Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến hành vi học tập Tiếng Anh của sinh viên khối không chuyên ngữ trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của
phương pháp giảng dạy Tiếng Anh đến hành vi học tập của sinh viên khối không chuyên
ngữ trường Đại học Kinh tế quốc dân. Nghiên cứu thực hiện tổ chức hoạt động thực nghiệm
với việc lựa chọn 02 nhóm nghiên cứu: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cùng trình
độ tiếng Anh (Tiếng Anh cơ bản 1) nhưng sử dụng hai phương pháp giảng dạy khác nhau.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm thực nghiệm khi được giảng dạy bằng phương pháp
tích cực có hành vi học tập tích cực cao hơn so với nhóm đối chứng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến hành vi học tập Tiếng Anh của sinh viên khối không chuyên ngữ trường Đại học Kinh tế quốc dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến hành vi học tập Tiếng Anh của sinh viên khối không chuyên ngữ trường Đại học Kinh tế quốc dân
44 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0091 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 9, pp. 44-51 This paper is available online at NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ĐẾN HÀNH VI HỌC TẬP TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHỐI KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Ngụy Thùy Trang Khoa Ngoại ngữ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy Tiếng Anh đến hành vi học tập của sinh viên khối không chuyên ngữ trường Đại học Kinh tế quốc dân. Nghiên cứu thực hiện tổ chức hoạt động thực nghiệm với việc lựa chọn 02 nhóm nghiên cứu: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cùng trình độ tiếng Anh (Tiếng Anh cơ bản 1) nhưng sử dụng hai phương pháp giảng dạy khác nhau. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm thực nghiệm khi được giảng dạy bằng phương pháp tích cực có hành vi học tập tích cực cao hơn so với nhóm đối chứng. Từ khóa: phương pháp giảng dạy Tiếng Anh, hành vi học tập, sinh viên khối không chuyên ngữ. 1. Mở đầu Là trường trọng điểm quốc gia, trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường hàng đầu về kinh tế, quản lí và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học của Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lí và quản trị kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Trong bối cảnh chung, việc giảng dạy tiếng Anh tại trường cũng còn nhiều vấn đề hạn chế khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy như: phương pháp giảng dạy còn mang nặng truyền thống thiếu sự sáng tạo do vậy chưa khơi gợi được tính chủ động, tích cực của sinh viên; khả năng giao tiếp, vận dụng tiếng Anh trong đời sống và công việc của sinh viên còn nhiều hạn chế; một bộ phận sinh viên chưa tìm được hứng thú trong học tiếng Anh; hành vi học của tập sinh viên trên lớp và ngoài lớp học còn thụ động Ở Việt Nam, chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến hành vi học tập tiếng Anh của người học. Các nghiên cứu đa phần tập trung vào các việc đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh. Cụ thể, Nguyễn Thị Mỹ Phượng (2006) đã tiến hành một nghiên cứu về các chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cho học viên lớn tuổi ở Khoa tiếng Anh của Đại học Đà Nẵng [1]. Trong nghiên cứu đó, tác giả đã nêu ra được các chiến lược liên quan đến phương pháp giảng dạy tiếng Anh, giáo trình giảng dạy đồng thời đề xuất giải pháp lấy người học làm trung tâm, sử dụng các hoạt động để tạo môi trường học tiếng Anh vui nhộn, tạo động lực học tập cho người học. Trong nghiên cứu này tác giả đề cập đến việc Ngày nhận bài: 11/7/2020. Ngày sửa bài: 27/8/2020. Ngày nhận đăng: 10/9/2020. Tác giả liên hệ: Ngụy Thùy Trang. Địa chỉ e-mail: nguytrang@neu.edu.vn Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên... 45 đổi mới phương pháp giảng dạy giúp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tuy nhiên chưa đánh giá được ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến hành vi học tập của người học, đặc biệt nghiên cứu tập trung chủ yếu đến đối tượng học viên lớn tuổi do vậy kết quả nghiên cứu không thể suy rộng cho nhóm đối tượng sinh viên. Nghiên cứu của Hoàng Văn Vân (2008) đã chỉ ra nhiều nhóm nguyên nhân dẫn đến chất lượng yếu kém trong đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội như chương trình đào tạo chưa thống nhất, giáo trình tiếng Anh không chuyên chưa được biên soạn một cách có hệ thống, phương tiện hỗ trợ học tập nghèo nàn, thiếu môi trường thực hành, trình độ, phương pháp của giáo viên còn hạn chế [2]. Ở nghiên cứu này tác giả chỉ đưa ra các nhận định, phân tích và đánh giá mà chưa cụ thể hóa được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên. Nguyễn Thị Thúy (2019) trong nghiên cứu về Đổi mới phương thức giảng dạy ngoại ngữ tại các trường đại học: Cơ hội và thách thức [3] đã chỉ ra rằng phương thức giảng dạy ngoại ngữ hiện nay tại các trường đại học đang có cách tiếp cận chưa hợp lí, thiếu tính vận dụng, người học vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế điều này khiến người học rất khó hiểu, khó ghi nhớ bài học. Nói cách khác, việc sử dụng phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến thái độ và kết quả học tập của người học, tuy nhiên nghiên cứu tác giả chưa được minh họa bằng số liệu cụ thể do vậy kết quả phân tích con mang tính chủ quan. Nguyễn Quý Thanh (2008) trong nghiên cứu về Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tích cực đã chỉ rõ, chỉ số nhận thức đúng của sinh viên về hành vi học tích cực đạt mức gần tuyệt đối trong khi chỉ số thực hành chỉ đạt 62% [4]. Khi phân tích tác giả đã chỉ ra nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên, trong đó có nhân tố phương pháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất. Nghiên cứu của Nguyễn Quý Thanh và Nguyễn Trung Kiên (2010) về Sự thực hành học tập tích cực của sinh viên: Một thử nghiệm mô hình hóa các yếu tố tác động đã chỉ ra rằng phương pháp giảng dạy giáo viên đọc cho sinh viên chép có tương quan tỷ lệ nghịch với chỉ số thực hành học tập tích cực của sinh viên [5]. Theo đó nghiên cứu chỉ rõ nếu giáo viên đọc cho sinh viên chép thì sẽ giảm gần 6 điểm phần trăm chỉ số thực hành học tập tích cực cho sinh viên. Ngược lại, giáo viên cung cấp tài liệu cho sinh viên tự nghiên cứu có tác động thuận chiều đến chỉ số thực hành học tập tích cực của sinh viên, cụ thể chỉ số này ... m Tiến hành đánh giá mức độ hành vi học tập tích cực của sinh viên bằng các công cụ đo lường đã thiết kế theo bảng hỏi. Kết quả thực nghiệm được phân tích cả về định tính và định lượng * Xử lí số liệu định lượng Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu sau khi đã khảo sát thực tế giữa NTN và NĐC. Các công thức được sử dụng trong phần thống kê đó là: Giá trị trung bình (Mean): Để tính ĐTB cộng của các điểm số, kết quả trung bình của sinh viên NTN và sinh viên NĐC. Độ lệch chuẩn (standarized deviation): Dùng để mô tả mức độ phân tán của các điểm số. Giá trị xác suất p của phép kiểm chứng T-test: Giá trị p là xác suất xảy ra ngẫu nhiên (p≤ 0,05). Để kiểm tra sự chênh lệch giữa NTN và NĐC trước và sau thực nghiệm có xảy ra một cách ngẫu nhiên hay không, thông qua sử dụng phép kiểm chứng T-test, kết quả có thể xảy ra các trường hợp như sau: Nếu p> 0,05 thì sự chênh lệch kết quả của NTN và NĐC xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên, nghĩa là không có tác động chênh lệch vẫn xảy ra. Nếu p≤ 0,05 chênh lệch xảy ra không ngẫu nhiên, nghĩa là biện pháp được sử dụng để tác động tới NTN có tạo ra sự thay đổi so với NĐC. Kết quả đó có ý nghĩa về mặt thống kê khoa học. Xử lí và phân tích kết quả thực nghiệm Thông qua tiến hành kiểm định t-test bằng phần mềm SPSS so sánh giá trị trung bình các hành vi đạt được của NTN và NĐC nhằm xác định ý nghĩa sự khác biệt. Giả thuyết H0: �̅� = �̅� (Sự khác nhau giữa kết quả ĐTB các năng lực của NTN1 và NĐC1 sau thực nghiệm 1 là không có ý nghĩa). Đối thuyết H1: �̅� ≠ �̅� (Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa ĐTB các năng lực của NTN1 và NĐC1 sau thực nghiệm 1). 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.2.1 Ảnh hưởng của PPGD đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên khối không chuyên ngữ tại lớp học thông qua phương pháp thực nghiệm Thông qua quá trình triển khai thực nghiệm đã trình bày, kết quả đánh giá NTN và NĐC về hành vi học tập tiếng Anh thể hiện ở bảng kết quả sau: Bảng 1. Giá trị trung bình của hành vi tích cực học tập trên lớp của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Giá trị trung bình Hành vi NTN NĐC T Sig ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Đi học đúng giờ 3,98 0,672 3,55 0,547 2,964 0,011 2. Có mặt đầy đủ trong các giờ học 3,88 0,738 3,48 0,617 4,01 0,012 Ngụy Thùy Trang 48 3. Ghi chép bài đầy đủ 3,76 0,701 3,38 0,715 5,109 0,001 4. Hiểu, tiếp thu và vận dụng tốt nội dung bài học 3,89 0,845 3,39 0,667 3,819 0,002 5. Có thái độ tập trung, chăm chú học tập 3,85 0,658 3,51 0,801 2,633 0,013 6. Phát biểu ý kiến trong lớp 3,76 0,764 3,42 0,755 2,87 0,015 7. Tích cực tham gia thảo luận, làm việc nhóm, thuyết trình, tranh luận 3,92 0,753 3,23 0,693 3,568 0,000 8. Thảo luận thêm với giáo viên/bạn học nếu có điều kiện 3,71 0,882 3,65 0,906 3,064 0,334 (Nguồn: Tổng hợp kết quả thực nghiệm) Kết quả tại Bảng 1 cho thấy kiểm định t-test với các hệ số Sig. (2 đuôi) của 7 hành vi từ 1 đến 7 đều nhỏ hơn 0,05. Điều này, chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ĐTB sau thực nghiệm trên cả 7 hành vi giữa nhóm NTN và NĐC. Có thể biểu diễn sự khác biệt giá trị trung bình hành vi học tập của NTN và NĐC bằng biểu đồ sau: Biểu đồ 1. ĐTB hành vi tích cực học tâp của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Kết quả trên Biểu đồ 1 cho thấy sau thực nghiệm tác động , ĐTB hành vi tích cực học tập của sinh viên NTN nằm trong khoản từ 3,71 đến 3,98 điều này nghĩa là sinh viên của NTN có tích cực học tập ở mức tương đối tốt. ĐTB của hành vi tích cực học tập của NĐC nằm trong khoảng từ 3,23 đến 3,55, mức trung bình. Như vậy có thể thấy, NTN có hành vi tích cực học tập cao hơn so với hành vi tích cực học tập của NĐC. 2.2.2. Ảnh hưởng của PPGD đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên khối không chuyên ngữ ngoài lớp học thông qua phương pháp thực nghiệm Kết quả tại Bảng 2 cho thấy kiểm định t-test với các hệ số Sig. (2 đuôi) của hành vi thứ 1 và thứ 4 nhỏ hơn 0,05. Điều này, chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ĐTB sau thực 3.98 3.88 3.76 3.89 3.85 3.76 3.92 3.55 3.48 3.38 3.39 3.51 3.42 3.23 1. Đi học đúng giờ 2. Có mặt đầy đủ trong các giờ học 3. Ghi chép bài đầy đủ 4. Hiểu, tiếp thu và vận dụng tốt nội dung bài học 5. Có thái độ tập trung, chăm chú học tập 6. Phát biểu ý kiến trong lớp 7. Tích cực tham gia thảo luận, làm việc nhóm, thuyết trình, tranh luận Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên... 49 nghiệm của hành vi “Làm bài tập/chuẩn bị bài trước khi đến lớp” và hành vi “Dành thời gian học tiếng Anh” trên giữa nhóm NTN và NĐC. Trong đó nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình cho hành vi tích cực học tập cao hơn nhóm đối chứng ở cả 2 hành vi trên. Tuy nhiên ở hành vi thứ 2, 3, 5 mức ý nghĩa sig đều lớn hơn 0,05 nghĩa là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ĐTB của hành vi “Nghiên cứu, đọc thêm tài liệu phục vụ môn học”, hành vi “Tham gia các CLB tiếng Anh, chương trình tiếng Anh ngoại khóa” và hành vi “Kết hợp nhiều phương pháp học tiếng Anh: Nghe nhạc, xem phim”. Bảng 2. Giá trị trung bình của hành vi tích cực học tập ngoài lớp của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Giá trị trung bình Hành vi NTN NĐC T Sig ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Làm bài tập/chuẩn bị bài trước khi đến lớp 3,71 0,758 3,18 0,892 2,378 0,008 2. Nghiên cứu, đọc thêm tài liệu phục vụ môn học 3,55 0,771 3,43 0,748 3,719 0,312 3. Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, khóa học tiếng Anh 3,56 0,547 3,45 0,812 3,897 0,426 4. Dành thời gian học tiếng Anh 3,55 0,845 3,39 0,667 3,44 0,034 5. Kết hợp nhiều phương pháp học tiếng Anh: Nghe nhạc, xem phim 3,65 0,88 3,48 0,913 4,221 0,124 (Nguồn: Tổng hợp kết quả thực nghiệm) Có thể biểu diễn sự khác biệt giá trị trung binh hành vi học tập của NTN và NĐC bằng biểu đồ sau: Biểu đồ 2. ĐTB hành vi tích cực học tập ngoài lớp học của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Kết quả trên Biểu đồ 2 cho thấy sau thực nghiệm tác động, ĐTB hành vi làm bài tập/chuẩn bị bài trước khi đến lớp của nhóm thực nghiệm là 3,71 (mức khá) cao hơn nhiều so với ĐTB của nhóm đối chứng 3,18 (mức trung bình). Tương tự đối với hành vi dành thời gian học tiếng Anh nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 3,55 trong khi nhóm đối chứng có điểm trung bình thấp hơn, chỉ ở mức 3,39. Đối với hành vi “Nghiên cứu, đọc thêm tài liệu phục vụ môn học”, hành vi “Tham gia các CLB tiếng Anh, chương trình tiếng Anh ngoại khóa” và hành vi “Kết 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 1. Làm bài tập/chuẩn bị bài trước khi đến lớp 2. Nghiên cứu, đọc thêm tài liệu phục vụ môn học 3. Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, khóa học tiếng Anh 4. Dành thời gian học tiếng Anh 3.71 3.55 3.56 3.55 3.18 3.43 3.45 3.39 ĐTB ĐTB Ngụy Thùy Trang 50 hợp nhiều phương pháp học tiếng Anh: Nghe nhạc, xem phim” không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ĐTB điều này có thể hiểu là do các hành vi trên chưa có sự thay đổi, kết quả ngay sau khi thực nghiệm thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên ở trên lớp. 2.3. Một số kiến nghị Đối với người học: Sinh viên phải tự ý thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ, xây dựng được thái độ, động cơ học tập đúng đắn, phương pháp học tập phù hợp, có mục tiêu, lộ trình học tiếng Anh cụ thể nhằm đạt được CĐR tiếng Anh của ĐH KTQD. Sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động nhóm, các câu lạc bộ tiếng Anh, các chương trình giao lưu với sinh viên quốc tế, các cuộc thi Olympic tiếng Anh, giúp bản thân duy trì hứng thú và động cơ học tập tiếng Anh. Đối với giảng viên: Giảng viên cần phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, làm chủ các PPGD tích cực để đa dạng hóa các PPGD trong quá trình giảng dạy tiếng Anh cho khối không chuyên ngữ, đặc biệt chú trọng việc sử dụng CNTT trong quá trình giảng dạy tiếng Anh, khai thác ưu thế của CNTT vào việc nâng cao hiệu quả bài giảng, giúp sinh viên tăng hứng thú, dễ tiếp nhận nội dung bài giảng. Đối với nhà trường: Nhà trường cần tạo những điều kiện cần thiết và cơ chế phù hợp để động viên, khuyến khích, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho giảng viên trong tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động đổi mới PPGD tiếng Anh. Nhà trường cần chủ động mở rộng giao lưu với các đối tác, các trường đại học trong nước và quốc tế, qua đó góp phần mở ra cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tiếp cận các PPGD hiệu quả nhằm bồi dưỡng, nâng cao PPGD cho giảng viên. Đặc biệt trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0, cần chú trọng đến phương thức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến, mô hình học tập kết hợp (blended learning),... Khoa Ngoại ngữ kinh tế và các tổ bộ môn cần tạo được môi trường sư phạm tích cực, làm cơ sở để mỗi giảng viên phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong đổi mới. Để nâng cao hiệu quả tự học tiếng Anh của sinh viên, K.NNKT cần phối hợp với các chuyên gia, thiết kế, tích hợp module tự học tiếng Anh vào chương trình học chính khóa. Tuy nhiên, hoạt động tự học này cần được tiến hành dưới sự quản lí và hướng dẫn của giảng viên. Các đơn vị quản lí sinh viên phải được xây dựng trở thành một tổ chức học tập, có môi trường học tập tốt, tạo động lực để mỗi học viên luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong học tập, hỗ trợ tốt nhất cho SV trong việc đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh của nhà trường và đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. 3. Kết luận Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông qua thực hiện hoạt động thực nghiệm đối với NTN và NĐC, kết quả như sau: Về thực trạng phương pháp giảng dạy sử dụng trong học phần tiếng Anh cơ bản 1: Nghiên cứu chỉ ra đa phần giảng viên hiện nay đang sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống tập trung vào thuyết trình, đàm thoại, đọc – chép, các phương pháp giảng dạy hiện đại như phương pháp tình huống, dự án, trình bày trực quan mức độ sử dụng còn ít. Về thực trạng hành vi học tập của sinh viên: Nghiên cứu thực hiện khảo sát hành vi học tập trên lớp và ngoài lớp của sinh viên năm thứ nhất khối không chuyên ngữ của trường Đại học Kinh tế quốc dân, kết quả cho thấy sinh viên hiện nay đa phần có hành vi học tập chưa chủ động chủ yếu tập trung vào việc ghi bài, có mặt đầy đủ ở lớp; chưa tham gia chủ động và tích cực vào hoạt động học tập. Đối với hành vi học tập ngoài lớp, sinh viên năm thứ nhất cho thấy họ chưa thường xuyên và tích cực chuẩn bị bài, đọc tài liệu học tập trước khi đến lớp, nguyên nhân có thể do sinh viên chưa thay đổi theo phương pháp học tập ở đại học. Tuy vậy, do môi trường học Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên... 51 tập tại trường ĐH KTQD với nhiều câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa do vậy sinh viên năm thứ nhất có xu hướng tham gia nhiều các câu lạc bộ, kết hợp nhiều phương pháp tự học tập tiếng Anh tại nhà. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra: Giá trị trung bình của hành vi học tập tích cực của sinh viên trên lớp (7 trong tổng số 8 hành vi) của NTN được giảng dạy bằng phương pháp tích cực cao hơn NĐC được giảng dạy bằng phương pháp thông thường hiện nay. Đối với hành vi học tập ngoài lớp, việc thay đổi phương pháp giảng dạy cho nhóm thực nghiệm chỉ làm giá trị trung bình của một số hành vi (2 trong tổng số 5 hành vi) cao hơn so với giá trị trung bình của nhóm đối chứng. Tóm lại, bằng việc sử dụng phương pháp thực nghiệm nghiên cứu đã chỉ ra việc phương pháp giảng dạy ảnh hưởng đến hành vi học tập, trong đó ảnh hưởng mạnh đến hành vi học tập trên lớp và ảnh hưởng trung bình đến hành vi học tập ngoài lớp. Đây là kết luận quan trọng của nghiên cứu, là cơ sở để nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, cải thiện hành vi học tập theo hướng tăng tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên khối không chuyên ngữ trường ĐH KTQD. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Mỹ Phượng, 2006. “Một số chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cho học viên lớn tuổi ở Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 3(15)-4(16). [2] Hoàng Văn Vân, 2008. “Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội”. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Ngoại ngữ 24 (2008), tr.22-37. [3] Nguyễn Thị Thúy, 2019. “Đổi mới phương thức giảng dạy ngoại ngữ tại các trường đại học: Cơ hội và thách thức”. Tạp chí Tài chính, số tháng 2/2019. Truy cập ngày 15/6/2020 từ: ngu-tai-cac-truong-dai-hoc-co-hoi-va-thach-thuc-302666.html. [4] Nguyễn Quý Thanh, 2008. Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với phương pháp học tập tích cực. Đại học Quốc gia Hà Nội [5] Nguyễn Quý Thanh và Nguyễn Trung Kiên, 2010. “Sự thực hành học tập tích cực của sinh viên”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 26, tr.174-181 [6] Lê Thị Hạnh, 2011. Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tập của sinh viên năm thứ nhất, ngành kinh tế đại học Văn Lang. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Văn Lang ABSTRACT The effects of teaching methods on English learning acts of non-English majors at National Economics University Nguy Thuy Trang Faculty of Foreign Languages for Economics, National Economics University The research has used empirical methods to evaluate the impact of English teaching methods on the learning behavior of non-language major students at National Economics University. The study experimented with the selection of two research groups: the experimental group and the control group, who learn the basic English module 1 by two different teaching methods. The research results show that the experimental group being taught by positive methods has more effective learning behaviors than the control group. Keywords: English teaching methods, learning behavior, non-English majors.
File đính kèm:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_phuong_phap_giang_day_den_hanh_vi_h.pdf