Một số vấn đề về thiết kế hệ thống ao nuôi tôm trên cát gắn với xử lý môi trường tại tỉnh Bình Định

Trong những năm gần đây, phong trào mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trên các

vùng đất cát ven biển miền Trung đang được người dân quan tâm. Một số dự án nuôi trồng thủy sản

trên vùng đất cát ven biển với quy mô nhỏ đã được đầu tư và đã có một số kết quả ban đầu. Song đây là

mô hình mới được triển khai trong điều kiện tự nhiên khá đặc biệt: địa hình nền ao thường cao hơn mực

nước biển, nền ao và bờ ao toàn là cát, nguồn nước ngọt thường ở xa khu nuôi, Chính vì vậy nên có

những tổng kết kinh nghiệm để đề xuất các mô hình ao nuôi, sơ đồ hệ thống cung cấp nước mặn, nước

ngọt, hệ thống xử lý nước thải đảm môi trường nuôi trồng bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên,

kinh tế xã hội từng vùng và hiệu quả của vốn đầu tư là rất có ý nghĩa

Một số vấn đề về thiết kế hệ thống ao nuôi tôm trên cát gắn với xử lý môi trường tại tỉnh Bình Định trang 1

Trang 1

Một số vấn đề về thiết kế hệ thống ao nuôi tôm trên cát gắn với xử lý môi trường tại tỉnh Bình Định trang 2

Trang 2

Một số vấn đề về thiết kế hệ thống ao nuôi tôm trên cát gắn với xử lý môi trường tại tỉnh Bình Định trang 3

Trang 3

Một số vấn đề về thiết kế hệ thống ao nuôi tôm trên cát gắn với xử lý môi trường tại tỉnh Bình Định trang 4

Trang 4

Một số vấn đề về thiết kế hệ thống ao nuôi tôm trên cát gắn với xử lý môi trường tại tỉnh Bình Định trang 5

Trang 5

Một số vấn đề về thiết kế hệ thống ao nuôi tôm trên cát gắn với xử lý môi trường tại tỉnh Bình Định trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 8920
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về thiết kế hệ thống ao nuôi tôm trên cát gắn với xử lý môi trường tại tỉnh Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về thiết kế hệ thống ao nuôi tôm trên cát gắn với xử lý môi trường tại tỉnh Bình Định

Một số vấn đề về thiết kế hệ thống ao nuôi tôm trên cát gắn với xử lý môi trường tại tỉnh Bình Định
 47 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG AO NUÔI TÔM TRÊN CÁT 
GẮN VỚI XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH 
 TS. Đỗ Văn Lượng 
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, phong trào mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trên các 
vùng đất cát ven biển miền Trung đang được người dân quan tâm. Một số dự án nuôi trồng thủy sản 
trên vùng đất cát ven biển với quy mô nhỏ đã được đầu tư và đã có một số kết quả ban đầu. Song đây là 
mô hình mới được triển khai trong điều kiện tự nhiên khá đặc biệt: địa hình nền ao thường cao hơn mực 
nước biển, nền ao và bờ ao toàn là cát, nguồn nước ngọt thường ở xa khu nuôi, Chính vì vậy nên có 
những tổng kết kinh nghiệm để đề xuất các mô hình ao nuôi, sơ đồ hệ thống cung cấp nước mặn, nước 
ngọt, hệ thống xử lý nước thải đảm môi trường nuôi trồng bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, 
kinh tế xã hội từng vùng và hiệu quả của vốn đầu tư là rất có ý nghĩa. 
1. GIỚI THIỆU CHUNG 
Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ 
trước đến nay, chương trình nuôi tôm công 
nghiệp ở nước ta phát triển khá mạnh cả bề rộng 
lẫn bề sâu. Giai đoạn đầu, các ao nuôi tôm được 
xây dựng trên các vùng đất trũng ven biển, ven 
đầm có cao độ nền ao thấp để lợi dụng đỉnh 
triều cấp nước tự chảy cho ao nuôi trong quá 
trình sản xuất. Giai đoạn thứ 2, khi vùng đất 
trũng đã khai thác hết hoặc bị ô nhiễm môi 
trường thì người dân lại dịch chuyển lên vùng 
đất lân cận có cao độ địa hình cao hơn, việc cấp 
nước cho ao nuôi phải sử dụng đến động lực. 
Giai đoạn thứ 3, khi phong trào nuôi tôm công 
nghiệp phát triển, diện tích vùng đất trũng ven 
biển, ven đầm và đất nông nghiệp có thể chuyển 
đổi đã khai thác cơ bản hết thì việc mở rộng 
diện tích nuôi tôm công nghiệp sang các vùng 
đất cát ven biển còn bị bỏ hoang hóa là một vấn 
đề được người dân quan tâm. Vốn đầu tư ban 
đầu cho mô hình nưôi tôm công nghiệp trên cát 
tuy có cao hơn các mô hình trước đây, nhưng 
việc xử lý môi trường ao nuôi dễ ràng hơn, tôm 
nuôi ít bị bệnh, hiệu quả kinh tế đáng tham 
khảo. Dưới đây sẽ giới thiệu một số mô hình 
nuôi tôm trên cát điển hình để cùng tham khảo. 
2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC VÙNG 
NUÔI TÔM TRÊN CÁT 
2.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo 
Vùng cát ven biển hình thành bởi 2 yếu tố là 
sóng biển và gió cho nên tính chất địa hình của 
dải cát ven biển lồi lõm không bằng phẳng và 
chưa ổn định. Một số khu vực còn hiện tượng 
cát bay di chuyển từ khu này sang khu khác. 
Vùng cát của các khu vực ven biển có khả 
năng xây dựng các dự án nuôi tôm có chiều 
rộng trung bình từ 1÷2km; cao độ trung bình từ 
+3,0 ÷ +15,0 và hướng dốc nghiêng về phía 
biển và phía đồng ruộng bên trong các dải cát. 
Thảm thực vật hầu như không đáng kể nên 
cần có biện pháp trồng cây chắn gió, chắn cát và 
tạo cảnh quan môi trường. 
2.2. Đặc điểm khí hậu 
Dải cồn cát ven biển có đặc điểm khí hậu 
Trung Trung bộ nóng và ẩm với 2 mùa phân 
biệt trong năm: mùa khô từ tháng 1÷8; mùa mưa 
từ tháng 9÷12. Tuy nhiên, trong mùa khô cũng 
có thể có lượng mưa đáng kể vào tháng 5 và 
tháng 8. Lũ tiểu mãn thường xuất hiện vào cuối 
tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Trong mùa mưa 
thường có ảnh hưởng của các trận bão từ biển 
đông tràn vào, với cường suất xuất hiện 1÷2 
trận/năm. 
Bảng 2.1 - Đặc trưng khí hậu khu vực dải cát 
ven biển tỉnh Bình Định 
Yếu tố Max Min Tr.B 
1. Nhiệt độ k.k (T0C) 42,1 15,0 26,9 
2. Độ ẩm W(%) 84 12 
3. Bốc hơi Zm.nước(mm) 579 
4. Gíó (m/s) 59 2,1 
5. Mưa (mm) 1988 
 48 
2.3. Đặc điểm địa chất 
a. Đặc điểm địa chất công trình 
Các ao nuôi tôm nằm trên vùng đất cát ven 
biển cho nên cấu tạo địa chất chủ yếu là cát hạt 
nhỏ đến hạt trung. Về mặt chịu lực thì đảm bảo 
yêu cầu, nhưng cần chú ý vấn đề chống thấm 
mất nước và vấn đề ổn định trượt mái bờ. 
b. Đặc điểm địa chất thủy văn. Mực nước 
ngầm biến đổi theo thời gian: 
- Mùa mưa: mực nước ngầm dâng cao gần 
mặt đất, tầng cát chứa đầy nước trong lỗ rỗng; 
- Mùa khô: nước ngầm sẽ dần chảy ra biển và 
các vùng xung quanh. Mực nước ngầm nằm sâu 
dưới mặt đất từ 3÷8m tùy địa hình; 
- Nước ngầm khá phong phú và có chất 
lượng tốt. 
2.4. Đặc điểm thủy hải văn 
- Đặc điểm thủy văn: Phía tây các dải cát có 
các đầm, hồ, sông cụt; như đầm Trà Ổ diện tích 
1200 ha; đầm Chánh Trạch 300 ha (xã Mỹ Thọ), 
các đoạn sông cụt ở xã Cát Tiến, Cát Chánh.... 
có thể lấy nước ngọt để nuôi tôm. Vùng đỉnh 
Núi Bà, có thể nghiên cứu xây dựng hồ chứa 
nước phục vụ nuôi tôm công nghiệp và tưới cho 
xã Cát Thành, Cát Khánh và Cát Hải. Đập Lại 
Giang và các hồ chứa nước đã và sẽ xây dựng là 
nguồn nước có thể cung cấp cho các trại sản 
xuất tôm giống và nuôi tôm của các xã ven biển 
huyện Hoài Nhơn. 
- Đặc điểm hải văn: 
+ Chế độ thủy triều: chủ yếu là nhật triều 
không đều. Hàng tháng có 15÷20 ngày có chế 
độ nhật triều. Vào các thời kỳ nước kém thường 
xuất hiện thêm một đỉnh thấp. Biên độ triều 
khoảng (1,5 ÷2,0)m trong kỳ nước cường, và 
0,5m trong kỳ nước kém; 
+ Các mực nước triều tính toán. 
Bảng 2.2 - Mực nước triều cao nhất theo tần suất 
P% 1 2 5 10 20 
Hpmax (cm) 188 180 168 158 146 
Bảng 2.3 - Mực nước triều thấp nhất (chân triều) 
P% 50 75 80 90 95 
Hpmin (cm) -52 -62 -63 -70 -74 
3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG AO VÀ CÁC CÔNG 
TRÌNH PHỤC VỤ NUÔI TÔM TRÊN CÁT 
3.1. Sơ đồ bố trí tổng thể 
Căn cứ vào địa hình khu vực dự án. Kích 
thước ao nuôi, việc cung cấp nước và tiêu nước, 
xử lý nước thải, điều kiện quản lý...... mà bố trí 
mặt bằng tổng thể cho phù hợp (xem hình 1) 
BiÓn
Hình 1 
Chú thích: 
 Ao nuôi 
 Ao lắng và xử lý nước trước khi đưa vào 
ao nuôi (bể chứa lắng) 
 Giếng chứa nước mặn (bể hút) 
 Trạm bơm 
 Ao xử lý nước thải 
 Giếng nước ngọt 
3.2. Cấu tạo ao nuôi tôm trên cát 
3.2.1. Tiêu chuẩn thiết kế 
- Đảm bảo quy trình sản xuất theo công nghệ 
nuôi thâm canh công nghiệp 
- Chủ động hoàn toàn trong việc cấp, thoát 
nước và xử lý nước thải. 
- Đáp ứng các yêu cầu khác theo tiêu chuẩn 
của ngành. 
- Phù hợp với khả năng đầu tư của hộ gia 
đình. 
3.2.2. Diện tích và các thông số của ao nuôi 
- Tổng diện tích chiếm đất: 3000÷5000m²; 
Trong đó: 
+ Diện tích mặt nước ao nuôi chiếm: 
62÷65% 
+ Diện tích mặt nước ao lắng chiếm: 
13÷15% 
+ Diện tích nhà quản lý chiếm : 0,5÷1,0% 
+ Diện tích bờ chiếm: 22÷25% 
- Các thông số của ao nuôi: 
 49 
+ Kích thước BxLxH (B chiều rộng đáy ao, L 
chiều dài đáy ao, H độ sâu của ao). Tùy theo 
diện tích khu đất để chọn B và L, kinh nghiệm 
trong thực tế thường chọn BxL = 2000÷3000m²; 
H = 2m; 
+ hmax: Chiều sâu mực nước lớn nhất trong 
ao; hmax = 1,5÷2,0m, kinh nghiệm thường chọn 
hmax = 1,5m; 
+ h: Độ cao an toàn từ mực nước lớn nhất 
đến đỉnh bờ ao, tính toán đủ để sóng không leo 
qua khỏi bờ ao, kinh nghiệm thường lấy h = 
0,5÷0,6m; 
+ m: Hệ số mái ao (b) lát tấm bê tông thì m = 
2,0; lát mái bằng đất sét m = 2,0÷ 2,5. Nếu trong 
mùa mưa giữ được mức nước trong ao thường 
xuyên h = hmax= 1,5m thì có thể chọn m = 1,50; 
+ Bề rộng bờ ao (b): thường chọn b =3m; 
+ Độ dốc đáy ao về nơi tháo cạn ao: i =1%. 
3.2.3. Chống thấm và bảo vệ mái bờ và 
đáy ao 
Tùy theo khả năng của từng chủ hộ nuôi tôm 
và nguồn vật liệu tại chỗ có thể áp dụng các 
biện pháp sau: 
- Đắp đất sét chống thấm: Nếu gần khu vực 
nuôi tôm trên cát có nhiều đất sét, thì khai thác 
để phủ mái, đáy và bờ ao một lớp đất sét huyện 
dày 30÷50cm. Biện pháp này bảo đảm được 
chống thấm, tận dụng được vật liệu tại chỗ nên 
giá thành thấp và công trình cũng bảo đảm ổn 
định lâu dài, nếu công tác quản lý ao tốt (xem 
hình 2); 
- Lót đáy và mái ao bằng vải nylon chống 
thấm, mái bờ tăng cường thêm một lớp vải bạt 
nylon chống sóng: Đây là phương pháp phổ 
biến nhất, giá thành xây dựng thấp, nhưng tuổi 
thọ của vật liệu nylon không cao, khi có sự cố 
rách, thủng lớp nylon rất khó xác định vị trí để 
sửa chữa; 
- Lót đáy và bờ ao bằng nylon chống thấm, 
gia cố và bảo vệ mái bờ ao bằng tấm bê tông 
đúc sẵn (xem hình 3); 
- Lót đáy và mái bờ ao bằng màng chống 
thấm HDPE. Loại này có giá thành cao, nhưng 
tuổi thọ khá bền; 
- Gia cố chống sóng và chống thấm mái và 
bờ ao bằng bê tông đổ tại chỗ. Chiều dày lớp bê 
tông từ 7÷10cm, cường độ bê tông đạt mác 
150÷200. Phương pháp này có tuổi thọ cao, độ 
an toàn lớn, tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu lớn. 
H×nh 3
Hình 2 
H×nh 4
Hình 3 
3.3. Cấu tạo ao lắng 
Trước khi đưa nước vào ao nuôi cần phải cho 
nước vào các ao chứa lắng để lắng đọng các 
chất, xử lý độ mặn..... do đó cần phải bố trí ao 
chứa lắng. Diện tích chiếm đất ao chứa lắng 
bằng 25%÷30% diện tích các ao nuôi. Kích 
thước chủ yếu như sau: 
- Chiều rộng (B), chiều dài (L) của ao phụ 
thuộc vào diện tích ao nuôi; 
- Chiều cao mực nước lớn nhất trong ao 
(Hmax): Để tăng dung tích trữ tiết kiệm diện tích 
chiếm đất, thường chọn mực nước ao lắng lớn 
hơn mực nước ao nuôi Hmax> hmax; 
- Cao trình đáy ao Z0: Phải cao hơn cao trình 
đáy ao nuôi từ (0,3÷0,5)m; 
- Mái bờ ao và kết cấu ao lắng như ao nuôi 
đã trình bày ở mục 3.2.3. 
3.4. Cấu tạo ao xử lý nước thải 
Để xử lý chất thải của các ao nuôi tôm và có 
thể xử lý nước dùng lại cho các ao nuôi trong 
thời kỳ nước ngầm bị cạn kiệt, cần phải xây 
dựng ao chứa nước thải. Kích thước ao chứa 
nước thải bằng 25%÷30% dung tích các ao nuôi. 
Đề nghị chọn kích thước ao chứa nước thải 
như sau: 
- Chiều rộng đáy ao: b = 30m 
- Chiều dài đáy ao: L = 60m 
- h = 1,5m; m = 3 và h = 0,5m 
- Cao trình đáy ao thấp hơn cao trình đáy ao 
nuôi 0,3m 
- Độ dốc bề mặt của ao nghiêng về phía ống 
xả đáy i =1% 
 50 
I
II
II
I
Hình 4 
 CHI TIÕT C CHI TIÕT A CHI TIÕT B 
 C¾T ii - ii
C
A
B
 C¾T i - i
AO NU¤I AO L¾NG
Hình 5 
3.5. Kết cấu các công trình khác 
a. Công trình bảo vệ bờ ao và đáy ao 
- Bờ ao: Đỉnh bờ ao rộng  = 3m; 2 bên lát 
bê tông (60x60x6)cm, ở giữa chừa 1 băng rộng 
80cm để trồng cây (xem hình 4) 
- Đáy ao 
+ Bệ đỡ máy sục khí 
+ Hệ thống tiêu nước 
Hệ thống thay nước đặt ở đáy ao: có tác dụng xả 
nước trong ao, thay nước trong quá trình nuôi tôm. 
b. Giếng chứa nước mặn và trạm bơm nước 
mặn 
+ Giếng chứa nước mặn và đường ống dẫn 
nước biển vào giếng 
Vị trí đặt giếng và kết cấu giếng là 2 vấn đề 
rất quan trọng ảnh hưởng đến sự bền vững của 
công trình, sự thuận tiện trong thi công và giá 
thành công trình (xem hình 6) 
Hình 6 
 51 
 chó thÝch
Chú thích: 
 Giếng tròn đường kính D = (1÷2)m, vị trí 
đặt giếng cách mực nước biển "0" là 2/3L; h = 
(1,5÷2,0)m 
 Đường ống dẫn nước từ biển vào giếng, 
đường kính ống phụ thuộc vào lưu lượng trạm 
bơm; Qống = (1,2÷1,4)Qbơm 
 Đoạn đầu ống, dùng các bao tải bện sợi 
gai, đựng đầy cát, buộc tròn dưới đáy ống làm 
bệ đỡ mềm 
 Thành giếng dày từ (15÷20)cm 
 Tấm đan, dày 20cm ngăn cát đùn khi bơm 
 Ống cát chôn trong cát sâu 0.8m 
 Trạm bơm 
+ Trạm bơm và đường ống dẫn nước 
Trạm bơm đặt ở vị trí ổn định, bão cấp 12 trở 
lên, sóng biển không lên tới; mỗi trạm có 2 máy 
bơm, trong đó có 1 máy dự trữ. Đường ống đẩy là 
hệ thống dẫn nước đến trực tiếp các ao chứa lắng. 
c. Hệ thống cấp nước và tiêu nước 
+ Công trình lấy nước từ ao chứa lắng qua 
đường ống dẫn nước đến các ao nuôi 
+ Công trình dẫn nước từ ao chứa lắng vào 
ao nuôi, và tiêu nước từ ao nuôi ra ao chứa nước 
thải. 
Hai hệ thống cấp nước và tiêu nước, có thể 
nhập lại thành 1 hệ thống chung, nhưng phải có 
phương pháp quản lý và hệ thống van điều 
khiển phù hợp; thay nước và cấp nước phải 
được tổ chức luân phiên từ trên xuống dưới. 
d. Sơ đồ bố trí hệ thống tập trung nước và xử lý nước thải 
Hình 7 
Nước thải của ao nuôi tôm được đưa về ao chứa nước thải, tại đây được xử lý sơ bộ, lắng động 
các chất và sau đó đưa về phía gần biển để xử lý đợt cuối cùng (xem hình 7). Bằng cách cho nước 
thải thấm qua lớp cát gần biển, nhờ lớp cát này lọc lại lần cuối, nước thải sẽ được từ từ thấm ra biển 
nơi được quy định xa trạm bơm cấp nước cho các ao nuôi tôm (xem hình 8) 
BiÓn
Hình 8 
 Bể xử lý nước  Đường ống dẫn nước thải 
 52 
V
QF 
+ Diện tích bể xử lý nước 
Trong đó: Q: Lưu lượng nước thải m³/giờ 
 V: Vận tốc thấm qua cát m/giờ, 
kinh nghiệm lấy V = (0,4÷0,8)m/giờ 
+ Quản lý bể xử lý nước thải: Khi nước trong 
bể dâng cao, chứng tỏ lớp cát trong bể đã chứa 
đầy các chất cặn, lúc này cần lấy lớp cát trong 
bể mang bón cho cây và thay lớp cát mới. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Sơ đồ thiết kế hệ thống cấp nước mặn, nước 
ngọt, sơ đồ bố trí hệ thống ao chưa lắng, ao nuôi 
và thoát nước thải gắn với xử lý môi trường được 
giới thiệu tóm tắt ở trên là những nội dung chủ 
yếu quyết định đến giá thành xây dựng công trình 
phục vụ nuôi tôm trên cát ở vùng ven biển tỉnh 
Bình Định nói riêng và ven biển miền Trung nói 
chung. Với mô hình thiết kế đồng bộ và khá hoàn 
chỉnh như vậy sẽ là một trong những điều kiện 
quan trọng bảo đảm cho nuôi tôm trên cát bền 
vững và đạt hiệu quả kinh tế khá. 
Sơ đồ thiết kế hệ thống nuôi tôm trên cát như 
trên đã được ứng dụng vào dự án nuôi tôm trên 
cát Mỹ An – Mỹ Thắng tỉnh Bình định khá 
thành công và mang lại hiệu quả kinh tế khá 
cao. Bộ mặt nông thôn vùng dự án đã thay đổi 
theo hướng tích cực. Dự án nuôi tôm trên cát 
Mỹ An – Mỹ Thắng đã đi vào họat động trong 
mây năm qua, nhưng môi trường và năng xuất 
vẫn đảm bảo ổn định. Mô hình này có thể ứng 
dụng vào một số vùng cát ven biển có đặc điểm 
tự nhiên tương tự. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sở Thủy Sản Bình Định (2002). Báo cáo tóm tắt 5 chuyên đề của đề tài “Nghiên cứu xây dựng 
mô hình nuôi tôm sú thâm canh trên vùng cát ven biển tỉnh Bình Định”. 
2. Trung Tâm ĐH2 (2003). Thuyết minh chung Dự án nuôi tôm trên cát xã Mỹ An-Mỹ Thắng, 
huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. 
3. GS.TS Nguyễn Quang Kim và nn (2005). Giáo trình Tiếp cận bền vững trong các dự án phát 
triển nông thôn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
4. PGS.TS Phạm Ngọc Hải và nn (2006). Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống Thủy Lợi 
tập I, II. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. 
5. PGS.TS Dương Thanh Lượng (2006). Giáo trình Hệ thống cấp nước. Nhà xuất bản Xây dựng, 
Hà Nội. 
6. Bộ môn Máy bơm và trạm bơm (2006). Giáo trình Máy bơm và trạm bơm. Nhà xuất bản từ 
điển Bách Khoa, Hà Nội. 
Abstract: 
SOME MATTERS OF DESIGNING POND SYSTEM FOR PRAWN FARMING 
ON COASTAL SANDY REGIONS AND PROTECTING ENVIRONMENT 
IN BINH DINH PROVINCE 
In recent years, the trend in expanding land area for aquaculture on coastal sandy regions of 
central Vietnam is attracting a wide interest. Some projects with small scale have been invested and 
got some first positive results. Even though, these are still new models implemented in relatively 
special natural conditions: terrain of pond foundations is usually higher than sea level; pond 
foundations and ponds’ banks are extremely made of sand; resources of freshwater are far from 
farming areas; Therefore, experience summary is necessary for proposing models for ponds, 
diagrams of seawater and freshwater supply system and sewage disposal system. These models 
should ensure the sustainability of farming environment, suitability for natural and socio-economic 
conditions of each region and investment’s efficiency. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_thiet_ke_he_thong_ao_nuoi_tom_tren_cat_gan.pdf