Motif nhân quả báo ứng trong văn xuôi sinh thái Việt Nam đương đại từ góc nhìn Phật Giáo
Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường hiện nay, việc quay trở lại quan niệm
“kính úy sinh mệnh” của Phật giáo là một cách thay đổi hành vi cứu nguy môi
trường. Phật giáo với giáo lý nhân quả - báo ứng là một phương pháp giáo dục
luân lý đạo đức thiết thực, thực tiễn. Sự tương hợp nội tại giữa giáo lý Phật giáo
với văn xuôi sinh thái đương đại đã tìm về những giải pháp cụ thể về mặt tâm
hồn, tình cảm cho việc sống dung hòa sinh thái và bảo vệ vạn vật. Trong bài viết
này, từ những gợi dẫn của giáo lý nhân quả báo ứng trong giáo lý Phật giáo,
chúng tôi phân tích motif cốt truyện trừng phạt và motif cốt truyện quả báo trong
văn xuôi sinh thái Việt Nam đương đại.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Motif nhân quả báo ứng trong văn xuôi sinh thái Việt Nam đương đại từ góc nhìn Phật Giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Motif nhân quả báo ứng trong văn xuôi sinh thái Việt Nam đương đại từ góc nhìn Phật Giáo
33 CHUYÊN MỤC VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC MOTIF NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TRONG VĂN XUÔI SINH THÁI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI TỪ GÓC NHÌN PHẬT GIÁO TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT* TRẦN LÊ HỒNG PHÚC** Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường hiện nay, việc quay trở lại quan niệm “kính úy sinh mệnh” của Phật giáo là một cách thay đổi hành vi cứu nguy môi trường. Phật giáo với giáo lý nhân quả - báo ứng là một phương pháp giáo dục luân lý đạo đức thiết thực, thực tiễn. Sự tương hợp nội tại giữa giáo lý Phật giáo với văn xuôi sinh thái đương đại đã tìm về những giải pháp cụ thể về mặt tâm hồn, tình cảm cho việc sống dung hòa sinh thái và bảo vệ vạn vật. Trong bài viết này, từ những gợi dẫn của giáo lý nhân quả báo ứng trong giáo lý Phật giáo, chúng tôi phân tích motif cốt truyện trừng phạt và motif cốt truyện quả báo trong văn xuôi sinh thái Việt Nam đương đại. Từ khóa: chủ nghĩa nhân văn sinh thái, văn xuôi sinh thái đương đại, khủng hoảng sinh thái, Phật giáo Nhận bài ngày: 5/3/2020; đưa vào biên tập: 25/12/2020; phản biện: 4/1/2021; duyệt đăng: 7/3/2021 1. DẪN NHẬP Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái nhất. Vấn đề khủng hoảng môi trường không phải vấn đề của mỗi quốc gia dân tộc nữa mà là vấn đề của toàn nhân loại. Theo Cheryll Glotfelty (1996), vấn đề môi trường được các sử gia, các nhà tâm lý học, các triết gia và các nhà hoạt động tôn giáo đặt ra từ những năm 1970. Các tôn giáo phương Đông được coi hệ thống tôn giáo chứa đầy các t n điều sáng suốt về t nhi n v thế giới tinh thần Glotfelty, 1996); và việc tìm về với các tư tưởng, tôn giáo, triết học phương Đông có thể tìm ra phương * , ** Trường Đại học Duy Tân. TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT - TRẦN LÊ HỒNG PHÚC – MOTIF NHÂN QUẢ BÁO ỨNG 34 pháp giải quyết nguy cơ sinh thái (Trần Hải Yến, 2014). Nguyễn Thị Tịnh Thy 2017) cũng cho rằng thần học sinh thái là một tư tưởng quan trọng của lý thuyết sinh thái. Trong đó, Phật giáo với tư tưởng vạn vật bình đẳng , coi con người hay giới vô tình đều có Phật t nh đã tạo nên một nền tảng tư tưởng vững chắc cho việc tái thiết sinh thái. Các tu sĩ Phật giáo cho rằng nguồn gốc của khủng hoảng sinh thái là do con người rất tham am, u m , độc ác Th ch Tr Si u, 2008: 3); con người cho rằng mình có trí tuệ nên có thể điều khiển trái đất theo ý muốn, nhưng th c tế, con người chỉ là một phần bé nhỏ trong hệ sinh thái, nếu không tỉnh thức để điều khiển hành vi, nền văn minh của o i người sẽ là nền văn minh không thể chế ng . Trong thời đại khủng hoảng môi trường, cùng với các tư tưởng sinh thái phương Tây hiện đại giáo lý Phật giáo được tập hợp trong Đạo Phật và môi trường (Nhiều tác giả, 2010) cho thấy tư tưởng Phật giáo đương đại cảnh tỉnh về tình trạng trái đất đang âm nguy Cuộc đối thoại giữa Daisaku Ikeda và Aurelio Peccei rung lên hồi chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI (Ikeda v Peccei, 1993), cảnh tỉnh để lo tu tập và cứu nguy môi trường Th ch Tr Si u, 2008), để cầu về mối tương duy n tương sinh của muôn o i tr n trái đất của Thích Nhất Hạnh (Thích Nhất Hạnh, 2014). Văn học sinh thái nổi lên khi vấn đề biến đổi khí hậu, s xuống cấp về môi trường ảnh hưởng đến toàn bộ s sống trên trái đất. Văn học sinh thái (Ecoliterature) (hay còn gọi Văn học sinh thái học (Ecological Literature), Văn học môi trường (Environmental Literature), Văn học xanh (Green Literature), Lối viết t nhiên (Nature Writing)) chú trọng đến trách nhiệm của con người đối với môi sinh, kêu gọi bảo vệ vạn vật và duy trì cân bằng sinh thái. Trong văn xuôi sinh thái Việt Nam đương đại, có nhiều cây bút sáng tác mang đặc trưng của triết lý sinh thái theo tư tưởng nhân quả báo ứng của Phật giáo: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Trí, Hoa Ngõ Hạnh, Triệu Hoàng Giang, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Bình Phương, Đ o Thắng, Sương Nguyệt Minh Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng: s gặp gỡ của các nh văn sinh thái với tư tưởng nhân quả báo ứng của Phật giáo cho thấy từ xưa đến nay vẫn có một nguồn mạch thông suốt trong chiều sâu mạch cảm về những cảnh tỉnh để cất lên tiếng nói mạnh mẽ cứu nguy môi trường, qua đó cảnh tỉnh nghiêm khắc về s oan oan tương báo t n khốc khi con người sát hại các o i động vật. Tư tưởng nhân quả báo ứng của Phật giáo vốn thể hiện qua h nh vi cư xử, qua l a chọn cách sống thiện lành ở người Việt xưa. Người xưa ý thức được rằng gieo trồng nhân lành thì sẽ nhận được quả lành, nếu gây tạo những nghiệp nhân ác thì sẽ chịu những nghiệp quả khổ đau v bất hạnh. Trong Phật giáo, nhân quả thường được phân loại theo thời gian TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (271) 2021 35 với ba loại: hiện báo (nghiệp nhân trong đời n y đưa đến quả báo ngay trong đời này), sanh báo (tạo nhân ở đời n y nhưng đến đời sau mới nhận quả), hậu báo (tạo nhân trong đời này nhưng đến nhiều đời sau mới thọ quả báo) (dẫn lại theo Trí Quang: 57). D a vào diễn trình thời gian và s thọ báo của nhân quả trong quá trình hành tác, chúng tôi chia nhân quả báo ứng trong văn xuôi Việt Nam đương đại thành motif trừng phạt và motif báo ứng. Nếu ở motif trừng phạt chỉ một mình đối tượng làm ác lãnh hậu quả, thì ở motif báo ứng có thể không tác động tr c tiếp n người có hành động ác (không tr c tiếp nhận quả báo), mà có thể tác động tới người thân trong gia đình, b con họ hàng, để rồi họ nhận ra chân lý nhân sinh từ việc làm tội lỗi của mình và sống suốt đời trong nỗi dằn vặt, đau đớn khôn nguôi (sanh báo, hậu báo). Nếu hiểu Môt p các đơn vị cố định thể hiện một nội dung n o đó được sử dụng nhiều lần là một hiện tượng phổ biến không chỉ trong văn học dân gian mà cả trong văn học viết Trần Đình Sử, 1981: 134) thì có thể phân motif thành bốn loại tiêu biểu: motif hình ảnh, motif chủ đề, motif nhân vật, motif cốt truyện. Ở đây, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu motif cốt truyện. Motif cốt truyện là kiểu mo ... ề để bảo vệ tổ và ong chúa. Nếu vậy thì Bảy Bền đủ thời gian để tuột xuống và chạy. Nhưng không hiểu sao bầy ong ào vào Bảy và tấn công . Bảy Bền chết trên cây, không một ai dám leo lên, hoặc xâm nhập hiện trường để xem tình hình, chỉ có Minh T n đã can đảm leo lên và đem xác ạnh cóng của Bảy Bền xuống. Thật khủng khiếp. Một người chết đang ơ ửng tr n không . Âu đó cũng cái quả mà gã phải gánh chịu vì những h nh động tàn ác của mình. Bằng trải nghiệm cá nhân, các nhà văn đã khắc họa những cái chết thảm khốc, ăn của rừng, rưng rưng nước mắt . Tác giả Hoa Ngõ Hạnh lại gắn ngòi bút của mình với thế giới t nhiên hoang dã miền Trung. Các tác phẩm Mưa đỉnh núi xa, Con gấu già trong TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT - TRẦN LÊ HỒNG PHÚC – MOTIF NHÂN QUẢ BÁO ỨNG 38 thung lũng trại Xai, Linh hồn ong chúa thể hiện motif trừng phạt rõ ràng. Hai anh em Xuân và Thu trong Mưa đỉnh núi xa (2007) vô tình bị cuốn theo chuyến đi săn voi của lão Sáu Chước và rồi hứng chịu quả báo, bằng chính mạng sống của chính mình. Vi n đạn nhắm v o đ n voi ại nhầm v o Thu. Tr n nền đất nhớp nháp Thu đang co mình ôm đùi vật vã. Vi n đạn lạc phá một mảng lớn gần b ng quang. Máu ra như suối khiêng về trại, đến gần sáng thì tắt thở. Khuôn mặt Thu nhăn rúm v thảm hại Hoa Ngõ Hạnh, 2007). Có một số nhân vật thợ săn may mắn không chết nhưng thương tật đến suốt đời. Ông Bảy (Con gấu già trong thung lũng trại Xai, 2008), vì nóng lòng trả thù con gấu gi đã giết chết con trâu, n n đã nh o n định kết liễu con gấu (khi nó sập bẫy) thì bất ngờ bị nó tấn công. Cú tát c c mạnh của con gấu ng a già móc vào mắt phải, bứt toạt lỗ tai, xé rách một mảng da mặt bên phải ông Bảy. Ông nằm co tr n đám á n ng n ng dập nát máu chảy ròng ròng, nửa mặt còn lại xanh hơn t u á chuối . Dường như đó chỉ h nh động cảnh cáo. Không có động cơ trả thù. Con gấu già hiên ngang phóng vụt đi . Thi n nhi n vốn bao dung và khoan hòa. Sức mạnh của loài vật nằm ở chỗ biết đủ, biết d a vào nhau mà sống như o i ong chăm chỉ hút mật, con gấu ng a ăn ong và bảo vệ ong chúa, nó không bao giờ ăn ấu chúa. Cái tát trừng phạt của con gấu gi như một lời nhắc nhở. Các câu chuyện tuy khác nhau về bối cảnh, nhân vật, tình huống, nhưng đều giao nhau ở một điểm chung đó là motif trừng phạt. Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả nấy, không sớm thì muộn và với các cách thức khác nhau. Mỗi cái kết thúc đều có điểm nhấn riêng, ấn tượng ri ng nhưng đều để lại bài học cho người đọc suy ngẫm về thế giới của s công bằng, của lẽ phải, m ác phải đền tội . 3. MOTIF CỐT TRUYỆN QUẢ BÁO Cũng như motif trừng phạt, motif quả báo cũng xuất hiện rất nhiều trong văn xuôi sinh thái Việt Nam. Tuy cũng có nét tương đồng với nhau, song nếu nói motif trừng phạt là một dòng thác ào ạt đổ xuống thì quả báo lại như nước khe róc rách, âm ỉ chảy và rồi xói mòn đá úc n o không hay. Ở motif trừng phạt, số phận người làm ác tr c tiếp bị trừng trị thì motif quả báo giúp nhận thức rằng dù sớm hay muộn, dù tr c tiếp hay gián tiếp người làm ác chắc chắn phải chịu tội. Nhân vật hắn trong Sâm cầm Hồ Tây Sương Nguyệt Minh, 2005) là một minh chứng. Vì món lợi từ việc săn sâm cầm cho lão chủ quán tai chuột, hắn bỏ ra không biết bao nhiêu công sức, thủ đoạn, và bỏ ngoài tai lời khuyên: Cha nhìn thấy cảnh đánh bắt Sâm cầm, cha đau òng ắm . Con của hắn - thằng Cò thọt , đã bảy tuổi rồi mà thằng Cò vẫn không nói được, bước đi thập thễnh Sương Nguyệt Minh, 2005: 142). Ấy vậy, mà hắn vẫn không nhận ra quả báo. Sâm cầm quý nhất ở đôi chân m u ục TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (271) 2021 39 ánh chì . Ch nh vì thế m sâm cầm Hồ Tây c ng thưa dần. Sâm cầm càng hiếm lại c ng đắt v dĩ nhi n săn bắt cũng khó hơn . V những cuộc săn bắt với hắn không còn thư giãn, là thú vui nữa mà là kiếm tiền Sương Nguyệt Minh, 2005: 143). Một hôm, mải m theo đuổi sâm cầm, hắn lạc vào trận đồ bát quái của sướng giăng: thuyền đầy nước, bị mất mái chèo, không thấy thằng Cò, cũng chẳng thấy khẩu súng săn đâu . Kể từ đó, sâm cầm, chim chóc chẳng về, quán ão tai chuột đóng cửa im ỉm. Mặt hồ vắng, chỉ thấy gió hoang đuổi nhau trên mặt nước. Vợ hắn lặng câm đi ra đi v o như cái bóng. Cứ chiều chiều, người ta lại thấy hắn đứng lặng nhìn ra mặt hồ Sương Nguyệt Minh, 2005: 145), gương mặt hằn sâu nỗi đau, nỗi day dứt, ân hận. Đó quả báo. Ở motif n y, người đọc cảm nhận h m ý đời cha ăn mặn, đời con khát nước của tác giả. Những h nh động sát hại muôn loài dẫn đến quả báo lên thế hệ sau xuất hiện d y đặc hơn trong các sáng tác. Trong Nghiệp rừng (Triệu Hoàng Giang, 2016), B n Văn Dần là nhân vật săn bắn thú thiện nghệ, nhiều kinh nghiệm với nghiệp đi săn thú nhưng người vợ hay mơ gặp nhiều ác mộng, mơ thấy hổ, thấy những con thú về đuổi nó . Còn thằng Phin buổi sáng lại n cơn, nó chạy khắp các bờ ruộng tìm nơi ẩn nấp. Trong đầu nó đâu đâu cũng thấy những con lợn rừng, hươu, gấu... đuổi theo tìm nó, cắn xé rồi những tiếng k u văng vẳng trong đầu nó mỗi lúc một lớn hơn. Nó bịt tai chạy khắp các thửa ruộng, lâu lâu lại nấp vào bụi rồi lại chạy (Triệu Hoàng Giang 2016: 10). Bản thân B n Văn Dần cũng nghe những thứ âm thanh như tiếng khóc thút thít, không phải tiếng người tr n đỉnh Khâu Săm. Bỏ ngoài tai lời khuy n n n dừng lại thôi , và một ng y không xa, gã đi săn đã bắn nhầm vào anh Sinh – anh trai – với vết bắn giữa trán không lệch một phân . Bị xét xử với tội danh vô ý giết người, B n Văn Dần đi tù. Một gia đình thợ săn tan nát, khổ đau. Hay như cha của Tuệ anormal trong Tre nở hoa (Quế Hương, 2004) vì bắt chó, giết chó hàng chục năm trời để kiếm sống, cuối cùng lại hóa chó Sáng ấy không nghe ông quát tháo. Nhìn qua giường ông, tôi thấy ông ngồi chồm hổm, giơ chân gãi kịch liệt rồi thè ưỡi liếm người... Ông như bị chó nhập, mỗi ngày thêm giống chúng từ điệu bộ đến dáng vẻ. Sáng nay, ông dậy, làm động tác rùng rùng lắc lắc như rũ ông rồi đi ra vườn. Tôi đi theo ông, thấy ông ghếch chân n cây cau đái rồi vục mặt xuống thau nước cạnh đó uống v đi ra cổng... Tôi kêu toáng lên. Cả nh đổ ra, chứng kiến cha tôi băng qua đường ở vạch trắng hẳn hoi nhưng bằng bốn chân, ưỡi thè ra... (Quế Hương, 2004: 340). Đó quả báo hiện tiền cho những ai nhẫn tâm đối với loài vật, kể cả những con vật được thuần chủng trong nhà, bởi vốn dĩ nó không chỉ là vật nuôi mà còn là người bạn của con người. TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT - TRẦN LÊ HỒNG PHÚC – MOTIF NHÂN QUẢ BÁO ỨNG 40 Giết hại tàn ác muôn loài chính là s bức tử cho gia đình mình. K nh sợ uy linh của rừng nếu không sẽ bị quả báo cũng ch nh thông điệp trong tác phẩm Sói trả thù (Nguyễn Huy Thiệp, 1995). Nếu ông Nhân đã từng dồn ũ sói v o bước đường cùng, khiến gia đình sói bị chết, bị chia phân tứ tán, ông cố thuần hóa một sói con và một ngày thằng San tròn mười ba tuổi, vì bất cẩn mà bị con sói nuôi cắn chết. Con chó sói như đi n dại không buông tha thằng bé (). Người ta vất vả lắm mới kéo được con sói ra (Nguyễn Huy Thiệp, 1995: 29). Ông Nhân bừng tỉnh quyết định chặt đứt dây xích trả con sói về lại rừng. Ông nhận ra quả báo và trân quý sinh mệnh muôn o i, hãy biết sợ rừng . Trong Con thú lớn nhất (Nguyễn Huy Thiệp, 1995) Lão thợ săn như hiện thân thần Chết của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1995: 12). Lão không tha bất cứ con vật nào trong tầm súng của mình . Đằng sau nhà lão, lông chim, xương thú chất đầy th nh đống. Những đống ông chim xơ xác đen xỉn như m u m c tàu, còn những đống xương thú m u đá vôi thì ốm đốm những vệt nước tủy vàng khè, hôi hám. Những đống ấy to như những cái mả (Nguyễn Huy Thiệp, 1995: 12). Một ng y Lão gi giương súng n: ‘Đùng!’ Phát súng nổ. Lão nghe thấy tiếng rú thất thanh. Lão chạy lại con thú bị bắn ngã. Đấy là vợ lão. Mụ đi ra rừng đợi lão, tay mụ còn cầm bộ lông chim công Nguyễn Huy Thiệp, 1995: 14). S báo ứng cho tham vọng lớn của lão chính là mạng sống của người thân. Song, cái chết của vợ chỉ làm lão tức thời hốt hoảng, ão dùng xác vợ mình làm mồi nhử để tiếp tục săn thú, lão nằm trong bụi cây gần cái xác thối rữa của vợ lão một sải tay, đạn lên nòng, khắc khoải chờ đợi (Nguyễn Huy Thiệp, 1995: 14). Nhưng Ba ng y sau, người ta lôi cái xác còng queo của lão ra khỏi bụi cây. Một vết đạn xuy n qua trán ão. Lão đã bắn được con thú lớn nhất đời mình (Nguyễn Huy Thiệp, 1995: 15). Lão quyết định chọn cách t sát. Con đường kết thúc một sinh mạng đầy tội lỗi nhưng ại khai mở cho một tâm hồn trút bỏ được vết nhơ, rửa sạch được bàn tay nhuộm máu. Trong motif đi săn khẩu súng biểu tượng cho văn minh công nghiệp, là sản phẩm trí óc của con người, đó cũng s khẳng định mức độ ưu việt hơn giữa con người với loài vật. Loài vật dưới sức ảnh hưởng của khẩu súng sẽ bị tàn sát thảm khốc hơn. Qua đó, ta thấy rằng thời đại phát triển, ý thức hệ của con người thay đổi, những sản phẩm của văn minh đã đẩy những sinh vật càng gần hơn với v c thẳm tuyệt chủng, nhất là những động vật hoang dã. Đây hồi chuông cảnh báo cho việc sử dụng sản phẩm tiên tiến không phải để bảo vệ môi trường mà phục vụ cho những mục đ ch cá nhân, không ch nh đáng. Trong những nền nền văn minh tiền công nghiệp, đi săn vốn h nh động kiếm thức ăn duy trì s sống. Ngày nay, khi nông nghiệp v chăn nuôi đã đảm bảo thức ăn cho o i người thì đi săn trở thành một thú TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (271) 2021 41 vui t n sát họ kéo cá vào sát mạn tàu, đập chết nó, thả xác xuống nước và lại câu con khác, lại quăng ưỡi câu có móc con m c nhỏ làm mồi ra mãi xa... Cứ như vậy. Họ câu không phải để bắt cá ăn m để hưởng một thú vui t n sát Bùi Ngọc Tấn, 2010: 23). Trong Nơi hoang dã đồng vọng Sương Nguyệt Minh miêu tả chi tiết s tàn ác của chủ quán và cách thức ăn rùng rợn của th c khách: bốn th c khách cười hô hố. ộc. ộc. Rượu tràn ly. Bốn vị cầm bốn thìa con múc. Mỗi lần thìa thọc vào óc con mèo, chân nó lại co n Sương Nguyệt Minh, 2011: 55). Khi con người giết hại thi n địch của chuột, môi trường t nhiên sẽ bị chúng tàn phá, tiếp tay hủy hoại môi trường t nhiên sẽ phá hủy môi trường sống vì thế giới sinh vật là một dây chuyền sống c c kỳ tế nhị v người ta không thể phá hủy một mắt xích trong dây chuyền này mà không bị trừng phạt Jacques Vernier, 2002: 12). 4. THAY LỜI KẾT Trong văn học Phật giáo, motif báo ứng được khai thác triệt để nhằm đề cao giáo lý nhân quả. Motif quả báo, trừng phạt còn thể hiện tinh thần vạn vật bình đẳng, bình đẳng không chỉ giữa con người với con người mà còn giữa con người với muôn o i. Để giải quyết khủng hoảng sinh thái hiện nay, mỗi người cần có trách nhiệm với môi trường từ ngay trong tâm thức mình. Văn học và tôn giáo gần nhau ở điểm tác động tr c tiếp vào tình cảm, tư tưởng, khiến mỗi người bừng tỉnh. Việc nghiên cứu motif cốt truyện trong cả văn xuôi sinh thái đương đại từ tư tưởng Phật giáo gợi mở s tương hợp nội tại của văn học và tôn giáo tr n con đường bảo vệ hệ sinh thái đang từng ngày bị tàn phá. Phật giáo với hệ thống tư tưởng nhân văn giáo dục con người từ bề sâu tâm linh có thể kết hợp cùng văn chương đương đại với các ngòi bút th c tiễn khiến người đọc có thêm chất liệu cần thiết, có th m động l c mạnh mẽ để trung hòa một triết lý sống thích hợp. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Bùi Ngọc Tấn. 2010. Tôi đi câu cá”, Văn mới 5 năm 2006-2010, Hà Nội: Nxb. Hội Nh văn. 2. Glotfelty, Cheryll. 1996. Nghi n cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường , trong Tuyển tập Phê bình sinh thái: Các mốc quan trọng trong sinh thái học văn học (The Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology, University of Georgia Press), Trần Thị Ánh Nguyệt dịch. Tạp chí Sông Hương, số 305. 3. Hoa Ngõ Hạnh (Nguyễn Minh Sơn). 2006. https://www.vanchuongviet.org/index.php? comp=tacgia&action=detail&id=1263, truy cập ngày 1/3/2021 4. Ikeda, D. và Peccei, A. 1993. Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI. Trương Ch nh, Đông H dịch. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 5. Lại Nguyên Ân. 2017. 150 thuật ngữ văn học. Hà Nội: Nxb. Đại học Quốc gia. TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT - TRẦN LÊ HỒNG PHÚC – MOTIF NHÂN QUẢ BÁO ỨNG 42 6. Nguyễn Huy Thiệp. 1995. Truyện ngắn chọn lọc. Hà Nội: Nxb. Hội Nh văn. 7. Nguyễn Thị Tịnh Thy. 2017. Rừng khô, suối cạn, biển độc... và văn chương. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 8. Nguyễn Trí. 2013. Sinh nghề tử nghiệp. https://thanhnien.vn/van-hoa/sinh-nghe-tu- nghiep-truyen-ngan-cua-nguyen-tri-717029.html, truy cập ngày 01/3/2021. 9. Nhiều tác giả. 2010. Đạo Phật và môi trường. Thích Nhuận Đạt dịch. TPHCM: Nxb. Tổng hợp TPHCM. 10. Pháp sư Tịnh Không (chọn lọc), Th ch Phước Sơn bi n soạn). 2000. Truyện cổ sự tích cứu vật phóng sinh. TPHCM: Nxb. Tổng hợp TPHCM. 11. Quế Hương. 2004. 27 truyện ngắn Quế Hương. Hà Nội: Nxb. Phụ nữ. 12. Sương Nguyệt Minh. 2005. Đi qua đồng chiều. Hà Nội: Nxb. Thanh niên. 13. Sương Nguyệt Minh. 2011. Đêm thánh vô cùng. Hà Nội: Nxb. Hội Nh văn. 14. Thích Nhất Hạnh. 2014. Tâm tình với đất mẹ. Hà Nội: Nxb. Hồng Đức. 15. Thích Trí Siêu. 2008. Xin cứu độ mẹ đất. TPHCM: Nxb. Phương Đông. 16. Trần Đình Sử. 1981. Dẫn luận thi pháp học. Hà Nội: Nxb. Đại học Sư phạm. 17. Trần Hải Yến. 2014. Nghi n cứu phê bình sinh thái hiện đại và di sản văn hóa: nhìn từ cách Sinh thái học tìm về Tam giáo (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo) , trong Hội thảo khoa học Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế. Hà Nội. 18. Triệu Hoàng Giang. 2016. Nghiệp rừng. Tạp chí Văn nghệ Ba Bể. số 3. 19. Trí Quang (dịch). Kinh Thủy Sám. 20. Vernier, J. 2002. Môi trường sinh thái. Trương Thị Chí, Trần Ch Đạo dịch. Hà Nội: Nxb. Thế giới. 21. Vi n Đường Hân, Tạ Ch Cường. 2014. Truyện kể Phật giáo. Hà Nội: Nxb. Thời đại.
File đính kèm:
- motif_nhan_qua_bao_ung_trong_van_xuoi_sinh_thai_viet_nam_duo.pdf