Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở vật liệu nano

Vật liệu chống nắng, chống sứa được chế tạo trên cơ sở một số vật liệu nano

như TiO2, SiO2, các nguyên vật liệu có nguồn gốc tự nhiên và các hóa chất được sử dụng

trong ngành dược mỹ phẩm. Các chỉ tiêu độ nhỏ giọt, độ bền nước biển, khả năng chống

UV,. đã được khảo sát nghiên cứu để lựa chọn được đơn pha chế tối ưu. Sản phẩm chế

tạo được có nhiệt độ nhỏ giọt lớn (lớn hơn 70oC) khả năng tạo một lớp màng kháng nước

trên da, có độ bền cao trong môi trường nước. Sáp chống nắng có hàm lượng nano TiO2

lớn hơn 10% có hệ số SPF >30, có mức bảo vệ dưới tác động của UV cao và vẫn còn khả

năng bảo vệ sau khi ngâm nước biển 6 giờ. Chế phẩm hoàn toàn không gây kích ứng trên

da và có khả năng ngăn cản 75 % khả năng phóng độc của sứa. Sản phẩm có thể ứng

dụng cho khách du lịch đi biển, ngư dân và đặc biệt có khả năng ứng dụng cho bộ đội

thường xuyên huấn luyện và chiến đấu thời gian dài trên biển.

Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở vật liệu nano trang 1

Trang 1

Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở vật liệu nano trang 2

Trang 2

Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở vật liệu nano trang 3

Trang 3

Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở vật liệu nano trang 4

Trang 4

Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở vật liệu nano trang 5

Trang 5

Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở vật liệu nano trang 6

Trang 6

Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở vật liệu nano trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 9680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở vật liệu nano", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở vật liệu nano

Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở vật liệu nano
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 73, 06 - 2021 109 
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO SÁP CHỐNG NẮNG, 
CHỐNG SỨA TRÊN CƠ SỞ VẬT LIỆU NANO 
Nguyễn Thị Hoà*, Nguyễn Mạnh Tường 
Tóm tắt: Vật liệu chống nắng, chống sứa được chế tạo trên cơ sở một số vật liệu nano 
như TiO2, SiO2, các nguyên vật liệu có nguồn gốc tự nhiên và các hóa chất được sử dụng 
trong ngành dược mỹ phẩm. Các chỉ tiêu độ nhỏ giọt, độ bền nước biển, khả năng chống 
UV,... đã được khảo sát nghiên cứu để lựa chọn được đơn pha chế tối ưu. Sản phẩm chế 
tạo được có nhiệt độ nhỏ giọt lớn (lớn hơn 70oC) khả năng tạo một lớp màng kháng nước 
trên da, có độ bền cao trong môi trường nước. Sáp chống nắng có hàm lượng nano TiO2 
lớn hơn 10% có hệ số SPF >30, có mức bảo vệ dưới tác động của UV cao và vẫn còn khả 
năng bảo vệ sau khi ngâm nước biển 6 giờ. Chế phẩm hoàn toàn không gây kích ứng trên 
da và có khả năng ngăn cản 75 % khả năng phóng độc của sứa. Sản phẩm có thể ứng 
dụng cho khách du lịch đi biển, ngư dân và đặc biệt có khả năng ứng dụng cho bộ đội 
thường xuyên huấn luyện và chiến đấu thời gian dài trên biển. 
Từ khóa: Nano TiO2; Sáp; Chống nắng; Chống sứa. 
1. MỞ ĐẦU 
Hiện nay, những người thích bơi lội và hoạt động thường xuyên trong biển thưởng gặp phải 
những sinh vật gây nhức nhối của đại dương như sứa, hải quỳ, san hô, Mặc dù sứa đốt ít khi 
gây tử vong nhưng cũng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Sứa là động vật thân mềm, 
95% cơ thể là nước liên kết với nhau bằng các xơ protein – chất hơi đục, giống gel gọi là 
mesoglea. Với cơ thể mỏng manh như vậy, chúng phải nhờ vào chất độc chứa trong tế bào gọi là 
cnidocytes để sinh tồn và bắt mồi. Ngay cả sứa con cũng có khả năng chích độc [1]. Khi bị sứa 
cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể, nếu nhẹ, nạn nhân chỉ có phản 
ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều. Toàn thân chỉ cảm thấy khó chịu. Nặng hơn 
có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu 
lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt,... thậm chí tử vong do sốc phản vệ [2]. 
Ngoài sứa, các động vật khác cùng nhóm như hải quỳ, ong biển, san hô và sứa hộp cũng. Tất 
cả những con vật này sở hữu một loại tế bào nọc độc, chúng sử dụng chủ yếu để bắt con mồi [3]. 
Mỗi tế bào cnidocyte chứa một cơ quan gọi là cnidocyst (nọc độc), bao gồm một viên nang 
hình bóng đèn có cấu trúc giống như sợi rỗng được gắn vào nó. Phía bên ngoài của tế bào cũng 
có một kích hoạt giống như tóc gọi là cnidocil. Khi kích hoạt được kích hoạt bởi một số kích 
thích nhất định như tác nhân hóa học trong môi trường hoặc tiếp xúc vật lý. Áp suất thẩm thấu 
dẫn đến một dòng nước nhanh chóng tiến vào tế bào. Sự gia tăng thể tích nước trong tế bào chất 
này buộc các tế bào nọc độc phải đẩy ra, nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể mục tiêu. Quá trình 
này không quá vài micro giây, và được cho là một trong những sự kiện cơ học nhanh nhất được 
tìm thấy trong tự nhiên. Sau khi thâm nhập, hàm lượng độc hại của các nọc độc được tiêm vào cơ 
thể sinh vật đích [4] và gây thương tổn. 
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến cơ chế phóng độc của sứa cũng như các biện 
pháp xử lý vết thương sau khi bị sứa đốt [5-7]. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu liên quan đến biện 
pháp phòng tránh sự phóng độc của sứa. Một số nghiên cứu chỉ ra các hoạt chất có thể ngăn chặn 
quá trình kích hoạt của tế bào cnidocyst như hoạt chất kháng hystamine, các hoạt chất 
glycyrrhizate, hydroxytyrosol hoặc polyphenol từ dịch chiết thực vật, các nguyên tố như 
lathanium, gadolinium, kẽm, titan, [8, 9]. 
Ngoài ra, ánh sáng mặt trời, cụ thể tia UV là tác nhân gây bỏng nắng, sạm da ở phụ nữ. Do 
vậy, kem chống nắng là chế phẩm mỹ phẩm thiết yếu cho phụ nữ để bảo vệ làn da khỏi bị lão 
hóa bởi tác động của tia tử ngoại. Các chất chống nắng được chia làm hai nhóm: chống nắng vật 
Hóa học & Môi trường 
 110 N. T. Hoà, N. M. Tường, “Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa  vật liệu nano.” 
lý và chống nắng hóa học. Titan dioxit (TiO2) là một trong hai đại diện phổ biến nhất của nhóm 
chất chống nắng vật lý. Cơ chế chống tia UV của nhóm này là phản xạ và phân tán tia UV thông 
qua cơ chế quang học. Chúng hoạt động như những tấm chắn phản xạ lại các tia UV chiếu tới da. 
Đặc tính của nhóm chống nắng vật lý là khả năng thấm thấp và đặc tính quang học cao, vì thế 
duy trì được khả năng bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài [10-11]. Ngoài ra, 
các chất chống nắng vật lý có các ưu điểm vượt trội khác như: không thấm vào da, không gây 
kích ứng da, có tác dụng ngay khi bôi và có tuổi thọ dài. Do đó, kem chống nắng vật lý thường 
được các chuyên gia khuyến cáo ưu tiên sử dụng. 
Hiện nay, các sản phẩm chống nắng thương mại xuất hiện rất nhiều trên thị trường nhưng sản 
phẩm tích hợp chống nắng và chống sự tấn công của sứa rất hiếm. Trong bài báo này đã nghiên 
cứu chế tạo và khảo sát đánh giá sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở vật liệu nano TiO2. 
2. THỰC NGHIỆM 
2.1. Hoá chất 
Nguyên liệu chế tạo gồm bao gồm các nguyên liệu được sử dụng trong ngành dược mỹ phẩm 
có chứng nhận đảm bảo chất lượng như: sáp ong mỹ, sáp canauba, sáp Candelilla, bột resin, dầu 
olive, hydrogenated, LaCl3, chiết suất trà xanh, Dimethicone, Elastomer gel. Nano SiO2, nano 
TiO2 được chế tạo tại Viện Hóa học – Vật liệu/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. 
2.2. Phương pháp chế tạo vật liệu 
Cân hỗn hợp A gồm Dimethicone, dầu olive, bột resin, Elastomer gel với tỷ lệ khác nhau. 
Trộn đều hỗn hợp B gồm LaCl3, SiO2, TiO2 và Hydrogenated với tỷ lệ khác nhau. Hỗn hợp C 
gồm: sáp Caubuna, sáp ong, sáo candellila với tỷ lệ khác nhau. Đun cách thủy hỗn hợp B làm tan 
hỗn hợp bột còn đóng cặn; Cho hỗn hợp A vào hỗn hợp B, trộn đều hợp chất; Đun cách thủy hỗn 
hợp C nóng chảy sáp (nhiệt độ giảm xuống 60oC), cho vào hỗn hợp A, B khuấy đều các hỗn hợp 
sau đó đổ ra khuôn, ta thu được sản phẩm. 
2.3. Các Phương pháp sử dụng ... ng từ 290 nm đến 400 nm trên 
máy quang phổ U-5100 UV/VIS spectrophotomet. Mẫu trắng là tấm PMMA không bôi kem. 
Chỉ số SPF được tính toán theo phương trình: 
Trong đó: Eλ là giá trị quang phổ gây ban đỏ ở bước sóng λ được tính theo bức xạ mặt trời. S 
là quang phổ của nguồn UV. Tλ là quang phổ truyền qua được đo ở bước sóng λ [12]. 
Mỗi mẫu kem được quét phổ truyền qua ba lần, tính toán lấy giá trị SPF trung bình. 
Phương pháp xác định khả năng gây kích ứng da 
Tiến hành thử nghiệm trên ba con thỏ trắng. Khoảng 24 giờ trước khi làm thí nghiệm, lông ở 
vùng lưng của động vật được cạo sạch, cẩn thận tránh xước da và chỉ sử dụng những vùng da 
toàn vẹn, lành lặn không có tổn thương. Vùng da thỏ được chia thành hai khu vực bôi mẫu và 
không bôi mẫu để so sánh. ấy chính xác khoảng 0,5g mẫu bôi lên vùng da nhỏ (khoảng 6cm2), 
dùng một miếng gạc đậy lại và giữ cố định bằng băng y tế. Sau khi kết thúc (sau khoảng 4 h), 
băng và gạc được d bỏ, các vị trí thí nghiệm được lau sạch mẫu bằng nước cất và vải mềm. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 73, 06 - 2021 111 
 uan sát và phân loại các phản ứng. Tất cả động vật thí nghiệm phải được kiểm tra các dấu hiệu 
ban đỏ và phù nề. Kết quả được ghi ở phút thứ 60 và sau đó là 1 ngày, 2 ngày và ngày. Nếu có 
tổn thương mà không phân biệt được là kích ứng hay tổn thương thì tiến hành quan sát đến 14 
ngày để xác định khả năng hồi phục. Ngoài việc kiểm tra kích ứng, tất cả các dấu hiệu bất 
thường của động vật thí nghiệm cũng được ghi lại và báo cáo. Theo tài liệu hướng dẫn của 
OECD 404 và ISO 1099 -10-2010, các phản ứng được ghi lại và tính điểm. 
Phương pháp xác định khả năng ngăn cản sự phóng độc của sứa 
Sử dụng các tấm gelatin được phủ và không được phủ lớp sáp chống nắng, chống sứa tiếp xúc 
với xúc tu của sứa biển được cắt với kích thước 15mm. Sau đó, theo dõi trên kính hiển vi điện tử 
để xác định số lượng nọc độc của sứa được phóng vào tấm gelatin. Từ đó, xác định được hiệu 
quả ngăn cản sự phóng độc của sứa (H) theo công thức: 
Trong đó: 
N0: Số nọc độc được phóng trong trường hợp không có sáp chống nắng, chống sứa. 
Ns: Số nọc độc được phóng trong trường hợp có sử dụng sáp chống nắng, chống sứa. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Phân tích đánh giá một số vật liệu nano làm nguyên liệu chế tạo 
Nano TiO2 sử dụng được tổng hợp tại Viện Hóa học- Vật liệu bằng phương pháp sol-gel. Đặc 
trưng cấu trúc của vật liệu được khảo sát bằng các phương pháp SEM, TEM, Phân bố c hạt 
bằng tán xạ lazer. 
a b c 
Hình 1. Ảnh SEM (a), TEM (b) và giản đồ phân bố cỡ hạt (c) của vật liệu nano TiO2. 
Kết quả ảnh SEM và TEM cho thấy TiO2 có hình bầu dục, kích thước khoảng 40-60nm phân 
bố tương đối đồng đều, phù hợp yêu cầu trong chế tạo vật liệu chống nắng [10]. Giản đồ phân bố 
kích thước hạt cho thấy các hạt TiO2 có kích thước trung bình là 124 nm, hạt nhỏ nhất ghi nhận 
được là 40 nm, tương ứng với hạt nano nhìn thấy trên ảnh SEM và TEM. Kích thước hạt trung 
bình của nano TiO2 lớn hơn kích thước hạt trên ảnh SEM, TEM có thể giải thích là do các hạt 
nano dính vào nhau, làm tăng kích thước hạt. 
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thành phần sáp tới nhiệt độ nhỏ giọt của vật liệu 
Chỉ tiêu nhiệt độ nhỏ giọt của sáp là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp 
đến khả năng ứng dụng của sản phẩm trong thực tế. Với các các loại sáp có nhiệt độ nhỏ giọt 
thấp (< 50 oC) sẽ dễ bị nóng chảy dưới ánh sáng mặt trời, vật liệu dễ bị tan và ảnh hưởng tới độ 
bền, thời gian sử dụng vật liệu. Với mục đích chế tạo sản phẩm có nhiệt độ nhỏ giọt > 70 oC, 
nghiên cứu đã sử dụng hỗn hợp các sáp như sáp ong, sáp Carnauba, sáp Candelila. Đặc biệt là 
sáp Carnauba là loại sáp lâu tan nhất, có điểm nóng chảy ở xấp xỉ 87 oC nên những vật liệu làm 
từ loại sáp này có khả năng chịu nhiệt tương đối cao, dùng được dưới trời nắng – một yếu tố 
quan trọng giúp vật liệu không bị tan đi nhanh chóng. 
Hóa học & Môi trường 
 112 N. T. Hoà, N. M. Tường, “Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa  vật liệu nano.” 
Các sáp chống nắng, chống sứa với tỷ lệ sáp Carnauba: Sáp ong: Candelila lần lượt là 1:1:1; 
2:1:1; :1:1; 4:1:1 đã được chế tạo. Nhiệt độ nhỏ giọt của sáp được đo theo TCVN2697-1978 và 
các kết quả được trình bày trong bảng 1 dưới đây. 
Bảng 1. Nhiệt độ nhỏ giọt của vật liệu với các tỷ lệ sáp khác nhau. 
STT Tỷ lệ sáp Carnauba: Sáp ong: Candelila Nhiệt độ nhỏ giọt (oC) 
1 1:1:1 73 
2 2:1:1 75 
3 3:1:1 76 
4 4:1:1 77 
Từ kết quả trên ta thấy rằng, các sáp chế tạo được có nhiệt độ nhỏ giọt tương đối cao, đều lớn 
hơn 70 oC, đạt mục tiêu đề ra. Nhiệt độ nhỏ giọt của vật liệu phụ thuộc vào tỷ lệ các sáp. Khi tỷ 
lệ sáp Carnauba tăng lên thì nhiệt độ nhỏ giọt tăng. Điều này có thể giải thích do nhiệt độ nóng 
chảy của sáp Carnauba cao hơn 2 sáp còn lại. Với các mẫu tỷ lệ 1:1:1 và 2:1:1 có nhiệt độ nhỏ 
giọt thấp hơn nhưng vật liệu thu được mịn, TiO2 phân tán đồng đều trong sáp. Tỷ lệ sáp 
Carnauba tăng lên :1:1, 4:1:1, nhiệt độ nhỏ giọt cũng tăng. Tuy nhiên, vật liệu thu được không 
đồng nhất, còn có sự lắng cặn của TiO2 trong hỗn hợp. Do đó, tỷ lệ sáp Carnauba: Sáp ong: 
Candelila 2:1:1 cho những thí nghiệm tiếp theo. 
3.3. Khảo sát độ bền của vật liệu trong môi trường nước biển 
Hình 2. Góc tiếp xúc của vật liệu sau khoảng thời gian ngâm khác nhau 
trong môi trường NaCl 3%. 
Độ bền của vật liệu trong môi trường nước (nước và nước biển) cũng là một trong những yếu 
tố quan trọng trong đánh giá hiệu quả của sản phẩm. Bên cạnh bột resin có tác dụng tạo lớp 
màng kháng nước thì Elastomer Gel là một trong những thành phần chính quyết định đến độ bền 
của vật liệu trong nước. Với các công thức kem bôi da, Elastomer Gel còn giúp kem có mềm, 
mịn và tạo cảm giác mịn màng trên giúp hấp thụ nhanh, khô thoáng đồng thời ngăn cản sự mất 
nước qua da. 
Bài báo khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng Elastomer gel (tỷ lệ Elastomer Gel/Sáp) tới độ 
bền của lớp màng phủ theo thời gian ngâm khác nhau, được đánh giá qua sự thay đổi góc tiếp 
xúc của lớp vật liệu phủ đều lên tấm PMMA. Các kết quả được trình bày trong hình 2. 
Từ các kết quả góc tiếp xúc ta thấy rằng, các mẫu với hàm lượng Elastomer thấp (tỷ lệ 1:2), 
có sự thay đổi góc tiếp xúc lớn nhất. Trong môi trường nước, góc tiếp xúc giảm 40% sau khi 
ngâm 6h trong nước. Trong khi đó, với tỷ lệ Elastomer: Sáp là 2:1 góc tiếp xúc thay đổi không 
đáng kể. Như vậy, độ bền của vật liệu trong nước phụ thuộc vào hàm lượng Elastomer gel, độ 
bền của vật liệu tăng khi hàm lượng Elastomer Gel tăng. Tuy nhiên, khi hàm lượng Elastomer 
quá nhiều sẽ làm vật liệu bết dính. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 73, 06 - 2021 113 
3.4. Đánh giá khả năng chống UV của vật liệu 
Hệ số SPF đánh giá khả năng chống UV của vật liệu. Hệ số SPF của các vật liệu với tỷ lệ 
TiO2 khác nhau (từ 5% đến 25%) đã được đánh giá trước và sau khi ngâm 6 h trong môi trường 
nước. Các kết quả được tổng hợp trong bảng .4 dưới đây. 
Bảng 2. Kết quả đo SPF của các mẫu theo tỷ lệ TiO2 trước và sau khi ngâm NaCl 3%. 
%TiO2 Hệ số SPF 
Lúc đầu Sau khi ngâm 6h 
5 22,4 3,4 
10 31,8 15,7 
15 35,2 15,9 
20 39,7 16,1 
25 45,1 17,3 
Kết quả bảng 2 cho thấy, hệ số chống nắng SPF phụ thuộc vào tỷ lệ TiO2 có trong sáp. Hệ số 
SPF tăng từ 22,4 đến 45,1 khi tỷ lệ TiO2 tăng từ 5% lên tới 25%. Với tỷ lệ TiO2 lớn hơn 10%, 
sáp chống nắng chế tạo được có mức độ bảo vệ cao dưới tác động của tia UV. Sau 6 giờ ngâm 
trong dung dịch NaCl % (môi trường nước biển), hệ số chống nắng của các mẫu đều giảm 
mạnh. Với mẫu 5%, SPF chỉ còn ,4. Với mẫu 10-25% hệ số chống nắng SPF không có sự khác 
biệt, đều giảm còn 15-17, vẫn còn trong mức độ bảo vệ đối với da. Như vậy, với sáp chống nắng 
có tỷ lệ TiO2 >10% vẫn còn khả năng bảo vệ sau 6h ngâm nước biển. 
3.5. Đánh giá khả năng chống kích ứng da của vật liệu 
Sáp được bào chế theo tỷ lệ sáp Carnauba: Sáp ong: Candelila 1:1:1, tỷ lệ Elastomer: Sáp 2:1, 
10% TiO2 được đánh giá khả năng gây kích ứng trên da thỏ. Từ kết quả thực nghiệm quan sát 
được (ví dụ như hình 3), điểm ban đỏ và phù được tính trung bình giữa các lần quan sát và được 
thể hiện trong bảng . 
Da thỏ sau khi cạo lông Da thỏ sau khi bôi mẫu thử Da thỏ sau ngày 
Hình 3. Hình ảnh thử nghiệm khả năng kích ứng da trên thỏ. 
Bảng 3. Điểm trung bình mức độ kích ứng da. 
Vị Trí Ban đỏ Phù 
Đối chứng 0 0 
Vùng bôi mẫu 0 0 
Kết quả ở bảng cho thấy sáp chống nắng chế tạo được không gây kích ứng, không xuất hiện 
ban đỏ và phù nề trên da thỏ. Theo hướng dẫn Asean guidline for safety evaluation of cosmetic 
products, tính an toàn của sản phẩm mỹ phẩm cần phải thực hiện lâm sàng trên da của người tình 
nguyện được thông qua Hội đồng Y đức. Do vậy, kết quả đánh giá mức độ kích ứng trên da thỏ 
làm tiền đề để đánh giá độ an toàn trên lâm sàng ở người. 
3.6. Đánh giá khả năng chống sự phóng độc của sứa 
Sáp được bào chế theo tỷ lệ sáp Carnauba: Sáp ong: Candelila 1:1:1, tỷ lệ Elastomer: Sáp 2:1, 
10% TiO2 được sử dụng để đánh giá khả năng ngăn cản sự phóng độc của sứa. Từ kết quả quan 
sát trên kính hiển vi điện tử (hình 4). 
Hóa học & Môi trường 
 114 N. T. Hoà, N. M. Tường, “Nghiên cứu chế tạo sáp chống nắng, chống sứa  vật liệu nano.” 
Mấu đối chứng Mẫu có bôi sáp 
Hình 4. Hình ảnh các tế bào nọc độc của sứa được phóng trong trường hợp có và không sử 
dụng sáp chống nắng, chống sứa (thước đo trong hình là 30 µm). 
Từ hình 4 ta thấy, trong trường hợp đối chứng, không sử dụng sáp chống nắng chống sứa có 
61 tế bào nọc độc được phóng, trong khi đó, mẫu có sử dụng sáp chỉ có 15 tế bào nọc độc được 
phóng ra. Điều đó cho thấy, sử dụng sáp chống nắng, chống sứa có khả năng ngăn cản 75% khả 
năng phóng độc của sứa. 
4. KẾT LUẬN 
Các kết quả bài báo cho thấy, đã chế tạo thành công sáp chống nắng, chống sứa trên cơ sở 
nano TiO2 10%, hàm lượng chất chống sứa chiếm 2,0% aCl3; tỷ lệ Sáp Carnauba: sáp ong : sáp 
candellila là 1:1:1, tỷ lệ Elastomer Gel : Sáp là 2:1 kết hợp với một số thành phần phụ gia khác. 
Sáp chế tạo được có màu trắng ngà, mịn, có độ mướt cao, nhiệt độ nhỏ giọt lớn (lớn hơn 70 oC) 
khả năng tạo một lớp màng kháng nước trên da, có độ bền cao trong môi trường nước. Sáp chống 
nắng có hàm lượng nano TiO2 lớn hơn 10% có hệ số SPF > 0, có mức bảo vệ dưới tác động của 
UV cao và vẫn còn khả năng bảo vệ sau khi ngâm nước biển 6 giờ. Chế phẩm hoàn toàn không 
gây kích ứng trên da và có khả năng ngăn cản 75 % khả năng phóng độc của sứa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Auerbach, P.S.,. Envenomations from jellyfish and related species. J. Emerg. Nurs. 
23, (1997), 555–565. 
[2]. Binshtok, A.M., Bean, B.P., Woolf, C.J., Inhibition of nociceptors by TRPV1- 
mediated entry of impermeant sodium channel blockers. Nature 449 (2007), 607–610 
[3]. Burnett, J.W., Medical aspects of jellyfish envenomation: pathogenesis, case 
reporting and therapy. Hydrobiology 451, (2001), 1–9. 
[4]. Burnett, J.W., Stone, J.H., Pierce, L.H., Layne, E.D., Cargo, D.G., Sutton, J.S.,. Studies 
on the structure, mechanism of discharge and toxin of sea nettle nematocysts. 
J. Invest. Dermatol. 51, (1968), 330–336 
[5]. Ward, N.T., Darracq, M.A., Tomaszewski, C., Clark, R.F.,. Evidence-based 
treatment of jellyfish stings in North America and Hawaii. Ann. Emerg. Med. 60 
(4), (2012) 399-414. 
[6]. Min-Jung Pyo a, Hyunkyoung Lee, Seong Kyong Bae, Yunwi Heo, Indu Choudhary, 
Modulation of jellyfish nematocyst discharges and management of 
human skin stings in Nemopilema nomurai and Carybdea mora, Toxicon 109 (2016) 26-32 
[7]. Laura M Birsa, Peter G Verity, Richard G Lee, Evaluation of the effects of various 
chemicals on discharge of and pain caused by jellyfish nematocysts, Comparative 
Biochemistry and Physiology Part C Toxicology & Pharmacology 151(4), (2010) 426-30. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 73, 06 - 2021 115 
[8]. Amit Lotan, Compositions and methods for inhibiting nematocyst discharge, US6132747A 
United States 
[9]. José Ginestar Gonzalez, David Panyella Costa, Mar Recasens Gracia, Laia Campderrós 
Serramia, Silvia Galindo Parres, Anti-jellyfish compositions, EP2363135A1 European 
Patent Office 
[10]. Taha Vosoughi Torbati, Vahid Javanbakht, Fabrication of TiO2/Zn2TiO4/Ag nanocomposite 
for synergic effects of UV radiation protection and antibacterial activity in sunscreen, 
Colloids and Surfaces B: Biointerfaces, (2019) 110-652 
[11]. Serpone Nick, Dondi Daniele, et al. Inorganic and organic UV filters: Their role and 
efficacy in sunscreens and suncare products, Inorganica Chimica Acta. 360(3), (2007), 
794-802 
[12]. COLIPA. Method for in vitro determination of uva protection, (2011), 17-19. 
ABSTRACT 
PREPARATION AND EVALUATION OF ANTI – UV AND ANTI JELLYFISH STING 
SUNSCREEN CONTAINING NANOMATERIALS 
Sun protection and jellyfish protection materials was prepared with nanomaterials 
such as TiO2, SiO2, materials of natural origin and chemicals used in the cosmetic 
industry. The criteria of dripping, sea water resistance, UV resistance,... have been 
investigated to select the optimal single preparation. The manufactured product has a 
large dropping temperature (greater than 70 
o
C) which is able to create a water-resistant 
film on the skin, which is highly durable in the water environment. Sunscreen wax with 
nano TiO2 content greater than 10% has SPF coefficient > 30, has a high level of UV 
protection and remains protective 6 hours after immersion in seawater. The product is 
completely non-irritating on the skin and has the ability to prevent 75% of the potential 
release of jellyfish. 
Keywords: Nano TiO2; UV protection; Suncream; Jellyfish protection. 
Nhận bài ngày 03 tháng 02 năm 2021 
Hoàn thiện ngày 05 tháng 3 năm 2021 
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 6 năm 2021 
Địa chỉ: Viện Hoá học – Vật liệu/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. 
*
Email: nguyenthihoa.ush@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_che_tao_sap_chong_nang_chong_sua_tren_co_so_vat_l.pdf