Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 128 định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân

Hiện nay, BPTNMT là một trong những nguyên

nhân gây gánh nặng bệnh tật và tử vong hàng đầu. Dự

kiến đến năm 2030, BPTNMT là nguyên nhân tử vong

đứng hàng thứ 3 trên thế giới 1. Tỷ lệ mắc BPTNMT

hiện nay trên thế giới khoảng 6% (4-10%) và ở Việt

Nam tỷ lệ mắc ở người trên 40 tuổi là 4,2%, trong đó

nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9%. Tại Bệnh viện

Bạch Mai, số bệnh nhân mắc BPTNMT vào điều trị tại

Trung tâm Hô hấp đứng đầu trong các bệnh lý về phổi.

Liệu pháp tế bào gốc đã được nghiên cứu và kiểm

chứng về hiệu quả điều trị với nhiều bệnh lý khác nhau,

đặc biệt thể hiện ưu điểm trong việc tái cấu trúc và sửa

chữa tổn thương ở các cơ quan. Những nghiên cứu về

trị liệu tế bào gốc trong điều trị BPTNMT đã được triển

khai trên thế giới và cho thấy sự an toàn và bước đầu

có hiệu quả.2

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương

quan có ý nghĩa giữa các kết quả định lượng khí phế

thũng (EI), bẫy khí (ATI), độ dày thành phế quản (WT),

tỷ lệ phần trăm thành (% WA) của đường dẫn khí trên

CLVT với chức năng hô hấp 4,5,6. Tuy nhiên, trên thế giới

cũng như ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào sử dụng

CLVT 128 dãy để đánh giá sự thay đổi các chỉ số định

lượng tổn thương phổi của bệnh nhân mắc BPTNMT

trước và sau điều trị bằng ghép tế bào gốc tự thân, qua

đó đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị. Vì vậy

chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu giá trị của cắt

lớp vi tính 128 dãy định lượng trên bệnh nhân bệnh

phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào

gốc tự thân” với mục tiêu: Đánh giá thay đổi của các

chỉ số định lượng trên cắt lớp vi tính 128 dãy trước

và sau điều trị ghép tế bào gốc tự thân của bệnh nhân

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 128 định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân trang 1

Trang 1

Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 128 định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân trang 2

Trang 2

Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 128 định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân trang 3

Trang 3

Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 128 định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân trang 4

Trang 4

Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 128 định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân trang 5

Trang 5

Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 128 định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân trang 6

Trang 6

Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 128 định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân trang 7

Trang 7

Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 128 định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 10180
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 128 định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 128 định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân

Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính 128 định lượng trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào gốc tự thân
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 51
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỤP 
CẮT LỚP VI TÍNH 128 ĐỊNH LƯỢNG TRÊN 
BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN 
MẠN TÍNH TRƯỚC VÀ SAU GHÉP 
TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN
Vũ Thành Trung*, Phạm Minh Thông*, Vũ Thị Thu Trang**, 
Phan Thanh Thuỷ**
* Trung tâm Điện quang, Bệnh 
viện Bạch Mai
** Trung tâm Hô hấp, Bệnh 
viện Bạch Mai
Background: Quantitative Computed Tomography (QCT) has been 
used for many years worldwide to evaluate and quantify lung parenchymal 
lesions in chronic obstructive pulmonary disease (COPD), including 
emphysema quantification (LAA-950), air-trapping assessment area (LAA-
856), bronchial wall area (WA), percentage of wall area (% WA), bronchial 
lumen area (LA), bronchial wall thickness (WT), studies show that QCT 
is highly accurate, strongly correlated with the respiratory function test 
(FEV1, FVC), grade classification according to GOLD. We applied this 
method to evaluate the indicators of emphysema (LAA-950), air-trapping 
(LAA-856), RVC¬856-950, bronchial wall area (WA), bronchial lumen 
(LA) and bronchial wall thickness (WT), percentage pulmonary vascular 
(%HAV) of COPD patients before and after autologous stem cell transplant 
from adipose tissue and bone marrow.
Method: The study was conducted from 10.2019 - 10.2020 on 32 
COPD patients diagnosed with COPD according to GOLD 2018 standards, 
patients with FEV1 <60% were selected for the autologous stem cell 
transplant study at The Respiratory Center - Bach Mai Hospital (4 GOLD 
II patients, 17 GOLD III patients, 11 GOLD IV patients). The patient was 
given quantitative CT scans 2 times, the first time before transplant and the 
second after 6 months after transplantation with a 128-detectors scanner 
of Siemens (Somatom Definition Egde) at Dien Quang Center - Bach Mai 
Hospital.
Results: Percentage of emphysema (LAA-950) before grafting 
31.49% ± 8.19, after grafting 32.8% ± 7.13), percentage of air-trapping in 
then exhalation (LAA-856) before grafting 63.65% ± 8.74, after transplant 
61.41% ± 7.4 (statistically significant difference p = 0.026), RVC856-
950 before transplant 0.83 ± 1.82, post transplant 3.58 ± 1.76 (significant 
difference p = 0.000), these indicators are linearly correlated with FEV1, 
BODE and GOLD classification. The percentage of wall area (%WA) after 
transplantation was changed in the bronchial branch of segment 1 (70.74% 
before transplantation, 67.59% after transplantation, p = 0.02) and in branch 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202052
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, BPTNMT là một trong những nguyên 
nhân gây gánh nặng bệnh tật và tử vong hàng đầu. Dự 
kiến đến năm 2030, BPTNMT là nguyên nhân tử vong 
đứng hàng thứ 3 trên thế giới 1. Tỷ lệ mắc BPTNMT 
hiện nay trên thế giới khoảng 6% (4-10%) và ở Việt 
Nam tỷ lệ mắc ở người trên 40 tuổi là 4,2%, trong đó 
nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9%. Tại Bệnh viện 
Bạch Mai, số bệnh nhân mắc BPTNMT vào điều trị tại 
Trung tâm Hô hấp đứng đầu trong các bệnh lý về phổi. 
Liệu pháp tế bào gốc đã được nghiên cứu và kiểm 
chứng về hiệu quả điều trị với nhiều bệnh lý khác nhau, 
đặc biệt thể hiện ưu điểm trong việc tái cấu trúc và sửa 
chữa tổn thương ở các cơ quan. Những nghiên cứu về 
trị liệu tế bào gốc trong điều trị BPTNMT đã được triển 
khai trên thế giới và cho thấy sự an toàn và bước đầu 
có hiệu quả.2
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương 
quan có ý nghĩa giữa các kết quả định lượng khí phế 
thũng (EI), bẫy khí (ATI), độ dày thành phế quản (WT), 
tỷ lệ phần trăm thành (% WA) của đường dẫn khí trên 
CLVT với chức năng hô hấp 4,5,6. Tuy nhiên, trên thế giới 
cũng như ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào sử dụng 
CLVT 128 dãy để đánh giá sự thay đổi các chỉ số định 
lượng tổn thương phổi của bệnh nhân mắc BPTNMT 
trước và sau điều trị bằng ghép tế bào gốc tự thân, qua 
đó đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị. Vì vậy 
chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu giá trị của cắt 
lớp vi tính 128 dãy định lượng trên bệnh nhân bệnh 
phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau ghép tế bào 
gốc tự thân” với mục tiêu: Đánh giá thay đổi của các 
chỉ số định lượng trên cắt lớp vi tính 128 dãy trước 
và sau điều trị ghép tế bào gốc tự thân của bệnh nhân 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn đoán COPD theo tiêu 
chuẩn GOLD 2018
- Có chỉ số FEV1 < 60% giá trị dự kiến
- Được chọn vào nghiên cứu bởi hội đồng khoa 
học tại Bệnh viện Bạch Mai
- Được chụp CLVT 128 dãy trước ghép tế bào 
gốc và sau ghép 6 tháng.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý phối hợp khác về 
hô hấp, tim mạch, tiêu hoá, thận, ung thư
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
of subsegment 1 (79.19% before transplantation, after transplantation 
75.90%, p = 0.01), lumen area (LA), inner diameter (ID) of the post-
transplant bronchial all increased in the segmental and subsegmental 
bronchial branches RB1, RB4, RB10, wall thickness (WT) decreased in 
the sub-branches RB1-1, RB4-1, RB10-1 (however the difference was not 
statistically significant with p <0.05).
Conclusion: Emphysema (LAA-950), air-trapping (LAA-856, 
RVC856-950), percentage of bronchial wall (% WA), lumen area (LA), 
inner diameter (ID), thickness bronchial wall (WT) measured on QCT 
correlated with FEV1, FVC, GOLD, BODE before and after stem cell 
transplantation, can be used to assess the extent and stage of Chronic 
Obstructive Pulmonary Disease, pre- and post-assessment of autologous 
stem cell transplant therapy.
Keywords: Quantitative CT COPD, Quantitative CT after autologous 
stem cell tranplantation
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 -  ... ị
- Thu thập số liệu theo bệnh án mẫu dùng riêng 
cho nghiên cứu 
- Bệnh nhân được chụp CLVT 128 dãy định 
lượng, bằng máy Somatom Definition Edge của hãng 
Siemens, sử dụng phần mềm đánh giá phổi Syngovia – 
Pulmo 3D. 
- Sử dụng phần mềm SPSS 22 để xử lý và phân 
tích số liệu. 
Màn hình chính của ứng dụng Pulmo 3D.
III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu thực hiện trên 32 bệnh nhân mắc 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thu được kết 
quả như sau
1. Các chỉ số lâm sàng, mức độ khó thở, chức năng hô hấp, chỉ số chất lượng cuộc sống của bệnh 
nhân COPD trước và sau ghép tế bào gốc
Bảng 1. So sánh các chỉ số lâm sàng, mức độ khó thở, chức năng hô hấp, 
chỉ số chất lượng cuộc sống trước và sau ghép tế bào gốc
Chỉ số (N = 32) Trước điều trị Sau điều trị p
Chỉ số khó thở BDI 4,45±3.10 4,41±2.33 0,926
Mức độ khó thở MRC 2,09±0.81 1,72±0.92 0,063
Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe CAT 21,69±6.41 19,5±5.87 0,041
Khoảng cách bộ 6 phút (m) Test-6p 363,30±76.74 427,05±84.85 0,002
Thể tích thở ra tối đa trong 1s đầu tiên FEV1 0,87±0.30 0,90±0.35 0,391
Tỷ lệ % FEV1 FEV1% 36,94 ± 12 38,84 ± 13 0,20
Dung tích sống gắng sức (lít) FVC 1,97±0.49 2,24±0.75 0,02
Tỷ lệ % FVC FVC% 62,97 ± 15,77 69,68 ±20,24 0,03
Chỉ số Gaensler FEV1 / FVC 42,26±7.67 40,55±8.44 0,108
Chỉ số BODE BODE 4,66±1.69 3,66±1.96 0,003
Chất lượng cuộc sống SGRQ 54,87±14.28 46,56±15.17 0,004
Nhận xét: sau điều trị các chỉ số CAT, khoảng cách đi bộ 6 phút, FVC, BODE, SGRQ đều có sự thay đổi tốt 
lên, có ý nghĩa thống kê.
3.2. Thể tích phổi trên CLVT 128 dãy
Bảng 2. Các thể tích toàn phổi TLV, thể tích cặn FRV, thể tích khí lưu thông TV và tỷ trọng trung bình nhu 
mô phổi MLD, trước và sau điều trị
Chỉ số (N = 32) Trước điều trị Sau điều trị p
TLV (ml) 5119,84±1035,70 5257,56±877,14 0,052
FRV (ml) 5074,11±1007,64 4922,33±849,43 0,424
TV (ml) 576,77±282,71 718,22±403,62 0,489
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202054
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhận xét : 
• Thể tích toàn phổi trung bình (TLV) sau điều trị tăng lên, thể tích khí cặn (FRV) giảm đi do đó thể tích khí 
lưu thông (TV) sau điều trị tăng lên so với trước điều trị, tuy nhiên chưa thấy có ý nghĩa thống kê. 
3.3. Thể tích khí phế thũng (LAA-950)
Bảng 3. Tỷ lệ % thể tích KPT toàn phổi thì hít vào và thở ra trước - sau điều trị 6 tháng
Tỷ lệ KPT LAA-950 Trước điều trị Sau điều trị p
LAA-950 thì hít vào 31,49 ±8.19 32,8 ±7.13 0,154
LAA-950 thì thở ra 28,8±8,07 29,8 ±7,09 0,367
Nhận xét: tỷ lệ % thể tích KPT sau điều trị tăng lên nhẹ so với trước điều trị, tuy nhiên khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê. 
Biểu đồ 1. Đồ thị tương quan giữa tỷ lệ % LAA-950 của phổi với FEV1(A) và theo GOLD (B)
Nhận xét: Có tương quan tuyến tính nghịch giữa tỷ lệ % thể tích LAA-950 với FEV1 (r = -0,51), có tương quan 
tuyến tính thuận giữa tỷ lệ %KPT mức độ nặng theo GOLD
3.4 Thể tích bẫy khí (LAA-856)
Bảng 4. Tỷ lệ % thể tích bẫy khí LAA -856 trước và sau điều trị
Tỷ lệ % bẫy khí LAA-856 (N=32) Trước điều trị Sau điều trị p
LAA-856 thì hít vào 68,58±9,04 69,86±7,78 0,221
LAA-856 thì thở ra 63,65±8,74 61,41±7,4 0,026
LAA-856-950 thì hít vào (IRV) 37,09±4,8 37,06±3,7 0,977
LAA-856-950 thì thở ra (ERV) 36,25±5,05 33,48±3,89 0,015
Sự thay đổi RVC856-950 (IRV-ERV) 0,83±1,82 3,58±1,76 0,000
Nhận xét: Tỷ lệ % thể tích bẫy khí toàn phần sau điều trị ở thì hít vào không khác với trước điều trị nhưng ở 
thì thở ra giảm đi có ý nghĩa (p=0,026, 0,0015) và có sự thay đổi rõ thể tích RVC856-950.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 55
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Biểu đồ 2. Biểu đồ tương quan % bẫy khí LAA-856 với FEV1 r = - 0,44 (A) và tỷ lệ RVC856-950 sau điều 
trị so với trước điều trị theo phân loại GOLD (B)
Nhận xét: Tỷ lệ % bẫy khí giảm, tỷ lệ thay đổi RVC tăng lên ở các mức độ GOLD của bệnh nhân, sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê. 
3.5. Các chỉ số của phế quản phân thuỳ định lượng trên CLVT 128 dãy
Bảng 5. Định lượng các chỉ số của phế phân thùy 1 (RB1) theo GOLD
 GOLD
Phế quản RB1
X ± SD
(N = 32)
GOLD II
(4)
GOLD III
(17)
GOLD IV
(11)
WA (mm2) 22,89±4,19 19,78±4,75 22,64±4,50 24,41±2,95
% WA ( %) 70,74±6,47 75,35±10,36 69,86±6,35 70,44±4,82
LA (mm2) 10,11±4,12 7,46±5,08 10,48±4,52 10,48±3,01
ID (mm) 3,42±0,76 2,87±1,15 3,48±0,77 3,54±0,53
WT (mm) 1,46±0,13 1,43±0,04 1,44±0,14 1,51±0,10
Nhận xét: Bệnh nhân ở mức độ nặng hơn theo phân loại GOLD có các chỉ số WA, %WA, WT lớn hơn.
Biểu đồ 3. Tỷ lệ % WA trước và sau điều trị (A), diện tích lòng phế quản, đường kính lòng phế quản trước và 
sau điều trị theo phân loại GOLD.
Nhận xét : Tỷ lệ %WA giảm, LA và ID tăng sau điều trị ở cả 3 phân loại GOLD II, III, IV
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202056
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
3.6. Tỷ lệ % vùng có tỷ trọng cao HAV (tỷ lệ % mạch máu)
Bảng 3.6. Tỷ lệ % thể tích nhu mô phổi có tỷ trọng cao HAV trước và sau điều trị 
Thùy phổi Trước điều trị (N=32) Sau điều trị (N=32) p
Thùy trên phải 1,38 1,40 0,89
Thùy giữa phải 1,69 1,70 0,82
Thùy dưới phải 1,74 1,76 0,71
Thùy trên trái 1,25 1,31 0,49
Thùy dưới trái 1,49 1,49 0,96
Toàn phổi 1,47 1,54 0,29
Nhận xét: Trên chụp QCT có tiêm thuốc cản 
quang, tỷ lệ % HAV có tương quan tuyến tính nghịch 
với tỷ lệ % bẫy khí (LAA-856) sau điều trị tăng lên so với 
trước điều trị, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê.
 Biểu đồ 4. Biểu đồ tương quan nghịch giữa tỷ lệ % thể tích HAV với tỷ lệ % LAA-950, r=-0,5(A), tỷ lệ % HAV 
với tỷ lệ % bẫy khí LAA-856, r=-0,76 (B)
IV. BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 32 bệnh nhân COPD trước và 
sau ghép tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tuỷ xương, 
chúng tôi nhận thấy có mối tương quan nghịch giữa các 
chỉ số khí phế thũng LAA-950 với FEV1 (r = - 0,51), giữa 
chỉ số bẫy khí LAA-856 với FEV1 (r = -0,44) với chỉ số 
BODE và với phân loại GOLD.
Sau điều trị ghép tế bào gốc 6 tháng, có sự thay 
đổi về các thể tích của phổi định lượng trên CLVT 128 
dãy, tăng thể tích toàn phổi (TLV), giảm thể tích cặn 
(FRV) và tăng thể tích khí lưu thông (TV), sự khác biệt 
mặc dù chưa có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.2).
Chỉ số khí phế thũng LAA-950 sau điều trị tăng nhẹ 
mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, sự tăng 
nhẹ này theo chúng tôi là do có sự tăng lên của thể tích 
toàn phổi nên thể tích khí phế thũng cũng tăng lên theo. 
Chỉ số bẫy khí LAA-856 sau điều trị giảm đi rõ, đặc biệt 
ở thì thở ra (p=0,026), theo đó thể tích bẫy khí xoá nền 
LAA856-950 (trừ đi thể tích khí phế thũng) cũng giảm đi rõ 
sau điều trị (p=0,015) và đặc biệt là tăng lên rõ rệt của 
thể tích bẫy khí lưu thông ở thì hít vào và thở ra sau điều 
trị so với trước điều trị (từ 0,83% lên 3,58%, p=0,000).
Về các chỉ số của phế quản phân thuỳ và hạ phân 
thuỳ định lượng trên CLVT, chúng tôi nhận thấy diện 
tích khu vực thành phế quản và độ dày thành phế quản 
tăng lên theo phân loại GOLD (tuy khác biệt không có 
ý nghĩa thống kê – Bảng 3.5), sau điều trị tỷ lệ % diện 
tích thành phế quản (%WA) giảm, diện tích lòng (LA) và 
đường kính lòng (ID) phế quản tăng lên. 
Tỷ lệ % thể tích phổi có tỷ trọng cao HAV (tỷ trọng 
> -200HU) trong nghiên cứu của chúng tôi chính là tỷ 
lệ % các nhánh mạch máu của phổi, tỷ lệ %HAV tương 
quan với thể tích khí phế thũng (r=-0,5) và thể tích bẫy 
khí (r=-0,76), tỷ lệ này tăng lên sau điều trị, tuy nhiên 
chưa thấy có ý nghĩa thống kê
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/2020 57
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu và phân tích 32 trường hợp bệnh 
phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, chúng tôi đi đến kết 
luận: các chỉ số đo trên CLVT 128 dãy định lượng, bao 
gồm tỷ lệ % thể tích khí phế thũng (LAA-950), tỷ lệ % thể 
tích bẫy khí (LAA-856), sự thay đổi bẫy khí (RVC856-950) có 
tương quan nghịch với FEV1, các chỉ số này và WA, 
LA, ID của thành phế quản có tương quan thuận với 
phân loại GOLD của bệnh nhân. Sau điều trị ghép tế 
bào gốc 6 tháng, có sự thay đổi của LAA-856, RVC856-950, 
%WA, LA, ID tốt lên có ý nghĩa thống kê. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD). Global Strategy for the Diagnosis, Management 
and Prevention of Chronic Obstructive Lung Disease update 2018.
2. Fujimoto K, Kitaguchi Y, Kubo K, Honda T. Clinical analysis of chronic obstructive pulmonary disease phenotypes 
classified using high-resolution computed tomography. Respirology. 2006;11(6):731-740. doi:10.1111/j.1440-
1843.2006.00930.x
3. Nakano Y, Muro S, Sakai H, et al. Computed Tomographic Measurements of Airway Dimensions and 
Emphysema in Smokers: Correlation with Lung Function. American Journal of Respiratory and Critical Care 
Medicine. 2000;162(3):1102-1108. doi:10.1164/ajrccm.162.3.9907120
4. W. Richard Webb, MD, Nestor L. Muller, MD, PhD, David P. Naidich, MD, FACR, FAACP. High - Resolution of 
the Lung. Fifth. Lippincott Williams & Wilkings; 2015. LWW.com
5. Nguyễn Viết Tiến, Ngô Quý Châu, Lương Ngọc Khuê - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính- Bộ Y Tế, Nhà xuất bản Y học.
6. Schroeder JD, McKenzie AS, Zach JA, et al. Relationships Between Airflow Obstruction and Quantitative CT 
Measurements of Emphysema, Air Trapping, and Airways in Subjects With and Without Chronic Obstructive 
Pulmonary Disease. American Journal of Roentgenology. 2013;201(3):W460-W470. doi:10.2214/AJR.12.10102
7. Washko GR. The Role and Potential of Imaging in COPD. Medical Clinics of North America. 2012;96(4):729-
743. doi:10.1016/j.mcna.2012.05.003
8. Bodduluri S, Reinhardt JM, Hoffman EA, Newell JD, Bhatt SP. Recent Advances in Computed Tomography 
Imaging in Chronic Obstructive Pulmonary Disease. Annals of the American Thoracic Society. 2018;15(3):281-
289. doi:10.1513/AnnalsATS.201705-377FR
9. Matsuoka S, Yamashiro T, Washko GR, Kurihara Y, Nakajima Y, Hatabu H. Quantitative CT Assessment of 
Chronic Obstructive Pulmonary Disease. RadioGraphics. 2010;30(1):55-66. doi:10.1148/rg.301095110
10. Occhipinti M, Paoletti M, Bigazzi F, et al. Emphysematous and Nonemphysematous Gas Trapping in 
Chronic Obstructive Pulmonary Disease: Quantitative CT Findings and Pulmonary Function. Radiology. 
2018;287(2):683-692. doi:10.1148/radiol.2017171519
TÓM TẮT
Đại cương: Cắt lớp vi tính định lượng (Quantitative Computed Tomography:QCT) đã được ứng dụng từ nhiều năm này 
trên thế giới để đánh giá và định lượng các tổn thương nhu mô phổi trong bệnh lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bao 
gồm định lượng thể tích khí phế thũng (LAA-950), đánh giá bẫy khí (LAA-856), đo diện tích khu vực thành phế quản (WA), tỷ lệ 
phần trăm khu vực thành (%WA), diện tích lòng phế quản (LA), độ dày thành phế quản (WT), các nghiên cứu cho thấy QCT có 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 40 - 11/202058
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
độ chính xác cao, tương quan chặt chẽ với xét nghiệm đo chức năng hô hấp (FEV1, FVC), phân loại mức độ nặng theo GOLD. 
Chúng tôi ứng dụng phương pháp này để đánh giá các chỉ số khí phế thũng (LAA-950), bẫy khí (LAA-856), RVC856-950, diện tích 
thành phế quản (WA), lòng phế quản (LA) và độ dày thành phế quản (WT), tỷ lệ % mạch máu của phổi %HAV của bệnh nhân 
COPD trước và sau ghép tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tuỷ xương.
Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện từ 10.2019 – 10.2020 trên 32 bệnh nhân COPD được chẩn đoán xác định 
COPD theo tiêu chuẩn GOLD 2018, những bệnh nhân có với FEV1 < 60% được chọn vào nghiên cứu ghép tế bào gốc tự thân 
tại Trung tâm hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai (4 bệnh nhân GOLD II, 17 bệnh nhân GOLD III, 11 bệnh nhân GOLD IV). Bệnh 
nhân được chụp cắt lớp vi tính định lượng QCT 2 lần, lần 1 trước ghép và lần 2 sau ghép 6 tháng bằng máy chụp CLVT 128 dãy 
của hãng Siemens (Somatom Definition Egde) tại Trung tâm Điện Quang – Bệnh viện Bạch Mai.
Kết quả: Tỷ lệ % khí phế thũng (LAA-950) trước ghép 31,49% ±8.19, sau ghép 32,8% ±7.13), tỷ lệ % bẫy khí ở thì thở 
ra (LAA-856) trước ghép 63,65% ±8,74, sau ghép 61,41%±7,4 (khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,026), RVC856-950 trước ghép 
0,83±1,82, sau ghép 3,58±1,76 (khác biệt có ý nghĩa p = 0,000), các chỉ số này tương quan tuyến tính với FEV1, BODE và phân 
loại GOLD. Tỷ lệ %WA sau ghép có thay đổi ở nhánh phế quản phân thuỳ 1 (trước ghép 70,74%, sau ghép 67,59%, p = 0,02) 
và nhánh hạ phân thuỳ 1 (trước ghép 79,19%, sau ghép 75,90%, p = 0,01), diện tích (LA), đường kính (ID) lòng phế quản sau 
ghép đều tăng lên ở các nhánh phế quản phân thuỳ và hạ phân thuỳ RB1, RB4, RB10, độ dày thành (WT) giảm đi ở các nhánh 
hạ phân thuỳ RB1-1, RB4-1, RB10-1 (tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p < 0,05)
Kết luận: Các chỉ số khí phế thũng (LAA-950), bẫy khí (LAA-856, RVC856-950), tỷ lệ % thành phế quản (%WA), diện tích lòng 
(LA), đường kính (ID), độ dày thành (WT) phế quản đo trên cắt lớp vi tính định lượng QCT có tương quan với FEV1, FVC, 
GOLD, BODE trước và sau ghép tế bào gốc, có thể sử dụng để đánh giá mức độ, giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 
đánh giá trước và sau điều trị ghép tế bào gốc tự thân của bệnh.
Từ khóa: Cắt lớp vi tính định lượng, bệnh lý COPD, đánh giá sau ghép tế bào gốc
Người liên hệ: Vũ Thành Trung
Ngày nhận bài: 20/9/2020. Ngày chấp nhận đăng: 19/10/2020 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_gia_tri_cua_chup_cat_lop_vi_tinh_128_dinh_luong_t.pdf