Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh

Đặt vấn đề: Tuổi là yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư, càng lớn tuổi thì tỉ lệ mắc ung thư càng cao. Tại thành phố Hồ Chí Minh đang có những lo ngại về tỉ lệ bệnh, tuổi mắc bệnh và các loại bệnh ung thư theo từng lứa tuổi. Các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa bệnh ung thư cũng là mối quan tâm của cộng đồng Phương pháp nghiên cứu: Phân tích số liệu ghi nhận ung thư quần thể thành phố Hồ Chí Minh trong 20 năm từ 1995 đến 2014 để tính tỉ lệ mắc bệnh, tuổi trung bình khi mắc bệnh và các loại bệnh phổ biến theo từng lứa tuổi từ đó xét sự thay đổi về tỉ lệ mắc bệnh, tuổi mắc bệnh của tất cả các loại ung thư và của những loại ung thư thường gặp. Kết quả: Có 120.644 trường hợp mắc bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh được ghi nhận trong giai đoạn 1995-2014. Tỉ lệ mắc bệnh thô là: 95,3/100.000 dân ở nam và 101,1/100.000 ở nữ. Tỉ lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi là: 146,0/100.000 dân ở nam và 115,7/100.000 ở nữ. Tuổi trung bình khi mắc bệnh là: 55. Kết luận: Tuổi mắc bệnh trung bình của bệnh nhân ung thư tại TPHCM là 55, trẻ hơn tuổi mắc bệnh trung bình của dân cư tại các nước đã phát triển. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 20 năm thì tuổi mắc bệnh trung bình không thay đổi. Từ tuổi 40 trở lên ở cả 2 giới nam nữ có sự gia tăng tỉ lệ bệnh ung thư nên cần tầm soát các bệnh ung thư phổ biến từ độ tuổi này

Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang minhkhanh 8920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh

Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh
DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
11 
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TUỔI VÀ BỆNH UNG THƯ TẠI 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
PHẠM XUÂN DŨNG1, ĐẶNG HUY QUỐC THỊNH2, BÙI ĐỨC TÙNG3, QUÁCH THANH KHÁNH4, 
NGUYỄN HẢI NAM5, TRẦN NGUYỄN KHÁNH6, HỒ THÁI TÍNH7, HÀ CHÍ ĐỘ8, NGUYỄN CHẤN HÙNG9 
TÓM LƯỢC 
Đặt vấn đề: Tuổi là yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư, càng lớn tuổi thì tỉ lệ mắc ung thư càng cao. Tại 
thành phố Hồ Chí Minh đang có những lo ngại về tỉ lệ bệnh, tuổi mắc bệnh và các loại bệnh ung thư theo từng 
lứa tuổi. Các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa bệnh ung thư cũng là mối quan tâm của cộng đồng 
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích số liệu ghi nhận ung thư quần thể thành phố Hồ Chí Minh trong 20 
nĕm từ 1995 đến 2014 để tính tỉ lệ mắc bệnh, tuổi trung bình khi mắc bệnh và các loại bệnh phổ biến theo từng 
lứa tuổi từ đó xét sự thay đổi về tỉ lệ mắc bệnh, tuổi mắc bệnh của tất cả các loại ung thư và của những loại 
ung thư thường gặp. 
Kết quả: Có 120.644 trường hợp mắc bệnh ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh được ghi nhận trong giai 
đoạn 1995-2014. Tỉ lệ mắc bệnh thô là: 95,3/100.000 dân ở nam và 101,1/100.000 ở nữ. Tỉ lệ mắc bệnh chuẩn 
theo tuổi là: 146,0/100.000 dân ở nam và 115,7/100.000 ở nữ. Tuổi trung bình khi mắc bệnh là: 55. 
Kết luận: Tuổi mắc bệnh trung bình của bệnh nhân ung thư tại TPHCM là 55, trẻ hơn tuổi mắc bệnh trung 
bình của dân cư tại các nước đã phát triển. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 20 nĕm thì tuổi mắc bệnh trung 
bình không thay đổi. Từ tuổi 40 trở lên ở cả 2 giới nam nữ có sự gia tĕng tỉ lệ bệnh ung thư nên cần tầm soát 
các bệnh ung thư phổ biến từ độ tuổi này. 
ABSTRACT 
Background: Age is an established risk factor for developoing cancer. Cancer can be considered an age-
related disease because the incidence of most cancers increases with age. In Ho Chi Minh city there are 
concerns about the rising incidence, the early age of getting cancer and the most common types of cancers. 
Risk factors and cancer prevention are also of community interest. 
Methods: Analyzing the data of population-based cancer registration in Ho Chi Minh city from 1995 to 2014 
to calculate the incidence, avarage age of cancer onset, the most common sites of cancer in each age group to 
1
 TS.BS. Giám Đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
2
 TS.BS. Phó Giám Đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
3
 BSCKII. Khoa Ngoại 4, Phụ trách Tổ Ghi nhận Ung thư - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
4
 ThS.BSCKII. Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp; 
 kiêm Trưởng Khoa Chĕm sóc Giảm nhẹ - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
5
 BSCKII. Phó Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Trưởng Đơn vị Bảo hiểm Y tế - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
6
 BSCKII. Phó Trưởng Phòng Công nghệ Thông tin - BSĐT Khoa Xạ 3 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
7
 BSCKI. Phòng Kế hoạch Tổng hợp - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
8
 BSCKI. BSĐT Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
9
 Giáo sư Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam 
DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
12 
evaluate the change and trend. 
Results: 120,644 cancer cases were diagnosed in HCMC in 1995-2014 with crude rate 95.3/100.000 in 
male, 101.1/100.000 in female, age-standardized rate 146.0/100.000 in male and 115.7/100.000 in female. The 
mean age of cancer patients in HCMC is 55. 
Conclusions: The mean age of cancer patients in HCMC is younger than that of cancer patients in 
developed countries. In the period of 20 years there is no change in the mean age of cancer patients. The 
cancer rates increase from the age of 40. Therefore screening of common cancers in HCMC is necessary for 
those from the age of 40. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tuổi già là 1 trong những yếu tố nguy cơ quan 
trọng nhất của bệnh ung thư. Theo những số liệu 
thống kê mới nhất của chương trình Surveillance, 
Epidemiology, and End Results (SEER) của Hoa Kỳ, 
trung vị tuổi của tất cả các loại bệnh ung thư tại Hoa 
Kỳ là 66 tuổi, nghĩa là một nửa số bệnh nhân ung 
thư ở dưới tuổi 66 và một nửa số bệnh nhân ung thư 
còn lại ở tuổi trên 66. Cũng theo SEER ¼ số ca mắc 
bệnh mới hàng nĕm tại Hoa Kỳ ở trong độ tuổi 65-
74. 
Xu hướng này được thấy trong nhiều loại ung 
thư phổ biến tại Hoa Kỳ, ví dụ, trung vị tuổi của ung 
thư vú là 61, của ung thư đại trực tràng là 68, ung 
thư phổi là 70 và ung thư tiền liệt tuyến là 66. 
Tuy nhiên bệnh ung thư có thể xảy ra ở bất cứ 
lứa tuổi nào. Chẳng hạn như ung thư xương thường 
được chẩn đoán ở bệnh nhân nhỏ hơn 20 tuổi, 
khoảng 10% ung thư máu cũng được chẩn đoán ở 
bệnh nhân nhỏ hơn 20 tuổi. Có vài loại ung thư ví dụ 
như bướu nguyên bào thần kinh thường gặp ở trẻ 
nhỏ hơn là người trưởng thành. 
Tại Việt Nam trong thời gian qua có sự lo ngại 
về tuổi mắc bệnh ung thư ngày càng trẻ hơn. Để có 
câu trà lời xác đáng cho vấn đề này, chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu này nhằm mục đích sau: 
1. Xác định tỉ lệ mắc bệnh ung thư theo các 
nhóm tuổi, trung vị tuổi mắc bệnh ung thư của các 
bệnh nhân ung thư tại thành phố Hồ Chí Minh của 
tất cả các loại ung thư và các ung thư phổ biến của 
nam và nữ, theo các thời kỳ. 
2. Đánh giá sự thay đổi về tuổi mắc bệnh và xu 
hướng của các ung thư đứng đầu của TPHCM. 
3. Phân tích một số nguyên nhân sinh bệnh ung 
thư liên quan đến tuổi già 
SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nguồn số liệu 
Bệnh viện Ung Bướu TPHCM thành lập Đơn vị 
Ghi nhận Ung thư quần thể từ nĕm 1995. Đơn vị 
GNUT có nhiệm vụ thu thập thông tin của bệnh nhân 
ung thư được chẩn đoán và điều trị ở các bệnh viện 
trong địa bàn thành phố. Các trường hợp ung thư 
được phân loại theo bảng Phân loại Quốc tế về 
Bệnh tật cho Ung Bướu (International Classification 
of Diseases for Oncology) xuất bản lần thứ 3. Thống 
kê về dân số thành phố lấy từ Điều tra dân số của 
Cục thống kê TPHCM. 
Phương pháp 
Ghi nhận ung thư quần thể. 
Thông tin được nhập liệu bằng phần mềm 
Canreg4 của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế 
(International Agency for Research on Cancer). Các 
 ... PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
22 
Ung thư có thể được xem là bệnh liên quan đến 
tuổi vì tỷ lệ mắc các bệnh ung thư tĕng theo tuổi tác, 
tĕng nhanh hơn bắt đầu ở tuổi trung niên (45-64). 
Một số cơ chế sinh học điều chỉnh lão hóa có 
thể tham gia vào cơ chế bệnh sinh của bệnh liên 
quan đến tuổi như ung thư. Nếu các yếu tố môi 
trường ảnh hưởng đến các cơ chế sinh học có thể 
được sửa đổi, tốc độ lão hóa có thể bị chậm lại và 
sự khởi phát ung thư trì hoãn lại hoặc thậm chí ngĕn 
ngừa được. 
Ung thư xuất hiện ở tuổi già 
Tuổi thọ của người dân Việt Nam đã tĕng lên 
đáng kể trong thế kỷ qua. Nếu nĕm 1960 tuổi thọ 
của người Việt trung bình chỉ đạt 40 nĕm (thế giới là 
48 nĕm) thì đến nay tuổi thọ của người Việt đã tĕng 
lên 73,2 (tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm gần 7% dân 
số) vượt tuổi thọ trung bình của thế giới (trung bình 
thế giới là 69 tuổi). Dự báo, đến nĕm 2050, tuổi thọ 
trung bình của người Việt sẽ tĕng lên 80,4 tuổi. 
Các nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau 
thay đổi trong suốt thời gian sống của một người. 
Nguy cơ tích lũy cho tất cả các loại ung thư tĕng 
theo tuổi, đến tuổi 70 nĕm sau đó giảm nhẹ. Đối với 
dân số TP Hồ Chí Minh, nguy cơ tích lũy mắc bệnh 
ung thư là khoảng 14,46% . Sau 90 tuổi, ung thư 
không phải là nguyên nhân phổ biến gây bệnh hoặc 
tử vong. 
Tuy nhiên, hơn một nửa của tất cả các bệnh 
ung thư xảy ra ở người lớn tuổi (≥60 tuổi). Theo thời 
gian, hình dạng của đường cong này được dự kiến 
sẽ chuyển hướng tới một số lượng lớn các trường 
hợp ung thư ở người già là thế hệ phát triển dân số 
sau khi kết thúc chiến tranh nĕm 1975. Ngoài ra, 
tổng số các loại ung thư được dự báo sẽ tĕng 
khoảng 45% trong khoảng thời gian 2010-2030, chủ 
yếu bởi số lượng người lớn tuổi ngày càng tĕng. 
Gánh nặng đặt ra cho hệ thống y tế là sự gia tĕng tỉ 
lệ mắc ung thư nên cần thiết phải tập trung vào các 
cơ hội phòng ngừa ban đầu hơn là chỉ dựa vào điều 
trị. 
Tuổi trung niên là mốc quan trọng để phòng 
ngừa ung thư 
Phát triển ung thư là một quá trình phức tạp xảy 
ra trong khoảng thời gian nhiều nĕm. Cần tìm hiểu 
sự đóng góp của các yếu tố nguy cơ bệnh ung thư 
khác nhau trong vòng đời của một người. 
Một báo cáo về nghiên cứu ung thư vú cho thấy 
phơi nhiễm gây biến đổi phân tử và tế bào trong mô 
vú ở tuổi dậy thì hoặc trước đó có thể ảnh hưởng 
đến sự phát triển ung thư vú nhiều nĕm sau. Phát 
hiện rằng tỷ lệ mắc ung thư vú giảm sau khi giảm sử 
dụng liệu pháp thay thế hormone ở thời kỳ mãn kinh 
cho thấy thời kỳ quan trọng cho sự phát triển ung 
thư vú cũng tồn tại sau này trong cuộc sống. Ngoài 
ra, có cơ hội để can thiệp vào tuổi trung niên để thay 
đổi hoặc đảo ngược quá trình mắc bệnh đã được 
khởi xướng ở các giai đoạn cuộc sống trước đó. 
Như vậy, ở tuổi trung niên và tuổi già có thể 
được xem như là một thời điểm tĕng tính dễ tổn 
thương ung thư và một tập trung thích hợp cho 
những nỗ lực nghiên cứu và phòng chống được mở 
rộng. 
Bệnh mãn tính và nhiễm trùng làm tĕng nguy cơ 
ung thư 
DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
23 
Sức khỏe ở tuổi trung niên lập nền tảng cho 
sức khỏe và tuổi thọ sau này trong cuộc sống. Tuổi 
trung niên cũng là thời điểm một số yếu tố nguy cơ 
đã được thừa nhận cho bệnh ung thư và các bệnh 
khác (ví dụ, sử dụng thuốc lá, thiếu hoạt động thể 
chất, dinh dưỡng kém, uống rượu quá nhiều, nhiễm 
trùng mãn tính) bắt đầu để chứng minh tác động. Sự 
phổ biến của một số bệnh mãn tính có thể ngĕn 
ngừa các bệnh như béo phì và tiểu đường, có xu 
hướng gia tĕng trong độ tuổi trung niên, và một số 
trong những điều kiện có liên quan với tĕng nguy cơ 
ung thư và giảm tồn ung thư. Mặc dù các thành viên 
của thế hệ hiện tại của người lớn từ 45-64 nĕm dự 
kiến sẽ sống lâu hơn so với các thành viên của các 
thế hệ trước đó, họ cũng đang trải qua mức giá cao 
hơn các bệnh mãn tính như bệnh béo phì và tiểu 
đường, và họ có xu hướng đánh giá sức khỏe của 
họ thấp hơn so với thế hệ trước ở cùng độ tuổi. Do 
đó, để phòng ngừa hoặc quản lý bệnh mạn tính và 
nâng cao sức khỏe nói chung trong suốt tuổi trung 
niên đang hứa hẹn chiến lược để ngĕn ngừa hoặc 
làm chậm tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở người già. 
Bệnh tiểu đường 
Bệnh tiểu đường týp 2 có liên quan với tĕng 
nguy cơ phát triển ung thư đại tràng; vú và tuyến tụy. 
Thế giới dự báo trong 20 nĕm 2010-2030 tỷ lệ mắc 
đái tháo đường trên toàn cầu tĕng 54% thì tại Việt 
Nam chỉ trong 10 nĕm vừa qua đã tĕng tới 200%. Tỉ 
lệ tiền đái tháo đường cũng gia tĕng nhanh chóng từ 
7,7% lên gần 14%.Việt Nam cũng có đến gần 64% 
người mắc đái tháo đường nhưng chưa được phát 
hiện, Tỉ lệ này ở các nước phát triển là 20-30%. 
Ngoài ra, độ tuổi mắc bệnh đái tháo đường týp 2 
ngày càng trẻ hóa. Như vậy, những nỗ lực để ngĕn 
chặn và quản lý tốt hơn bệnh tiểu đường trong độ 
tuổi trung niên có thể giảm nguy cơ ung thư nhất 
định sau này trong cuộc sống 
Trọng lượng và hội chứng chuyển hóa 
Trọng lượng cơ thể dư thừa cũng đã được liên 
kết với một nguy cơ của nhiều loại ung thư, bao gồm 
ung thư thực quản; tuyến tụy; tuyến giáp; túi mật; 
ruột kết và trực tràng; vú; nội mạc tử cung; và thận. 
Mô mỡ sản xuất cytokine tạo ra tình trạng viêm mãn 
tính và thúc đẩy tĕng trưởng khối u thông qua nhiều 
cơ chế sinh học. Tại Việt Nam, theo điều tra của 
Viện Dinh dưỡng Quốc gia hiện có gần 7 triệu người 
bị thừa cân, béo phì, chiếm hơn 8% dân số. Tại các 
thành phố lớn, tình trạng thừa cân, béo phì lên tới 
30%.Trọng lượng cơ thể dư thừa góp phần vào hội 
chứng chuyển hóa, mà cũng liên quan đến tĕng 
nguy cơ ung thư. Tạo điều kiện lựa chọn chế độ ĕn 
uống lành mạnh và hoạt động thể chất ở người 
trưởng thành có khả nĕng làm giảm tỉ lệ mắc hội 
chứng chuyển hóa và cũng làm giảm nguy cơ ung 
thư. 
Nhiễm trùng 
Nhiễm mãn tính siêu vi viêm gan B hoặc C 
(HBV, HCV) có liên quan với tĕng nguy cơ ung thư 
gan. Hiện nay, tỷ lệ người dân Việt Nam nhiễm viêm 
gan siêu vi B và siêu vi C khoảng 15 đến 20% và có 
khoảng 8 triệu người đang mắc bệnh. 
Nguy cơ nhiễm siêu vi lây truyền qua đường 
tình dục như HIV và HPV làm tĕng nguy cơ ung thư. 
Nhiễm HIV có liên quan với tĕng nguy cơ của nhiều 
ung thư như ung thư hậu môn, bệnh Hodgkin, ung 
thư gan có lẽ vì rối loạn chức nĕng miễn dịch liên 
quan đến HIV. HPV gây ung thư cổ tử cung, âm hộ, 
âm đạo, dương vật, hậu môn và ung thư hầu họng 
và tỉ lệ các bệnh ung thư này gia tĕng sau tuổi 50. 
Người lớn tuổi có nguy cơ đặc biệt bởi vì họ ít sử 
dụng bao cao su. Ngay cả ở tuổi trung niên, thực 
hành an toàn tình dục có thể làm giảm nguy cơ ung 
thư liên quan đến nhiễm HPV hoặc HIV. 
Phương pháp tiếp cận để phòng chống ung thư 
ở tuổi trung niên 
Nhiều bằng chứng cho thấy tầm soát ung thư là 
giải pháp để kiểm soát bệnh ung thư ở tuổi trung 
niên. Trước đây, một số bệnh ung thư được khuyến 
cáo nên được tầm soát trong dân số như ung thư 
đại trực tràng, cổ tử cung và ung thư vú để làm giảm 
tử vong do ung thư. Tháng 12 nĕm 2013, Hội Ung 
thư Hoa Kỳ đã chấp thuận việc tầm soát ung thư 
phổi hàng nĕm với chụp CT liều thấp cho những 
người có nguy cơ cao đối với ung thư phổi. Một số 
loại xét nghiệm tầm soát đã được sử dụng, chẳng 
hạn như thử nghiệm Pap cho bệnh ung thư cổ tử 
cung, liên quan đến việc xác định và loại bỏ sau các 
tổn thương tiền ung trước khi chúng phát triển thành 
ung thư, hoặc chụp nhũ ảnh cho bệnh ung thư vú. 
Hút thuốc 
Ngừng hút thuốc ở tuổi trung niên là một hành 
vi có thể giúp ngĕn ngừa ung thư. Hút thuốc làm 
giảm tuổi thọ khoảng 10 nĕm nhưng những người 
hút thuốc bỏ thuốc có thể được hưởng lợi từ việc 
giảm rủi ro. Một nghiên cứu từ Vương quốc Anh thấy 
rằng ngưng hút thuốc trước tuổi 60 làm giảm đáng 
kể nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi. Kết quả 
tương tự từ hai nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, tuổi thọ 
được kéo dài và nguy cơ tử vong liên quan hút thuốc 
đã giảm đáng kể cho những người bỏ hút thuốc ở 
tuổi trung niên. Ở mọi lứa tuổi, người hút thuốc cần 
được khuyến khích bỏ thuốc lá và nên được hỗ trợ 
để đạt được thành công trong việc bỏ hút thuốc 
Rượu 
Các cơ chế mà tiêu thụ rượu quá mức gây ung 
thư, bao gồm tổn hại DNA, viêm mãn tính, thiếu hụt 
folate và các chất dinh dưỡng khác. Có bằng chứng 
cho thấy mối tương quan tuyến tính giữa uống rượu 
DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
24 
và tĕng nguy cơ ung thư, và không có mức độ tiêu 
thụ an toàn. Do đó, hạn chế hoặc tránh tiêu thụ rượu 
có thể làm giảm nguy cơ ung thư 
Hành vi sức khỏe liên quan khác 
Có bằng chứng cho thấy giấc ngủ tốt có thể 
giúp ngĕn ngừa bệnh ung thư ở người lớn tuổi. 
Ngoài ra, tĕng cường hoạt động thể chất, giảm các 
hành vi ít vận động có thể là một chiến lược đặc biệt 
quan trọng đối với phòng chống ung thư ở tuổi trung 
niên 
Các can thiệp hành vi 
Các nghiên cứu khác đã chứng minh rằng sự 
thay đổi hành vi ở tuổi trung niên, chẳng hạn như ĕn 
nhiều trái cây và rau quả hàng ngày, tập thể dục 
thường xuyên, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, 
và không hút thuốc có liên quan với giảm nguy cơ 
bệnh tim mạch và tử vong. Do đó, cần nghiên cứu 
thêm về những can thiệp hiệu quả và chính sách và 
chiến lược môi trường để tĕng và duy trì hành vi 
lành mạnh ở tuổi trung niên và tuổi già. 
Chất sinh ung thư trong môi trường 
Một cách khác để ngĕn ngừa ung thư là để 
giảm tiếp xúc của người dân để chất gây ung thư 
môi trường, và nhiều chất gây ung thư ở người đã 
biết (ví dụ, amiĕng, benzen, formaldehyde, radon, và 
bức xạ tia cực tím) là rất phổ biến trong môi trường 
nói chung, các sản phẩm tiêu dùng, hoặc nơi làm 
việc. Đã xác định được hơn 130 chất như chất gây 
ung thư nghề nghiệp. 
KẾT LUẬN 
Phân tích số liệu ghi nhận ung thư quần thể 
TPHCM đã cho thấy các đặc điểm như sau: 
 Tuổi mắc bệnh ung thư tại TPHCM trẻ hơn 
so với các nước đã phát triển trên thế giới. 
Tuổi mắc bệnh trung bình của bệnh nhân 
ung thư tại TPHCM là 55 
 Nhóm tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là 50-
59 tuổi 
 Sự thay đổi về nhóm tuổi đã quan sát thấy 
trong 10 nĕm gần đây khi nhóm tuổi có tỉ lệ 
mắc bệnh cao nhất đã chuyển từ nhóm 60-
69 sang nhóm 50-59 
 Các loại bệnh ung thư thường gặp thay đổi 
theo lứa tuổi. Ở lứa tuổi từ 40 trở lên, ở nam 
giới là phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày, đầu 
cổ; ở nữ giới là vú, cổ tử cung, đại trực 
tràng, phổi, tuyến giáp 
 Tuổi trung bình mắc ung thư là 55 tuổi, 
không thay đổi trong 20 nĕm qua 
 Nhóm bệnh nhân trên 50 tuổi vẫn chiếm đa 
số, nhóm bệnh nhân trẻ (dưới 40 tuổi) không 
tĕng so với trước đây 
Từ 40 tuổi trở lên tỉ lệ mắc ung thư tĕng dần. Vì 
vậy cần tầm soát các bệnh ung thư phổ biến trong 
cộng đồng từ tuổi 40 trở lên. Chúng tôi đề xuất tầm 
soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung cho nữ từ 40 
tuổi trở lên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. WHO. International statistical classification of 
diseases and related health problems, tenth 
revision. Geneva: WHO; 2004. 
2. U.S. Cancer Statistics Working Group. US 
cancer statistics: 1999–2009 incidence and 
mortality web-based report. Atlanta GA: 
USDHHS, CDC; 2013. www.cdc.gov/uscs 
3. Christensen K, Pedersen JK, Hjelmborg JvB, et 
al. Cancer and longevity—is there a trade-off? A 
study of co-occurrence in Danish twin pairs born 
1900–1918. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 2012; 
67A(5):489–94. [PubMed: 22472962] 
4. Colditz GA, Wei EK. Preventability of cancer: the 
relative contributions of biologic and social and 
physical environmental determinants of cancer 
mortality. Annu Rev Public Health. 2012; 33(1): 
137–56. [PubMed: 22224878] 
5. Ory MG, Anderson LA, Friedman DB, 
Pulczinskia JC, Eugene N, Satariano WA. 
Cancer prevention among adults aged 45 to 64: 
setting the stage. Am J Prev Med. 2014; 
46(3S1):S1–S6. [PubMed: 24512925] 
6. Howlader, N.; Noone, AM.; Krapcho, M., et al. 
SEER cancer statistics review, 1975–2009 
(Vintage 2009 Populations). Bethesda MD: 
National Cancer Institute; 2012. 
7. Smith BD, Smith GL, Hurria A, et al. Future of 
cancer incidence in the U.S: burdens upon an 
aging, changing nation. J Clin Oncol. 2009; 
27(17):2758–65. [PubMed: 19403886] 
8. Hanahan D, Weinberg R. Hallmarks of cancer: 
the next generation. Cell. 2011; 144:646–74. 
[PubMed: 21376230] 
9. Uauy R, Solomons N. Diet, nutrition, and the life-
course approach to cancer prevention. J Nutr. 
2005; 135(S12):2934S–2945S. [PubMed: 
16382507] 
10. Finkel T, Serrano M, Blasco MA. The common 
biology of cancer and ageing. Nature. 2007; 
448(7155):767–74. [PubMed: 17700693] 
DỊCH TỄ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
25 
11. Belpomme D, Irigaray P, Sasco AJ, et al. The 
growing incidence of cancer: role of lifestyle and 
screening detection (review). Int J Oncol. 2007; 
30(5):1037–49. [PubMed: 17390005] 
12. Prasad S, Sung B, Aggarwal BB. Age-associated 
chronic diseases require age-old medicine: role 
of chronic inflammation. Prev Med. 2012; 
54(S):S29–S37. [PubMed: 22178471] 
13. Ott JJ, Ullrich A, Mascarenhas M, et al. Global 
cancer incidence and mortality caused by 
behavior and infection. J Public Health (Oxf). 
2011; 33(2):223–33. [PubMed: 20935133] 
14. U.S. Preventive Services Task Force. 
Recommendations for adults. 2013. 
www.uspreventiveservicestaskforce.org/adultrec.
htm#cancer 
15. U.S. Preventive Services Task Force. Screening 
for Lung Cancer: US Preventive Services Task 
Force Recommendation Statement. AHRQ 
Publication No. 13-05196-EF-3. 
16. The President’s Cancer Panel. Reducing 
environmental cancer risk: what we can do now. 
Bethesda MD: USDHHS, NIH, and NCI; 2010. 
17. Holman DM, Grossman M, Henley SJ, Peipins 
LA, Tison L, White MC. Opportunities for cancer 
prevention during midlife: highlights from a 
meeting of experts. Am J Prev Med. 2014; 
46(3S1):S73–S80. [PubMed: 24512934] 
18. https://youtube/xbTR6LhD5co 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_nhan_dinh_ve_tuoi_va_benh_ung_thu_tai_thanh_pho_ho_ch.pdf