Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ

Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ

Ra đời muộn nhưng những ngành này lại thu hút teen làm thêm ngay lúc đang ngồi

trên ghế nhà trường. Qua các công việc mới mẻ này, sinh viên thể hiện được sự

năng động, đa tài của mình đồng thời cũng rất hài lòng với khoản thu nhập khá

cao.

Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ trang 1

Trang 1

Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ trang 2

Trang 2

Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ trang 3

Trang 3

Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ trang 4

Trang 4

Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ trang 5

Trang 5

Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ trang 6

Trang 6

Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ trang 7

Trang 7

Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ trang 8

Trang 8

Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 10320
Bạn đang xem tài liệu "Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ

Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ
Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing “hút” giới trẻ 
Ra đời muộn nhưng những ngành này lại thu hút teen làm thêm ngay lúc đang ngồi 
trên ghế nhà trường. Qua các công việc mới mẻ này, sinh viên thể hiện được sự 
năng động, đa tài của mình đồng thời cũng rất hài lòng với khoản thu nhập khá 
cao. 
Nghề tổ chức sự kiện “phủ sóng” 
Tổ chức sự kiện khá mới ở nước ta nhưng trong những năm gần đây lại đang là 
nghề thực sự “bùng nổ” với những chương trình diễn ra ngày càng nhiều và hoành 
tráng. Sinh viên yêu thích nghề này thường do tính cách năng động, muốn thử sức 
ở những công việc đòi hỏi cao về kỹ năng cũng như sự sáng tạo. 
Trước đây, những sự kiện thuộc phạm vi trường, lớp hay câu lạc bộ, hội nhóm, 
sinh viên sẽ rất khó khăn để tự lên ý tưởng và tổ chức được chương trình. Các bạn 
thường phải dựa vào sự hỗ trợ, thậm chí là thuê đôi ngũ tổ chức sự kiện chuyên 
nghiệp thì hiện nay, sinh viên ở tất cả các trường ĐH đều đã tự chủ động thực hiện 
tốt sự kiện. Các chương trình cũng ngày càng chất lượng và quy mô hơn. 
Các bạn trẻ khi phụ trách công việc này cũng phải đảm nhiệm “lộ trình” như một 
nhân viên tổ chức sự kiện: lên ý tưởng, viết đề án, xin tài trợ, lên nội dung cụ thể, 
tìm địa điểm tổ chức, dự trù kinh phí, PR ... 
 Ngọc Sơn (giữa) cùng Cường Seven và Chi Pu trong một sự kiện. 
Ngọc Sơn (HV Ngoại giao) là bí thư liên chi nên được tổ chức nhiều sự kiện cho 
sinh viên. Trong năm 2012, Sơn tham gia tổ chức 10 sự kiện lớn nhỏ. Công việc 
chính của bạn là lên ý tưởng, viết nội dung kịch bản, đảm nhận công tác sân khấu. 
Sơn chia sẻ : “Mặc dù tổ chức sự kiện là công việc khá khó, bận rộn, vất vả và đòi 
hỏi nhiều thời gian, công sức, tâm huyết nhưng càng ngày mình càng yêu thích nó. 
Vì đó thực sự là môi trường năng động, đòi hỏi sự sáng tạo - công việc phù hợp với 
tính cách hướng ngoại, phóng khoáng, sôi động, nhiệt tình của Sơn. 
Công việc này mang lại cho Sơn rất nhiều thứ: tác phong làm việc nhanh nhẹn, bao 
quát nhưng cũng tỉ mỉ. Đồng thời Sơn có cơ hội gặp gỡ nhiều người, mở rộng các 
mối quan hệ, học hỏi kinh nghiệm từ những bạn trẻ năng động và giỏi giang khác”. 
Còn Tạ Trường (1991) trong BTC của sự kiện lớn LHP Việt Nam lần thứ 17 vừa 
rồi với nhiệm vụ quản lý phòng báo chí. Là một người luôn ưa thích cái mới và 
đam mê các chương trình từ nhỏ nên Trường muốn trong tương lai, chính mình sẽ 
tổ chức được những sự kiện như thế. Hiện nay, nhiều cơ hội mở ra nên Trường đã 
thử sức, trải nghiệm công việc. 
Trường bày tỏ : “Thực sự tổ chức sự kiện không phải là công việc đơn giản hay dễ 
dàng mà rất khó. Nhưng càng khó, Trường càng hứng thú và đam mê hơn, như 
cảm giác muốn chinh phục và khẳng định được bản thân. Công việc còn mang lại 
cho Trường thêm nhiều mối quan hệ. Từ một người không bạo dạn, giờ đây, 
Trường trở nên linh hoạt năng động và giỏi giao tiếp hơn”. 
Đặc biệt trong các chương trình, sự cố (mất điện, thời tiết, cháy nổ,  ) luôn là 
nhân tố không thể tránh khỏi, đòi hỏi Sơn, Trường và nhiều bạn trẻ làm tổ chức sự 
kiện phải nhanh nhạy, kịp thời xử lý để chương trình diễn ra đúng tiến độ và thành 
công. 
 Cô nữ sinh Phương Thảo với "nghề tay trái" PR. 
Ngành PR lên ngôi 
PR đang được nhận định là một nghề “hot”, gây nên cơn sốt trong giới trẻ Việt 
Nam. Cơn sốt đó xuất phát từ nhu cầu nguồn nhân lực trên thị trường, nhu cầu 
công việc – muốn khuếch trương tên tuổi, danh tiếng cho sự kiện hay công ty cùng 
với mức thu nhập khá cao nghề này mang lại. 
Bởi vậy mà xuất hiện muộn nhưng nghề PR thực sự đang là công việc lý tưởng cho 
các bạn trẻ năng động có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm và chịu áp lực cao. 
Hiện nay, các bạn làm thêm PR là những là sinh viên học đúng chuyên ngành : 
Quan hệ công chúng, hay các ngành liên quan như báo chí, truyền thông. Ngoài ra, 
số lượng đông không kém còn là các bạn học những ngành khác, thường gọi là 
“ngoại đạo”. 
Từ những sự kiện nhỏ tại trường, câu lạc bộ, tổ chức, sinh viên bước đầu tập làm 
PR. Đảm nhiệm PR cho một sự kiện của tổ chức hay công ty, công việc các bạn 
phải làm là tham gia lập kế hoạch khuếch trương hình ảnh, triển khai hành động, 
xem xét khủng hoảng thương hiệu đồng thời cũng tìm cách giải quyết nó. 
Phương Thảo (ĐH Hòa Bình) hiện đang làm thêm PR ở một công ty chuyên tổ 
chức sự kiện. Bạn thường xuyên bận rộn với đủ thứ các công việc : nghĩ ý tưởng, 
lên chương trình cho kế hoạch truyền thông, vạch ra những nguy cơ “khủng hoảng 
thương hiệu”. 
Thảo chia sẻ: “PR là ngành mới, khá khó vì đòi hỏi mình phải có tính sáng tạo cao, 
nhiều sáng kiến, năng động, mạnh dạn, tự tin trước đám đông, có nền tảng kiến 
thức nhất định về nghề và về các kiến thức xung quanh. Cũng chính vậy mà nó rất 
thú vị và hấp dẫn. Thảo luôn có hứng thú và niềm đam mê với những thử thách đó. 
Điều quan trọng nữa với nghề PR là cần có mối quan hệ rộng đồng nghĩa với việc 
mình phải biết cách tìm và giữ gìn, phát triển mối quan hệ của mình đã có”. 
 Chàng trai Quốc Anh (phải) 
Quốc Anh (HV Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ : “Nghề PR đòi hỏi mỗi cá nhân 
phải có được rất nhiều khả năng: giao tiếp, sự nhạy cảm, truyền đạt, thuyết 
phụcLúc đầu mình chưa thể đáp ứng hết được nhưng được cọ xát với thực tế nên 
Quốc Anh ngày càng hoàn thiện được các kỹ năng đó. 
Đặc biệt, PR là công cụ hữu hiệu để tạo dựng lòng tin trong công chúng đồng thời 
cũng có khả năng "phá hủy" thương hiệu, gây ra hiệu ứng xã hội tiêu cực khiến nó 
bị tẩy chay nên mình phải cẩn trọng, tỉ mỉ. Tất cả những thứ đấy chính là vốn quý 
giá cho mình khi ra trường”. 
Marketing thu hút giới trẻ yêu thích kinh doanh 
Marketing đã được đào tạo ở nhiều trường đại học kinh tế tại Việt Nam từ lâu. Dù 
mới xuất hiện tại Việt Nam hơn một thập kỷ nhưng Marketing đã nhanh chóng trở 
thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất, thu hút rất nhiều bạn trẻ - 
những người muốn tìm kiếm cho mình một cơ hội công việc thú vị, lương cao và 
nhiều thử thách. 
Nghề Marketing đòi hỏi một tư duy chiến lược để có thể vạch ra định hướng phát 
triển lâu dài và xây dựng vị thế của nhãn hiệu. Khi đảm nhận công việc thú vị 
nhưng đầy thử thách này, sinh viên phải nghiên cứu và tiếp cận thị trường, phát 
hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác một cách hiệu quả nhất. Từ đó vạch ra 
chiến lược kinh doanh, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp thông qua các sản 
phẩm cụ thể đến với khách hàng. 
Bên cạnh đó, marketing thu hút các bạn trẻ còn là môi trường rộng mở, đi lại 
thường xuyên, gặp gỡ nhiều người, cùng với các hoạt động nghiên cứu, thống kê, 
báo cáo 
Thu Trang đang làm thêm marketing cho một ngân hàng. 
Với niềm đam mê và năng khiếu kinh doanh, hiện nay các bạn sinh viên làm cộng 
tác tại các bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường trong doanh nghiệp hay tổ 
chức phi lợi nhuận. Các khâu như Nghiên cứu, thu thập thông tin thị trường; thiết 
lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, Quảng cáo, khuếch 
trương, xúc tiến rầm rộ cho sản phẩm và cuối cùng là Sales (Bán lẻ) đều được các 
bạn trẻ “chạy đua”, thực hiện tốt như một nhân viên marketing thực thụ. 
Thu Trang (1991) SV ĐH KD và Công nghệ hiện đang làm thêm marketing tại một 
ngân hàng chia sẻ : “Tính đặc thù của marketing là sự ảnh hưởng trực tiếp đến lợi 
nhuận của công ty nên áp lực công việc cao và đòi hỏi năng lực tư duy sáng tạo. 
Mình phải luôn linh hoạt. Đặc biệt làm trong lĩnh vực này, Trang mở rộng được 
mối quan hệ, hình thành những phản ứng nhanh nhạy khi xảy ra sự cố”. 
Trang cho biết lương khá cao, tùy vào thời gian, địa điểm và tính chất của mỗi kế 
hoạch marketing, thường thì sẽ dao động từ 250.000- 500.000/sự kiện. 
Hay Nguyễn Linh (HV Tài chính) cho biết: “Mình rất hứng thú với nghề marketing 
vì có đam mê kinh doanh từ nhỏ. Bây giờ chỉ đang làm cộng tác trong công ty 
nhưng Linh đã học hỏi được rất nhiều vốn căn bản về nghề. 
Tính cách mình học được từ công việc đang làm là sự kiên trì, khả năng chịu đựng 
áp lực và sự phán đoán hiệu quả. Trước khi ra trường, Linh muốn được trải nghiệm 
và rèn rũa hơn nữa để vừa có kinh nghiệm, vừa có thêm thu nhập. Mình rất hài 
lòng với mức thu nhập của công việc này”. 
Hoàng Dung 

File đính kèm:

  • pdfnghe_to_chuc_su_kien_pr_marketing_hut_gioi_tre.pdf