Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sấy đến hoạt tính enzyme của sinh khối protease từ chủng bacillus subtilis
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã khảo sát các yếu tố về nhiệt độ (200C ÷ 600C), bề dày vật liệu
(1cm ÷ 4cm) và thời gian (8 giờ ÷ 20 giờ) trong quá trình sấy sinh khối giàu enzyme protease
từ chủng Bacillus subtilis 69. Sau đó, tiến hành tối ưu hóa các chế độ sấy vừa nêu bằng phương
pháp qui hoạch thực nghiệm đa yếu tố với 02 mục tiêu là độ ẩm và hoạt độ protease. Sau đó đã
chọn ra được các thông số tối ưu: nhiệt độ (400C), bề dày vật liệu sấy (2 cm) và thời gian sấy (14
giờ liên tục). Sản phẩm sau khi sấy với các chế độ tối ưu đạt được như sau: độ ẩm 9,15%, hoạt
độ enzyme còn lại sau khi sấy 985,24 DVHT/g (tương đương với hiệu suất enzyme còn lại sau
khi sấy là 71,39%)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sấy đến hoạt tính enzyme của sinh khối protease từ chủng bacillus subtilis", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sấy đến hoạt tính enzyme của sinh khối protease từ chủng bacillus subtilis
117TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Enzyme không chỉ có ý nghĩa đối với sự sống của sinh vật, mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, y học, trong nghiên cứu khoa học và trong thủy sản,. Enzyme được bổ sung vào trong thức ăn sẽ phân hủy sơ bộ thức ăn nhờ vậy làm tăng khả năng hấp thu thức ăn của vật nuôi thủy sản. Các enzyme thường dùng trong chế biến thức ăn thủy sản là: amylase, protease, glucanase, phytase,( Rotter, 1988). Trong ngành công nghiệp sản xuất enzyme protease thì nguồn vi sinh vật đóng vai trò chủ đạo (Cowan, 1993; Nantaporn Sukajang, 2010). Số lượng enzyme protease vi sinh vật chiếm khoảng 40% tổng số enzyme thương mại trên thế giới và có xu hướng tăng trong tương lai. Các loài vi sinh vật sản xuất enzyme công nghiệp chủ yếu tập trung vào hai nhóm gồm vi khuẩn và nấm sợi (Nguyễn Đức Lượng, 2004; Nantaporn Sukajang, 2010). Phần lớn enzyme protease nguồn gốc vi khuẩn thương mại chủ yếu thuộc loại trung tính và kiềm. Chúng được sản xuất bởi các chủng vi khuẩn thuộc chi Bacillus gồm B. licheniformis, B.firmus, B.alcalophilus, B. amyloliquefaciens, B. proteolyticus, B. subtilis, B. thuringiensis (Nguyễn Hữu Chấn, 1996; Nguyễn Đức Lượng, 2004; Nitsawang, 2006). Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu những kỹ thuật khác nhau để sản xuất các enzyme nguồn gốc vi sinh vật với số lượng lớn. Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng trong công nghệ enzyme hiện nay trên thế giới bao gồm: nuôi cấy bề mặt và nuôi cấy chìm (Sangsurasak, 1995; Pandey, 1999; Jeong, 2010). Tuy nhiên khi thu nhận được sinh khối vi sinh vật giàu enzyme thì cần phải có thêm công đoạn sấy khô sản phẩm để thuận tiện cho việc bảo quản, sử dụng cũng như về vấn đề thương mại. Hiện nay, sinh khối giàu enzyme bằng vi sinh vật được sấy khô bằng nhiều phương pháp: sấy phun, sấy đông khô và sấy nhiệt độ thấp, (Kim, 2006; Nantaporn Sukajang, 2010; Rotter, 1988). Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu lựa chọn và tối ưu hóa các quá trình sấy sinh NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ SẤY ĐẾN HOẠT TÍNH ENZYME CỦA SINH KHỐI PROTEASE TỪ CHỦNG Bacillus subtilis Phạm Duy Hải1, Nguyễn Văn Nguyện1, Hoàng Thị Hồng Thơm1, Trần Văn Khanh1 TÓM TẮT Trong nghiên cứu này chúng tôi đã khảo sát các yếu tố về nhiệt độ (200C ÷ 600C), bề dày vật liệu (1cm ÷ 4cm) và thời gian (8 giờ ÷ 20 giờ) trong quá trình sấy sinh khối giàu enzyme protease từ chủng Bacillus subtilis 69. Sau đó, tiến hành tối ưu hóa các chế độ sấy vừa nêu bằng phương pháp qui hoạch thực nghiệm đa yếu tố với 02 mục tiêu là độ ẩm và hoạt độ protease. Sau đó đã chọn ra được các thông số tối ưu: nhiệt độ (400C), bề dày vật liệu sấy (2 cm) và thời gian sấy (14 giờ liên tục). Sản phẩm sau khi sấy với các chế độ tối ưu đạt được như sau: độ ẩm 9,15%, hoạt độ enzyme còn lại sau khi sấy 985,24 DVHT/g (tương đương với hiệu suất enzyme còn lại sau khi sấy là 71,39%). Từ khóa: Bacillus subtilis; chế độ sấy; enzyme; protease; tối ưu hóa 1 Trung tâm Công nghệ Sau thu hoạch, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 Email: duyhaipp@yahoo.com 118 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 khối enzyme từ chủng Bacillus subtilis 69 bằng phương pháp sấy nhiệt độ thấp đáp ứng các yêu cầu về độ ẩm (<10%), tỉ lệ enzyme protease thất thoát ít. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu - Mẫu sinh khối giàu enzyme protease được lên men bằng phương pháp lên men bề mặt với chủng Bacillus subtilis 69 (B.subtilis 69) – chủng vi sinh này có nguồn gốc từ trường Đại học Y Dược Tp.HCM. Trong mẫu sinh khối giàu protease trước khi sấy với độ ẩm: 65,0 ± 1,5 %, hoạt tính protease 1380 ± 120 DVHT/g. - Mẫu được sấy trên khay inox (20 cm x 30 cm x 4,5 cm) với thiết bị sấy nhiệt độ thấp tại trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM với công suất 10kg/ mẻ. 2.2. Phương pháp - Độ ẩm được xác định bằng cân đo độ ẩm hồng ngoại MX-50 – Nhật Bản. - Hoạt độ enzyme được xác định bằng phương pháp Anson cải tiến. - Tối ưu hóa chế độ sấy bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm, các bước được tiến hành như sau: trước tiên khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ sấy, bề dày lớp vật liệu sấy và thời gian sấy đến độ ẩm của chế phẩm và hoạt độ enzyme còn lại sau khi sấy: + Tiến hành khảo sát nhiệt độ sấy tại các điểm (200C, 250C, 300C, 400C, 500C, 600C) với lớp bề dày vật liệu sấy là 2cm và thời gian sấy là 12 giờ. + Tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng của bề dày vật liệu sấy với các độ dày (1cm, 2cm, 3cm và 4cm) tại nhiệt độ sấy là 300C, thời gian sấy là 12 giờ. + Tiến hành khảo sát thời gian sấy với các khoảng thời gian sấy liên tục: 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 16 giờ, 18 giờ và 20 giờ tại nhiệt độ sấy là 300C và bề dày vật liệu sấy là 2cm. - Tiếp theo, xây dựng ma trận thực nghiệm, bố trí thí nghiệm theo phương án Box-Behnken với 03 yếu tố (X 1 : nhiệt độ sấy; X 2 : bề dày vật liệu sấy; X3: thời gian sấy) và 02 hàm mục tiêu ta được tất cả 17 thí nghiệm với 5 trục tâm xoay quanh. Trong đó, mỗi thí nghiệm được thực hiện 03 lần lặp lại và lấy giá trị trung bình. Tính toán hệ số hồi quy với 2 hàm mục tiêu là độ ẩm của chế phẩm sau khi sấy (Y 1 ) và hoạt độ enzyme còn lại sau khi sấy (Y 2 ). - Tối ưu hóa hàm đa mục tiêu sử dụng phần mềm máy tính Design- Expert 8.0.7. - Xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 15.0 để xác định sự khác nhau giữa các nghiệm thức (p<0,05). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy 3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy chế phẩm giàu protease Khi khảo sát các chế độ nhiệt độ sấy khác nhau (200C – 600C) với cùng một điều kiện thời gian, bề dày vật liệu sấy kết quả về độ ẩm và hoạt độ enzyme sau khi sấy được thể hiện ở bảng 1. Độ ẩm và hoạt độ enzyme sẽ giảm dần khi tăng nhiệt độ sấ ... m của Baeza và cộng sự (1989) khi sấy đu đủ còn xanh với khoảng nhiệt độ 30-500C để so sánh hoạt tính của enzyme papain thì thấy rằng phương pháp sấy khay ở nhiệt độ 400C cho hoạt tính tốt nhất. Nantaporn Sukajang (2009) khi sấy bột gừng để đảm bảo được hoạt tính enzyme protease không thay đổi cho rằng khi sấy ở nhiệt độ từ 50-600C cho kết quả tốt nhất. Clifford và cộng sự (1980) 119TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 thì cho rằng khi sấy các enzyme có nguồn gốc từ vi sinh vật bằng phương pháp sấy đông khô là tốt nhất, tuy nhiên chi phí rất cao và khi thử nghiệm sấy sinh khối enzyme bằng phương pháp sấy nhiệt độ thấp từ 25-450C thì kết quả đạt được cũng khả quan. Với mong muốn sản phẩm cần đạt là độ ẩm phải thấp hơn 10%, đồng thời hoạt độ enzyme không bị thất thoát nhiều. Từ kết quả đạt được và tham khảo các kết quả nghiên cứu khác thấy rằng nhiệt độ thích hợp để sấy các sinh khối enzyme protease từ chủng B.subtilis 69 trong khoảng từ 25-500C và chúng tôi sẽ sử dụng khoảng nhiệt độ này cho các nghiên cứu tiếp theo để tối ưu hóa và tìm ra được một nhiệt độ sấy thích hợp nhất. Bảng 1: Kết quả khảo sát nhiệt độ sấy ảnh hưởng đến độ ẩm và hoạt độ enzyme Nhiệt độ TN Độ ẩm (%) Hoạt độ enzyme (DVHT/g) 20 26,69f ± 0,48 1211,27e ± 35,16 25 20,84e ± 0,89 1112,05de ± 49,86 30 14,98d ± 0,27 1011,63d ± 15,58 40 8,94c ± 0,26 918,59c ± 27,99 50 7,94b ± 0,41 595,26b ± 27,06 60 7,21a ± 0,18 431,90a ± 36,85 Ghi chú: Các giá trị với mẫu tự khác nhau trong cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05). Số liệu thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. 3.1.2. Ảnh hưởng của bề dày vật liệu sấy chế phẩm giàu protease Bề dày vật liệu trong quá trình nghiên cứu cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ ẩm của sản phẩm. Do đó trong nghiên cứu này với các chế độ sấy được giữ ổn định và chỉ thay đổi bề dày của vật liệu trước khi sấy. Kết quả đạt được thể hiện ở bảng 2, bề dày vật liệu càng cao thì hơi nước thoát ra trong quá trình sấy càng chậm. Độ ẩm sinh khối sau khi sấy từ 12 – 20% tăng dần theo bề dày vật liệu, đồng thời hoạt độ protease không bị thất thoát nhiều trong nghiên cứu khảo sát này (16,9 -21,3%). Từ kết quả này, nhận thấy rằng bề dày vật liệu sấy ảnh hưởng rất lớn đến độ ẩm của sản phẩm, và nhóm nghiên cứu tiếp tục sử dụng khoảng biến thiên bề dày vật liệu từ 1-3cm để tiến hành nghiên cứu tiếp theo để tìm ra được bề dày thích hợp nhất trong quá trình sấy sinh khối protease. Bảng 2: Kết quả khảo sát bề dày vật liệu sấy ảnh hưởng đến độ ẩm và hoạt độ enzyme Bề dày vật liệu (cm) Độ ẩm (%) Hoạt độ enzyme (DVHT/g) 1 12,14a ± 0,32 1079,71a ± 32,75 2 14,98b ± 0,27 1127,43b ± 15,58 3 17,54c ± 0,36 1144,96b ± 47,34 4 20,57d ± 0,44 1146,47b ± 48,34 Ghi chú: Các giá trị với mẫu tự khác nhau trong cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05). Số liệu thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn 120 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 3.1.3. Ảnh hưởng của thời gian sấy chế phẩm giàu protease Khi nghiên cứu các chế độ sấy, nhiệt độ và bề dày vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến độ ẩm và hoạt tính enzyme của sản phẩm. Đồng thời, thời gian sấy cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sấy quyết định đến chất lượng của sản phẩm (Headon,1993). Trong thí nghiệm này chúng tôi khảo sát khoảng thời gian sấy từ 8 giờ - 20 giờ và kết quả được thể hiện ở bảng 3. Thời gian sấy càng lâu thì độ ẩm đầu ra của chế phẩm càng thấp, khi sấy ở thời gian 20 giờ thì độ ẩm đạt 10,6% và khi khoảng cách thời gian sấy giữa mỗi mức là 2 giờ thì độ ẩm của sản phẩm cũng có sự khác biệt (p<0,05). Tại thời điểm 18 giờ và 20 giờ thì độ ẩm của sinh khối khác biệt 0,7% nhưng hoạt độ enzyme còn lại so với ban đầu lần lượt là 62,5% và 50,3% (chênh lệch 12,2%) , từ đó cho thấy rằng khi sấy tại thời gian 20 giờ lượng enzyme bị thất thoát lớn. Do đó, chúng tôi chỉ chọn khoảng thời gian sấy từ 10 – 18 giờ cho nghiên cứu tiếp theo để tối ưu hóa chọn ra được thời gian thích hợp cho quá trình sấy. Bảng 3: Kết quả khảo sát thời gian sấy ảnh hưởng đến độ ẩm và hoạt độ enzyme Thời gian (giờ) Độ ẩm (%) Hoạt độ enzyme (DVHT/g) 8 18,2f ± 0,27 1124,93d ± 50,89 10 16,6e ± 0,38 1069,67cd ± 34,52 12 15,0d ± 0,38 1011,63c ± 15,58 16 12,7c ± 0,38 1000,09c ± 18,42 18 11,3b ± 0,38 863,11b ± 11,36 20 10,6a ± 0,38 694,04a ± 22,71 Ghi chú: Các giá trị với mẫu tự khác nhau trong cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05). Số liệu thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn 3.2. Tối ưu hóa các chế độ trong quá trình sấy ở nhiệt độ thấp Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sấy đến hoạt tính của enzyme thông qua phương pháp qui hoạch thực nghiệm với 3 yếu tố khảo sát (nhiệt độ sấy - X 1 (0C), bề dày vật liệu sấy – X 2 (cm) và thời gian sấy – X3 (giờ)) với 02 hàm mục tiêu: độ ẩm của sản phẩm sau khi sấy – Y 1 (%) và hoạt tính enzyme – Y 2 (DVHT/g). Từ các thí nghiệm khảo sát ban đầu: chúng tôi chọn được những khoảng cụ thể của từng yếu tố như bảng 4. Bảng 4: Các mức yếu tố ảnh hưởng đến hàm mục tiêu độ ẩm và hoạt độ enzyme protease Các yếu tố ảnh hưởng Các mức tiến hành -1 0 +1 X 1 : Nhiệt độ sấy (0C) 25 37,5 50 X 2 : Bề dày vật liệu sấy (cm) 1 2 3 X3: Thời gian sấy (giờ) 10 14 18 Từ các mức yếu tố đã lựa chọn, chúng tôi sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm theo phương trình bậc 2 của Box-Behnken với 03 yếu tố và 02 hàm mục tiêu ta được tất cả 17 121TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 thí nghiệm với 5 trục tâm xoay quanh. Trong đó, mỗi thí nghiệm được thực hiện 03 lần lặp lại và lấy giá trị trung bình. Các thí nghiệm cụ thể được bố trí và kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 5. Bảng 5: Các thí nghiệm tiến hành và kết quả TN Nhiệt độ sấy (0C) Bề dày vật liệu sấy (cm) Thời gian sấy (giờ) Độ ẩm (%) Hoạt độ protease còn lại (DVHT/g) 1 37,5 2,0 14,0 10,75 997,12 2 37,5 1,0 10,0 10,55 1085,14 3 25,0 1,0 14,0 24,48 1156,15 4 25,0 3,0 14,0 28,15 1278,25 5 50,0 1,0 14,0 6,85 505,17 6 37,5 3,0 10,0 14,76 1135,12 7 37,5 2,0 14,0 9,05 1074,38 8 50,0 2,0 18,0 6,65 607,28 9 50,0 3,0 14,0 7,86 718,22 10 37,5 2,0 14,0 10,25 1024,16 11 37,5 2,0 14,0 11,48 962,38 12 50,0 2,0 10,0 8,44 818,25 13 25,0 2,0 10,0 21,75 1027,45 14 37,5 2,0 14,0 10,65 1005,34 15 25,0 2,0 18,0 18,14 1095,67 16 37,5 1,0 18,0 7,65 985,18 17 37,5 3,0 18,0 11,04 1016,17 Phân tích hồi quy cho thấy hai mô hình (Y 1 và Y 2 ) hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99,99% (P < 0,0001) và hai mô hình hoàn toàn tương thích với thực nghiệm. Hơn nữa, hệ số tương quan bội R2 của 2 mô hình lần lượt bằng 0,9611 và 0,9733 cho thấy mô hình mô tả đến sự thay đổi hàm mục tiêu phụ thuộc vào các biến ảnh hưởng. Từ các kết quả thí nghiệm được xử lý phần mềm máy tính Design- Expert 8.0.7.1 ta được 2 phương trình hồi qui tương đương với 2 mô hình: độ ẩm sinh khối sau khi sấy (Y 1 ) và hoạt độ protease còn lại của sinh khối sau khi sấy (Y 2 ). Y 1 = 10,44 – 7,84X 1 + 1,54X 2 – 1,50X3 – 0,67X 1 X 2 + 0,45X 1 X 3 – 0,21X 2 X 3 + 4,57X 1 2 + 1,83X 2 2 - 1,26X3 2 (1) Y 2 = 1012,68 – 238,57X 1 + 52,02X 2 – 45,21X3 + 22,74X 1 X 2 – 69,80X 1 X 3 – 4,75X 2 X 3 - 133,23X 1 2 + 35,01X 2 2 + 7,72X3 2 (2) Lần lượt xét ảnh hưởng của từng yếu tố (khi các yếu tố khác giữ ở mức giá trị trung bình) đến độ ẩm của sinh khối sau khi sấy (hình 1) và hoạt độ enzyme (hình 2) thấy rằng nhiệt độ sấy ảnh hưởng rõ rệt nhất đến cả độ ẩm và hoạt độ enzyme của sản phẩm. Khi nhiệt độ sấy càng tăng thì độ ẩm và hoạt độ enzyme tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. Với độ ẩm càng thấp thì quá trình bảo quản sinh khối càng thuận lợi tuy nhiên sẽ làm hoạt tính của enzyme bị giảm nhiều, như thế làm giảm chất lượng của sinh khối. Đối với 02 yếu tố thời gian sấy và bề mặt vật liệu ảnh hưởng đến 02 mô hình mục tiêu (Y 1 , Y 2 ) gần như nhau, bề dày vật liệu sấy càng dày thì độ 122 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 ẩm của sản phẩm cao với cùng thời gian sấy và hoạt độ enzyme ít bị mất hơn nhưng với bề dày vật liệu thấp thì sản phẩm dễ đạt được độ ẩm mong muốn hơn. Nhìn chung cả ba yếu tố đều có mối tương quan lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến hai mục tiêu nêu trên. Để tìm ra giải pháp điểm tương đồng giữa các yếu tố đồng thời đáp ứng được các mục tiêu đặt ra của bài toán thực nghiệm, chúng tôi tiếp tục tối ưu hóa hệ phương trình 02 hàm mục tiêu đã tìm được. Từ 02 hàm mục tiêu (1) và (2) chúng tôi tiếp tục sử dụng phần mềm tối ưu hóa để tìm ra các thông số của chế độ sấy làm sao để các hàm mục tiêu thỏa mãn: độ ẩm sau khi sấy phải đạt ở giá trị nhỏ nhất (Y 1 min ) đồng thời hoạt độ enzyme cao nhất (Y 2 max ). Khi giải hệ phương trình hai mục tiêu trên ta được kết quả: nhiệt độ sấy (40,350C), bề dày vật liệu sấy (2,06 cm) và thời gian sấy (14,17 giờ) thì các hàm mục tiêu đạt được Y 1 = 9,001 % và Y 2 = 1024,46 DVHT/g. Hình 1. Ảnh hưởng các yếu tố đến độ ẩm sau khi sấy A: nhiệt độ - B: bề dày vật liệu - C: thời gian Hình 2. Ảnh hưởng các yếu tố đến hoạt tính protease sau khi sấy A: nhiệt độ - B: bề dày vật liệu - C: thời gian 3.3. Thí nghiệm kiểm chứng Tiến hành sấy chế phẩm giàu enzyme protease được lên men từ vi sinh vật B.subtilis có độ ẩm (65,0 ± 1,5 %), hoạt tính protease (1380 ± 120 DVHT/g) với các điều kiện sấy : nhiệt độ sấy (400C), bề dày vật liệu sấy (2 cm) và thời gian sấy (14 giờ liên tục). Thí nghiệm được tiến hành ba lần lặp lại và kết quả sau khi sấy đạt được độ ẩm (9,15 ± 0,38 %) và hoạt độ enzyme còn lại (985,24 ± 23,75 DVHT/g). Từ kết quả kiểm chứng thực nghiệm thấy rằng có sự chênh lệch giữ thực nghiệm và lý thuyết: 1,67 % đối với ẩm và 3,83% đối với hoạt độ enzyme. Nhìn chung, tỉ lệ chênh lệch như thế có thể chấp nhận được và các điều kiện tối ưu cho quá trình sấy chế phẩm giàu protease có thể ấp dụng vào thực nghiệm. IV. KẾT LUẬN Điều kiện tối ưu để sấy các chế phẩm giàu protease được lên men từ chủng B.subtilis 69 là nhiệt độ (400C), bề dày vật liệu sấy (2 cm) và thời gian sấy (14 giờ liên tục). Khi đó kết quả đạt được: độ ẩm 9,15%; hoạt độ enzyme còn lại sau khi sấy 985,24 DVHT/g (tương đương với hiệu suất enzyme còn lại sau khi sấy 71,39%). TÀI LIỆU THAM KHẢO Baeza, G., D. Correa and C. Salas, 1989. J. Sci. Food. Agric 51, 1-9. Cowan, 1993. The stability of enzymes in animal feed. Feed International, May, 22-25. Headon, D.R., 1993. Activity analysis of enzyme under field condition, In: Enzymes in Animal Nutrifion. Proceeding of the 1 Symposium Kartause Ittingen, Switzeland, Session 5, 241-254. 123TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Kim, S. B., Lee D. W., Cheigh, C. I., Choe, E. A.., Lee, S. J., Hong, Y. H., Choi, H. J., & Pyun, Y. R., 2006. Purification and characterization of a fibrinolytic subtilisin- like protease of Bacillus subtilis TP-6 from an Indonesian fermented soybean, Tempeh. J Ind Microbiol Biotechnol, 33, 436-444. Nantaporn Sukajang, Boopha Jongpanyalert, 2010. J. Food Ag-Ind, 3(01), 52-58. Nguyễn Cảnh, 1993. Quy hoạch thực nghiệm. Trường ĐHBK TP. HCM, trang 37-45, 86- 96. Nguyễn Đức Lượng, Cao Cường, Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Thị Thủy Tiên, Tạ Thu Hằng, Phan Thị Huyền, 2004. Công nghệ enzyme. NXB Đại học Quốc gia, TP.HCM. Nguyễn Hữu Chấn, 1996. Enzyme và xúc tác sinh học. NXB Y học, Hà Nội. Nitsawang, S.,Hatti-Kaul, R., Kanasawuda, 2006. Enzyme Microb. Technol. 39, 1103-1107. Pandey A, Selvakumar P, Soccol CR and Nigam P, 1999. Solid state fermentation for the roduction of industrial enzymes. Curr Sci 77, 149–162 Rotter B.A., Marquardt R.R. and Guenther W, 1988. Enzymes in feed, Feed Compounder, 63-67. Sangsurasak P and Mitchell DA, 1995. The investigation of transient multi dimensional heat transfer in solid-state fermentation. Chem Eng J 60, 199–204. Jeong, Y. K., Park, J. U., Baek, H., Park, S. H., Kong, I.S., Kim, D. W., & Joo, W. H., 2001. Purification and biochemical characterization of fibrinolytic enzyme from Bacillus subtilis K-17. World Journal of Microbiology & Biotechnology 17, 89-92. STUDY ON THE EFFECT OF DRYING CONDITIONS ON THE ACTIVITY OF PROTEASE BIOMASS FROM Bacillus subtilis Pham Duy Hai1, Nguyen Van Nguyen1, Hoang Thi Hong Thom1, Tran Van Khanh1 ABSTRACT Drying process is one of the most important steps in production of bioproducts. Optimization of drying condi- tions for biomass containing protease produced by Bacillus subtillis is the aim of this study. Seventeen treat- ments were designed by the experimental planning method to achieve optimal moisture content and protease activity of biomass. The variables were drying temperature (X 1 ), thickness of drying material (X 2 ) and drying time (X3). The levels of the variables were fluctuated at temperature range from 25 to 50 0C, thickness of dry- ing material range from 1cm to 3cm, and drying time from 10 to 18 hours. The results indicated that at the optimal drying conditions with temperature of 400C, thickness of 2cm and time of 14 hours, the highest pro- tease activity (985,24 U/g) was found which was correspondent with the optimal moisture content of 9,15%. Key words: Bacillus subtilis; drying process; enzyme; optimization, protease. Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh Ngày nhận bài: 6/6/2013 Ngày thông qua phản biện: 26/6/2013 Ngày duyệt đăng: 8/7/2013 1 Center for Fishery Post-harvest Technology, Research Institute for Aquaculture No. 2 Email: duyhaipp@yahoo.com
File đính kèm:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_che_do_say_den_hoat_tinh_enzyme_cua.pdf