Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ cao đẳng ở trường đại học thủ đô Hà Nội

Bài viết nghiên, cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà

Nội học trình độ cao đẳng ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội như: đào tạo chương trình

Hà Nội học gắn với nhu cầu sử dụng kiến thức về Hà Nội trong thực tế; xây dựng chương

trình Hà Nội học kết hợp với các chuyên ngành gần; biên soạn giáo trình Hà Nội học cho

sinh viên Đại học Thủ đô; tăng cường đánh giá xác thực đối với học phần Hà Nội học.

Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để đào tạo chương trình Hà Nội học có hiệu quả

thực chất ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ cao đẳng ở trường đại học thủ đô Hà Nội trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ cao đẳng ở trường đại học thủ đô Hà Nội trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ cao đẳng ở trường đại học thủ đô Hà Nội trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ cao đẳng ở trường đại học thủ đô Hà Nội trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ cao đẳng ở trường đại học thủ đô Hà Nội trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ cao đẳng ở trường đại học thủ đô Hà Nội trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 6040
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ cao đẳng ở trường đại học thủ đô Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ cao đẳng ở trường đại học thủ đô Hà Nội

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ cao đẳng ở trường đại học thủ đô Hà Nội
86 TRNG I HC TH  H NI 
NGHIN CGU  XUT M?T SH GI+I PHP THIC HI%N 
CHNG TRNH 
O TO H
 N?I H.C TRNH ? 
CAO JNG  TR'NG I H.C TH> C H
 N?I 
Trần Vân Anh1 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Bài viết nghiên, cứu đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà 
Nội học trình độ cao đẳng ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội như: đào tạo chương trình 
Hà Nội học gắn với nhu cầu sử dụng kiến thức về Hà Nội trong thực tế; xây dựng chương 
trình Hà Nội học kết hợp với các chuyên ngành gần; biên soạn giáo trình Hà Nội học cho 
sinh viên Đại học Thủ đô; tăng cường đánh giá xác thực đối với học phần Hà Nội học... 
Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để đào tạo chương trình Hà Nội học có hiệu quả 
thực chất ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
Từ khóa: Hà Nội học, chương trình, chuyên ngành, giải pháp thực hiện 
1. GIỚI THIỆU 
Hà Nội học đang là yêu cầu đặt ra cấp thiết đối với Hà Nội, trước hết là trong lĩnh vực 
giáo dục đào tạo. Vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng xây dựng và thực hiện một chương 
trình đào tạo Hà Nội học để đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục, trước hết là cấp trung 
học cơ sở. Đó chính là nhiệm vụ đặt ra đối với Đại học Thủ đô Hà Nội, cơ sở đào tạo có 
điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện nhiệm vụ này của Hà Nội. Xuất phát từ yêu cầu đó, 
tác giả đề xuất một số giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ Cao 
đẳng ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Sự phù hợp của chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ cao đẳng so với 
yêu cầu thực tiễn của ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội 
2.1.1. Chương trình “Hà Nội học” đáp ứng tính đặc thù của Trường Đại học Thủ 
đô Hà Nội 
Khác với các trường đại học khác trên địa bàn Hà Nội, Đại học Thủ đô Hà Nội trực 
tiếp đào tạo và cung cấp nhân lực cho các ngành kinh tế - xã hội, phục vụ cho mục tiêu 
1 Nhận bài ngày 7.11.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.12.2016 
Liên hệ tác giả: Trần Vân Anh; Email: tvanh@daihocthudo.edu,vn 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 87 
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc đào tạo người lao động cho các ngành kinh 
tế - xã hội ở Hà Nội không chỉ cung cấp người lao động có trình độ cao (điều mà các 
trường đại học khác đã và đang làm) mà còn là những công dân Thủ đô, có trách nhiệm 
tiếp nối các giá trị văn hóa – tinh thần của Hà Nội truyền thống trong một bối cảnh mở 
rộng các mối liên hệ của Thủ đô với hiện tại và tương lai. Vì thế, cần thiết có chương trình 
nghiên cứu về Hà Nội nhằm trang bị hiểu biết về Hà Nội cho các công dân Hà Nội - những 
người tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng Thủ đô bền vững và phát triển - trong 
chương trình đào tạo của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
2.1.2. Chương trình “Hà Nội học” đáp ứng dạy học nội dung giáo dục địa phương 
trong chương trình giáo dục phổ thông 
Theo tinh thần công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 7/7/2008 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS và 
THPT từ năm học 2008-2009, các môn học nằm trong chương trình thực hiện nội dung 
giáo dục địa phương là Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc, 
Thể dục và Công nghệ. Thực hiện chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tích 
cực triển khai việc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, thực hiện đưa nội dung giáo 
dục địa phương vào trường học. Trong hệ thống tài liệu, sách giáo khoa có liên quan đến 
nội dung giáo dục địa phương của Hà Nội, đáng lưu ý là 3 bộ tài liệu được sử dụng trong 
các môn: Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân. 
Việc đưa Hà Nội học vào chương trình đào tạo ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội là 
một giải pháp đáp ứng yêu cầu giáo dục địa phương mà chương trình giáo dục phổ thông 
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như ngành giáo dục Hà Nội đề ra. Với bề dày lịch sử, Thăng 
Long - Hà Nội có số lượng di tích lịch sử văn hóa (tức những giá trị truyền thống địa 
phương) rất đồ sộ, trong đó nhiều di sản văn hóa điển hình được coi là những di sản vô giá, 
được UNESCO công nhận là Di sản thế giới - đó là tiềm năng rất lớn của Hà Nội, đồng 
thời cũng đặt ra những yêu cầu, trách nhiệm lớn đối với Thủ đô trong việc bảo tồn và phát 
huy những giá trị của truyền thống cha ông đã để lại. 
2.1.3. Chương trình “Hà Nội học” đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp trong chương 
trình đổi mới giáo dục phổ thông 
Hà Nội học là lĩnh vực nghiên cứu toàn diện về Hà Nội – Thủ đô của nước Việt Nam 
hiện tại, đồng thời cũng là đô thị đóng vai trò trung tâm lâu đời nhất của đất nước. Có thể 
xem Hà Nội học là một trong những bộ phận tiêu biểu của “Việt Nam học”, và là một cấp 
độ của “Khu vực học” (khoa học nghiên cứu khu vực)..., nhưng là cấp độ gần như nhỏ 
nhất, cấp độ nghiên cứu tiểu vùng (sub region studies) và nghiên cứu trường hợp (case 
studies). Đó là một lĩnh vực khoa học liên ngành (inter disciplinary) bao gồm cả khoa học 
88 TRNG I HC TH  H NI 
Tự nhiên và khoa học Xã hội và Nhân văn..., nhằm nghiên cứu những bình diện khác 
nhau, cũng như những mối liên hệ và tác động của các bình diện đó đối với sự tồn tại, phát 
triển của Hà Nội [1, tr.3]. 
Với đặc trưng là lĩnh vực nghiên cứu tích hợp liên ngành, các nội dung nghiên cứu về 
Hà Nội có thể trở thành các chủ đề dạy học tích hợp trong chương trình phổ thông hiện 
nay. Yêu cầu thực tiễn đặt ra là phải nhanh chóng đào tạo đội ngũ giáo viên có đủ trình độ 
đảm nhiệm việc dạy các môn học về Hà Nội, cũng như giáo dục truyền thống Hà Nội 
trong hệ thống giáo dục nhà trường của Hà Nội, từ cấp tiểu học, đặc biệt là cấp trung học 
cơ sở theo hướng nghiên cứu và giảng dạy tích hợp. Việc xây dựng một chương trình đào 
tạo, bồi dưỡng Hà Nội học có hệ thống ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội, thông qua đội 
ngũ giáo viên đưa kiến thức Hà Nội học với tư cách một hướng tiếp cận dạy học tích hợp 
tới học sinh THCS..., cần được tiến hành kịp thời. 
2.2. Các giải pháp thực hiện chương trình đào tạo Hà Nội học trình độ cao 
đẳng ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
2.2.1. Đào tạo Hà Nội học gắn liền nhu cầu sử dụng kiến thức về Hà Nội trong 
thực tế 
Để đào tạo Hà Nội học thực sự hiệu quả, trước tiên cần xác định giá trị thực tiễn trong 
việc sử dụng kiến thức về Hà Nội đối với nguồn nhân lực thủ đô để phân loại mục đích sử 
dụng kiến thức Hà Nội học, chú ý tới khả năng chuyển dịch ngành học của sinh viên đang 
học và chuyển dịch nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp. Trong điều kiện đào tạo của 
Trường Đại học Thủ đô hiện nay, đào tạo Hà Nội học trước tiên sẽ đáp ứng nhu cầu được 
trang bị kiến thức về Hà Nội của sinh viên sư phạm phục vụ công tác giảng dạy. Đây là đối 
tượng được trang bị hệ thống về nội dung và phương pháp nghiên cứu liên ngành về Hà 
Nội học. Mục tiêu về kiến thức Hà Nội học sẽ được thể hiện trong chuẩn đầu ra của các 
ngành sư phạm, nội dung Hà Nội học được quy định trong chương trình đào tạo và kế 
hoạch học tập của sinh viên. 
Bên cạnh đó, với khả năng dịch chuyển nghề nghiệp, sinh viên các ngành Khoa học 
Xã hội có thể làm công tác nghiên cứu lịch sử - văn hóa – xã hội trong các cơ quan của 
chính quyền các cấp, đối tượng này có thể sử dụng kiến thức về Hà Nội như kiến thức nền 
tảng. Một bộ phận lớn sinh viên ngoài sư phạm hoặc sinh viên sư phạm có thể dịch chuyển 
sang lĩnh vực du lịch, sử dụng kiến thức về Hà Nội phục vụ cho công việc thuyết minh, 
quảng cáo, viết báo...Ngoài ra, kiến thức về Hà Nội luôn hữu ích cho công dân thủ đô trong 
sinh hoạt và ứng xử hàng ngày. Mỗi đối tượng sẽ được tiếp cận Hà Nội học với những nội 
dung và phương pháp khác nhau, thích hợp với mục đích sử dụng kiến thức và sự lựa chọn 
nghề nghiệp của sinh viên. 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 89 
2.2.2. Xây dựng chương trình đào tạo kết hợp Hà Nội học với chuyên ngành gần 
Mặc dù chúng ta đã nhận rõ đào tạo đơn môn gặp nhiều bất cập, cần thiết phải mở 
rộng kiến thức khoa học xã hội và khu vực học cho giáo viên, nhưng phải cân nhắc việc 
đào tạo, bồi dưỡng về Hà Nội học. Đó sẽ là một mã ngành đào tạo độc lập, đơn môn và 
chuyên sâu hay là một hình thức đào tạo kép, liên môn? 
 Để phù hợp với thực tiễn, nội dung Hà Nội học cần được đào tạo, bồi dưỡng kết hợp 
với một số chuyên ngành gần như lịch sử, văn học, địa lý, với tỷ lệ Hà Nội học chiếm 
khoảng 30% thời lượng (hoặc khối lượng tín chỉ). Điều đó cũng có nghĩa là đào tạo Hà Nội 
học cần phải dựa trên nền đào tạo căn bản của một trong số các chuyên ngành trên, và lệ 
thuộc vào mã ngành đào tạo đó. Hiện tại, xem xét các mã ngành như Lịch sử, Ngữ văn, Địa 
lý, chúng tôi nhận thấy mã ngành Lịch sử có các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành 
phù hợp nhất với việc đào tạo Hà Nội học, nên chúng tôi quyết định chọn mã ngành này để 
thực hiện Chương trình đào tạo Lịch sử - Hà Nội học trình độ cao đẳng, với tỷ lệ khối 
lượng: 70% đào tạo lịch sử (khoảng 45 tín chỉ) và 30% đào tạo Hà Nội học (24 tín chỉ) tại 
trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Căn cứ tình hình cụ thể, có thể xây dựng chương trình đào 
tạo Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân với một tỉ lệ nhất định các chuyên đề thuộc lĩnh 
vực Hà Nội học. 
2.2.3. Biên soạn giáo trình Hà Nội học dành cho sinh viên Đại học Thủ đô Hà Nội 
Bắt đầu từ năm học 2015-2016, Hà Nội học được phổ rộng ra toàn trường với tư cách 
là một trong một số môn tự chọn cho tất cả các ngành đào tạo.Với số lượng 2 tín chỉ, tương 
ứng 30 tiết lý thuyết đòi hỏi tài liệu học tập phù hợp. Thực tế, chưa có một chương trình 
đào tạo Hà Nội học được xây dựng bài bản, công phu cùng với hệ thống giáo trình, học 
liệu đầy đủ, có lựa chọn tập trung cho lĩnh vực đào tạo này. Để việc dạy và học kiến thức 
Hà Nội học hiện nay tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu của 
giáo dục và kinh tế-xã hội Hà Nội cần biên soạn giáo trình Hà Nội học phục vụ công tác 
dạy học ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
2.2.4. Tăng cường dạy học trải nghiệm và đánh giá xác thực trong giảng dạy 
chương trình Hà Nội học 
Đối với Hà Nội học, ưu thế của môn học được thể hiện thông qua các hoạt động thực 
tế: nghiên cứu thực địa, khảo sát, điều tra, điền dã, tham gia hoạt động xã hội... 
Những hoạt động thực tế chuyên môn có thể diễn ra như một hình thức tổ chức dạy 
học, hình thức thực hiện dự án học tập hoặc dạng bài tập về nhà để các nhóm thực hiện, 
như khảo sát mức độ ô nhiễm của sông Tô Lịch, ô nhiễm không khí ở khu đô thị đang xây 
90 TRNG I HC TH  H NI 
dựng, tỉ lệ thất nghiệp của thành niên ở vùng xây dựng khu công nghiệp..hay tham gia các 
hoạt động tuyên truyền, quảng bá lịch sử và hình ảnh của Hà Nội... Đa dạng hóa hình thức 
học tập và kiểm tra, đánh giá, trong đó chú trọng phát triển năng lực và kĩ năng mềm cho 
sinh viên sẽ giúp cho việc đào tạo Hà Nội học thực sự hiệu quả. 
2.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo Hà Nội 
học trình độ cao đẳng ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Để các giải pháp trên được thực hiện tốt, cần có những giải pháp đồng bộ khác cùng 
với thực hiện chương trình, như cơ chế quản lý chuyên môn, cơ sở vật chất, kết hợp học 
tập và rèn luyện phẩm chất sinh viên Đại học Thủ đô. 
2.3.1. Xây dựng trung tâm nghiên cứu, giảng dạy về Hà Nội trực thuộc Trường 
Đại học Thủ đô Hà Nội 
Hiện nay, bộ môn Hà Nội học đang được giảng dạy là môn chung trong trường hoặc 
môn chuyên ngành ở khoa Khoa học Xã hội và Khoa Văn hóa – Du lịch – Dịch vụ. Một 
mặt, việc phân tán làm cho lực lượng giảng dạy Hà Nội học ít có cơ hội trao đổi chuyên 
môn, thiếu thống nhất, không tập trung được sức mạnh và chuyên sâu. Trường Đại học 
Thủ đô Hà Nội là cơ quan nghiên cứu và đào tạo nhân lực cho thành phố Hà Nội, hoàn 
toàn có thể là một đầu mối nghiên cứu về Hà Nội, như một trung tâm Hà Nội học. Trung 
tâm sẽ quy tụ lực lượng nghiên cứu và giảng dạy về Hà Nội, hoạt động mang tính chuyên 
môn, học thuật chứ không phải như một tổ chức hành chính, sự nghiệp. Đây là nơi nghiên 
cứu giảng dạy kiến thức về Hà Nội phục vụ cho nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và 
giảng dạy về Hà Nội. Hơn thế, trung tâm có thể có hợp tác nghiên cứu, trao đổi học thuật 
với các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài trường. 
2.3.2. Xây dựng không gian nghiên cứu Hà Nội 
Xây dựng không gian Hà Nội trong trường Đại học Thủ đô là một giải pháp khả thi. 
Nới đó tái hiện Hà Nội xưa và nay, như phố cổ, nhà ga, không gian thu Hà Nội, cầu Long 
Biên, hồ Gươm, tháp Rùa...Việc tái hiện và phục dựng các hình ảnh theo chuyên đề về Hà 
Nội nên giao cho sinh viên đang học Hà Nội học, như một bài tập. Với sinh viên mĩ thuật, 
đó là tái hiện Hà Nội thực bằng nét bút và màu sắc qua tâm hồn nghệ sĩ, với sinh viên Ngữ 
văn, một Hà Nội có thể là trang thơ hay tản văn lãng đãng, với sinh viên Lịch sử, Hà Nội là 
những bức hình với những cuộc chiến, những đoàn quân tiếp quản Thủ đô và những tượng 
đài chiến thắng... Sẽ có vô vàn Hà Nội trong tâm hồn và cách thể hiện riêng biệt của 
sinh viên, làm tăng năng lực sáng tạo của sinh viên và tăng tính thực tế trong chương trình 
đào tạo. 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 91 
2.3.3. Xây dựng hình ảnh sinh viên Thủ đô với những phẩm chất văn minh, thanh 
lịch của người Hà Nội 
Kết hợp học tập và rèn luyện là yêu cầu đối với mỗi sinh viên. Tuy nhiên, đối với sinh 
viên Đại học Thủ đô, cần xây dựng một hình ảnh văn minh, thanh lịch, truyền thống và 
hiện đại. Để thực hiện đề xuất này, cần phối hợp nhiều lực lượng, trong đó, hạt nhân là 
Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên của Trường. Những tiêu chí của sinh viên Đại học Thủ 
đô phải hướng đến những giá trị phẩm chất cốt lõi của công dân Việt Nam, phải mang 
những nét thanh lịch của thủ đô, vừa truyền thống vừa phải hiện đại, vừa bản sắc vừa hội 
nhập...Điều này cần được cụ thể hóa trong từng tiêu chí đánh giá rèn luyện của sinh viên. 
3. KẾT LUẬN 
Việc đưa chương trình Hà Nội học vào đào tạo xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và nhu 
cầu xã hội. Các giải pháp được đề xuất cho việc thực hiện chương trình được bám sát vào 
quá trình đào tạo, từ mục tiêu, nội dung, phương pháp cho đến kiểm tra, đánh giá. Tuy vậy, 
Hà Nội học đến nay vẫn chưa thể tồn tại như một mã ngành độc lập mà cần sự kết hợp với 
các chuyên ngành gần để đảm bảo cho việc hữu ích của kiến thức về Hà Nội cũng như khả 
năng vận dụng kiến thức, kĩ năng trong công việc. Với tầm vóc và vị thế thiêng liêng của 
Hà Nội; với vai trò trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của thủ đô, Hà Nội học vẫn sẽ là 
đối tượng nghiên cứu và giảng dạy được chú trọng ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Kỷ yếu Hội thảo “Hà Nội học trong chương trình đào tạo của trường Đại học Thủ đô Hà 
Nội”, 3- 2016, Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
2. Chương trình đào tạo Sư phạm Lịch sử, Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
3. Chương trình đào tạo “Việt Nam học”, Khoa Văn hóa – Du lịch – Dịch vụ, Trường Đại học 
Thủ đô Hà Nội, 2016. 
PROPOSING SOLUTIONS ON IMPLEMENTING HANOI STUDY 
PROGRAM FOR COLLEGE LEVEL AT HA NOI 
METROPOLITAN UNIVERSITY 
Abstract: The article focuses on proposing some solutions for the implementation of 
Hanoi study curriculum for college level at Hanoi Metropolitan University including: 
training Hanoi study associated with the demand of knowledge in practice; associating 
Hanoi study with close majors; compiling textbooks on Hanoi study for students at Hanoi 
Metropolitan University; strengthening authentic evaluation on teaching Hanoi study 
program. The author also gave some suggestions on training Hanoi study at Hanoi 
Metropolitan University to get more effectively. 
Keywords: Hanoi study, curriculum, major, solution. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_mot_so_giai_phap_thuc_hien_chuong_trinh_d.pdf