unesco/SCOR/ICES/IAPSO Joint Panel on Oceanographic Tables and Standards and SCOR Working Group 51. Unesco Technical Papers in Marine Science, No. 44. [25] Lê Đức Tố, 2009. Chế độ nhiệt muối Biển Đông. Chuyên khảo Biển Đông tập I: Khái quát về Biển Đông. Phần III: Đặc điểm khí tượng Thủy văn Biển Đông. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Tr. 171–183. [26] Bùi Hồng Long, 2009. Hiện tượng nước trồi trong vùng biển Việt Nam. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
File đính kèm:
- nghien_cuu_ung_dung_mo_hinh_symphonie_tinh_toan_cac_qua_trin.pdf