Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người dân tại tỉnh Quảng Nam
Với mục đích tăng cường và thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe (GDSK) đáp ứng nhu cầu được thông tin-GDSK của cộng đồng
nghiên cứu mô tả cắt ngang triển khai trên cán bộ làm công tác TTGDSK của 15 tổ
TTGDSK tuyến tỉnh, 9 phòng TTGDSK tuyến huyện, 41 tổ TTGDSK tuyến xã. Kết quả
cho thấy: 15/15 đơn vị tuyến tỉnh đều đã thành lập tổ truyền thông GDSK, trung bình
mỗi tổ có từ 3 đến 7 người nhưng đều là cán bộ kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên
trách làm công tác GDSK, tại 9 Trung tâm Y tế tuyến huyện đều đã thành lập phòng
truyền thông GDSK, trung bình mỗi phòng có từ 3 đến 7 người, 100% trạm y tế xã đều
có tổ truyền thông GDSK, trung bình mỗi trạm có có từ 3 đến 7 người. Tại tuyến tỉnh,
huyện 100% cán bộ công tác tại các tổ truyền thông GDSK đều đã được đào tạo kỹ
năng truyền thông, 29.3% truyền thông viên tại xã được đào tạo. Tỉ lệ các tổ TTGDSK
xây dựng kế hoạch năm, quí, tháng, tuần lần lượt là 81.5%, 73.8%, 40%, 9.2%. Tại
tuyến tỉnh, 80% các tổ truyền thông sử dụng hình thức tư vấn, tỷ lệ các hình thức thảo
luận nhóm, nói chuyện, thăm hộ gia đình cũng được các tổ truyền thông của các đơn vị
y tế tuyến tỉnh sử dụng với tỷ lệ lần lượt là 46.7%; 40% và 20%. Tại tuyến huyện:
77.8% các tổ truyền thông thực hiện nói chuyện sức khỏe, 66.7% các tổ truyền thông
thực hiện tư vấn, 33.3% tổ truyền thông thực hiện thăm hộ gia đình và thảo luận nhóm.
100% y tế thôn bản đều hoạt động công tác truyền thông GDSK, trung bình số lần
truyền thông của YTTB là 23.8 lần/năm
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người dân tại tỉnh Quảng Nam
72 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI DÂN TẠI TỈNH QUẢNG NAM ThS. Nguyễn Thị Liên Sở Y tế tỉnh Quảng Nam Tóm tắt nghiên cứu Với mục đích tăng cường và thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK) đáp ứng nhu cầu được thông tin-GDSK của cộng đồng nghiên cứu mô tả cắt ngang triển khai trên cán bộ làm công tác TTGDSK của 15 tổ TTGDSK tuyến tỉnh, 9 phòng TTGDSK tuyến huyện, 41 tổ TTGDSK tuyến xã. Kết quả cho thấy: 15/15 đơn vị tuyến tỉnh đều đã thành lập tổ truyền thông GDSK, trung bình mỗi tổ có từ 3 đến 7 người nhưng đều là cán bộ kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách làm công tác GDSK, tại 9 Trung tâm Y tế tuyến huyện đều đã thành lập phòng truyền thông GDSK, trung bình mỗi phòng có từ 3 đến 7 người, 100% trạm y tế xã đều có tổ truyền thông GDSK, trung bình mỗi trạm có có từ 3 đến 7 người. Tại tuyến tỉnh, huyện 100% cán bộ công tác tại các tổ truyền thông GDSK đều đã được đào tạo kỹ năng truyền thông, 29.3% truyền thông viên tại xã được đào tạo. Tỉ lệ các tổ TTGDSK xây dựng kế hoạch năm, quí, tháng, tuần lần lượt là 81.5%, 73.8%, 40%, 9.2%. Tại tuyến tỉnh, 80% các tổ truyền thông sử dụng hình thức tư vấn, tỷ lệ các hình thức thảo luận nhóm, nói chuyện, thăm hộ gia đình cũng được các tổ truyền thông của các đơn vị y tế tuyến tỉnh sử dụng với tỷ lệ lần lượt là 46.7%; 40% và 20%. Tại tuyến huyện: 77.8% các tổ truyền thông thực hiện nói chuyện sức khỏe, 66.7% các tổ truyền thông thực hiện tư vấn, 33.3% tổ truyền thông thực hiện thăm hộ gia đình và thảo luận nhóm. 100% y tế thôn bản đều hoạt động công tác truyền thông GDSK, trung bình số lần truyền thông của YTTB là 23.8 lần/năm 1. Đặt vấn đề Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định công tác truyền thông GDSK là một bộ phận không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân. TTGDSK trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào công tác CSSK nhân dân tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, tình hình bệnh tật diễn biến phức tạp, mô hình bệnh tật cũng có những thay đổi, một số bệnh mới nổi kéo theo nhu cầu TT GDSK ngày càng tăng trong khi đó khả năng đáp ứng chưa theo kịp do nguồn lực đầu tư cho công tác này còn nhiều bất cập. Quảng Nam là tỉnh còn nghèo, tình hình kinh tế, xã hội giữa các vùng, miền phát triển không đồng đều, nhiều xã miền núi giao thông cách trở, thông tin liên lạc còn rất hạn chế, trình độ dân trí còn chênh lệch, ý thức vệ sinh, phòng bệnh của nhân dân nhìn chung còn thấp. Đây là khó khăn, thách thức không nhỏ cho công tác TTGDSK. Làm 73 thế nào tiếp tục tăng cường và thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác truyền thông GDSK đáp ứng nhu cầu được thông tin-GDSK của cộng đồng để mỗi người dân, mỗi gia đình có được kiến thức và kỹ năng thực hành phòng bệnh, chữa bệnh đúng đắn, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể..? Với mục đích như vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người dân tại tỉnh Quảng Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Nghiên cứu thực trạng công tác công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người dân tại tỉnh Quảng Nam. 2. Đề xuất một số giải pháp can thiệp nhằm nâng cao công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người dân tại tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu - Cán bộ làm công tác truyền thông GDSK tại Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh - Cán bộ các phòng/tổ truyền thông GDSK của các đơn vị y tế được chọn. - Sổ sách, báo cáo liên quan đến công tác truyền thông GDSK tại các đơn vị y tế. 3.2.Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Chọn mẫu: + Chọn 100% các phòng truyền thông GDSK của các đơn vị tuyến tỉnh. Chọn được 15 tổ truyền thông GDSK tuyến tỉnh + Chọn huyện: Áp dụng phương pháp phân tầng ở nhiều giai đoạn. Chọn được 9 phòng truyền thông GDSK tuyến huyện + 41 tổ truyền thông GDSK tuyến xã 3.3.Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được thu thập và xử lý bằng phương pháp thống kê Y học, ứng dụng phần mềm SPSS 10.0 và MS Excel 2000. 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 4.1. Tình hình nhân lực hoạt động truyền thông GDSK 4.1.1.Tình hình nhân lực tại tuyến tỉnh Tất cả 15 đơn vị tuyến tỉnh đều đã thành lập tổ truyền thông GDSK, trung bình mỗi tổ có từ 3 đến 7 người nhưng đều là cán bộ kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách làm công tác truyền thông GDSK. 74 4.1.2. Tình hình nhân lực tại tuyến huyện Theo quyết định 3526 của Bộ Y tế qui định các Trung tâm Y tế huyện phải có phòng truyền thông GDSK và có cán bộ chuyên trách, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại 9 Trung tâm Y tế tuyến huyện đều đã thành lập phòng truyền thông GDSK, trung bình mỗi phòng có từ 3 đến 7 người nhưng cũng không có cán bộ chuyên trách làm công tác truyền thông GDSK nên có khó khăn trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông GDSK. 4.1.3. Tình hình nhân lực tại tuyến xã 100% trạm y tế xã đều có tổ truyền thông GDSK, trung bình mỗi trạm có có từ 3 đến 7 người nhưng cũng không có cán bộ chuyên trách làm công tác truyền thông GDSK. Điều đáng mừng là các trạm y tế đều huy động được các ban, ngành, đoàn thể tham gia hoạt động truyền thông GDSK, nhất là phụ nữ. 4.2. Tình hình trang thiết bị truyền thông GDSK Bảng 1: Trang thiết bị tại tổ truyền thông GDSK tại các tuyến Trang thiết bị có tại tổ truyền thông Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến xã Tần số (n=15) Tỉ lệ (%) Tần số (n =9) Tỉ lệ (%) Tần số (n =41) Tỉ lệ (%) Âm ly 12 80.0 4 44.4 17 41.5 Cassete 10 66.7 2 22.2 12 29.3 Loa sắt 6 40.0 2 22.2 23 56.1 Loa thùng 9 60.0 3 33.3 4 9.8 Máy ảnh 11 73.3 7 77.8 0 0.0 Ti vi 14 93.3 7 77.8 28 68.3 Micro 13 86.7 4 44.4 14 34.1 Đầu đĩa 12 80.0 4 44.4 13 31.7 Máy chiếu 12 80.0 6 66.7 2 4.9 Vi tính 8 53.3 0 0.0 0 0.0 Tại các đơn vị trang thiết bị cơ bản còn thiếu, phần lớn là trang thiết bị chung của đơn vị hay của các chương trình y tế quốc gia. Đặc biệt tuyến xã, nhiều nơi không có tivi, cassete, đầu đĩa, loa ... 4.3. Công tác đào tạo kỹ năng truyền thông GDSK Qua điều tra chúng tôi thấy tại tuyến tỉnh, huyện 100% truyền thông viên (TTV) công tác tại các tổ truyền thông GDSK đều đã được đào tạo, nhưng số TTV tại xã được đào tạo chỉ có 29.3%. 75 4.4. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động truyền thông GDSK Bảng 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động truyền thông GDSK Xây dựng kế hoạch Tuyến tỉnh Tuyến xã Tuyến huyện Chung Tần số (n=15) Tỉ lệ (%) Tần số (n =9) Tỉ lệ (%) Tần số (n = 41) Tỉ lệ % Tần số (n =65) Tỉ lệ (%) Tuần 1 6.7 1 11.1 4 9.8 6 9.2 Tháng 6 40.0 4 44.4 18 43.9 26 40.0 Qúy 11 73.3 7 77.8 34 82.9 48 73.8 Năm 10 66.7 8 88.9 37 90.2 53 81.5 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ các tổ truyền thông GDSK xây dựng kế hoạch năm, quí, tháng, tuần lần lượt là 81.5%, 73.8%, 40%, 9.2%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên khi điều tra thực trạng công tác truyền thông GDSK tại tỉnh có 8% trạm y tế xã có thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động [3]. Đây là 1 vấn đề nổi cộm cần giải quyết bởi tình trạng làm việc nhưng không xây dựng kế hoạch trước hoặc có xây dựng nhưng không lưu trữ bằng văn bản mà chỉ thông qua các cuộc họp. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khó giám sát, khó thực hiện và hiệu quả hoạt động không cao. Lý do của tình trạng trên cơ bản là do cán bộ quản lý tại các tổ truyền thông GDSK chưa được đào tạo về cách lập kế hoach đúng qui trình đạt chất lượng. 4.5. Thực hiện công tác truyền thông GDSK 4.5.1. Thực hiện truyền thông trực tiếp Bảng 3: Thực hiện truyền thông trực tiếp tại tổ truyền thông GDSK tuyến tỉnh Tuyến Hình thức Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến xã Chung Tần số (n=15) Tỉ lệ (%) Tần số (n =9) Tỉ lệ (%) Tần số (n=41) Tỉ lệ (%) Tần số (n=65) Tỉ lệ (%) Tư vấn 12 80.0 6 66.7 26 63.4 44 67.7 Thăm hộ gia đình 3 20.0 3 33.3 40 97.6 46 70.8 Thảo luận nhóm 7 46.7 3 33.3 28 68.3 38 58.5 Nói chuyện sức khỏe 6 40.0 7 77.8 30 73.2 49 66.2 Để công tác truyền thông GDSK có hiệu quả người làm công tác này phải biết lựa chọn các hình thức truyền thông GDSK phù hợp nhất với nội dung, điều kiện và phương tiện của mình. Điều quan trọng là người làm công tác truyền thông phải lựa chọn sao cho phù hợp với phong tục tập quán và điều kiện của địa phương. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: - Tại các tổ truyền thông GDSK tuyến tỉnh hình thức truyền thông được sử dụng nhiều nhất là tư vấn, 80% các tổ truyền thông tuyến tỉnh sử dụng hình thức này, tỷ lệ các hình thức khác như thảo luận nhóm, nói chuyện, thăm hộ gia đình cũng 76 được các tổ truyền thông của các đơn vị y tế tuyến tỉnh sử dụng với tỷ lệ lần lượt là 46.7%; 40% và 20%. Kết quả trên cũng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị - Tại các huyện: hình thức được dùng nhiều nhất là nói chuyện sức khỏe với tỷ lệ là 77.8% các tổ truyền thông sử dụng hình thức này, sau đó đến tư vấn với tỷ lệ các tổ truyền thông dùng hình thức này là 66.7%, cuối cùng là thăm hộ gia đình và thảo luận nhóm,tỷ lệ các tổ truyền thông tuyến huyện sử dụng hình thức này là 33.3%. - Tại tuyến xã truyền thông trực tiếp được sử dụng khá tốt, cả 4 hình thức đều được > 58.5% tổ truyền thông GDSK thực hiện - Tỷ lệ số lần truyền thông trực tiếp có phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia thực hiện chiếm 58.9%. Tỷ lệ người dân trong các làng, xã tham gia vào các phong trào, các sinh hoạt cộng đồng có lồng ghép với hoạt động truyền thông GDSK là 55.4%, chứng tỏ công tác truyền thông GDSK đã được sự hưởng ứng của cộng đồng. 4.5.2. Thực hiện truyền thông gián tiếp Bảng 4: Sử dụng các kênh truyền thông Tuyến Hình thức Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến xã Chung Tần số (n=15) Tỉ lệ (%) Tần số (n =9) Tỉ lệ (%) Tần số (n=41) Tỉ lệ (%) Tần số (n=65) Tỉ lệ (%) Truyền hình 15 100.0 1 11.1 0 0.0 16 24.6 Phát thanh 15 100.0 5 55.6 39 95.1 59 90.8 Lưu động 12 80.0 5 55.6 2 4.9 19 29.2 Mitting 2 13.3 2 22.2 0 0.0 4 2 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy các đơn vị tuyến tỉnh thực hiện cả 3 kênh là truyền hình, phát thanh và lưu động với tỷ lệ các tổ truyền thông sử dụng các kênh này lần lượt là 100%; 100% và 80%. Trong khi đó tuyến huyện, các tổ truyền thông lại sử dụng nhiều nhất là kênh phát thanh và lưu động với tỷ lệ các tổ có sử dụng là 2 kênh này đều là 55.6% và tuyến xã, các tổ truyền thông sử dụng nhiều nhất là kênh phát thanh với tỷ lệ các tổ có sử dụng kênh này là 90.8%. Kết quả này cũng phù hợp với điều kiện và chưc năng của từng tuyến. Tỷ lệ các lần truyền thông gián tiếp có phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể các tổ chức xã hội tham gia thực hiện chiểm 66.6%. 4.5.3. Nhân viên y tế thôn tham gia công tác truyền thông GDSK Trong năm nhiệm vụ của y tế thôn bản thì nhiệm vụ truyền thông GDSK cũng làm nhiệm vụ số một, điều này đã nói lên vai trò và trách nhiệm thực hiện công tác truyền thông GDSK của nhân viên y tế thôn, bản. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy, tất cả 77 các cán bộ làm y tế thôn bản đều hoạt động công tác truyền thông GDSK, chiếm tỷ lệ 100%, trung bình số lần truyền thông của YTTB là 23.8 lần/năm: Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng lưới nhân viên y tế bản tại huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu, Tác giả Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự cho thấy: hiệu quả hoạt động của đội ngũ nhân viên y tế bản ở Tủa Chùa được thể hiện qua một số chỉ báo như: sự thay đổi về nhận thức, thái độ của dân cư đối với việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ; sự chuyển đổi trong các hành vi có liên quan mức độ cải thiện về các chỉ tiêu y tế, sức khoẻ; góp phần tạo dựng cho người dân niềm tin đối với chế độ, ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội, sự ghi nhận của các nhà lãnh đạo ở địa phương và đặc biệt là sự chấp nhận của dân cư trong bản... 5. Kết luận 5.1.Tình hình nhân lực tại các tuyến - Tuyến tỉnh: Trung bình mỗi tổ có từ 3 đến 7 người nhưng đều là cán bộ kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách làm công tác truyền thông GDSK. - Tuyến huyện: Tất cả Trung tâm Y tế đều đã thành lập phòng truyền thông GDSK, trung bình mỗi phòng có từ 3 đến 7 người nhưng cũng không có cán bộ chuyên trách làm công tác truyền thông GDSK. - Tuyến xã: 100% trạm y tế xã đều có tổ truyền thông GDSK, trung bình mỗi trạm có có từ 3 đến 7 người nhưng cũng không có cán bộ chuyên trách làm công tác truyền thông GDSK. Mặc dù vậy, các trạm y tế đều huy động được các ban, ngành, đoàn thể tham gia vào các hoạt động truyền thông GDSK, tích cực nhất là phụ nữ. 5.2.Trang thiết bị tại tổ truyền thông GDSK Tại các đơn vị trang thiết bị cơ bản còn thiếu, phần lớn là trang thiết bị chung của đơn vị hay của các chương trình y tế quốc gia. Đặc biệt tuyến xã có nhiều nơi không có tivi, cassette, đầu đĩa, loa ... 5.3.Công tác đào tạo kỹ năng truyền thông GDSK Tại tuyến tỉnh, huyện 100% truyền thông viên công tác tại các tổ truyền thông GDSK đều đã được đào tạo, nhưng tại tuyến xã chỉ có 29.3% số TTV được đào tạo. 5.4.Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động truyền thông GDSK Tỉ lệ các tổ truyền thông GDSK xây dựng kế hoạch năm, quí, tháng, tuần lần lượt là 81.5%, 73.8%, 40%, 9.2%. 5.5.Thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe 5.5.1.Thực hiện truyền thông GDSK trực tiếp - Tuyến tỉnh: Tại các tổ truyền thông GDSK đều tham gia truyền thông GDSK trực tiếp. 80% các tổ truyền thông của các đơn vị y tế tuyến tỉnh thực hiện tư vấn, tỷ lệ 78 các tổ truyền thông thực hiện thảo luận nhóm, nói chuyện sức khỏe, thăm hộ gia đình lần lượt là 46.7%; 40% và 20%. Kết quả trên cũng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị. - Tuyến huyện: 77.8% các tổ truyền thông thực hiện nói chuyện sức khỏe, tỷ lệ các tổ truyền thông thực hiện tư vấn là 66.7%, 33.3% các tổ thực hiện thăm hộ gia đình và thảo luận nhóm. - Tại tuyến xã truyền thông trực tiếp được sử dụng khá tốt, cả 4 hình thức đều được > 58.5% tổ truyền thông GDSK thực hiện.Tỷ lệ các lần truyền thông trực tiếp có phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể các tổ chức xã hội tham gia thực hiện chiếm 58.9% và tỷ lệ người dân trong các làng, xã tham gia vào các phong trào, các sinh hoạt cộng đồng có lồng ghép với hoạt động truyền thông GDSK là 55.4%. 5.5.2.Thực hiện truyền thông gián tiếp - 100% các tổ truyền thông tuyến tỉnh thực hiện truyền thông qua truyền hình và đài phát thanh; 80% các tổ truyền thông thực hiện truyền thông lưu động. 55.6% các tổ truyền thôngtuyến huyện sử dụng hình thức truyền thông phát thanh và lưu động. 90.8% tổ truyền thông tuyến hình thức phát thanh. - Tỷ lệ các lần truyền thông gián tiếp có phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể các tổ chức xã hội tham gia thực hiện chiểm 66.6%. 5.5.3. Nhân viên y tế thôn tham gia công tác truyền thông GDSK - Tất cả các cán bộ làm y tế thôn bản đều hoạt động công tác truyền thông GDSK chiếm 100%. - Trung bình số lần truyền thông của YTTB là 23.8 lần/ năm. 6. Đề xuất giải pháp can thiệp Qua kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông GDSK tại các tuyến y tế cơ sở, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau để nâng cao năng lực cho công tác truyền thông GDSK: 6.1.Đối với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong tỉnh Công tác truyền thông GDSK để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân... Trong đó, ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn. Vì vậy, để tạo điều kiện cho công tác chăm sóc sức khỏe của cộng đồng, cần phải: - Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với từng loại hình truyền thông. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong công tác truyền thông GDSK. 79 - Cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ y tế công tác tại các cơ sở ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới hải đảo; thực hiện sự công bằng trong cống hiến và phục vụ của mọi đối tượng cán bộ trong ngành y tế. 6.2.Đối với ngành y tế Để công tác truyền thông GDSK tại các tuyến được tốt hơn, góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân ngành y tế cần phải: - Lập kế hoạch xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới, cơ cấu tổ chức, nhân lực, trang thiết bị, kinh phí dành cho công tác truyền thông GDSK từ tỉnh đến thôn bản. - Hoạt động theo qui trình hoạt động truyền thông GDSK ban hành năm 2006. - Đào tạo, đào tạo lại công tác xây dựng kế hoạch, báo cáo và kỹ năng truyền thông GDSK cho tuyến y tế cơ sở. - Biên soạn tài liệu thống nhất, phù hợp với địa phương cho truyền thông viên khi đi tuyên truyền. Tổ chức lựa chọn các hình thức truyền thông phù hợp với điều kiện miền núi. TÀI LỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương (2005), Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. 2. Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự, (2002) Hiệu quả hoạt động của mạng lưới nhân viên y tế tại huyện Tủa Chùa tỉnh Lai Châu. 3. Nguyễn Thị Liên (2004), Thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại tỉnh Quảng Nam. 4. Sở Y tế Quảng Nam (2004), Đề án xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2004 – 2010, tỉnh Quảng Nam. 5. Sở Y tế Quảng Nam (2004), Quyết định số 613/QĐ-SYT của Giám đốc Sở Y tế về việc phê duyệt và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động truyền thông - Giáo dục sức khoẻ đến năm 2010 tại tỉnh Quảng Nam.
File đính kèm:
- nghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_nang_cao_cong_tac.pdf