Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba

Mùa khô năm 2019, đoàn khảo sát thực địa của đề tài TN17/T06 đã phát hiện hàng loạt di

sản kép, chứa đồng thời cả hai giá trị di sản địa chất và khảo cổ tiền sử, dọc thung lũng cổ sông Ba.

Các di tích khảo cổ được tìm thấy ngay tại các điểm di sản địa chất như các thác nước, các điểm hóa

thạch, các thềm sông cổ và trên các sườn núi thấp dọc thung lũng cổ sông Ba, thuộc các thành tạo

eluvi, deluvi, proluvi và aluvi tuổi Pleistocen. Hàng trăm công cụ đá, trong đó có hàng chục công

cụ chế tác từ gỗ hóa thạch đã được sưu tầm, bao gồm: công cụ ghè một mặt và ghè hai mặt, công cụ

chặt thô rìa dọc, côn cụ chặt thô rìa ngang, công cụ nạo, công cụ mũi nhọn, công cụ mảnh tước và

công cụ hạch, v.v. Chất liệu các công cụ làm từ thạch anh, quartzit, đá silic, opal-chalcedon, đá sừng,

gỗ hóa thạch và đá basalt, cũng chính là những loại đá đã được xác lập là di sản địa chất (kiểu ACổ sinh, kiểu D- Đá, kiểu F- Khoáng vật, khoáng sản theo phân loại di sản địa chất quy định trong

Thông tư số 50/2017/TT BTNMT của Bộ TNMT) có giá trị của khu vực di sản. Đặc trưng kỹ nghệ

và kiểu dáng của các công cụ đá sưu tầm được tiêu biểu cho thời đại Đá cũ. Những phát hiện khảo

cổ mới này đã được các chuyên gia khảo cổ trong nước và quốc tế đánh giá rất cao, vì đã bổ sung

nguồn tư liệu khảo cổ rất có giá trị để nghiên cứu giai đoạn tiền sử Đá cũ ở tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên

nói riêng và ở Việt Nam, Đông Nam Á nói chung, đồng thời nâng cao giá trị tổng thể về di sản của

khu vực và cung cấp nguồn tài nguyên di sản kép (di sản thiên nhiên và di sản văn hóa) quý giá cho

khai thác du lịch và phát triển bền vững kinh tế xã hội.

Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba trang 1

Trang 1

Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba trang 2

Trang 2

Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba trang 3

Trang 3

Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba trang 4

Trang 4

Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba trang 5

Trang 5

Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba trang 6

Trang 6

Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba trang 7

Trang 7

Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba trang 8

Trang 8

Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba trang 9

Trang 9

Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang viethung 9360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba

Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba
VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 3 (2020) 55-69 
55 
Original Article 
New Archaeological Discoveries in The Geological 
Formations and Heritages along the Ba River Ancient Valley 
La The Phuc1, Luong Thi Tuat1 , Bui Van Thom2, Nguyen Khac Su3, 
Vu Tien Duc4, Bui Quang Anh1, Nguyen Trung Minh1, Dang Thi Hai Yen1 
1Vietnam National Museum of Nature, Vietnam Academy of Science and Technology (VAST), 
18 Hoang Quoc Viet, Ha Noi, Vietnam 
2Institute of Geological Sciences, VAST, 84 Chua Lang, Dong Da, Hanoi, Vietnam 
3Vietnam Archaeological Association, VASS, 61 Phan Chu Trinh, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam 
4Institute of Social Sciences of Central Highlands, VASS, 1A Nguyen Van Linh, Buon Ma Thuot, Dak Lak, Vietnam 
Received 28 April 2020 
Revised 08 September 2020; Accepted 14 September 2020 
Abstract: In dry season of 2019, a series of new mix-heritages containing both of natural/geological 
and prehistoric archaeological values were discovered along the Ba river ancient valley by the field 
survey team of the project TN17/T06. The archaeological relics were uncovered right in the 
geological heritage sites such as: waterfalls, fossil sites, ancient terraces, and low mountain slopes 
along the Ba river ancient valley, which belong to eluvial, deluvial, proluvial and alluvial formations 
of Pleistocene age. Hundreds of stone tools, including dozens of petrified wood tools were collected, 
such as: uni-facial and bi-facial tools, end-chooper, side-chopper, scraper, spearhead tool, flake and 
core tools, etc. The materials of the tools were made of quartz, quartzite, siliceous stone, opal-
chalcedony, petrified wood and basalt, which were recognized as geological heritages (A type: 
Paleontology; D type: Rock; F type: Minerals, according to the classification in the Circular 
50/2017-TT-BTNMT of MONRE) of the heritage region. The collected artifacts characterise 
technique and geometric shape types of Paleolithic age. The archaeological discoveried sites were 
highly evaluated by Vietnamese and foreign archaeologists because they play a great important role 
in studying Paleolithic stage in Gia Lai province and The Central Highlands particularly, and in 
Vietnam and Southeast Asia generally. Besides, they have increased comprihensive heritage values 
of the region, as well as provided double invaluable resources (both natural and cultural heritage) 
for tourism exploitation and socio-economic sustainable development. 
Keywords: heritage; archaeological site, stone tool, Ba river. 
________ 
 Corresponding author. 
 E-mail address: t_luongthi@yahoo.com.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4621 
L.T. Phuc et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 3 (2020) 55-69 56 
Một số phát hiện mới về di tích khảo cổ trong các thành tạo và 
di sản địa chất dọc thung lũng cổ sông Ba 
La Thế Phúc1, Lương Thị Tuất1 , Bùi Văn Thơm2, Nguyễn Khắc Sử3, 
Vũ Tiến Đức4, Bùi Quang Anh1, Nguyễn Trung Minh1, Đặng Thị Hải Yến1 
1Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), 
 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam 
2Viện Địa chất, VAST, 84 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 
3Hội Khảo cổ học, VASS, 61 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam 
4Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, 1A Nguyễn Văn Linh, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Việt Nam 
Nhận ngày 28 tháng 4 năm 2020 
Chỉnh sửa ngày 08 tháng 9 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 9 năm 2020 
Tóm tắt: Mùa khô năm 2019, đoàn khảo sát thực địa của đề tài TN17/T06 đã phát hiện hàng loạt di 
sản kép, chứa đồng thời cả hai giá trị di sản địa chất và khảo cổ tiền sử, dọc thung lũng cổ sông Ba. 
Các di tích khảo cổ được tìm thấy ngay tại các điểm di sản địa chất như các thác nước, các điểm hóa 
thạch, các thềm sông cổ và trên các sườn núi thấp dọc thung lũng cổ sông Ba, thuộc các thành tạo 
eluvi, deluvi, proluvi và aluvi tuổi Pleistocen. Hàng trăm công cụ đá, trong đó có hàng chục công 
cụ chế tác từ gỗ hóa thạch đã được sưu tầm, bao gồm: công cụ ghè một mặt và ghè hai mặt, công cụ 
chặt thô rìa dọc, côn cụ chặt thô rìa ngang, công cụ nạo, công cụ mũi nhọn, công cụ mảnh tước và 
công cụ hạch, v.v. Chất liệu các công cụ làm từ thạch anh, quartzit, đá silic, opal-chalcedon, đá sừng, 
gỗ hóa thạch và đá basalt, cũng chính là những loại đá đã được xác lập là di sản địa chất (kiểu A- 
Cổ sinh, kiểu D- Đá, kiểu F- Khoáng vật, khoáng sản theo phân loại di sản địa chất quy định trong 
Thông tư số 50/2017/TT BTNMT của Bộ TNMT) có giá trị của khu vực di sản. Đặc trưng kỹ nghệ 
và kiểu dáng của các công cụ đá sưu tầm được tiêu biểu cho thời đại Đá cũ. Những phát hiện khảo 
cổ mới này đã được các chuyên gia khảo cổ trong nước và quốc tế đánh giá rất cao, vì đã bổ sung 
nguồn tư liệu khảo cổ rất có giá trị để nghiên cứu giai đoạn tiền sử Đá cũ ở tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên 
nói riêng và ở Việt Nam, Đông Nam Á nói chung, đồng thời nâng cao giá trị tổng thể về di sản của 
khu vực và cung cấp nguồn tài nguyên di sản kép (di sản thiên nhiên và di sản văn hóa) quý giá cho 
khai thác du lịch và phát triển bền vững kinh tế xã hội. 
Từ khóa: di sản, di tích khảo cổ, công cụ đá, sông Ba. 
1. Mở đầu 
Đới đứt gãy Sông Ba có vị trí đặc biệt trong 
cấu trúc địa chất khu vực Nam Trung Bộ [1,2]. 
Đây là một đới đứt gãy lớn dạng địa hào, còn ẩn 
chứa nhiều thông tin quan trọng về lịch sử phát 
________ 
 Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: t_luongthi@yahoo.com.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4621 
triển địa chất cũng như lịch sử phát triển của tự 
nhiên và con người trong khu vực. Sông Ba phát 
triển dọc theo đới đứt gãy này, có lưu vực thuộc 
các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, một phần nhỏ phía 
đông bắc của tỉnh Đắk Lắk và một phần nhỏ phía 
nam của tỉnh Phú Yên (Hình 1). Khu vực thung 
L.T. Phuc et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 3 (2020) 55-69 57 
lũng sông ... luvi, proluvi, 
aluvi cho thung lũng Krông Pa mà đã được người 
tiền sử khai thác để chế tác công cụ. 
- Nhóm thành tạo trầm tích bở rời Đệ tứ có 
trầm tích Pleistocen sớm phần muộn (aQ11.3: 1,80 
- 0,78 triệu năm BP) lộ khá phổ biến dọc theo rìa 
địa hình sườn đồi núi hai bên thung lũng Krông 
Pa, phủ trực tiếp lên các thành tạo trầm tích hệ 
tầng Sông Ba (N13sb). Thành phần trầm tích bao 
gồm cuội sạn sỏi đa khoáng ở phần trên; cát sạn 
- bột sét ở phần dưới. Cuội sỏi có độ mài tròn tốt 
- trung bình, đã phát hiện được nhiều công cụ đá, 
mảnh tước, hạch đá... của người tiền sử tương tự 
như Phú Thiện. Ngoài ra, ở đây còn có các thành 
tạo trầm tích tuổi Pleistocen giữa-muộn (Q12-3) 
và Holocen sớm-giữa (Q21-2) nguồn gốc sông 
(aluvi), phân bố dọc theo hai bờ sông suối của 
thung lũng Krông Pa (Hình 4). Các thành tạo 
trầm tích Đệ tứ không phân chia (Q), nguồn gốc 
eluvi - deluvi - proluvi phân bố dọc theo các khe 
suối và sườn dốc của các núi đá gốc ven thung 
lũng. Đây cũng là đối tượng cần tìm kiếm trong 
quá trình điều tra chi tiết, đánh giá tiềm năng di 
tích Đá cũ ở khu vực này. 
* Sơ lược đặc điểm di tích 
Do hạn chế về thời gian và kinh phí, nên 
công tác khảo sát của đoàn cán bộ khoa học 
thuộc đề tài TN17/T06 chỉ tiến hành dọc theo 
đường Trường Sơn Đông, thuộc dải Tây Nam 
của thung lũng Krông Pa. Tại khu vực này, đoàn 
khảo sát đã phát hiện được 3 điểm có di vật đồ 
đá của người tiền sử, trong đó 2 điểm phân bố 
trên bề mặt các gò đồi là thềm cổ bậc 1 (ký hiệu 
KP1 và KP3) và 1 điểm trên vách của thềm cổ 
bậc 2 (ký hiệu KP2). 
- Di tích KP1 trên thềm cổ bậc 1 (DSĐC phụ 
kiểu B1) của sông Ba (Hình 4, 10a), có tọa độ 
13011’ 54,4’’ vĩ độ Bắc - 1080 41’ 45.4’’ kinh độ 
Đông, độ cao tương đối 3 - 5m ứng với thềm bậc 
1; thuộc xã Ia HD’Reh, huyện Krông Pa (Hình 
10a). Thềm có độ cao tương đối 3 - 5m, còn 
nguyên trạng. Cảnh quan địa mạo và trầm tích 
trên lớp mặt của thềm sông cổ chứa di vật ở đây 
là cuội sạn đa khoáng giống cụm di tích khu vực 
thung lũng Phú Thiện. 
Các di vật công cụ đá tiền sử dễ dàng được 
tìm thấy ở đây, bao gồm: công cụ đá (Hình 10b), 
mảnh tước ban đầu (Hình 10c), đá có vết chế tác 
(Hình 10d) có chất liệu là đá quartzit; các đá 
nguyên liệu gồm thạch anh, đá silic, quartzit, ... 
Di tích này rất cần được điều tra nghiên cứu chi 
tiết để tiến hành khai quật, xây dựng bảo tàng 
bảo tồn tại chỗ phục vụ khai thác du lịch. 
- Di tích KP2 trên thềm cổ bậc 2 (DSĐC phụ 
kiểu B1) của sông Ba (Hình 4, 9, 11a) có tọa độ 
130 09' 54.5” vĩ độ Bắc và 1080 40' 22.1" kinh độ 
Đông, độ cao tương đối 5 - 10m, thuộc buôn 
BLái, xã Ia R’Mok, huyện Krông Pa. Di tích nằm 
trên một gò đồi thoải là thềm sông cổ bậc 2 của 
sông Ba trước kia. Sườn đồi về phía Đông Bắc, 
cách đường Trường Sơn Đông khoảng 50 - 70m 
đã bị xẻ để lấy đất san nền, làm đường, tạo ra 
vách taluy dốc đứng. Mặt cắt tại taluy này lộ ra 
tập trầm tích dày 4 - 5m, chia làm 2 phần rõ ràng: 
phần trên là cuội sạn đa khoáng, dày 2 - 3m; phần 
dưới là cát - bột - sét màu xám sáng, có dấu hiệu 
laterit hóa nhẹ ở phần trên (nơi tiếp giáp với phần 
cuội sạn) (Hình 11a). 
Các di vật đá dễ dàng được tìm thấy ở phần 
đổ lở của lớp cuội sạn dưới chân taluy, bao gồm: 
công cụ chặt thô (Hình 11b), công cụ mảnh tước 
(Hình 11c), mảnh tước, hòn ghè (Hình 11d) và 
hàng chục hạch đá (Hình 40), đá có vết ghè/chế 
tác; chất liệu hiện vật chủ yếu là thạch anh, 
quartzit, đá silic. Đặc trưng nhất của di vật phát 
hiện được tại điểm này là chúng có lớp patin rất 
dày (Hình 11b, 11c, 11e), nhiều khi không thể 
phân biệt được lớp patin của vết ghè với lớp patin 
của vỏ cuội. Đây là điểm rất đặc biệt và rất khác 
biệt so với di vật của các di tích khác ở Việt Nam, 
cần điều tra nghiên cứu chi tiết để xác định tiềm 
năng di tích và cơ chế thành tạo lớp patin dày của 
các di vật ở đây. 
L.T. Phuc et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 3 (2020) 55-69 67 
- Di tích KP3 trên thềm cổ bậc 1 (DSĐC phụ 
kiểu B1) của sông Ba (Hình 4, 12a) có tọa độ 130 
06' 51.2" vĩ độ Bắc; 1080 42' 6.9" kinh độ Đông, 
thuộc Buôn Nai xã Ia HD’Reh, huyện Krông Pa. 
Di tích được phát hiện trên sườn gò đồi thấp 
thuộc thềm cổ bậc 1 của sông Ba trước kia. Thềm 
có độ cao tương đối 3-5m, giống với điểm KP1, 
còn nguyên trạng. Cảnh quan địa mạo và trầm 
tích trên lớp mặt chứa di vật ở đây là cuội sạn đa 
khoáng giống ở khu vực thung lũng Phú Thiện. 
Các di vật dễ dàng được tìm thấy ở đây gồm: 
công cụ mũi nhọn tam diện (Hình 12b, 12c), 
công cụ mũi nhọn (Hình 12d), đá có vết ghè/vết 
chế tác (Hình 12e), v.v., chất liệu là đá quartzit; 
đá nguyên liệu gồm thạch anh, đá silic, 
quartzit, Di tích này cần được điều tra nghiên 
cứu chi tiết và có thể tiến hành khai quật, bảo tồn 
bảo tàng tại chỗ để khai thác du lịch và phát triển 
kinh tế xã hội.
Hình 10. Gò đồi là thềm sông cổ bậc 1 chứa di vật (KP1) (a) và các hiện vật khảo cổ trên bề mặt (b, c, d). 
Hình 11. Vách thềm sông cổ bậc 2 chứa di vật (a) và hiện vật khảo cổ tại thềm sông cổ (b, c, d, e) 
(Nguồn: La Thế Phúc, 2019). 
Hình 12. Thềm sông cổ bậc 1 chứa di vật (KP3) (a) và các hiện vật khảo cổ tại thềm sông cổ 
(Nguồn: La Thế Phúc, 2019). 
L.T. Phuc et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 3 (2020) 55-69 68 
4. Một số nhận xét và kiến nghị 
4.1. Một số nhận xét 
* Đặc điểm phân bố di tích. Các di tích tiền 
sử phân bố rải rác trên diện rộng thuộc lưu vực 
sông Ba (Hình 1) trong mối liên quan mật thiết 
với các thành tạo địa chất và DSĐC của khu vực 
và được phân chia thành 3 loại: 
- Loại thứ nhất, phân bố ở khu vực các thác 
nước/hồ nước tự nhiên (DSĐC phụ kiểu B1) 
thuộc lưu vực sông Ba (tiêu biểu có Thác 50 và 
thác Hang Dơi ở huyện K’Bang; thác Phú Cường 
ở huyện Chư Sê; Biển Hồ ở Pleiku). 
- Loại thứ hai, phân bố ở các sườn núi ở rìa 
thung lũng có độ cao tương đối <100m, liên quan 
tới các thành tạo cuội sạn có nguồn gốc eluvi, 
deluvi, proluvi; tuổi Đệ tứ không phân chia (tiêu 
biểu có các sườn núi Chư A Thai, Đồn 1, Đồn 2: 
DSĐC phụ kiểu B1). 
- Loại thứ ba, phân bố phổ biến ở các gò đồi 
thoải, thuộc các thềm sông cổ bậc 1, bậc 2, bậc 3 
(DSĐC phụ kiểu B1) của sông Ba trước kia (tiêu 
biểu là hàng loạt di tích ở xã Chư A Thai, huyện 
Phú Thiện; phường Cheo Reo, thị xã A Yun Pa; 
xã Ia R’Mok và Ia HD’Reh, huyện Krông Pa; xã 
Pờ Tó huyện Ia Pa; Gò Đá và Rộc Tưng ở An Khê). 
* Đặc điểm hiện vật. Các hiện vật thu thập 
được bao gồm: công cụ chặt là rìu tay 
(handaxes), công cụ ghè một mặt (uni-face), 
công cụ ghè hai mặt (bi-face), công cụ chặt thô 
rìa dọc (end-chopper), công cụ chặt thô rìa ngang 
(side-chopper), công cụ hạch, mảnh tước, công 
cụ mảnh tước, hạch đá, hòn ghè, đá có vết ghè 
v.v. Chất liệu công cụ chủ yếu là các loại cuội 
thạch anh, đá silic, quartzit, đá sừng, opal-
chalcedon, gỗ hóa thạch (silic hóa) và một ít 
basalt, tất cả đều là nguồn nguyên liệu tại chỗ, là 
các di sản Đá (DSĐC kiểu D) của khu vực. Ghè 
đẽo là thủ pháp kỹ thuật được sử dụng để chế tác 
công cụ: vết ghè trực tiếp, thô sơ, tạo các rìa lưỡi 
sắc thẳng hoặc zig-zăc, mũi nhọn hoặc mũi nhọn 
tam diện. Phần lớn công cụ có trọng lượng lớn 
hơn nhiều so với các công cụ Đá mới, trên công 
cụ còn bảo lưu một phần vỏ cuội tự nhiên ở phần 
đốc/tay cầm. Điều này phản ánh trình độ chế tác 
và nhu cầu sử dụng còn rất sơ khai và đơn giản. 
* Tính chất di tích. Hầu hết tại mỗi di tích 
đều tìm thấy các công cụ đá, mảnh tước, hạch đá 
có chất liệu giống với thành phần đá, cuội lộ ra 
tại di tích/di sản (nguyên liệu tại chỗ). Sự hiện 
diện của các công cụ cùng với các mảnh tước, 
hạch đá, hòn ghè, phác vật, đá nguyên liệu v.v. 
phản ánh loại hình di tích cư trú và di chỉ xưởng. 
* Niên đại của di tích: trên cơ sở so sánh kích 
thước, loại hình học, kỹ thuật chế tác công cụ và 
sự thiếu vắng kỹ thuật mài... di tích được xác 
định thuộc thời kỳ Đá cũ. 
* Giá trị các di sản mới phát hiện: Các di 
tích Đá cũ vừa được phát hiện có giá trị rất lớn 
cả về khoa học và thực tiễn: 
- Thứ nhất: khẳng định sự xác thực về tính 
liên tục của dòng chảy lịch sử phát triển từ thời 
đại Đá cũ đến nay. 
- Thứ hai: tăng thêm giá trị cho các DSĐC, 
di sản thiên nhiên. Các cảnh quan tự nhiên như: 
thác nước, hồ nước tự nhiên, miệng núi lửa 
(DSĐC phụ kiểu B1), các khu bảo tồn khu vực 
sông Ba vốn đã rất đẹp, lại có thêm di tích cư trú 
của người tiền sử được bảo tồn và phục dựng tại 
chỗ sẽ là điểm nhấn đặc biệt thu hút du lịch. Các 
di sản đá (DSĐC kiểu D) của khu vực được bổ 
sung giá trị di sản văn hóa/khảo cổ khi chúng 
chính là nguồn nguyên liệu đã từng được người 
tiền sử dùng để chế tác công cụ. 
- Thứ ba: cung cấp tài nguyên vô giá cho cho 
các hoạt động khai thác các giá trị đa dạng của di 
sản, phát triển bền vững kinh tế xã hội. 
* Hiện trạng bảo tồn di tích: Rất đáng tiếc là 
hiện nay các di tích khảo cổ cùng với các DSĐC 
kiểu B1 chứa chúng dọc thung lũng sông Ba 
đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại và phá hủy 
một cách vô tình do các hoạt động nhân sinh: san 
ủi lấy đất làm đường hoặc tạo mặt bằng để canh 
tác nông nghiệp. Các di vật khảo cổ quý giá chưa 
được bảo vệ, bảo tồn nên đã và đang bị thu gom 
để bán v.v. Vì vậy, ngay sau khi phát hiện được 
di tích, tác giả đã lập tức báo cáo với các cấp chính 
quyền địa phương và đã đề nghị các cấp có thẩm 
quyền và các cơ quan chức năng cần hành động 
kịp thời, đưa ra các giải pháp hữu hiệu để bảo tồn 
khẩn cấp các di sản hỗn hợp rất có giá trị này. 
L.T. Phuc et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 3 (2020) 55-69 69 
4.2. Một vài kiến nghị 
- Cần bảo vệ bảo tồn khẩn cấp các khu vực 
phân bố các di sản hỗn hợp, các di tích khảo cổ 
đã được phát hiện nêu trên. Cụ thể: cần giữ 
nguyên hiện trạng tự nhiên của các thác nước, hồ 
nước, các diện phân bố cuội sạn sỏi đa khoáng ở 
sườn và thềm thung lũng cổ sông Ba, nhằm triển 
khai các công tác nghiên cứu bảo tồn bảo tàng 
tiếp theo. 
- Cần khẩn trương điều tra nghiên cứu theo 
diện rộng và chuyên sâu toàn bộ khu vực thung 
lũng cổ sông Ba nhằm: 1) Khoanh định đầy đủ 
các diện phân bố di tích/di sản; 2) Đánh giá tiềm 
năng di tích/di sản; 3) Lựa chọn các vị trí khai 
quật theo hướng bảo tồn bảo tàng tại chỗ, khai 
thác du lịch, phát triển bền vững kinh tế xã hội. 
- Cần sớm triển khai các phương pháp nghiên 
cứu chuyên sâu nhằm xác lập văn hóa khảo cổ 
“Văn hóa Sông Ba” thời đại Sơ kỳ Đá cũ mà xuất 
phát điểm là hệ thống các di tích Đá cũ đã được 
đề tài TN17/T06 phát hiện. 
- Cần tăng cường hợp tác liên ngành, kêu gọi 
đầu tư nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm 
sớm làm rõ tiềm năng và khai thác tiềm năng di 
sản đới sông Ba cho sự phát triển bền vững. 
- Cần sớm công nhận các điểm di tích khảo 
cổ mới được phát hiện trong mối liên quan/gắn 
bó chặt chẽ với các DSTN, DSĐC dưới dạng các 
di sản hỗn hợp để bảo tồn khẩn cấp, đẩy mạnh 
công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận 
thức cộng đồng trong công cuộc bảo tồn di 
tích/di sản nói chung và di tích/di sản ở khu vực 
thung lũng sông Ba nói riêng. 
Bài viết là kết quả khảo sát thực địa của đề 
tài KHCN cấp Nhà nước mã số TN17/T06 và đề 
tài cấp cơ sở "Điều tra tìm kiếm di chỉ khảo cổ khu 
vực Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai". 
Tài liệu tham khảo 
[1] Tran Van Tri (Chief Editor), Vu Khuc (Co-chief 
Editor). Geology and natural resources of Vietnam. 
Publishing House of Natural Science and 
Technology, Vietnam, 2009, 589p (in Vietnamese). 
[2] Tran Tinh. Geology and Mineral Map of An Khe, 
scale 1:200.000. Center for Information and 
Archives of Geology, General Department of 
Geology and Minerals of Vietnam, Hanoi, 1996 
(in Vietnamese). 
[3] Ta Hoa Phuong, Truong Quang Hai, Dang Van 
Bao. Some natural heritages of outstanding values 
for tourism development in Central Highland. 
Vietnam Journal of Earth Sciences 37 (2) (2015) 
182-192,  (in 
Vietnamese). 
[4] Truong Quang Hai (Chief Editor). Tourism in The 
Central Highlands: Scientific basis and 
development solutions. Hanoi National 
University Publishing House, 2018, 782p. (in 
Vietnamese). 
[5] La The Phuc, Nguyen Khac Su, Luong Thi Tuat, 
Vu Tien Duc, Bui Van Thom, Nguyen trung 
Minh. Some new heritage discoveries in The 
Central Highlands, Vietnam. VNU Journal of 
Science: Earth and Environmental Sciences 36(1) 
(2020) 79-92. https://doi.org/10.25073/2588-
1094/vnuees.4565 (in Vietnamese). 
[6] Nguyen Khac Su. Gia Lai prehistory. Department 
of Culture and Information of Gia Lai province, 
Pleiku, 1995, 220p., (in Vietnamese). 
[7] Nguyen Khac Su (Chief Editor). Prehistoric 
archaeology in Central Vietnam. Social Sciences 
Publishing House, Hanoi, 2016, 782p. (in Vietnamese). 
[8] Nguyen Thi Kim Van (Chief Editor). Gia Lai- From 
the origin to 1975. Social Sciences Publishing 
House, Hanoi, 2019, 792p. (in Vietnamese). 
[9] Nguyen Gia Doi, Nguyen Khac Su. System of the 
Paleolithic Locations in the Upper Ba River. 
Vietnam Social Sciences 4 (168) (2015) (in 
Vietnamese). 
[10] Nguyen Khac Su. An Khe Early Paleolithic techniques 
and Vietnam primitive history. Archaeology Journal, 
Hanoi 2 (2017) 3-18 (in Vietnamese). 
[11] A.P. Derevianko, A.V. Kandyba, Nguyen Khac Su, 
S.A. Gladyshev, Nguyen Gia Doi, V.A. Lebedev, 
A.M. Chekha, A.G. Rybalko, V.M. Kharevic, 
A.A.Tsybankov. The discovery of a Bifacial 
Industry in Vietnam, in Archaeology, Ethnology 
&Anthropology of Eurasia 3 (46) (2018) 3-21. 
[12] La The Phuc, Nguyen Khac Su, Vu Tien Duc, 
Luong Thi Tuat, Phan Thanh Toan, Nguyen 
Thanh Tung, Nguyen Trung Minh. New 
discovery of prehistoric archaeological remnants 
in volcanic caves in Krongno, Dak Nong 
Province, Vietnam Journal of Earth Sciences, 
Vietnam Academy of Science and Technology, 
Hanoi 39 (2) (2017) 97-108. https://doi.org/10. 
15625/0866-7187/39/2/9186. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_phat_hien_moi_ve_di_tich_khao_co_trong_cac_thanh_tao.pdf