Một số vấn đề về quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay

Việc phát triển nhanh chóng các KCN tại nông thôn VĐBSH hiện nay làm

nảy sinh nhiều mâu thuẫn về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và không gian.

Bài viết này đưa ra một đánh giá chung về thực trạng các vấn đề phát triển KCN tại

nông thôn VĐBSH và từ đó đề xuất một số quan điểm để phát triển tiếp các KCN

tại nông thôn trong thời gian tới, đáp ứng các yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông thôn và phát triển bền vững

Một số vấn đề về quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay trang 1

Trang 1

Một số vấn đề về quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay trang 2

Trang 2

Một số vấn đề về quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay trang 3

Trang 3

Một số vấn đề về quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay trang 4

Trang 4

Một số vấn đề về quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay trang 5

Trang 5

Một số vấn đề về quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 8740
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay

Một số vấn đề về quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay
 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 116 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN 
KHU CÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN 
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 
ThS. Nguyễn Cao Lãnh 
Khoa Kiến trúc và Quy hoạch 
Trường Đại học Xây dựng 
Tóm tắt: Việc phát triển nhanh chóng các KCN tại nông thôn VĐBSH hiện nay làm 
nảy sinh nhiều mâu thuẫn về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và không gian. 
Bài viết này đưa ra một đánh giá chung về thực trạng các vấn đề phát triển KCN tại 
nông thôn VĐBSH và từ đó đề xuất một số quan điểm để phát triển tiếp các KCN 
tại nông thôn trong thời gian tới, đáp ứng các yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa nông thôn và phát triển bền vững. 
Summary: The rapid development of industrial parks (IPs) in the rural area of Red 
River Delta causes many economic, social, environmental and spatial conflicts. 
This article gives a general assessment of these IPs development issues, and 
raises some development orientations for these IPs to meet the requirements of 
rural industrialization, modernization and sustainable development in the future. 
1. Mở đầu 
Sau gần 20 năm phát triển, các khu công nghiệp (KCN) tại đô thị vùng đồng bằng sông 
Hồng (ĐBSH) đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và đã khẳng định được vai trò chiến lược của 
mình trong nền kinh tế quốc dân, trong quá trình công nghiệp hóa (CNH) và đô thị hóa của toàn 
vùng. Học tập mô hình này, hàng loạt các KCN tại nông thôn VĐBSH đã được phát triển trong 
thời gian qua. Tuy nhiên, do các đặc thù về địa kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường sinh thái... 
các KCN ở nông thôn đã không mang lại hiệu quả phát triển nông thôn như mong muốn, đồng 
thời lại làm nảy sinh các vấn đề khác về kinh tế - xã hội và gây ô nhiễm môi trường ngày càng 
lớn, đe dọa sự phát triển bền vững chung. 
2. Tình hình chung và các vấn đề bất cập 
Theo số liệu thống kê đến hết năm 2008, nông thôn VĐBSH dự kiến phát triển 265 KCN 
với gần 34.000ha, trong đó 123 KCN đã đi vào hoạt động với 3.773ha đất công nghiệp có thể 
cho thuê, tỷ lệ lấp đầy đạt 39,7% (Bảng 1). Hiện nay, các KCN tại nông thôn VĐBSH thu hút 
trên 400 nghìn lao động và có thể đáp ứng được khoảng 500 nghìn lao động. 
Trên cơ sở yếu tố địa kinh tế, hệ thống KCN ở Việt Nam có thể được chia thành ba loại 
theo các khu vực: KCN tại khu vực đô thị, KCN tại khu vực nông thôn, miền núi và KCN tại khu 
vực ven biển, hải đảo. Các khu vực này có đặc thù tự nhiên và tiềm năng kinh tế khác nhau, và 
vì thế, mô hình phát triển KCN tại các vùng này cũng sẽ khác nhau. Theo Nghị định số 
29/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 3 năm 2008 về Quy định về Khu công nghiệp, 
Khu chế xuất và Khu kinh tế: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và 
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập 
 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 117 
theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này” [4, Điều 2]. Theo quy định này, với 
chức năng hoạt động là “sản xuất công nghiệp” và “dịch vụ sản xuất”, KCN dường như chỉ thích 
hợp trong mô hình kinh tế-xã hội công nghiệp và dịch vụ của đô thị mà chưa có sự tương thích 
với mô hình công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp của nông thôn. Do được phát triển trên cơ sở 
cấu trúc không gian tập trung của đô thị, khi đặt trong cấu trúc không gian phân tán theo các 
điểm dân cư nông thôn, KCN cũng chưa tìm được sự liên kết thích hợp. Điều này đang dẫn tới 
các mâu thuẫn về phát triển giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa xây dựng KCN và đô thị 
hóa nông thôn mà đến nay vẫn chưa có biện pháp giải quyết. Ngoài hai chức năng trên, tất cả 
các chức năng liên quan khác như các tiện ích xã hội, giải trí và chỗ ở cho người lao động đều 
nằm ngoài “hàng rào” KCN. Mô hình KCN, với hình khối lớn và mật độ xây dựng cao theo kiểu 
đô thị, đã trở thành một khu vực biệt lập về xã hội và về không gian, đối lập với tính chất “cộng 
đồng” truyền thống và đặc trưng không gian cảnh quan kiểu “làng xóm” của khu vực nông thôn. 
Bảng 1. Sự phát triển của các KCN đô thị và nông thôn tại VĐBSH 
KCN 
QH đến 2020 Đã xây dựng và hoạt động Tỷ lệ lấp đầy 
Số lượng 
(khu) 
Diện 
tích 
KCN 
theo 
QH (ha) 
Số lượng 
(khu) 
Diện 
tích 
KCN 
theo 
QH (ha) 
Diện 
tích đất 
CN theo 
QH (ha) 
Diện 
tích đất 
CN 
có thể 
cho 
thuê 
Diện 
tích 
đã cho 
thuê 
(ha) 
Trên 
diện 
tích 
xây 
dựng 
(%) 
Trên 
diện 
tích 
theo 
QH 
(%) 
Tại đô thị 80 16.107 55 8.672 4.772 3.042 2.215 72,8 46,4 
Tại nông thôn 265 33.956 123 11.602 6.773 3.647 2.712 74,4 39,7 
Tổng cộng 345 50.063 178 20.274 11.545 6.689 4.927 73,7 42,7 
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê các KCN tại VĐBSH. 
KCN hầu như không có vai trò thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tại khu vực nông thôn. Với 
mục tiêu thu hút đầu tư, mô hình KCN được xây dựng trước tiên để phục vụ các nguồn “ngoại 
lực” mạnh từ đô thị và từ nước ngoài mà không chú trọng nhiều tới các nguồn “nội lực” từ nông 
thôn. Điều này tạo được hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt ở đô thị nhưng lại kém hiệu quả ở khu 
vực nông thôn khi các tiềm năng, đặc thù địa phương (về sản xuất nông nghiệp) - một trong 
những yếu tố cạnh tranh quyết định cho sự phát triển của nông thôn không được khai thác, 
thậm chí bị đe dọa. Hiện tại, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn chỉ chiếm 22,35% 
toàn ngành và chỉ tạo ra 20,8% GDP [2]. Sự kém hiệu quả này cũng được thể hiện ở việc thu 
hút lao động địa phương làm việc trong KCN (chỉ 50-60% lao động trong KCN là lao động địa 
phương [1]) và sự dịch cư nông thôn - đô thị ngày càng gia tăng (~135.000 người/năm [5]). 
Trong khi phần lớn các KCN đô thị nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển các KCN Việt 
Nam do Nhà nước thống nhất quản lý, kiểm soát thì các KCN ở nông thôn chủ yếu được phát 
triển theo nhu cầu địa phương và chưa có một quy hoạch tổng thể nào. Thêm vào đó là sự 
quản lý nới lỏng ở các địa phương đã dẫn tới tình trạng phát triển tràn lan, vượt quá nhu cầu và 
phân bố bất hợp lý giữa các địa phương và ngay cả trong cùng một địa phương (Bảng 2). 
Điều này cũng dẫn đến tình trạng cạnh tranh giữa các KCN tại nông thôn. Trong khi phần 
lớn các KCN tại đô thị đều không đáp ứng kịp nhu cầu và giá thuê đất cao thì KCN tại nông 
thôn lại phải chịu áp lực hạ giá thành cho thuê đất, càng làm giảm chi phí đầu tư xây dựng và 
giảm chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) của KCN. Sự đầu tư xây dựng không đồng 
bộ, đặc biệt là thiếu các công trình xử lý môi trường (xử lý rác thải, nước thải) của các KCN ở 
nông thôn đã gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng tại khu vực này. 
 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 118 
Bảng 2. Số lượng và phân bố các KCN tại nông thôn VĐBSH 
TT 
Tỉnh/thành 
phố 
Dân số (nghìn người) KCN đã hoạt động KCN đến năm 2020 
2008 2020 Số ha m2/ng Số ha m2/ng 
1 Bắc Ninh 839,0 761,2 23 1.858 22,1 60 4.965 65,2 
2 Hà Nam 751,0 681,3 10 250 3,3 23 814 11,9 
3 Hà Nội 3.545,3 3.216,4 18 1.845 5,2 31 2.768 8,6 
4 Hải Dương 1.458,3 1.323,0 12 1.488 10,2 29 4.218 31,9 
5 Hải Phòng 1.092,8 991,4 10 2.200 20,1 22 7.400 74,6 
6 Hưng Yên 1.036,4 940,3 9 1.605 15,5 14 2.739 29,1 
7 Nam Định 1.654,4 1.500,9 14 482 2,9 25 1.801 12,0 
8 Ninh Bình 778,4 706,2 10 667 8,6 23 1.980 28,0 
9 Thái Bình 1.733,0 1.572,2 14 986 5,7 20 1.619 10,3 
10 Vĩnh Phúc 781,3 708,8 3 221 2,8 18 5.652 79,7 
 Toàn vùng 13.669,9 12.401,8 123 11.602 8,5 265 33.956 27,4 
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê các KCN tại VĐBSH. 
Các quy định hiện hành cũng tạo nên một cách thức tư vấn thiết kế và phê duyệt QHXD 
KCN theo một hình mẫu chung. Các KCN ở nông thôn cũng tương tự như các KCN ở đô thị (về 
cơ cấu chức năng và tổ chức không gian), không có bản sắc riêng theo đặc thù của khu vực 
hay tính chất sản xuất trong đó và chỉ có thể phân biệt, nhận biết qua tên gọi của chúng. 
3. Một số quan điểm và định hướng quy hoạch phát triển KCN tại nông thôn VĐBSH 
3.1 Vai trò, chức năng 
KCN tại nông thôn (KCNNT) là một bộ phận của cơ cấu kinh tế-xã hội nông thôn nói riêng 
và VĐBSH nói chung. Đây là nơi tạo ra các nhu cầu về sản xuất quy mô lớn và các dịch vụ hỗ 
trợ kèm theo ngay tại nông thôn và từ các lợi thế của nông thôn. Đó chính là “động lực” phát 
triển nông thôn bằng các nguồn nội lực thông qua mối quan hệ: Lợi thế - Sản xuất để tận dụng 
lợi thế - Phát triển - Lợi thế cao hơn - Sản xuất hiệu quả hơn, quy mô lớn hơn - Phát triển cao 
hơn. Đây là nơi thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu tư, nhờ vậy, quá trình CNH nông thôn có 
thể có những bước “đột phá” mà không phải trông chờ vào đầu tư từ bên ngoài: 
- Trong lĩnh vực công nghiệp: KCNNT là nơi cung cấp không gian tập trung và tạo điều 
kiện cho các ngành công nghiệp, TTCN nông thôn liên kết cùng phát triển. Các ngành công 
nghiệp trong KCN sẽ khai thác những thị trường tiềm năng còn bỏ ngỏ ở nông thôn và những 
thị trường còn trống ở đô thị hay xuất khẩu (công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất hàng thủ 
công mỹ nghệ,..), giải quyết những ngành mà công nghiệp đô thị không nên làm hoặc làm kém 
hiệu quả hơn (công nghiệp xử lý chất thải và tái chế). KCNNT sẽ là vệ tinh cho các KCN lớn, 
KCN đô thị trong việc tạo ra các bán thành phẩm, nguyên liệu hay xử lý các chất thải, từ đó có 
điều kiện thực hiện chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Dựa trên các đặc thù, tiềm 
năng của công nghiệp nói riêng và nông thôn VĐBSH nói chung, KCN tại đây sẽ được phát 
triển với hai mô hình cơ bản là: 
 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 119 
+ Khu công-nông nghiệp: Trên cơ sở các ngành công nghiệp chế biến nông sản, lương 
thực, thực phẩm hay sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ nguồn nguyên liệu địa phương - Tiềm 
năng và lợi thế phát triển lớn nhất của khu vực nông thôn; 
+ KCN tái tạo tài nguyên: Trên cơ sở các ngành công nghiệp tái chế và xử lý chất thải 
của đô thị và nông thôn - Tiềm năng và cơ hội phát triển mới của khu vực nông thôn. 
- Trong lĩnh vực nông nghiệp: KCNNT là nơi thu gom, tiêu thụ và gia tăng giá trị của các 
sản phẩm, từ đó tạo ra các nhu cầu sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, cải tiến phương thức 
sản xuất theo hướng CNH và hiện đại hóa. Đây là giải pháp cơ bản nhất để phát triển các 
ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp như chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm, sản 
xuất hàng tiểu thủ công nghiệp (TTCN),... dựa trên nguồn lực địa phương. 
- Trong lĩnh vực dịch vụ: KCNNT là nơi tạo ra các nhu cầu dịch vụ, trước hết là các dịch 
vụ sản xuất, vận chuyển và kéo theo đó là các dịch vụ thương mại, phục vụ người lao động. Sự 
phát triển này sẽ tác động ngược lại, kích thích sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp 
nông thôn. KCNNT là cầu nối giữa các hộ nông dân với thị trường, tạo điều kiện hình thành một 
khối gắn bó hữu cơ giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, giữa sản xuất - chế biến - tiêu 
thụ với thị trường, tạo điều kiện gia tăng giá trị hàng hóa thông qua các dịch vụ lưu thông. 
- Về lao động: KCNNT là giải pháp tốt nhất để tạo việc làm phi nông nghiệp và tận dụng 
nhiều lao động với trình độ chuyên môn chưa cao, bao gồm: Việc làm công nghiệp, TTCN trong 
KCN; Việc làm dịch vụ sản xuất, hỗ trợ sản xuất, trao đổi thương mại trong và ngoài KCN; Việc 
làm dịch vụ phục vụ sinh hoạt cho người lao động trong KCN. Điều này sẽ giúp người nông dân 
“ly nông bất ly hương”, tạo thêm việc làm lúc nông nhàn và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển 
dịch cơ cấu lao động tại chỗ. 
- Về đầu tư: KCNNT tiếp nhận tất cả dạng sở hữu, loại hình cơ sở sản xuất ở VĐBSH. 
Điều này cho phép phát triển KCN bằng cách thu hút mọi thành phần trong xã hội có vốn tham 
gia đầu tư thành lập và quản lý. Đây sẽ là cơ hội để người dân nông thôn trực tiếp tham gia các 
dự án đầu tư phát triển, vừa đem lại lợi ích chung cho khu vực nông thôn vừa đem lại các lợi 
ích riêng cho họ. Đây cũng là yếu tố tạo nên sự ủng hộ khi mà sự phát triển các KCN hiện nay 
đang gây ra các mâu thuẫn với sự phát triển của cộng đồng và môi trường xung quanh. 
- Về môi trường: KCNNT là KCN đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Việc đưa các chu 
trình sản xuất liên kết theo hướng sinh thái đã và đang phát triển tại nông thôn VĐBSH vào 
trong KCN sẽ giảm thiểu tài nguyên đầu vào và các chất thải đầu ra. Với điều kiện tự nhiên 
phong phú và quỹ đất rộng lớn tại khu vực nông thôn VĐBSH, các giải pháp quy hoạch hệ 
thống HTKT theo các nguyên tắc của sinh thái học (chu trình tuần hoàn nước, chu trình xử lý 
chất thải, trạm xử lý nước thải sinh học, các vật liệu thay thế,...) đều có thể áp dụng tại KCNNT. 
- Về đô thị hóa: CNH và đô thị hóa là hai vấn đề không thể tách rời trong quá trình phát 
triển kinh tế - xã hội nông thôn. Công nghiệp hóa là tiền đề tạo ra các giá trị, là động lực cho sự 
đô thị hóa. Đô thị hóa là cơ sở điều kiện để gia tăng nhịp độ và hiệu quả của công nghiệp hóa. 
KCNNT là nguồn lực của CNH, từ đó tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn. 
Việc phát triển KCNNT luôn gắn liền với việc phát triển các khu vực chức năng khác của nông 
thôn (điểm dân cư nông thôn, trung tâm tiểu vùng, HTKT,...), tạo ra các tiền đề hay là “hạt 
nhân” để phát triển các đô thị sau này. 
3.2 Nguyên tắc phát triển 
KCNNT sẽ là sự chuyển tiếp từ mô hình mức độ thấp (như các KCN thông thường hiện 
nay) lên mô hình mức độ cao (như các Business Park và KCN sinh thái) dựa trên tiềm năng 
thực tế của khu vực nông thôn VĐBSH. Đây sẽ một trong những là mô hình đặc thù của quá 
trình CNH và đô thị hóa nông thôn. Vì thế, việc quy hoạch phát triển KCNNT cần phải: 
 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 120 
- Kế thừa các nguyên tắc cơ bản về phát triển KCN hiện có (về cơ cấu chức năng, đầu tư 
xây dựng hay quản lý vận hành,...); 
- Vận dụng một cách hợp lý các nguyên tắc phát triển theo xu hướng phát triển mới trên 
thế giới, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam (ví dụ như sự đa dạng và linh hoạt, sự 
phát triển hỗn hợp các chức năng, tính cộng đồng,...); 
- Xác định bản sắc riêng của một mô hình mới nhưng phải phù hợp và hài hòa với đặc 
thù không gian và đặc thù văn hóa xã hội của khu vực nông thôn VĐBSH thông qua các giải 
pháp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch kiến trúc cảnh quan hay các quy định kiểm soát phát 
triển; 
- Đảm bảo kiểm soát các vấn đề về đầu tư, quản lý vận hành và bảo vệ môi trường, 
hướng tới sự phát triển bền vững; 
- Tạo lập tính “cộng đồng” liên kết trong KCN (cả về mặt kinh tế - xã hội và về mặt không 
gian), hình thành “động lực” phát triển mạnh của nông thôn; 
- Đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương và tạo được sự ủng hộ của cộng 
đồng địa phương. 
3.3 Đặc trưng cơ bản 
Các đặc trưng cơ bản của KCNNT được thể hiện trong mối tương quan so sánh với các 
KCN thông thường như sau: 
Bảng 3. Các đặc trưng cơ bản của KCNNT 
KCN thông thường hiện nay KCN tại nông thôn VĐBSH 
1. Quan điểm phát triển 
Đa dạng hóa sự phát triển công 
nghiệp, tạo đà CNH chung 
Phát huy nội lực công nghiệp, TTCN nông thôn, tạo động lực 
cho CNH nông thôn từ các lợi thế riêng của nông thôn 
2. Tính chất KCN và loại hình công nghiệp 
Đa ngành tổng hợp, theo một 
hình mẫu chung 
Chuyên ngành, theo đặc thù của vùng nguyên liệu nông thôn, 
bao gồm: Khu công-nông nghiệp và KCN tái tạo tài nguyên. 
Hình thành các chu trình sản xuất liên kết mang tính sinh thái 
cao (từ khai thác nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ đến xử lý 
chất thải, tái chế và tái sử dụng) và chỉ có được ở khu vực 
nông thôn 
3. Mối quan hệ kinh tế-xã hội, không gian 
Trong cấu trúc đặc thù của đô 
thị: công nghiệp và dịch vụ 
Trong cấu trúc đặc thù của nông thôn: công nghiệp - dịch vụ 
và nông nghiệp. Gắn chặt với sự phát triển của trung tâm tiểu 
vùng và điểm dân cư nông thôn 
4. Không gian chức năng KCN 
Sản xuất và dịch vụ sản xuất Phát triển hỗn hợp các chức năng sản xuất, dịch vụ sản xuất 
và công trình công cộng. Có thể phát triển khu vực sản xuất 
hỗn hợp kiểu làng nghề, phố nghề 
5. Chất lượng không gian và môi trường sinh thái 
Thấp Chuyển tiếp lên mức độ cao theo các xu hướng phát triển 
tiên tiến, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 
 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 121 
KCNNT được đặc trưng bởi tính chất chuyên ngành hay các chu trình sản xuất liên kết 
trong đó. Do vậy, việc phát triển KCNNT cần chú trọng đến các chức năng đặc thù của quá 
trình sản xuất này như là trọng tâm của sự phát triển, ví dụ như các doanh nghiệp “hạt nhân”, 
khu vực kho lưu trữ và bảo quản, dịch vụ vận chuyển,... và từ đó xác định các chức năng liên 
quan và hỗ trợ khác. KCNNT sẽ bao gồm các bộ phận chức năng “cứng” (như trong KCN thông 
thường: Nhà máy, kho tàng; Các khu kỹ thuật; Công trình hành chính, dịch vụ; Giao thông và 
cây xanh [3, Mục 2.7.3, bảng 2.3 ]) và bộ phận chức năng “mềm” theo đặc thù của chu trình 
sản xuất công nghiệp địa phương (Khu vực kho tàng giao lưu hàng hóa, Khu vực phát triển hỗn 
hợp, Khu vực các công trình công cộng, nghỉ ngơi giải trí,...). 
4. Kết luận 
Trên đây là một số quan điểm và định hướng cho việc phát triển KCN tại khu vực nông 
thôn VĐBSH, làm cơ sở để nghiên cứu đề xuất mô hình KCN thích hợp cho khu vực này trong 
thời gian tới, đáp ứng các yêu cầu CNH, hiện đại hóa nông thôn và phát triển bền vững. 
Tài liệu tham khảo 
1. Lê Hữu Dũng (2006), Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động - việc làm ở Việt Nam, 
Trang tin điện tử Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam ngày 16/12/2006, 
 =163&IDN=964. 
2. Bộ Công nghiệp (2007), Phát triển công nghiệp nông thôn, Trang tin điện tử Bộ Công nghiệp 
04/04/2007,  
3. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCXDVN 
01:2008/BXD ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 04/03/2008 của Bộ Xây 
dựng. 
4. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 về Quy định về khu công 
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. 
5. Tổng cục thống kê Việt Nam (2009), Niên giám thống kê 2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà 
Nội. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_quy_hoach_phat_trien_khu_cong_nghiep_tai_kh.pdf