Motif trong truyện cổ tích hai cô gái và cục bướu của Việt Nam và ông già và cục bướu của Hàn Quốc từ góc nhìn so sánh

Trong kho tàng truyện cổ tích Hàn Quốc có rất nhiều câu chuyện tương đồng với truyện cổ tích Việt

Nam, phải chăng là do đặc trưng của tính quốc tế trong thể loại cổ tích. Để tìm sự tương đồng ấy, dựa

vào lí thuyết cấu trúc - chức năng của V.Ia. Propp, chúng tôi chọn so sánh vị trí các motif chính trong

hai truyện cụ thể “Hai cô gái và cục bướu” của Việt Nam và “Ông già và cục bướu” của Hàn Quốc.

Sở dĩ chúng tôi chọn hai truyện này là vì chúng có cùng thuộc kiểu truyện món quà của quỷ - một kiểu

truyện hấp dẫn và đang đặt ra nhiều vấn đề để nghiên cứu. Thông qua việc so sánh chúng tôi muốn tìm

ra điểm tương đồng và khác biệt của các motif đã vận hành như thế nào trong truyện cổ tích của hai

nước. Từ đó, rút ra những nhận xét khái quát nhất cho việc vận dụng lý thuyết thi pháp học truyện cổ

tích vào việc nghiên cứu đối tượng cụ thể.

Motif trong truyện cổ tích hai cô gái và cục bướu của Việt Nam và ông già và cục bướu của Hàn Quốc từ góc nhìn so sánh trang 1

Trang 1

Motif trong truyện cổ tích hai cô gái và cục bướu của Việt Nam và ông già và cục bướu của Hàn Quốc từ góc nhìn so sánh trang 2

Trang 2

Motif trong truyện cổ tích hai cô gái và cục bướu của Việt Nam và ông già và cục bướu của Hàn Quốc từ góc nhìn so sánh trang 3

Trang 3

Motif trong truyện cổ tích hai cô gái và cục bướu của Việt Nam và ông già và cục bướu của Hàn Quốc từ góc nhìn so sánh trang 4

Trang 4

Motif trong truyện cổ tích hai cô gái và cục bướu của Việt Nam và ông già và cục bướu của Hàn Quốc từ góc nhìn so sánh trang 5

Trang 5

Motif trong truyện cổ tích hai cô gái và cục bướu của Việt Nam và ông già và cục bướu của Hàn Quốc từ góc nhìn so sánh trang 6

Trang 6

Motif trong truyện cổ tích hai cô gái và cục bướu của Việt Nam và ông già và cục bướu của Hàn Quốc từ góc nhìn so sánh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 13080
Bạn đang xem tài liệu "Motif trong truyện cổ tích hai cô gái và cục bướu của Việt Nam và ông già và cục bướu của Hàn Quốc từ góc nhìn so sánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Motif trong truyện cổ tích hai cô gái và cục bướu của Việt Nam và ông già và cục bướu của Hàn Quốc từ góc nhìn so sánh

Motif trong truyện cổ tích hai cô gái và cục bướu của Việt Nam và ông già và cục bướu của Hàn Quốc từ góc nhìn so sánh
67
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 38 (06-2019)
MOTIF TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH 
HAI CÔ GÁI VÀ CỤC BƯỚU CỦA VIỆT NAM 
VÀ ÔNG GIÀ VÀ CỤC BƯỚU CỦA HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH
 y Lê Diễm Quỳnh(*)
Tóm tắt
Trong kho tàng truyện cổ tích Hàn Quốc có rất nhiều câu chuyện tương đồng với truyện cổ tích Việt 
Nam, phải chăng là do đặc trưng của tính quốc tế trong thể loại cổ tích. Để tìm sự tương đồng ấy, dựa 
vào lí thuyết cấu trúc - chức năng của V.Ia. Propp, chúng tôi chọn so sánh vị trí các motif chính trong 
hai truyện cụ thể “Hai cô gái và cục bướu” của Việt Nam và “Ông già và cục bướu” của Hàn Quốc. 
Sở dĩ chúng tôi chọn hai truyện này là vì chúng có cùng thuộc kiểu truyện món quà của quỷ - một kiểu 
truyện hấp dẫn và đang đặt ra nhiều vấn đề để nghiên cứu. Thông qua việc so sánh chúng tôi muốn tìm 
ra điểm tương đồng và khác biệt của các motif đã vận hành như thế nào trong truyện cổ tích của hai 
nước. Từ đó, rút ra những nhận xét khái quát nhất cho việc vận dụng lý thuyết thi pháp học truyện cổ 
tích vào việc nghiên cứu đối tượng cụ thể.
Từ khóa: Motif, truyện cổ tích, Hai cô gái và cục bướu, Ông già và cục bướu. 
1. Đặt vấn đề
Giống như văn học thành văn, truyện cổ tích 
cũng đặt ra nhiều vấn đề lí luận văn chương thu hút 
sự quan tâm của nhiều chuyên gia văn học. Văn học 
dân gian - trong đó có truyện cổ tích như là một 
phương tiện kì diệu kết nối tâm hồn con người với 
đời sống hiện thực của mỗi dân tộc. Không những 
thế, những câu chuyện cổ tích còn được lưu truyền 
từ thế hệ này sang đến thế hệ khác, từ quốc gia này 
sang đến quốc gia khác mà không có sự giới hạn 
không gian lẫn thời gian. Với tất cả các yếu tố đó 
đã làm nên tính quốc tế - một đặc tính đặc trưng 
cho thể loại.
Để làm rõ đặc trưng tính quốc tế trong truyện 
cổ tích, chúng tôi muốn dựa vào hai phương diện 
để nghiên cứu đó là kiểu truyện (type) và motif 
trong truyện cổ tích. Kiểu truyện (type) chính là cái 
khung bên ngoài của câu chuyện. Còn motif chính 
là những viên gạch nhỏ để xây nên kiểu truyện. 
Trong cùng một kiểu truyện sẽ có nhiều motif và 
các motif ấy có thể được giữ nguyên hoặc biến đổi 
tùy vào vị trí, cách sắp xếp của chúng trong từng 
câu chuyện. Và mỗi một motif lại là một biểu tượng 
về văn hóa - xã hội mà các tác giả dân gian ngụ ý 
xây dựng nên. Điều đó tạo nên rét riêng biệt cho 
từng bản kể của từng quốc gia. 
Sở dĩ, bài viết chọn truyện cổ tích Hàn Quốc để 
so sánh với truyện cổ tích nước ta bởi có nhiều lí do:
Thứ nhất, cả hai quốc gia Việt Nam và Hàn 
Quốc đều có nền văn hóa tương đồng nhau trong 
bối cảnh văn hóa Đông Á. Điều này sẽ tạo điều 
kiện thuận lợi để chúng tôi dễ dàng tiếp cận sự gặp 
gỡ, tương đồng trong văn học và văn hóa hai nước.
Thứ hai, trong bối cảnh hiện nay, khi “làn 
sóng” văn hóa Hàn ở Việt Nam ngày càng được 
giao thoa và phát triển mạnh mẽ thì việc tìm hiểu 
văn hóa nước bạn sẽ tạo được nhiều hiệu quả nhất 
định trong việc giao lưu, hợp tác cùng phát triển.
Thứ ba, vấn đề nghiên cứu motif trong truyện 
kể dân gian là vấn đề đặt ra nhiều góc độ lí luận 
trong nghiên cứu văn học và folklore học. Do 
đó, việc chọn vấn đề motif phối hợp với phương 
pháp liên ngành sẽ tạo hiệu quả nhất định, mang 
lại những đóng góp cho khoa học văn chương 
nói chung. 
Trên cơ sở đó, dựa vào lí thuyết cấu trúc chức 
năng theo cách tiếp cận nghiên cứu motif truyện 
kể dân gian của V.Ia. Propp, nằm trong công trình 
Hình thái học truyện cổ tích thần kì (1928), V.Ia.
Propp cho rằng phương pháp cấu trúc - chức năng 
trong nghiên cứu truyện kể dân gian là “một phương 
pháp được thực hiện với sự kết hợp giữa hai đơn 
vị cơ bản tạo nên truyện kể dân gian là chức năng 
và motif và ông xác định 4 nguyên tắc cơ bản để 
xây dựng nên một truyện cổ tích. 
Một là, “chức năng của nhân vật là “đại lượng 
bất biến” và là những thành tố nền tảng của một 
(*) Học viên cao học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân 
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
68
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 38 (06-2019)
truyện kể, chúng làm thành những bộ phận tạo 
thành chủ yếu của truyện cổ tích chứ không phải 
motif. Chức năng là những hành động quan trọng 
không thể gạt bỏ mà chỉ có thể thay thế. 
Hai là, mỗi truyện cổ tích đều có một số chức 
năng nhất định. 
Ba là, trong truyện cổ tích, các chức năng 
của nhân vật luôn luôn nối tiếp theo một trình tự 
duy nhất. 
Bốn là, tất cả các truyện cổ tích thần kì đều 
có chung một cấu trúc (bao gồm 31 chức năng)” 
[9, tr. 40-47].
Đồng thời, chúng tôi còn tham khảo bảng 
mục lục motif truyện dân gian trên thế giới trong 
công trình Motif - index of folk - literature: a 
classifi cation of narrative elements in folktales, 
ballads, myths, fables, mediaeval romances, 
exempla, fabliaux, jest-books, and local legends 
của Stith Thompson (gồm sáu quyển) để tra cứu các 
loại motif khảo sát được trong truyện cổ tích Hai cô 
gái và cục bướu của Việt Nam và Ông già và cục 
bướu của Hàn Quốc để tìm xem mỗi một motif sẽ 
được xếp ở vị trí nào, mang mã số nào trong bảng 
mục lục tra cứu. Đây cũng là đóng góp mới của bài 
nghiên cứu vào việc dịch thuật và ứng dụng nghiên 
cứu. Riêng những vị trí có dấu (+) là những motif 
không tìm thấy trong thư mục của Stith Thompson 
và người viết tự đánh dấu, bổ sung vào bài viết.
Dựa vào nền tảng ấy, chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu, so sánh vị trí các motif chính trong 
hai truyện cổ tích Hai cô gái và cục bướu của Việt 
Nam và Ông già và cục bướu của Hàn Quốc. Sở 
dĩ chúng tôi chọn hai truyện này là vì chúng có 
cùng chung hệ thống “kiểu truyện về món quà của 
quỷ”, một kiểu truyện tuy không phổ biến bằng 
các “kiểu truyện người đội lốt”, “kiểu truyện người 
con riêng” nhưng đây là kiểu truyện cũng đặt ra 
nhiều vấn đề mới cho việc nghiên cứu. 
2. Nội dung
“Kiểu truyện món quà của quỷ” là kiểu truyện 
nằm trong nhóm truyện cổ tích thần kì, thường sử 
dụng hai motif quan trọng là “motif tặng thưở ... một cái chày/cái chùy 
gọi là Tokkebi Bangmang-i (tạm dịch: cây gậy của 
Tokkebi), có thể hóa ra nhiều phép thuật nhưng 
đồng thời cũng là vũ khí”. [6, tr. 62]. Hình ảnh yêu 
tinh Tokkebi có tính cách giống con người, rất hài 
hước và đáng yêu và chúng trở thành một trong tám 
linh vật kì bí của quốc gia Hàn Quốc. Hình ảnh yêu 
tinh Tokkebi xuất hiện rất phổ biến trong các câu 
chuyện dân gian Hàn Quốc như Heugbu và Nolbu; 
Yêu tinh Tokkebi đãng trí; Không thể tin được đàn 
bà Cụ thể ở hai truyện Hai cô gái và cục bướu và 
Ông già và cục bướu của truyện cổ tích Việt Nam 
và Hàn Quốc rơi vào trường hợp thứ hai: nhân vật 
chính hiền lành được bọn quỷ giúp đỡ.
Trong truyện cổ tích các nước châu Âu, 
thường xuất hiện nhân vật người khổng lồ hay quái 
vật. Còn với cư dân các nước Đông Á thường nhắc 
đến hình ảnh “quỷ” hay “yêu tinh”. Vì cùng chịu 
ảnh hưởng bởi Tam giáo Nho - Phật - Đạo. Họ quan 
niệm ngoài thế giới con người còn có cả thế giới 
Thần Phật, linh hồn và ngạ quỷ nhằm để khuyên 
răn con người hướng thiện, tránh ác. Ai làm việc 
tốt sẽ được Thần Phật phù hộ. Ngược lại, những 
ai làm việc xấu xa, độc ác sẽ bị bọn quỷ trừng trị. 
Hình tượng “quỷ” cũng từ đây mà có. Nhà Phật, 
71
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 38 (06-2019)
cũng quan niệm có sáu cõi luân hồi và “quỷ” là cõi 
thứ năm trong sáu cõi này. Họ cho rằng “quỷ” là 
người làm việc ác, không thể siêu thoát và chuyên 
đi phá phách người khác. Cũng vì thế, trong nếp 
sống tinh thần người dân thường rất sợ chúng, họ 
quan niệm rằng phải thờ cúng Phật, Tiên, Thần 
trong nhà để phù hộ xua đuổi chúng. Ngoài ra, 
họ còn dùng những vật thiêng dân gian như treo 
quả bầu, cây xương rồng khô hay trấn các lá bùa 
bình an ở các góc nhà để xua đuổi ma quỷ. Các tín 
ngưỡng ấy có từ ngàn xưa là vì đời sống người dân 
thường sống vây quanh là cây cối rậm rạp, thường 
phải đi rừng để mưu sinh. Do đó, họ sáng tác nên 
những câu chuyện cổ có các yếu tố li kì là để khắc 
phục nỗi sợ hãi của mình. Ở Việt Nam, do chịu 
ảnh hưởng đậm nét của tư tưởng Phật nên các câu 
chuyện cổ tích thần kì thường có sự xuất hiện của 
các yếu tố thần kì như Thần, Bụt, ma quỷ. Ngược 
lại, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng sâu đậm của Nho 
giáo nên họ không chú trọng vào yếu tố thần kì mà 
sáng tạo một hình ảnh nhân vật hơn với thế giới 
hiện thực của con người. Vì lí do đó, mà hình ảnh 
nhân vật “quỷ” trong truyện cổ tích của hai nước 
có phần khác nhau trong cách thể hiện. Xét về vị 
trí chức năng của motif đây cũng là motif đóng vai 
trò quan trọng để mở nút thắt, tạo ra kết thúc có 
hậu cho toàn bộ câu chuyện.
2.3. Motif thử thách và motif tiếng hát 
H220: Thử thách; H80: Thử thách bằng 
biểu hiện; J2461.2.1+: Tiếng hát của con người.
“Thử thách” là motif hầu như không thể thiếu 
trong rất nhiều truyện cổ tích trên thế giới. Motif 
vừa tạo màu sắc kì ảo cho câu chuyện, vừa có những 
đóng góp trong việc thể hiện giá trị văn hóa cho 
mỗi câu chuyện. Ứng với kiểu truyện về món quà 
của quỷ, theo lẽ thường motif này có cấu tạo như 
sau nhân vật hiền lành phải lạc đường trong rừng 
→ gặp phải bọn quỷ → chống chọi nỗi sợ hãi, vượt 
qua thử thách. Tuy nhiên, đối với thử thách trong 
truyện Hai cô gái và cục bướu và Ông già và cục 
bướu mà bài viết đề cập thì thử thách không gay 
gắt. Nhân vật không phải chống chọi hay đấu tranh 
với nhiều thử thách. Ở đây, truyện đề cao lòng dũng 
cảm và cách ứng xử của nhân vật. Tùy vào bản tính 
của nhân vật mà họ tự tạo cái kết cho riêng mình. 
Cụ thể, nhân vật thiện trong cả hai truyện đều đối 
mặt với bọn quỷ và cư xử tốt với “bọn quỷ”, xem 
chúng như những người bình thường, cùng vui đùa 
ca hát với họ. Vì thế, họ đã gặp được may mắn là 
chữa khỏi cục bướu. Ngược lại, tuyến nhân vật ác 
vì bản tính kiêu căng, tham lam nên họ phải trừng 
trị thích đáng.
Như vậy, “motif thử thách” đã đặt ra cho số 
phận nhân vật (nhân vật người hiền lành) phải đối 
mặt với thử thách bằng chính tấm lòng của mình. 
Thử thách “bọn quỷ” cũng chính là thử thách của 
Thần linh, lòng trời dành cho họ. Người ngay thẳng, 
thật thà cho dù có gặp “bọn quỷ” hung dữ tới đâu 
cũng không làm hại được mình. Motif còn nhằm ẩn 
dụ cho ý nghĩa, bất kì ai trong chúng ta đều ít hay 
nhiều cũng phải đối mặt với những biến cố trong 
cuộc đời. Điều quan trọng chính là bản thân ta đã 
đối mặt và vượt qua nó như thế nào, người ngay 
thì được lòng trời, “ở hiền gặp lành”, “ở ác gặp 
ác”. Tư tưởng của truyện cho thấy tư duy sáng tác 
truyện cổ tích đã tiến dần sang một bước cao hơn so 
với các thể loại tự sự khác trong văn học dân gian. 
Đi kèm với “motif thử thách” là “motif tiếng 
hát”, “motif tiếng hát” cũng thường xuất hiện trong 
các câu chuyện cổ tích như tiếng hát của Trương 
Chi làm say lòng Mị Nương trong truyện Trương 
Chi của truyện cổ tích Việt Nam hay tiếng hát của 
chàng trai nhà nghèo làm công chúa Thủy phủ say 
mê trong Cô gái con Thần nước mê chàng đánh 
cá Chính tiếng hát là phương tiện thần kì để xóa 
bỏ khoảng cách địa vị của con người, ngược lại 
chúng kết nối tâm hồn họ đến gần nhau hơn. Và 
motif này lại một lần nữa được lặp lại trong hai 
câu chuyện Hai cô gái và cục bướu và Ông già và 
cục bướu của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. 
Tiếng hát của các nhân vật thiện - biểu tượng cho 
nghệ thuật - đã làm cho “bọn quỷ” thích thú, vì nó 
xua đi khoảng cách giữa hai thế lực “người” và 
“quỷ dữ” với ngụ ý nghệ thuật sẽ làm cho tâm hồn 
con người trở nên thánh thiện, đến gần với cái đẹp 
hơn. Do đó, các tác giả bình dân cũng là người có 
tâm hồn bay bổng. Các yếu tố chân, thiện, mĩ được 
hòa quyện vào các tình tiết, đó là những nét đẹp mà 
thể loại truyện cổ tích muốn hướng tới.
Xét về vị trí chức năng, đây là motif xuất 
hiện phổ biến và được di chuyển trong nhiều cốt 
truyện khác nhau. Tùy vào kiểu truyện mà “motif 
thử thách” được thể hiện với một cách riêng, tạo 
sự đa dạng cho các câu chuyện cổ tích.
72
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 38 (06-2019)
2.4 Motif tặng thưởng 
Q23: Phần thưởng đảm bảo chuyển đổi.
“Motif tặng thưởng” thường xuất hiện theo 
công thức nhân vật vượt qua thử thách → được 
ban thưởng → thay đổi số phận. Motif cho thấy 
bước chuyển biến nhân vật tự mình chống chọi và 
vượt qua thử thách chứ không nhờ vào sự giúp đỡ 
của các lực lượng siêu nhiên. Truyện Hai cô gái 
và cục bướu (Việt Nam) và truyện Ông già và cục 
bướu (Hàn Quốc) nhân vật hiền lành đều được tặng 
thưởng là lấy đi cục bướu.
Trong truyện Hai cô gái và cục bướu (Việt 
Nam) cô gái được lấy đi cục bướu nhưng không 
được đổi bằng vàng bạc, châu báu như truyện Ông 
già và cục bướu (Hàn Quốc). Do đặc trưng của văn 
học dân gian là có tính truyền miệng nên mỗi câu 
chuyện đến với mỗi quốc gia sẽ trở thành một dị 
bản với những tình tiết truyện khác nhau. Nhưng 
cả hai truyện đều có sự giống nhau trong việc chọn 
“motif tặng thưởng”. Nhân vật hiền lành thì gặp 
may mắn, nhân vật tham lam độc ác thì sẽ bị trừng 
trị. Một lần nữa cả hai quốc gia lại gặp gỡ nhau 
trong quan niệm Phật giáo “gieo nhân nào gặt quả 
ấy” đề cao tư tưởng nhân nghĩa “ở hiền gặp lành”, 
“ở ác gặp ác”; kết cục số phận của con người đều 
do đạo đức quyết định. Vì chịu ảnh hưởng sâu sắc 
tư tưởng Nho giáo nên cả hai quốc gia gán mọi kết 
quả của đời sống con người cho về tính chất mệnh 
trời và lòng người. 
Về vị trí chức năng của “motif tặng thưởng”, 
tùy vào cốt truyện mà motif này sẽ được sắp xếp 
các vị trí khác nhau sao cho phù hợp với tình tiết 
câu chuyện. Đây là motif được sử dụng phổ biến 
trong tất cả các truyện cổ tích, góp phần vào việc 
mở nút cho nhân vật khi vượt qua thử thách, đặc 
biệt tạo kết thúc có hậu cho thể loại cổ tích.
2.5 “Motif bắt chước không thành công” 
và “motif trừng phạt” 
J2411+: Bắt chước không thành công; 
Q200: Hành động bị trừng phạt.
Cả hai nhân vật tham lam trong cả hai truyện 
đều gắn với “motif bắt chước không thành công” 
và “motif trừng phạt” sau “motif tặng thưởng”, với 
mô hình nhân vật hiền lành thực hiện thành công 
→ nhân vật tham lam, độc ác dò la → bắt chước 
không thành công → bị trừng phạt. Sở dĩ, họ bắt 
chước không thành công vì động cơ bắt chước 
của họ là vụ lợi. Nhân vật vừa mong muốn được 
chữa trị cục bướu, vừa mong muốn được vụ lợi. 
Vì “tham thì thâm”, họ đã tự mình “đánh mất cả 
chì lẫn chài” (như ông già tham lam trong Ông già 
và cục bướu trong truyện cổ tích Hàn Quốc). Còn 
nhân vật trong Hai cô gái và cục bướu (Việt Nam) 
do có thái độ hống hách, đối xử kiêu kì, khinh mạ 
bọn quỷ nên đã bị chúng trừng phạt bằng cách ném 
một cục bướu nữa vào mặt.
Đây cũng là motif phổ biến được lặp lại trong 
nhiều truyện. Lí giải cho sự có mặt của motif này, 
ta có thể thấy, để có được lợi ích mà mình muốn - 
con người chúng ta thường đánh mất cả lí trí của 
mình, bất chấp tất cả (ngay cả việc vào rừng để gặp 
bọn quỷ) để vụ lợi cho bản thân. Đây là bản tính 
xấu mà con người dù ở thời nào vẫn luôn bị mắc 
phải. Cả hai truyện một lần nữa lại gặp gỡ nhau ở 
quan điểm đạo đức kẻ tham lam độc ác ắt bị trừng 
phạt. Những mong muốn vụ lợi bất chính cho cá 
nhân đều sẽ bị thất bại. Điều duy nhất còn mãi với 
lẽ đời đó là giá trị đạo đức, lối sống thuận theo tự 
nhiên và sẵn sàng đối mặt với bất cứ thử thách nào 
trong cuộc đời.
Về vị trí chức năng “motif bắt chước không 
thành công” và “motif trừng phạt” luôn được tiếp 
nối song song cùng nhau theo diễn biến của chức 
năng nhân vật. Một lần nữa hai motif này cùng 
góp phần tạo kết thúc có hậu cho câu chuyện. Đây 
cũng là một minh chứng cho kiểu tư duy gắn với 
hiện thực hóa con người, đánh dấu “bước trưởng 
thành” lịch sử xã hội.
Truyện cổ tích Hai cô gái và cục bướu (Việt 
Nam) và Ông già và cục bướu (Hàn Quốc) đều 
có cùng “kiểu truyện về món quà của quỷ” và có 
những motif hoàn toàn trùng khớp nhau. Lí giải sự 
trùng khớp này với hai nguyên nhân sau: thứ nhất, 
vì hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc đều chịu ảnh 
hưởng của văn hóa chữ Hán và có những đặc điểm 
tương đồng nhau trong tam giáo Nho - Phật - Đạo; 
thứ hai, theo quan điểm của Propp về chức năng của 
các motif trong truyện cổ tích sở dĩ có điểm giống 
nhau “không phải ở chỗ di chuyển - tiếp nhận mà 
là do có những nguyên tắc chung trong cách sáng 
tác văn học dân gian, cụ thể ở đây là mối quan hệ 
giữa truyện cổ tích với hiện thực đời sống và trong 
sự thống nhất với cội nguồn lịch sử của chúng” [3, 
tr. 75]. Đồng thời hai đơn vị motif và chức năng có 
73
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 38 (06-2019)
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tức là một cốt truyện 
có thể kết hợp nhiều motif và một motif đều có thể 
di chuyển trong nhiều cốt truyện khác nhau. Cứ như 
vậy, sự di chuyển của các motif trong cùng một kiểu 
truyện dẫn đến sự tương đồng nhau của cùng một 
cốt truyện. Tuy nhiên, các motif có thể khác nhau 
là do đặc trưng văn hóa riêng của mỗi quốc gia.
3. Kết luận
Qua việc so sánh các motif chính trong truyện 
cổ tích Hai cô gái và cục bướu (Việt Nam) và Ông 
già và cục bướu (Hàn Quốc) chúng tôi đã phần nào 
chỉ ra được những đặc điểm tương đồng trong cả 
hai cốt truyện trên nhiều phương diện. Bên cạnh 
đó, lí thuyết cấu trúc - chức năng vận dụng vào bài 
nghiên cứu đã phần nào khái quát được vì sao trong 
nhiều bản kể khác nhau của kho tàng truyện cổ tích 
thế giới chúng ta vẫn hay bắt gặp những cốt truyện 
giống nhau. Và vì sao tính quốc tế lại trở thành một 
đặc trưng riêng biệt cho thể loại cổ tích.
Tìm hiểu và đối sánh kho tàng truyện cổ nước 
ta với kho tàng truyện cổ các nước Đông Á, đó là 
một vấn đề thú vị đang ngày càng được mở rộng, 
góp phần thể hiện tinh thần giao lưu văn hóa Đông 
Á và mang lại những đóng góp thiết thực không 
những cho lĩnh vực văn học mà còn cho cả tinh 
thần hợp tác quốc tế của từng quốc gia./.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Đổng Chi (2015), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập I, NXB Trẻ, Thành phố Hồ 
Chí Minh.
[2]. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian - Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể 
loại, NXB Giáo Dục, Hà Nội .
[3]. La Mai Thi Gia (2016), Motif trong truyện kể dân gian: Lí thuyết và ứng dụng, NXB Hội nhà 
văn, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Bích Hà (2010), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
[5]. Phan Thị Thu Hiền (2017), Giáo trình văn học Hàn Quốc, NXB Đại học Quốc gia Thành phố 
Hồ Chí Minh.
[6]. Phan Thị Thu Hiền (2017), Dạo bước vườn văn Hàn Quốc, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ 
Chí Minh.
[7]. Quang Hùng (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
[8]. Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn Quốc, NXB Văn hóa dân tộc.
[9]. V. IA. Propp (2003). Tuyển tập V.IA.Propp (Nhiều tác giả dịch), Tập I, NXB Văn hóa dân tộc 
- Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, Hà Nội.
[10]. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
[11]. Nguyễn Trường Tân (2011), Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
THE MOTIF IN VIETNAM FAIRYTALE “TWO GIRLS AND LUMP”
AND “OLD MAN AND A LUMP” OF KOREA: A COMPARATIVE ANALYSIS
Summary
Korean fairytale treasure has many similar stories to those of Vietnam. Is it due to the universal 
characteristic of the fairy genre? To address this question, basing on Propp's structure-function theory, 
we chose to compare the position of the main motifs in two specifi c stories of “Two girls and tumors” in 
Vietnam and “Old man and tumors” in Korea. These two stories are chosen because they are both about 
the type of the devil’s gift - an interesting story type, which provokes enormous research. We aimed to 
discover the similaries and differences of motifs inherent in fairy tales from the two countries; thereby 
coming to general conclusions in using fairytale theory to study specifi c subjects. 
Keywords: Motifs, fairytale, “Two girls and a lump”; “Old Man and a lump”.
Ngày nhận bài:18/4/2019; Ngày nhận lại: 03/6/2019; Ngày duyệt đăng: 20/6/2019.

File đính kèm:

  • pdfmotif_trong_truyen_co_tich_hai_co_gai_va_cuc_buou_cua_viet_n.pdf