Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại bệnh viện Bạch Mai

Suy tĩnh mạch hiển lón bao gồm tất cả các thay

đổi do hậu quả của giãn tĩnh mạch (TM), hở các van TM

và và tăng áp lực TM [1]. Nếu không được điều trị thì

bệnh sẽ ngày càng nặng lên và gây ảnh hưởng nhiều

đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [2]. Cùng

với sự phát triển của nền văn minh hiện đại, tỉ lệ mắc

bệnh suy TM hiển lớn càng gia tăng [3].

Hiện nay trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp

điều trị khác nhau đối với suy TM hiển lớn: đơn độc

hoặc phối hợp tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh và

nhu cầu của người bệnh. Các biện pháp không dùng

thuốc như: Thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống, luyện

tập, băng ép; sử dụng thuốc hướng TM. Tuy nhiên các

biện pháp này chỉ có tác dụng làm hạn chế các triệu

chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Khi bệnh đến

giai đoạn nặng hơn thì các biện pháp này trở nên kém

hiệu quả và buộc phải sử dụng các biện pháp điều trị

can thiệp khác. Phương pháp điều trị can thiệp cổ điển

từ trước tới nay là phẫu thuật loại bỏ thân TM và các

nhánh giãn. Đây là phương pháp điều trị có tính xâm

lấn cao, và có thể có các biến chứng do gây mê, phẫu

thuật, để lại sẹo Ngày nay đã có những phương pháp

điều trị mới, ít xâm lấn và thời gian hồi phục nhanh hơn,

ít biến chứng hơn như điều trị gây xơ bằng thuốc, bằng

laser nội mạch, bằng sóng cao tần. Ở các nước phát

triển, những phương pháp mới này đã được áp dụng

từ gần 2 thập kỷ nay và có nhiều nghiên cứu đã chứng

minh tính hiệu quả, ưu việt của nó. Ở Việt Nam, những

phương pháp điều trị này còn mới, chỉ bắt đầu áp dụng

vài năm gần đây ở một số cơ sở y tế lớn và còn ít

nghiên cứu về vấn đề này. Trong khuôn khổ nghiên cứu

này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm siêu âm

Doppler trước và sau đốt Laser nội mạch

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại bệnh viện Bạch Mai trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại bệnh viện Bạch Mai trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại bệnh viện Bạch Mai trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại bệnh viện Bạch Mai trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại bệnh viện Bạch Mai trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại bệnh viện Bạch Mai trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại bệnh viện Bạch Mai trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10580
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại bệnh viện Bạch Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại bệnh viện Bạch Mai

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm doppler trước và sau đốt laser nội mạch điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn tại bệnh viện Bạch Mai
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 79
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU 
ÂM DOPPLER TRƯỚC VÀ SAU ĐỐT LASER 
NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH HIỂN 
LỚN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Study the imaging characteristics of doppler 
ultrasound before and after the laser incineration of 
the great saphenous veous insufficiency at Bach Mai 
Hospital
Nguyễn Văn Ngọc*, Phạm Minh Thông*, Lê Nguyệt Minh**, 
Trần Anh Tuấn**
* Trường đại học Y Hà Nội
** Trung tâm điện quang, Bệnh 
viện Bạch Mai
SUMMARY Objective: The study is to evaluate the characteristics ultrasound 
imaging Doppler before and after the laser incineration of the great 
saphenous veous insufficiency at Bach Mai Hospital. 
Object research and methods: Uncontrolled intervention study 
of 41 shaphenous veins with a diagnosis of venous insufficiency on 
ultrasound, indicated by 1470 nm wavelength intravascular laser burning 
at Bach Mai Hospital from October 2017 to 12/2019.
Results: Among 41 patient intervention. The rate of bilateral 
venous insufficiency was not statistically significant with p< 0,05. 
Before the intervention: the mean diameter of great saphenous vein 
mid-thigh segment was 6,9±2,0 mm, the time of reflux in the mid-thigh 
was 2161±969,9 ms ( greater than 0,5s). After intervention: completely 
blocked after 1 month ( n=41), after 6 month (n=39), and 2 years ( n=26), 
not completely after 1 years, there í one case, accounting for 2,8% ( 
n=36).
Conclusion: Great shapenous venous insufficiency have average 
diameter > 5 mm with reflux current time > 0,5 s. After 2 years of laser 
intervention, the veins were completely blocked with the rate of ≥ 97.2%.
Keyword: Great shapenous venous insufficiency, imaging 
characteristic, Doppler ultrasound. 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202080
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tĩnh mạch hiển lón bao gồm tất cả các thay 
đổi do hậu quả của giãn tĩnh mạch (TM), hở các van TM 
và và tăng áp lực TM [1]. Nếu không được điều trị thì 
bệnh sẽ ngày càng nặng lên và gây ảnh hưởng nhiều 
đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [2]. Cùng 
với sự phát triển của nền văn minh hiện đại, tỉ lệ mắc 
bệnh suy TM hiển lớn càng gia tăng [3]. 
Hiện nay trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp 
điều trị khác nhau đối với suy TM hiển lớn: đơn độc 
hoặc phối hợp tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh và 
nhu cầu của người bệnh. Các biện pháp không dùng 
thuốc như: Thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống, luyện 
tập, băng ép; sử dụng thuốc hướng TM. Tuy nhiên các 
biện pháp này chỉ có tác dụng làm hạn chế các triệu 
chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Khi bệnh đến 
giai đoạn nặng hơn thì các biện pháp này trở nên kém 
hiệu quả và buộc phải sử dụng các biện pháp điều trị 
can thiệp khác. Phương pháp điều trị can thiệp cổ điển 
từ trước tới nay là phẫu thuật loại bỏ thân TM và các 
nhánh giãn. Đây là phương pháp điều trị có tính xâm 
lấn cao, và có thể có các biến chứng do gây mê, phẫu 
thuật, để lại sẹo Ngày nay đã có những phương pháp 
điều trị mới, ít xâm lấn và thời gian hồi phục nhanh hơn, 
ít biến chứng hơn như điều trị gây xơ bằng thuốc, bằng 
laser nội mạch, bằng sóng cao tần. Ở các nước phát 
triển, những phương pháp mới này đã được áp dụng 
từ gần 2 thập kỷ nay và có nhiều nghiên cứu đã chứng 
minh tính hiệu quả, ưu việt của nó. Ở Việt Nam, những 
phương pháp điều trị này còn mới, chỉ bắt đầu áp dụng 
vài năm gần đây ở một số cơ sở y tế lớn và còn ít 
nghiên cứu về vấn đề này. Trong khuôn khổ nghiên cứu 
này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm siêu âm 
Doppler trước và sau đốt Laser nội mạch điều trị suy 
tĩnh mạch hiển lớn tại Bệnh viện Bạch Mai . 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng nghiên cứu
Là những BN được chẩn đoán STMHL, được 
chỉ định điều trị bằng phương pháp đốt nội mạch bằng 
laser tại Trung tâm điện quang – bệnh viện Bạch Mai. 
2. Tiêu chuẩn lựa chọn
Trên lâm sàng: có các triệu chứng của STMHL 
như đau, tức nặng chân, tê chân, chuột rút,... BN bị 
STM theo phân loại lâm sàng CEAP từ C2 đến C6 và 
đã được điều trị bằng phương pháp mang tất áp lực y 
khoa độ II ít nhất 1 tháng. Trên siêu âm Doppler mạch: 
có thời gian dòng trào ngược tại thân TM hiển > 500ms, 
đường kính thân TM ≥ 5mm. 
2.1. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đang có rối loạn đông máu, đang có 
tình tràng nhiễm trùng tại vị trí chọc, huyết khối tĩnh 
mạch sâu chi dưới, dị dạng động tĩnh mạch, suy tĩnh 
mạch sâu chi dưới, tĩnh mạch bị suy ở quá nông trên 
da (dưới 2 mm tính từ mặt da), bệnh nhân có dị ứng 
với lidocain.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
 Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019 
tại phòng siêu âm can thiệp Trung tâm điện quang, 
Bệnh viện Bạch Mai.
3. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu can thiệp không 
đối chứng 41 tĩnh mạch, theo bệnh án mẫu thống nhất 
và hồ sơ quản lí tại bệnh viện Bạch Mai. Các thông tin 
được thu thập và xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS 
20.0. 
4. Quy trình nghiên cứu
- BN được khám lâm sàng, siêu âm Doppler, chẩn 
đoán xác định suy tĩnh mạch hiển lớn, không đáp ứng 
hoặc đáp ứng kém với điều trị nội khoa được chỉ định 
điều trị can thiệp nội mạch. 
- Quá trình can thiệp: Vẽ bản đồ tĩnh mạch hiển 
lớn, đánh dấu vị trí tĩnh mạch xiên có dòng trào ngược, 
vị trí có phình mạch. Sát khuẩn toàn bộ chân. Trải toan 
che phủ các bộ phận khác, bọc đầu dò siêu âm. Chọc 
kim 18G vào tĩnh mạch hiển tại vị trí đánh dấu, gây tê 
tại chỗ bằng 1 mm lidocain 2%. Luồn guide wire và đặt 
sheath 4F. LuỒN dây đốt vào tĩnh mạch tới vị trí cách 
lỗ đổ vào TM sâu 2 cm. Đo chiều dài của đoạn đốt. 
Gây tê xung quan TM hiển lớn đoạn đốt bằng dung dịch 
lidocain đã được pha loãng bằng NaCl 0,9%. Bật máy 
đốt, tiến hành đốt và rút dây ra ngoài thoe tốc độ của 
máy. Khi toàn bộ dây đốt ra ngoài, ép vị trí chọc để cầm 
máu. Kết thúc thủ thât. 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 81
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ... m và nữ (giá trị p > 0,05). Trong số nữ, số lần 
sinh con trung bình là 2,8.
Biểu đồ 2. Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân 
nghiên cứu (n=41)
Nhận xét: Làm ruộng vẫn là chủ yếu (17/41 
chiếm 41,5%), tiếp đến là 8 người làm nghề buôn bán 
(19,5%), các nghành nghề còn lại: công nhân, bộ đội, 
giáo viên, nhân viên văn phòng, và nhân viên y tế, . 
chiếm tỷ lệ 41%
Biểu đồ 3.3. Phân bố số lần sinh con 
của nhóm BN nữ (n=31)
Nhận xét: Trong số 31 nữ của chân bệnh nhân 
nghiên cứu chủ yếu là đẻ 2 con (10/31, chiếm tỷ lệ 
32,2%), tiếp đến là nhóm bệnh nhân đẻ 3 và 4 con 
(29% và 16,1%). Tỷ lệ bệnh nhân đẻ từ con thứ 3 trở 
lên chiếm 58%.
2. Đặc điểm các tĩnh mạch được can thiệp trên 
siêu âm
Biểu đồ 2. Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu (n=41) 
Nhận xét: Làm ruộng vẫn là chủ yếu (17/41 chiếm 41,5%), tiếp đến là 8 người 
làm nghề buôn bán (19,5%), các nghành nghề còn lại: công nhân, bộ đội, giáo viên, 
nhân viên văn phòng, và nhân viên y tế, . chiếm tỷ lệ 41% 
Biểu đồ 3.3. Phân bố số lần sinh con của nhóm BN nữ (n=31) 
Nhận xét: Trong số 31 nữ của chân bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu là đẻ 2 con 
(10/31, chiếm tỷ lệ 32,2%), tiếp đến là nhóm bệnh nhân đẻ 3 và 4 con (29% và 
16,1%). Tỷ lệ bệnh nhân đẻ từ con thứ 3 trở lên chiếm 58%. 
0
5
10
15
20
BD BS CN DL GV KD LR NH NV PD TD TM TX VC YT
Nghề nghiệp 
0
2
4
6
8
10
2
0 1 2 3 4 5
Số lần mang thai
Số lần mang thai
Biểu đồ 2. Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu (n=41) 
Nhận xét: Làm ruộng vẫn là chủ yếu (17/41 chiếm 41,5%), tiếp đến là 8 người 
làm nghề buôn bán (19,5%), các nghành nghề còn lại: công nhân, bộ đội, giáo viên, 
nhân viên văn phòng, và nhân viên y tế, . chiếm tỷ lệ 41% 
Biểu đồ 3.3. Phân bố số lần sinh con của nhóm BN nữ (n=31) 
Nhận xét: Trong số 31 nữ của chân bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu là đẻ 2 con 
(10/31, chiếm tỷ lệ 32,2%), tiếp đến là nhóm bệnh nhân đẻ 3 và 4 con (29% và 
16,1%). Tỷ lệ bệnh nhân đẻ từ con thứ 3 trở lên chiếm 58%. 
0
5
10
15
20
BD BS CN DL GV KD LR NH NV PD TD TM TX VC YT
Nghề nghiệp 
0
2
4
6
8
10
12
0 1 2 3 4 5
Số lần mang thai
Số lần mang thai
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202082
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 2. Phân bố bên tĩnh mạch được can thiệp 
(n=41)
TM được laser N Tỷ lệ % P
Bên phải 19 46,3%
0,505
Bên trái 22 53,7%
Tổng 41 100%
Nhận xét: Trong 36 bệnh nhân với 41 tĩnh mạch 
đã được điều trị tỷ lệ bên phải và bên trái không có sự 
khác biệt ý nghĩa thống kê p.> 0,05. 
Bảng 3. Đường kính của các tĩnh mạch hiển được 
can thiệp (n = 41)
Đoạn TM Đường kính TM (mm)
Trung bình 
± ĐLC
Min – 
max
TM 
hiển 
lớn trên 
khoeo
Đoạn quai 
hiển – đùi
9,8±2,4 5 – 17
Đoạn 1/3 
giữa đùi
6,9±2,0 3,3 – 14
Đoạn 
ngang gối
6,7±2,6 2,5 – 14
TM 
hiển 
lớn 
đoạn 
dưới 
khoeo
Cẳng chân 
1/3 trên
5±1,9 2,3 – 9,6
Cẳng chân 
1/3 giữa
3,5±1,4 1,5 – 7,3
Cẳng chân 
1/3 dưới
3±1 1,4 – 5,6
Nhận xét: Kích thước của TMHL đoạn đùi, gối và 
cẳng chân 1/3 trên lớn hơn 5mm, ngược lại kích thước 
của TMHL đoạn cẳng chân từ 1/3 giữa trở xuống là 
3,5mm và 3,0mm, sự khác nhau này có ý nghĩa thống 
kê ( p< 0,001) 
Bảng 4. Thời gian trào ngược của các đoạn 
tĩnh mạch hiển được can thiệp n=41
Loại TM
Thời gian trào ngược (ms)
Trung bình ± 
ĐLC Min – max
TM hiển lớn 
đoạn quai 2852,9±1089,4 761 – 4361
TM hiển lớn 
đoạn giữa đùi 2161,1±969,9 483 – 4789
TM hiển lớn 
đoạn ngang 
gối
1849,6±1038,3 0 – 3800
Nhận xét: Thờigian trào ngược trung bình của 
tĩnh mạch hiển lớn đoạn trên khoeo đều > 1s. 
Đường kính tĩnh mạch hiển và thời gian trào 
ngược cũng như đường kính tĩnh mạch với thời gian 
mắc bệnh không có tương quan tuyến tính có ý nghĩa 
thống kê (p > 0,05).
3. Hiệu quả gây tắc tĩnh mạch sau đốt laser 
Hiệu quả gây tắc tĩnh mạch khi theo dõi được thể 
hiện trong bảng 5, bảng 6 và hình 1.
Bảng 5. Hiệu quả gây tắc TM sau đốt laser
Tình trạng 
tắc TM
Tắc hoàn 
toàn 
Tắc không 
hoàn toàn 
N
Số 
TM
Tỷ lệ 
%
Số 
TM
Tỷ lệ 
%
Sau 1 tháng 41 100% 0 0% 41
Sau 6 tháng 39 100% 0 0% 39
Sau 1 năm 35 97,2% 1 2,8% 36
Sau 2 năm 26 100% 0 0% 26
Nhận xét: Tất cả các trường hợp sau đốt laser 
nội mạch đều thấy tắc hoàn toàn 100% tĩnh mạch hiển 
đoạn đã đốt sau 1 tháng ( n=41), sau 3 tháng ( n-39), 
2 năm ( n=26). Ghi nhận 1 trường hợp tắc không hoàn 
toàn sau 1 năm chiếm tỷ lệ 2,8% ( n=36).
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 83
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 6. Số trường hợp tái phát trong quá trình 
theo dõi
Thời gian
Số TM tái phát
N
Số BN Tỷ lệ %
Sau 1 tháng 0 0% 41
Sau 6 tháng 0 0% 39
Sau 1 năm 1 2,8% 36
Sau 2 năm 0 0% 26
Nhận xét: Trong quá trình theo dõi, ghi nhận 
01 trường hợp xuất hiện tĩnh mạch giãn mới tại vùng 
bẹn thuộc nhánh thượng vị nông sau 1 năm can thiệp 
(2,8%).
Hình ảnh 1. Hình ảnh tĩnh mạch trước và sau 
đốt laser
Nhận xét: Hình a: Siêu âm Doppler trước can 
thiệp có dòng trào ngược > 0,5s (mũi tên màu đỏ). Hình 
b: Siêu âm Doppler sau can thiệp tĩnh mạch tắc hoàn 
toàn không có dòng trào ngược,(mũi tên xanh trên hình 
cắt ngang, mũi tên đỏ trên hình cắt dọc).
4. Biến chứng của thủ thuật
5. Các biến chứng sau điều trị can thiệp nội 
mạch được thống kê trong bảng 7.
Bảng 7. Tổng hợp các biến chứng sau điều trị
Loại biến chứng Nhóm BN không tiêm xơ
Tỷ lệ %
Thâm da 1 2,4%
Biến chứng thần kinh 0 0%
Huyết khối TM sâu 0 0%
Biến chứng khác 0 0%
Nhận xét: Trong số 41 tĩnh mạch được đốt, ghi 
nhận được biến chứng thâm da trong quá trình theo 
dõi là (2,4%). 
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm siêu âm Doppler của các BN 
nghiên cứu
Siêu âm Doppler không chỉ giúp chẩn đoán xác 
định STM dựa vào sự có mặt của dòng trào ngược 
bệnh lý trong lòng TM, mà còn giúp bác sỹ can thiệp 
đánh dấu đường đi của TM trước khi làm thủ thuật 
(mapping), xác định vị trí thích hợp để chọc mạch, 
hướng dẫn quá trình gây tê quanh TM  
1.1. Về vị trí TM hiển lớn được điều trị bằng 
Laser.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ TM hiển lớn 
bên chân phải và chân trái gần ngang nhau với tỷ lệ lần 
lượt là 46,3% và 53,7%. Kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi tương tự với các tác giả khác. Theo nghiên cứu của 
Phan Thị Hồng Hà ( 2004) đã nghi nhận tỷ lệ suy TM ở 
chân phải là 40,6%, chân trái là 42,3%. Theo Cao Văn 
Thinh và cs(1988) đã ghi nhận tỷ lệ mắc ở chân phải 
54,4%, ở chân trái là 45,6%. Điều này cho thấy tỷ lệ 
mắc ở chân phải và chân trái không có ý nghĩa thống 
kê, p> 0,05.
A
B
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202084
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2. Về đường kính và thời gian DTN
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, theo kết 
quả của Bảng 3, đường kính trung bình tại quai hiển 
– đùi là 9,8 mm, TM hiển lớn đoạn giữa đùi là 6,9mm, 
TM hiển lớn đoạn ngang gối là 6,7 mm, TM hiển lớn 
đoạn cẳng chân 1/3 trên là 5 mm, trong khi đoạn 1/3 
giữa và dưới lần lượt là 3,5mm và 3 mm. Kết quả này 
cũng tương đương như nghiên cứu của Bùi Văn Dũng 
2017 với đường kính trung bình của tĩnh mạch đoạn 
quai, giữa đùi và ngang gối lần lượt là 10,1mm, 6,9mm 
và 7,0mm [2], nghiên cứu của Hồ Khánh Đức và cs có 
đường kính 12mm tại quai và giữa đùi là 10mm. Nghiên 
cứu của K.A.Myers và cs đường kính trung bình là 7 
mm ( 4-17 mm) [3]. Nghiên cứu của Venermo năm 2016 
có nhóm đốt laser TM có đường kính trung bình 8,5mm 
tại quai hiển đùi và giữa đùi là 6,8mm [8]. Tuy nhiên 
đường kính của tĩnh mạch trong các nghiên cứu khó có 
thể so sánh được với nhau do vị trí đo khác nhau, tư 
thế khác nhau. 
Trong bệnh lý tĩnh mạch, theo các khuyến cáo 
hiện hành, dòng trào ngược trong lòng TM hiển lớn dài 
trên 0,5 giây được coi là bệnh lý. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, thời gian dòng trào ngược trung bình 
của quai TM hiển lớn, TM hiển lớn đoạn giữa đùi, 
TM hiển lớn trên gối lần lượt là 2852,9 ± 1089,4ms, 
2161,1±969,9ms, 1849,6 ± 1038,3ms tương ứng. Giá 
trị thực có thể còn cao hơn, do máy siêu âm chỉ đo 
được tối đa dòng trào ngược tới 5,5 giây (máy siêu âm 
GE Healthcare LOGIQ P9). Nghiên cứu của chúng tôi 
không đo thời gian trào ngược thân TM hiển lớn đoạn 
cẳng chân vì không nằm trong đoạn đốt. Nguyên nhân 
là phần lớn dòng trào ngược từ quai, và thân hiển lớn 
ở đùi đã đổ thẳng vào nhánh hiển lớn nông (trước hoặc 
sau) ở cẳng chân. Tuy nhiên dòng trào ngược không 
tương quan với mức độ giãn tĩnh mạch và thời gian 
mắc bệnh. Nhiều trường hợp có suy TM trên siêu âm 
nhưng BN vẫn chưa có triệu chứng cơ năng nào hay 
ngược lại, nưng lại là chỉ số quan trọng trong đánh giá 
hiệu quả điều trị.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp 
laser 
Để đánh giá hiệu quả can thiệp ngoài thay đổi trên 
lâm sàng, thay đổi trên siêu âm Dopller mạch cũng là 
tiêu trí chính. Được đánh giá là thành công khi TM tắc 
hoàn toàn và không có dòng trào ngược, TM tắc không 
hoàn toàn được đánh giá là không thành công.
Qua quá trình theo dõi bằng siêu âm 41/41 TM 
hiển được đều tắc hoàn toàn (100%) cho đến 1 năm 
sau can thiệp. 40/41 TM tắc hoàn toàn sau 2 năm. Sau 
1 năm có 1 trường hợp tái phát chiếm khoảng 2,4%: 
bệnh nhân xuất hiện thêm búi giãn nhỏ mới ở vùng bẹn 
do tồn tại nhánh thượng vị nông. Kết quả này tương 
tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Vân [4], 
Lawson có 18/171 ca tái phát chủ yếu do còn tồn tại 
dòng trào ngược vào nhánh hiển phụ trước.
Kết quả này cũng tương tự như các nghiên cứu 
khác như nghiên cứu của Ravi [7], Venermo [8], Atasoy 
[7], Hồ Khánh Đức [5], Mese, Masayuki Hirokawa [6]. 
Phân tích của Van den bos trên kết quả theo dõi sau đốt 
laser nội mạch cũng cho thấy tỷ lệ thành công là 93,3% 
cao hơn các kỹ thuật khác (RF, phẫu thuật, tiêm xơ), 
nghiên cứu của Mese cũng thấy laser có kết quả tốt 
hơn RF . Có nhiều nghiên cứu về mặt thông số kỹ thuật 
ảnh hưởng đến kết quả gây tắc hoàn toàn hay bán 
phần tĩnh mạch hiển lớn, trong đó yếu tố quan trọng 
nhất là mật độ năng lượng (energy density – ED), ED > 
60 J/cm cho phép gây tắc hoàn toàn tĩnh mạch hiển lớn 
mà không có biến chứng. 
3. Các biến chứng của thủ thuật can thiệp nội 
mạch bằng laser
Đa số bệnh nhân đều có một chút ít khó chịu trong 
quá trình làm can thiệp đau nhức, nóng chân trong quá 
trình đốt nếu gây tê tạo khoang không tốt, nhưng các 
biến chứng hậu phẫu rất ít, nhìn chung, ngay sau can 
thiệp bệnh nhân bị bầm tím nhẹ và cảm giác chai dọc 
theo tĩnh mạch đã đốt, những triệu chứng sẽ mất sau 
khoảng 2 tuần. Biến chứng lâu dài chỉ có 1 BN có biến 
chứng thâm da, các biến chứng huyết khối TM sâu, 
biến chứng thần kinh và các biến chứng khác không 
gặp trường hợp nào. 
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 36 bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển 
lớn, có 41 chân được can thiệp điều trị bằng tia laser 
bước sóng 1470nm tại Trung tâm điện quang, Bệnh 
viện Bạch Mai từ tháng 10/ 2017 đến tháng 12/2019 
với theo dõi sau 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng 
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 85
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- Trước điều trị: 
+ Đường kính trung bình của TM hiển lớn ( đoạn 
Laser ) tại quai, giữa đùi, ngang gối, và cẳng chân 1/3 
trên lần lượt là 9,8mm; 6,9mm; 6,7mm và 5mm. + TM 
hiển điều trị đều có dòng trào ngược > 0,5s.
- Sau điều trị: 
+ Thân TM hiển lớn được can thiệp đã tắc hoàn 
toàn sau 1 tháng ( n=41 ), sau 6 tháng ( n=39) và 2 
năm( n=26). 
+ Thân TM hiển lớn tắc không hoàn toàn sau 1 
năm có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 2,8% ( n=36).
- Không bệnh nhân nào bị biến chứng nặng như 
huyết khối tĩnh mạch sâu và/hoặc tắc mạch phổi, biến 
chứng thần kinh. Có 2,4 % BN sau can thiệp bị rối loạn 
sắc tố da dọc theo đường đi của TMHL được can thiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pannier F., Rabe E., và Maurins U. (2009). First results with a new 1470-nm diode laser for endovenous 
ablation of incompetent saphenous veins. Phlebology, 24(1), 26–30.
2. Bùi Văn Dũng, Nguyễn Minh Đức, Đặng Thị Việt Hà và cộng sự. (2017). Đặc điểm lâm sàng và siêu âm doppler 
ở bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển lớn mạn tính có chỉ định điều trị laser nội mạch tại Bệnh viện Lão khoa Trung 
ương. Tạp chí Y dược học quân sự, 2/2017, 81–86.
3. Myers K.A. và Jolley D. (2009). Outcome of endovenous laser therapy for saphenous reflux and varicose veins: 
medium-term results assessed by ultrasound surveillance. Eur J Vasc Endovasc Surg Off J Eur Soc Vasc Surg, 
37(2), 239–245.
4. Nguyễn Thị Cẩm Vân và Trần Hoài Ân (2017). Kết quả điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng laser 
nội tĩnh mạch. Hội Nội Tiết Và Đái Tháo Đường.
5. Hồ Khánh Đức, Nguyễn Văn Việt Thành, và Phan Thanh Hải (2010). Điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng 
phương pháp laser nội tĩnh mạch với laser diode bước sóng 810nm. Tap chi Y Hoc Thanh Pho Ho Chi Minh, 
14–1, 168–173.
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá đặc điểm hình ảnh siêu âm Doppler trước và sau đốt Laser nội mạch điều trị 
suy tĩnh mạch hiển lớn tại Bệnh viện Bạch Mai . 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng 41 tĩnh mạch hiển lớn được chẩn đoán suy tĩnh 
mạch trên siêu âm, được chỉ định đốt laser nội mạch bước sóng 1470nm tại Bệnh viện Bạch Mai từ 10/2017 đến 12/2019.
Kết quả: Trong tổng số 41 chi được can thiệp. Tỷ lệ suy tĩnh mạch hai bên chân không có sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê với p, 0,05. Trước can thiệp: Đường kính tĩnh mạch hiển lớn đoạn giữa đùi trung bình 6,9±2,0mm, thời gian trào ngược đoạn 
giữa đùi 2161±969,9 ms ( lớn hơn 0,5 s). Sau can thiệp: Thân TM hiển lớn tắc hoàn toàn sau 1 tháng ( n=41 ), sau 6 tháng ( n=39) 
và 2 năm( n=26); tắc không hoàn toàn sau 1 năm có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 2,8% ( n=36).
Kết luận: Tĩnh mạch hiển lớn bị suy có đường kính trung bình > 5mm với thời gian dòng trào ngược > 0,5s. Sau đốt laser 
2 năm, thân TM bị tắc hoàn toàn với tỷ lệ ≥ 97,2%. 
Từ khóa: Suy tĩnh mạch hiển lớn, đặc điểm hình ảnh, siêu âm Doppler.
Người liên hệ: Nguyễn Văn Ngọc, Email: Bsnguyenngocradiology@gmail.com
Ngày nhận bài: 22/10/2020. Ngày chấp nhận đăng: 20/11/2020

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_hinh_anh_sieu_am_doppler_truoc_va_sau_do.pdf