Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ”

Câu đặc biệt là một kiểu câu có cấu trúc khác thường và mang nhiều dụng ý của người sử

dụng cũng như những hiệu quả ý nghĩa đa chiều đối với người tiếp nhận. Sự khác biệt về cấu trúc câu

này được các tác giả nữ vận dụng sáng tạo trong truyện ngắn của mình nhằm thể hiện nhiều nội dung tu

từ có giá trị. Việc khảo sát và phân tích câu đặc biệt trong bài viết này mở ra hướng nhìn nhận về tầm

tác động của từng tiểu loại câu đặc biệt trong văn bản một cách đầy đủ, chính xác hơn. Bài viết đã

bước đầu khẳng định vai trò, giá trị nghệ thuật của câu đặc biệt không chỉ đối với tác phẩm văn học mà

còn góp phần bộc lộ cá tính nữ trong sáng tạo nghệ thuật.

Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ” trang 1

Trang 1

Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ” trang 2

Trang 2

Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ” trang 3

Trang 3

Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ” trang 4

Trang 4

Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ” trang 5

Trang 5

Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ” trang 6

Trang 6

Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ” trang 7

Trang 7

Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ” trang 8

Trang 8

Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ” trang 9

Trang 9

Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ” trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 8400
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ”

Nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập “truyện ngắn hay các tác giả nữ”
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education, ISSN: 1859 - 4603 
https://doi.org/10.47393/jshe.v10iSpecial.280 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 10, Số Đặc biệt (2020), 133-142 |133 
aTrường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 
* Tác giả liên hệ 
 Trịnh Quỳnh Đông Nghi 
 Email: tqdnghi@ued.udn.vn 
Nhận bài: 
 15 – 04 – 2020 
Chấp nhận đăng: 
 10 – 09 – 2020 
NGHIÊN CỨU CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TUYỂN TẬP 
“TRUYỆN NGẮN HAY CÁC TÁC GIẢ NỮ” 
Trịnh Quỳnh Đông Nghia*, Lê Thị Thanha 
Tóm tắt: Câu đặc biệt là một kiểu câu có cấu trúc khác thường và mang nhiều dụng ý của người sử 
dụng cũng như những hiệu quả ý nghĩa đa chiều đối với người tiếp nhận. Sự khác biệt về cấu trúc câu 
này được các tác giả nữ vận dụng sáng tạo trong truyện ngắn của mình nhằm thể hiện nhiều nội dung tu 
từ có giá trị. Việc khảo sát và phân tích câu đặc biệt trong bài viết này mở ra hướng nhìn nhận về tầm 
tác động của từng tiểu loại câu đặc biệt trong văn bản một cách đầy đủ, chính xác hơn. Bài viết đã 
bước đầu khẳng định vai trò, giá trị nghệ thuật của câu đặc biệt không chỉ đối với tác phẩm văn học mà 
còn góp phần bộc lộ cá tính nữ trong sáng tạo nghệ thuật. 
Từ khóa: câu đặc biệt; cấu trúc; giá trị nghệ thuật; tác phẩm văn học; tu từ; cá tính nữ. 
1. Đặt vấn đề 
Ngay từ rất sớm, câu là vấn đề được ngôn ngữ học 
nói chung, ngữ pháp học nói riêng quan tâm nghiên cứu 
với những hướng tiếp cận khác nhau. Trong những năm 
gần đây, các bình diện nghiên cứu về câu cũng được mở 
rộng hơn nhiều, đặc biệt những vấn đề thuộc bình diện 
nghĩa và chức năng. Câu đặc biệt là loại câu có sự bất 
thường về cấu trúc. Cho nên, mặc dù được đề cập trong 
các công trình về ngữ pháp tiếng Việt từ rất sớm nhưng 
nhiều vấn đề của chúng vẫn chưa được phân tích, lí giải 
một cách triệt để và thuyết phục, đặc biệt là giá trị ngữ 
nghĩa của câu đặc biệt. 
Tuyển tập “Truyện ngắn hay các tác giả nữ” (Nhiều 
tác giả, 2009) là tập ngữ liệu được chúng tôi lựa chọn để 
khảo sát và nghiên cứu về câu đặc biệt. Tuyển tập này 
bao gồm 19 truyện ngắn của 19 tác giả nữ có nội dung 
xoay quanh cuộc sống gia đình, tình yêu, bạn bè... 
Việc lựa chọn khảo sát và nghiên cứu về câu đặc 
biệt trên một số ngữ liệu cụ thể sẽ góp phần tạo ra cái 
nhìn thấu đáo hơn về câu đặc biệt. Đồng thời, đây cũng 
là một thể nghiệm của chúng tôi để tiếp cận các truyện 
ngắn hậu hiện đại từ lí thuyết ngôn ngữ học. Chúng tôi 
hi vọng kết quả khảo sát của bài báo này sẽ cho thấy 
được vai trò, giá trị nghệ thuật của câu đặc biệt đối với 
tác phẩm văn học. 
2. Khái quát về câu đặc biệt 
Quan điểm ngữ pháp học truyền thống xác định câu 
đặc biệt trên cơ sở cấu trúc chủ vị của câu. Diệp Quang 
Ban định nghĩa: “Câu đơn đặc biệt là kiến trúc có một 
trung tâm cú pháp chính (có thể có thêm trung tâm cú 
pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung 
tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ 
giữa chủ ngữ với vị ngữ.” (Cao et al., 2003, 153) 
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của Đỗ Thị Kim 
Liên thì so sánh sự khác biệt về cấu trúc giữa câu đơn 
bình thường và câu đơn đặc biệt. Tác giả định nghĩa: 
Câu đơn “là loại câu có hai thành phần chủ ngữ và vị 
ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau qua mối quan hệ ngữ pháp 
C – V và tạo nên một chỉnh thể thống nhất (ta quen gọi 
là nòng cốt)”(Khrapchenko, 2002, 118). Từ đó, Đỗ Thị 
Kim Liên đưa ra khái niệm câu đặc biệt là câu “được 
làm thành từ một từ hoặc một cụm từ” (Khrapchenko, 
2002, 119). 
Về mặt cấu tạo, tác giả Diệp Quang Ban và Đỗ Thị 
Kim Liên đều thống nhất quan điểm cho rằng: “Câu đơn 
đặc biệt được làm thành từ một từ hoặc một cụm từ (trừ 
Trịnh Quỳnh Đông Nghi, Lê Thị Thanh 
134 
cụm từ chủ - vị). Các từ loại thường gặp ở đây là danh 
từ và vị từ (động từ, tính từ) (Cao et al., 2003, 152). 
Từ góc độ ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo 
quan niệm: “Câu đặc biệt là câu không có cấu trúc Đề - 
Thuyết” (Đỗ, 2002, 83). Như vậy, câu đặc biệt không 
phải là câu một phần, phần hiển thị trên văn bản không 
phải là phần Đề hoặc Thuyết vì nó không biểu thị một 
Sở Thuyết hay Sở Đề của mệnh đề nào. 
Như vậy, dù tiếp cận từ lí thuyết nào thì các tác giả 
cũng thống nhất rằng câu đặc biệt là câu chỉ có một 
nòng cốt câu, nòng cốt câu chỉ có một thành phần chính, 
không phân biệt chủ ngữ, vị ngữ. Đồng thời, cũng cần 
nói rõ thêm rằng câu đặc biệt là câu không thể phân tích 
theo cấu trúc cú pháp cơ bản như những câu bình 
thường khác. 
Từ những quan niệm khác nhau về câu đặc biệt dẫn 
đến sự phân loại cũng không thống nhất. Căn cứ vào 
chức năng, Cao Xuân Hạo phân câu đặc biệt thành bốn 
loại chính là cảm thán, gọi đáp, gọi tên, tượng thanh. Đỗ 
Thị Kim Liên và Diệp Quang Ban phân loại căn cứ theo 
thành tố chính cấu tạo nên câu đặc biệt. Trong bài viết 
của mình, chúng tôi dựa trên sự phân loại này để khảo 
sát bốn tiểu loại câu đặc biệt trong tuyển tập “Truyện 
ngắn hay các tác giả nữ”. 
Như vậy, căn cứ vào cấu tạo của thành phần chính, 
có thể phân thành các kiểu câu đơn đặc biệt sau: 
a. Câu đặc biệt danh từ 
Nòng cốt câu do danh từ, ngữ danh từ hoặc đại từ 
đảm nhiệm. 
- Trộm! 
- Bom! 
Những câu trên thông báo sự xuất hiện của sự vật, 
hiện tượng ngay tại thời điểm nói và trong phạm vi 
không gian mà người nói quan sát được (không gian 
hiện hữu), kèm theo sự thông báo là sự biểu lộ cảm xúc 
ngạc nhiên, bất ngờ hoặc vui mừng, sợ hãi của người 
nói. Ý nghĩa khái quát nhất của câu đặc biệt danh từ là 
chỉ sự tồn tại, hiển hiện của vật, việc, hiện tượng đang 
bày ra trước mắt hay xuất hiện tại thời điểm đó. 
b. Câu đặc biệt vị từ 
Nòng cốt câu do động từ, tính từ, ngữ động từ, ngữ 
tính từ đảm nhận. 
- Lạnh quá! 
- Hết giờ thăm nuôi! 
Câu đặc biệt vị từ thường được dùng với ý nghĩa 
khái quát sau: 
- Chỉ sự tồn tại hiển nhiên, sự xuất hiện của sự kiện. 
- Mang ý nghĩa tồn tại một cách khái quát, không 
cụ thể, chỉ nói chung chung về sự tồn tại của vật, việc. 
 ... “Năm hai ngàn lẻ X”) và vô vàn 
những khía cạnh như hôn nhân, tình yêu, gia đình, sự 
nghiệp, con cái,... Tất cả đều được các tác giả nữ chiêm 
nghiệm theo cách rất phụ nữ. 
Nhân vật nữ trong “Cái bóng” là một điển hình cho 
sự thể hiện tình yêu của phụ nữ. Cô, một người con gái 
yêu đơn phương “anh”, một tình yêu thầm lặng, đầy mơ 
mộng nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt. Suốt 
quá trình phiêu lưu trong thơ mộng kí ức của cô gái, cô 
đang mơ hay đã tỉnh, đôi lúc giật mình bàng hoàng, 
chính nhân vật lại phải hỏi mình “Chết! Mình có bị làm 
sao không”. 
Tác giả Cấn Vân Khánh đã dùng câu đặc biệt chỉ sự 
tiêu biến để nói lên sự sợ hãi của nhân vật nữ: “Lúc ra 
về, em quay đầu lại vấn thấy họ ôm nhau. Vì có thể, 
không lâu hơn nữa, một trong hai người sẽ ra đi vĩnh 
viễn. Đấy là sự mất. Mất”. Nhân vật chỉ nghĩ và dừng 
lại ở mất, và cái khái niệm này làm cô không thể chấp 
nhận. Mất đi là không còn gì nữa, là không tình yêu là 
không còn anh nữa là không gì trên thế giới có thể hiện 
hữu. Sức nặng của một câu với một từ duy nhất mà tác 
giả đã nêu lên tầm quan trọng của tình yêu đối với em. 
Và tình yêu chân thành của cô đã kéo anh về với cô giữa 
muôn nẻo bộn bề phức tạp và hỗn độn chung quanh. 
Trong truyện ngắn “Niệm khúc thiên nga”, một lần 
nữa tình yêu của người con gái hiện lên như một bản 
chất là một người phụ nữ chung tình, nhân vật nữ yêu 
người đàn ông châu Âu ấy. Và cô luôn luôn nghi ngờ, 
không thể có một đáp án chính xác cho bản thân đó là 
sự ra đi của người yêu cô. “Tại sao? Tại sao?” cô đặt 
mình vào anh, cô cảm nhận hết nỗi đau của anh, cô dằn 
vặt chất vấn với những gì mà anh phải chịu đựng. Cũng 
giống như anh Không nơi nương tựa. Không người thân 
thích và Không chỗ cậy trông. Truyện ngắn này chưa tới 
mười câu đặc biệt, tuy nhiên đó là những điểm nhấn để 
làm nên ý nghĩa chủ đạo cho tác phẩm. Như đã nói, 
cùng là một đề tài về tình yêu, cùng là những tác giả nữ 
cầm bút tuy nhiên ý nghĩa và thông điệp mà tác giả 
chuyển tải lại rất riêng biệt. 
Truyện ngắn “Ranh giới” của tác giả Nguyễn Thị 
Liên Tâm, nội dung của tác phẩm nói về ranh giới mỏng 
manh giữa cái chết và sống, giữa đam mê được mất của 
cuộc đời. Một trong những yếu tố làm nên giá trị của tác 
phẩm đó là hệ thống câu đặc biệt được sử dụng một 
cách hợp lí. Khi miêu tả cảnh nhân vật tôi vùng vẫy 
dưới bàu sen, để làm cho tình tiết hấp dẫn và thêm kịch 
tính thì tác giả đã sử dụng ba câu đặc biệt nêu lên thời 
gian liên tiếp: “Có lẽ đã năm phút... Có lẽ đã mười 
phút... Có lẽ đã lâu lắm rồi. Nắng rát quá, cháy bỏng 
da.” Thời gian trôi qua dần, nhưng nhân vật vẫn chờ đợi 
để có người đến cứu. Sự chới với, lao đao với nước đã 
làm cho chàng trai kiệt sức và những người trên bờ lo 
lắng, hoảng sợ. Và một lần nữa các câu đặc biệt được 
các sử dụng để diễn tả cảnh người ta đưa phao cứu 
người: “Nó quấn dây lại từng vòng vào cùi chỏ rồi 
quảng tiếp lần hai. Trật. Lần ba. Cũng xa tầm với của 
tôi.” Ở tác phẩm này, tác giả đã đề cao tình yêu và vai 
trò của người phụ nữ đối với một nửa thế giới còn lại. 
Nhân vật nữ trong tuyển tập “Truyện ngắn hay các 
tác giả nữ” đa số là những người đàn bà bất hạnh trong 
tình duyên và trong đời sống gia đình như bà Quy trong 
“Nước mắt làng chài”, đó là o Châu và thím Nả trong 
“Giọt máu đắng”, H'Linh trong “Giữa cơn mưa trắng 
xóa” hay là nhân vật “em” trong “Một mùa đông bớt 
lạnh”,... Nhưng hơn ai hết họ có thái độ chủ động 
trong tình yêu, dám làm tất cả những gì mình khao 
khát. Đây là một điểm lớn của trào lưu văn học thiên 
tính nữ thể hiện trong các tác phẩm văn học. Qua trang 
viết, những ước mơ, khát vọng của phái nữ được nâng 
niu. Nhà văn viết bằng một sự cảm thông sâu sắc, bộc 
lộ cái nhìn nhân ái bình đẳng về số phận con người, 
chính họ, chính chúng ta, chính phụ nữ tự giải phóng 
và tự khẳng định mình. 
6.2. Vai trò của câu đặc biệt trong việc thể hiện 
nội dung và nghệ thuật 
Các cây bút nữ xuất hiện với nhiều dáng vẻ và 
giọng điệu, bên cạnh đóng góp lớn về giá trị nội dung - 
tư tưởng cho tác phẩm văn học mà về mặt hình thức 
nghệ thuật cũng tạo được dấu ấn phong cách riêng. 
Trịnh Quỳnh Đông Nghi, Lê Thị Thanh 
140 
Trong tác phẩm “Lộc giả”, để làm bộc lộ tính cách 
của nhân vật, tác giả sử dụng khá nhiều câu đặc biệt để 
diễn tả thái độ tức giận và cách ăn nói bốp chát của 
thằng sửa xe: Cô nghĩ tiền nào của ấy à? Sai toét. Cô 
chưa mua nó đã hỏng rồi. Đây là cách nói chuyện của 
thằng bé với người lớn, nó thể hiện sự thông hiểu trong 
nghề của mình và lớn giọng phủ nhận giá tiền và chất 
lượng của chiếc xe mới mà người phụ nữ vừa mua. 
Hoặc là một vị bác sĩ lại có thể nói những lời như 
của một kẻ giang hồ, chợ búa với bệnh nhân: 
Cháu chỉ nợ tiền đề nên bị nó chém... 
- Mày cũng khôn ngoan đấy chứ. Biến. 
- Vâng. 
“Biến”, chỉ một câu ngắn gọn thôi đã lột hết bản 
chất của vị bác sĩ, chẳng qua cũng chẳng khác gì những 
kẻ đầu đường xó chợ. Còn cậu bé sửa xe lại tỏ thái độ 
khác hẳn khi gặp bác sĩ, với người phụ nữ sửa xe thì nó 
ra vẻ ta đây khác với thái độ sợ sệt và kính cẩn. 
Tính cách nhân vật cô con gái và trong “Xã nói”, cô 
còn quá dại cho cái tuổi chơi và tuổi học nhưng cô trao 
yêu thuong và nhận yêu thương của nhiều chàng trai. 
Tình yêu của cô từ những cái nhìn, cái liếc mắt cho đến 
những nụ hôn và sâu hơn nữa đó là khám phá nhau. 
Cuộc trò chuyện giữa chàng trai và cô gái trong tác 
phẩm, tác giả sử dụng câu đặc biệt liên tục: 
- Không! Ai lại cưới bây giờ! Có phải trò cô dâu 
chú rể đâu. 
- Cưới đi. Anh không chịu nổi nữa rồi. Yêu nhau 
mà chỉ có ôm và hôn anh không chịu được! 
- Chờ em. 
- Tận sang năm. Bao giờ em đủ mười tám tuổi? 
- Còn khướt! 
Cuộc hội thoại toàn những câu cộc lốc, trống không 
nhưng phù hợp với đối tượng. Đọc đoạn hội thoại chúng 
ta thấy được sự đỏng đảnh và vô tư của cô gái còn 
chàng trai thì không cưỡng lại bản năng của bản thân 
mình. Những câu đặc biệt có tác dụng làm nổi bật lên sự 
nóng vội của chàng trai và sự vô tư của cô gái khi yêu 
nhau. Qua đó bộc lộ lên tính cách bản chất của các nhân 
vật trong tác phẩm. 
Để xây dựng thành công tính cách nhân vật, ngoài 
việc sử dụng các hệ thống ngôn từ, giọng điệu, kết cấu 
tác phẩm, câu đặc biệt chính là một yếu tố quan trọng. 
Trong “Giữa cơn mưa trắng xóa”, kể về nhân vật 
H'Linh, người con gái xinh đẹp của bản làng lên thành 
phố kiếm sống nhưng khi trở về cô như biến thành 
người khác. Trở về làng bao nhiêu kí ức hiện về, người 
thân, quang cảnh vẫn như xưa chỉ có mình cô thay đổi 
“Quen và lạ. Gần gũi và xa xăm thế nào ấy”. Đối với 
H'Linh cái gì cũng như gần gũi như xa xăm mơ hồ nơi 
chính mình sinh ra. Khi đứng trước người cha, cô chỉ 
biết âm thầm nhìn từng nét trên khuôn mặt của cha: 
“Giọng cha khàn khàn trong cổ họng. Bóng cha đổ trên 
vách. Già nua. Còm cõi”. Mặc dù nhân vật nữ có thay 
đổi so với trong mắt của buôn làng nhưng bản chất của 
cô là một người tình cảm dạt dào sâu lắng. Đó là sự lo 
lắng cho người cha già còm cõi, là nỗi day dứt khó nói 
để giải thích cho những gì mình đang làm. 
Giữa anh rể và cô có một thứ tình cảm không thể 
gọi tên. Cô yêu cái vẻ ngoài đầy nắng gió của anh rể, 
yêu cái thầm lặng của anh rể: “Anh rể thân thuộc. Gần 
gũi. Ngực nở vồng. Bắp tay nổi dây thừng... Khố nâu 
nhô cao, căng phồng lên. Khỏe khoắn. Vâm váp”. Tác 
giả ưu ái cho nhân vật anh rể một cái nhìn đẹp đẽ. Cô 
không nói nhưng qua cách cô miêu tả về anh rể là chúng 
ta hiểu được tình cảm của cô dành cho anh là một thứ 
tình cảm đặc biệt. Tính cách của nhân vật còn được tác 
giả tái hiện qua sự khao khát tình yêu trong tuổi xuân 
hừng hực nồng cháy yêu đương của cô gái núi rừng đầy 
nóng bỏng: Vâng! Thế thì yêu. Nóng hôi hổi. Cồn cào. 
Lăn lộn. Năm câu đặc biệt được sử dụng liên tiếp, để 
diễn tả tâm trạng háo hức của cô gái khi yêu với những 
cảm xúc đang trào dâng mạnh mẽ. 
Câu đặc biệt tham gia vào quá trình tạo thành văn 
bản và vì vậy mà các tác giả sử dụng để dẫn dắt cốt 
truyện. Trong tuyển tập “Truyện ngắn hay các tác giả 
nữ”, các tác giả luôn có sự kết hợp tự nhiên và nhuần 
nhuyễn giữa mạch kể và mạch tả qua hệ thống câu đặc 
biệt. Dẫn dắt cốt truyện dưới khía cạnh sử dụng câu đặc 
biệt làm cho câu chuyện kể hay hơn hấp dẫn hơn, đồng 
thời chúng ta thấy được nhịp điệu và thái độ của nhân 
vật trong tác phẩm. Nó làm cho người đọc rung rinh 
theo từng cảm xúc của nhân vật. Trong truyện ngắn 
“Giao thừa”, các nhân vật trong được nhà văn miêu tả 
trò chuyện về món hàng mà “hắn” đem về: 
- Lại đây! 
Hắn ngoắc tay về phía ả, mắt vẫn không rời cái túm 
vải. Oa!.. Oa!.. 
 ISSN: 1859 - 4603, Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 10, Số Đặc biệt (2020), 133-142 
 141 
Ở đâu ra cái đồ này? - Ả trừng mắt hỏi. - Lượm! 
Sự tò mò của “ả” được đẩy lên cao khi “hắn” hành 
động chỉ tay bảo lại, không nói luôn đó là gì mà chỉ bảo 
“Lại đây!”. Thật bất ngờ thay cho nhân vật nữ khi trong 
cái túm vải, “Hàng độc” của người đàn ông đưa về lại bật 
lên âm thanh, chính là âm thanh của trẻ con. Điều này 
càng làm cho “ả” vô cùng ngạc nhiên và dường như chưa 
thể định hình chấp nhận nổi. Một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi 
trong đêm giao thừa, nó lại rơi vào tay của một kẻ ăn 
trộm. Đó không phải là “hắn” trộm về mà đó là “Lượm!”. 
Từ đầu truyện cho đến cuối truyện, mạch truyện chủ yếu 
là chậm rãi, điềm tĩnh, chờ đợi của nhân vật nữ trong đêm 
giao thừa, kèm theo đó là những kí ức hiện về. Nhưng 
những đoạn miêu tả khi nhân vật nam nhặt đứa bé về thì 
không khí nó trở nên bận rộn hơn trong ngôi nhà vắng vẻ. 
Để làm cho cốt truyện không nhàm chán là nhờ vào 
những câu đặc biệt mà tác giả sử dụng. Cốt truyện trở nên 
hấp dẫn và có tình người biểu hiện qua câu văn, từ đó làm 
bộc lộ ra tính cách nhân vật và nội dung cốt yếu của tác 
phẩm. Theo suốt quá trình tác phẩm “Giao thừa”, có một 
điều đặc biệt đó là linh hồn của truyện ngắn chính là 
những đoạn hội thoại của hai nhân vật trong ngôi nhà 
quạnh vắng. Câu đặc biệt ở trong các cuộc thoại được tác 
giả sử dụng với mật độ dày đặc: 
- Giờ tính sao đây? - Ả lại giựt giọng. 
- Tính gì... Lượm rồi không lẽ bỏ? 
- Thì đem giao viện mồ côi. 
- Không! Của trời cho. Mình dễ gì có được... 
- Lấy gì nuôi? 
Với hàng loạt câu đặc biệt được dùng liên tiếp như 
vậy, một mặt làm nổi bật lên tính cách nhân vật và tác 
giả đã khéo léo dẫn dắt tâm lí nhân vật đi suốt chặng 
đường tác phẩm mặt khác chúng ta thấy được câu đặc 
biệt đóng vai trò quan trọng trong việc lột tả nội dung 
tác phẩm qua những lời nói mà tác giả gửi gắm qua 
nhân vật. 
Cá tính của các nhà văn được thể hiện qua nhân vật 
trong tác phẩm, tính cách của họ phần nào được bộc lộ 
qua các nhân vật nữ trong các tác phẩm trong tuyển tập. 
Câu đặc biệt được các tác giả nữ sử dụng và đạt được 
những thành công nhất định trong việc thể hiện nội 
dung tác phẩm, thông điệp gửi tới bạn đọc và qua đó 
phong cách, cá tính nữ được mọi người nhìn nhận và 
công nhận. 
7. Kết luận 
Việc nghiên cứu câu đặc biệt trong tuyển tập 
“Truyện ngắn hay các tác giả nữ” giúp chúng tôi làm 
sáng tỏ khái niệm và các đặc trưng cơ bản của câu đặc 
biệt, từ đó nhận diện được những dấu hiệu đặc thù của 
kiểu loại câu này trong phân biệt với các loại câu về mặt 
cấu trúc. Đồng thời, việc phân loại này cũng mở ra 
hướng nhìn nhận giá trị của câu đặc biệt trong văn bản, 
nhằm tạo tiền đề khẳng định sự tồn tại của kiểu câu này, 
qua đó lí giải những vấn đề về câu đặc biệt mà bỏ ngỏ. 
 Thông qua bài viết này, chúng tôi nhận thấy, câu 
đặc biệt có khả năng lớn trong việc chuyển tải nội 
dung tác phẩm văn học. Với một dung lượng ngôn 
từ cô đọng, câu đặc biệt là sự hàm súc trong dung dị, 
ý ở ngoài lời, lời ít mà ý nhiều. Không chỉ dừng lại ở 
đó, việc khảo sát và phân tích câu đặc biệt trong đề tài 
này đã làm rõ giá trị nghệ thuật của loại câu này trong 
việc chuyển tải cốt truyện cũng như lột tả tính cách 
nhân vật, đồng thời góp phần bộc lộ cá tính của các tác 
giả nữ. 
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã mở ra cho 
chúng tôi những vấn đề mới về nhận diện và phân 
chia các tiểu loại câu đặc biệt, chức năng câu đặc 
biệt mà phạm vi nghiên cứu của đề tài chưa giải 
quyết triệt để. Đó là những tiền đề để chúng tôi thực 
hiện tiếp những nghiên cứu với phạm vi đề tài rộng 
hơn hoặc đối tượng nghiên cứu sâu hơn ở những 
công trình sau. 
Tài liệu tham khảo 
Cao, X. H., Bùi T. T., Hoàng, X. T., & Nguyễn, V. B. 
(2003). Câu trong tiếng Việt: Cấu trúc – nghĩa – 
công dụng. Giáo dục. 
Diệp, Q. B. (1998). Ngữ pháp tiếng Việt – Tập hai. Giáo 
dục. 
Đỗ, T. K. L. (2002). Ngữ pháp tiếng Việt. Giáo dục. 
Hoàng, P. (2006). Từ điển tiếng Việt. Đà Nẵng. 
Khrapchenko M. B. (2002). Những vấn đề lý luận và 
phương pháp luận nghiên cứu văn học. Đại học 
Quốc gia. 
Nguyễn, T. M. T. (2005). Con mắt xanh: Tiểu luận, phê 
bình. Thanh niên. 
Nhiều tác giả. (2009). Truyện ngắn hay các tác giả nữ. 
Văn học. 
Trịnh Quỳnh Đông Nghi, Lê Thị Thanh 
142 
RESEARCH SPECIAL SENTENCES 
IN THE COLLECTION “SHORT STORIES FROM FEMALE AUTHORS” 
Trinh Quynh Dong Nghi, Le Thi Thanh 
The University of Danang - University of Science and Education 
Abstract: A special sentence is an unusual sentence structure that carries many intentions of the user as well as multi-
dimensional meanings for the recipient. The differences in the sentence structure are creatively manipulated by the authors in their 
short stories to show many valuable rhetorical content. The survey and analysis of special sentences in this article opens a more 
complete and accurate view of the impact of each particular sub-type of sentence in the text. The article has initially asserted the role 
and artistic value of a special sentence not only for literary works but also contributing to the manifestation of the female character in 
artistic creation. 
Key words: special sentence; structure; artistic value; literary works; rhetorical value; female personality. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cau_dac_biet_trong_tuyen_tap_truyen_ngan_hay_cac.pdf