Một số khó khăn trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hóa học và biện pháp khắc phục

Việc dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên năm thứ ba chuyên ngành Hóa học nhằm cung cấp cho

sinh viên vốn từ vựng cơ bản về chuyên ngành Hóa, đồng thời ôn tập lại những kiến thức sinh viên đã học

trước đó trong chương trình tiếng Anh cơ bản giúp các em có vốn từ vựng và ngữ pháp để tìm hiểu, đọc và

dịch các tài liệu chuyên ngành. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Hóa học

tại Trường Đại học Hùng Vương vẫn gặp phải nhiều thách thức, cả về chủ quan lẫn khách quan. Dựa trên

các số liệu thu thập được qua bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn và thảo luận với các sinh viên chuyên ngành

Hóa học và các giảng viên khoa Ngoại ngữ cùng những kinh nghiệm thực tế của tác giả, bài viết này nhằm

điều tra một số khó khăn giảng viên và sinh viên gặp phải khi giảng dạy, học tập tiếng Anh chuyên ngành

Hóa học và đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn này.

Một số khó khăn trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hóa học và biện pháp khắc phục trang 1

Trang 1

Một số khó khăn trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hóa học và biện pháp khắc phục trang 2

Trang 2

Một số khó khăn trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hóa học và biện pháp khắc phục trang 3

Trang 3

Một số khó khăn trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hóa học và biện pháp khắc phục trang 4

Trang 4

Một số khó khăn trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hóa học và biện pháp khắc phục trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 7160
Bạn đang xem tài liệu "Một số khó khăn trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hóa học và biện pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số khó khăn trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hóa học và biện pháp khắc phục

Một số khó khăn trong việc giảng dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hóa học và biện pháp khắc phục
KHCN 1 (30) - 2014 3
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành (English for Specific Purposes) càng 
ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Việc dạy tiếng Anh chuyên ngành đang trở thành một 
trong những nội dung cơ bản của quá trình giảng dạy tiếng Anh. Tại Trường Đại học Hùng 
Vương, việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành đã được xây dựng trong chương trình học của 
các ngành học, trong đó có ngành Đại học Sư phạm Hóa học. Tuy nhiên, việc giảng dạy và học 
tập môn tiếng Anh chuyên ngành Hóa của giảng viên và sinh viên còn chưa đạt được những kết 
quả như mong muốn. Bài viết này sẽ đề cập tới một số khó khăn, thách thức cả về mặt chủ quan 
và khách quan mà giảng viên và sinh viên gặp phải, đồng thời nêu lên một số giải pháp nhằm 
hạn chế những khó khăn này. Từ những gì tìm hiểu được trong khi nghiên cứu, bài viết là một 
tài liệu tham khảo khá hữu ích cho các giảng viên và sinh viên trong việc dạy và học tiếng Anh 
các chuyên ngành khác.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho các chuyên ngành nói 
chung và chuyên ngành Hóa nói riêng. Trong nghiên cứu của mình, Pyles and Algeo (1970) đã 
đề cập rằng “ đối với hầu hết mọi người, khi nghĩ đến việc học ngôn ngữ họ sẽ nghĩ ngay đến từ 
vựng. Quả thật, từ vựng là cái hồn của ngôn ngữ.” Cũng có không ít nhà khoa học đã nghiên cứu 
về phương pháp giảng dạy từ vựng chuyên ngành, các khía cạnh cần đặc biệt lưu ý khi dạy tiếng 
Anh chuyên ngành. Theo Harmer (1991), để hiểu và sử dụng tốt một từ, chúng ta cần nắm được ý 
nghĩa, cách sử dụng, từ loại, ngữ pháp của chúng. Tuy nhiên, việc học từ vựng không phải lúc nào 
MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY 
TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH HÓA HỌC 
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Ngô Thị Thanh Huyền
Trường Đại học Hùng Vương
Tóm TắT
Việc dạy tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên năm thứ ba chuyên ngành Hóa học nhằm cung cấp cho 
sinh viên vốn từ vựng cơ bản về chuyên ngành Hóa, đồng thời ôn tập lại những kiến thức sinh viên đã học 
trước đó trong chương trình tiếng Anh cơ bản giúp các em có vốn từ vựng và ngữ pháp để tìm hiểu, đọc và 
dịch các tài liệu chuyên ngành. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Hóa học 
tại Trường Đại học Hùng Vương vẫn gặp phải nhiều thách thức, cả về chủ quan lẫn khách quan. Dựa trên 
các số liệu thu thập được qua bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn và thảo luận với các sinh viên chuyên ngành 
Hóa học và các giảng viên khoa Ngoại ngữ cùng những kinh nghiệm thực tế của tác giả, bài viết này nhằm 
điều tra một số khó khăn giảng viên và sinh viên gặp phải khi giảng dạy, học tập tiếng Anh chuyên ngành 
Hóa học và đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn này.
Từ khóa: Biện pháp khắc phục, khó khăn trong việc dạy và học, tiếng Anh chuyên ngành Hóa học.
KHCN 1 (30) - 2014 4
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 
cũng khiến người dạy và người học hài lòng vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hứng 
thú của người học, những mong muốn và nhu cầu của người học. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc 
nhiều vào những điều kiện khách quan như lớp học, số lượng người học, tài liệu học tập,... (Hatch 
and Brown, 1995). Qua việc tìm hiểu cơ sở lý thuyết của việc giảng dạy và học tập từ vựng tiếng 
Anh chuyên ngành, bài viết đã tập trung nghiên cứu các khía cạnh cần chú ý khi dạy và học từ 
vựng chuyên ngành Hóa học, các yếu tố chủ quan và khách quan chi phối việc dạy - học, và một 
số biện pháp dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Hóa học có thể áp dụng trong điều kiện cụ thể 
tại Trường Đại học Hùng Vương.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành thu thập dữ liệu, ý kiến từ các giảng viên, sinh viên đã và đang giảng dạy, 
học tập môn tiếng Anh chuyên ngành, nghiên cứu này đã sử dụng các công cụ nghiên cứu như 
phỏng vấn, bảng câu hỏi điều tra, thảo luận trong đó công cụ chủ yếu là bảng câu hỏi điều tra. 
Bảng câu hỏi điều tra dành cho giáo viên gồm 9 câu hỏi và bảng câu hỏi dành cho sinh viên 
gồm 11 câu hỏi bao gồm đa dạng nhiều loại câu hỏi như trắc nghiệm, câu hỏi đóng, mở, câu hỏi 
đồng ý/không đồng ý,... Để thu thập số liệu, các câu hỏi điều tra được phát riêng cho từng cá 
nhân giáo viên để chắc chắn rằng họ sẽ đưa ra những câu trả lời của riêng bản thân chứ không 
bị ảnh hưởng từ ý kiến của những giáo viên khác. Sau khi các giáo viên hoàn thành bảng câu 
hỏi điều tra, họ được phỏng vấn để lấy thêm thông tin liên quan đến việc giảng dạy tiếng Anh 
chuyên ngành.
Bảng câu hỏi điều tra dành cho sinh viên được phát cho 75 sinh viên trong suốt khoảng thời gian 
học môn tiếng Anh chuyên ngành Hóa. Các câu hỏi tập trung vào những thông tin về khó khăn mà 
sinh viên gặp phải khi học môn tiếng Anh chuyên ngành và những mong muốn của họ để cải thiện 
việc dạy và học. Các câu hỏi trong bảng câu hỏi điều tra được giải thích rõ ràng cho sinh viên để 
họ có thể đưa ra câu trả lời cụ thể và chính xác nhất.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sau khi thu thập và phân tích số liệu, nghiên cứu đã tổng kết được những khó khăn và gợi ý 
những giải pháp sau đây.
3.1. Một số khó khăn trong việc dạy tiếng Anh chuyên ngành Hóa học
Bảng 1. Những khó khăn trong việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Hóa học cho sinh 
viên năm thứ ba chuyên ngành Hóa, khoa Khoa học Tự nhiên 
Khó khăn
Số lượng giáo viên 
trả lời câu hỏi
Tỷ lệ (%)
A. Lớp học quá đông sinh viên 6 86
B. Thời lượng giảng dạy quá ít (30 tiết) 5 71
C. Nội dung giảng dạy quá nhiều 4 57
D. Thiếu từ vựng tương ứng trong tiếng Việt 3 43
E. Kiến thức tiếng Anh cơ bản của sinh viên yếu 3 43
KHCN 1 (30) - 2014 5
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 
3.1.1. Lớp học quá đông sinh viên
Các giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành đã được đặt câu hỏi và trao đổi về những khó 
khăn mà họ gặp phải trong việc giảng dạy. Từ bảng số liệu 1, có thể thấy rằng, hầu hết các giáo 
viên (86%) đều đồng ý rằng khó khăn đầu tiên là số lượng sinh viên trong một lớp học tiếng Anh 
chuyên ngành hiện tại quá đông. Ví dụ lớp K10 ĐHSP Hóa đang học tiếng Anh chuyên ngành 
hiện nay lên tới 70 sinh viên, bao gồm cả sinh viên Việt Nam và sinh viên Lào. Trong khi đó, 
theo Hutchison (1987), một lớp học ngoại ngữ chỉ nên có khoảng 20-25 sinh viên là phù hợp 
nhất. Chính vì vậy, các giảng viên đều thừa nhận rằng rất khó để nâng cao vốn từ vựng chuyên 
ngành và thu hút sự chú ý của sinh viên trong một lớp quá đông như vậy.
3.1.2. Thời lượng giảng dạy quá ít, nội dung giảng dạy quá nhiều
Hầu hết giảng viên (71%) đều cho rằng với khối lượng kiến thức tiếng Anh chuyên ngành 
Hóa hiện tại thì thời lượng giảng dạy là ít. Trong thực tế, một học phần tiếng Anh chuyên ngành 
Hóa chỉ có thời lượng quy chuẩn là 30 giờ lên lớp (02 tín chỉ). Chính vì vậy, để hoàn thành việc 
truyền đạt đầy đủ các kiến thức theo yêu cầu cho sinh viên trong một thời gian ngắn thực sự là 
một nhiệm vụ khó khăn đối với giảng viên. Trong khi đó, năng lực của sinh viên trong một lớp 
không đồng đều; vì vậy, thực sự không hề dễ dàng cho giáo viên trong việc giảng dạy nội dung 
bài học thông qua các hoạt động cụ thể. Hơn nữa, trong khoảng thời gian ngắn như vậy, sinh 
viên cũng thấy khó khăn để có thể tiếp thu những kiến thức do giảng viên truyền đạt một các 
hiệu quả. Khoảng 57% giảng viên được hỏi đều đồng ý rằng khối lượng chương trình giảng dạy 
là nhiều so với thời lượng được quy định cho một học phần, mặc dù nội dung giảng dạy trong 
giáo trình khá hay.
Những vấn đề này cũng là một trở ngại không nhỏ đối với hiệu quả giảng dạy tiếng Anh chuyên 
ngành.
3.1.3. Thiếu từ vựng tương ứng trong tiếng Việt
43% giảng viên được phỏng vấn cho rằng họ thấy đôi khi việc tìm kiếm một thuật ngữ chuyên 
ngành tương ứng trong tiếng Việt là khá khó khăn vì bản thân giảng viên dạy tiếng Anh chuyên 
ngành Hóa học chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về chuyên ngành Hóa. Mặc dù có 
sự hỗ trợ của từ điển chuyên ngành và các tài liệu tìm kiếm trên internet, nhưng giảng viên khó có 
thể giải thích kỹ từng khía cạnh liên quan đến kiến thức chuyên ngành khi sinh viên yêu cầu giải 
thích. Điều này làm giảm đi sự hiệu quả trong công tác giảng dạy của giảng viên cũng như giảm 
sự hứng thú của sinh viên.
3.1.4. Kiến thức tiếng Anh cơ bản của sinh viên yếu
Kiến thức tiếng Anh cơ bản - tiền đề cho việc học tiếng Anh chuyên ngành - của sinh viên vẫn 
chưa đạt yêu cầu so với tiêu chí đặt ra của chương trình đào tạo. Thêm vào đó, vì số lượng sinh viên 
trong một lớp học tiếng Anh chuyên ngành rất đông nên trình độ tiếng Anh của họ không đồng đều 
là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, một số lớp học tiếng Anh chuyên ngành, bao gồm cả sinh viên Việt 
Nam và sinh viên Lào nên sự chênh lệch này càng rõ ràng. Đối với bản thân sinh viên Lào, tiếng Việt 
đã là một ngoại ngữ nên việc học tiếng Anh chuyên ngành càng khó khăn.
Chính vì những lý do trên nên việc giảng dạy và học tập tiếng Anh chuyên ngành Hóa của giảng 
viên và sinh viên gặp không ít khó khăn.
KHCN 1 (30) - 2014 6
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 
3.2. Gợi ý một số biện pháp khắc phục
Bảng 2. một số gợi ý của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập 
từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Hóa
Gợi ý giải pháp
Số lượng giáo viên 
trả lời câu hỏi
Tỷ lệ (%)
A. Chia nhỏ các lớp (25 - 30 sinh viên) 6 86
B. Tăng thêm giờ giảng dạy cho môn tiếng Anh chuyên ngành 5 71
C. Cung cấp thêm tài liệu tham khảo và các công cụ giảng dạy cho 
giáo viên 
4 57
D. Các khoa và tổ bộ môn cử thêm các giáo viên chuyên môn hỗ trợ 
cho giáo viên tiếng Anh trong việc dạy tiếng Anh chuyên ngành.
4 57
E. Đào tạo các kiến thức cơ bản về chuyên ngành cho giáo viên dạy 
tiếng Anh chuyên ngành đó
6 86
3.2.1. Chia nhỏ lớp học tiếng Anh chuyên ngành
Từ số liệu bảng 2, có thể thấy rằng phần lớn giáo viên (86%) đều mong muốn các lớp học số 
lượng đông được chia nhỏ thành những lớp từ 25 - 30 sinh viên. Điều này có thể giúp cho hiệu quả 
dạy và học được nâng cao vì giáo viên có thể hỗ trợ được cho tất cả các sinh viên trong một lớp, 
đồng thời việc phân chia thành từng nhóm để giao nhiệm vụ học tập cũng dễ tiến hành hơn. Sinh 
viên cũng có nhiều cơ hội để luyện tập và thể hiện hơn.
3.2.2. Tăng thêm giờ giảng dạy cho môn tiếng Anh chuyên ngành
Với số lượng giờ giảng dạy hiện tại (30 tiết quy chuẩn), giáo viên và sinh viên không có đủ thời 
gian để đầu tư nghiên cứu cho từng đơn vị bài học. Khoảng 71% giáo viên khi được hỏi đều cho 
rằng các học phần tiếng Anh chuyên ngành nên được kéo dài thêm để giáo viên có thêm thời gian 
thiết kế các hoạt động học tập giúp sinh viên hiểu bài, ghi nhớ và ôn tập từ vựng một cách hiệu quả. 
Đồng thời sinh viên cũng sẽ có thêm thời gian để nghiên cứu bài kỹ lưỡng hơn.
3.2.3. Cung cấp thêm tài liệu tham khảo và các công cụ giảng dạy cho giáo viên
Có khoảng 57% giáo viên mong muốn được cung cấp thêm các tài liệu tham khảo và trang thiết bị 
hỗ trợ việc giảng dạy. Thực sự, chỉ riêng tài liệu giảng dạy trên lớp sẽ không thể đảm bảo trang bị đủ 
kiến thức cơ bản cho sinh viên. Đặc biệt, khi giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành người giáo viên không 
chỉ đơn thuần chỉ là người thầy, mà còn phải biến mình thành một người học đã trang bị khá đầy đủ 
kiến thức ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành để hướng dẫn sinh viên có thái độ học tập đúng mực và 
học tập một cách hiệu quả. Chính vì lý do đó mà giáo viên cần phải được trang bị thêm tài liệu tham 
khảo để trau dồi kiến thức và các công cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy.
3.2.4. Hỗ trợ kiến thức chuyên ngành cho giảng viên
Một số lượng rất lớn giảng viên (86%) khi được hỏi đều cho rằng việc đào tạo kiến thức chuyên 
môn về chuyên ngành trước và trong khi tiến hành giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành đó là vô 
cùng cần thiết. Thực sự thì các giảng viên tiếng Anh không cần và cũng không thể trở thành một 
chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn đó, nhưng họ nhất thiết phải am hiểu những điều cơ bản 
nhất về nó (Kennedy & Bolitho, 1984). Thêm vào đó, khoảng 57% giảng viên đều cho rằng họ cần 
KHCN 1 (30) - 2014 7
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 
có hợp tác và hỗ trợ giữa các giảng viên phụ trách chuyên môn và các giảng viên dạy tiếng Anh 
chuyên ngành. Trước và trong khi giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, các giảng viên tiếng Anh 
gặp phải không ít khó khăn trong việc hiểu và truyền đạt nghĩa của các từ chuyên môn một cách 
chính xác. Chính vì vậy, sự hỗ trợ của các giảng viên chuyên môn đối với giảng viên tiếng Anh sẽ 
giúp cho bài học tiếng Anh chuyên ngành thành công hơn.
4. KẾT LUẬN
Từ việc điều tra, thảo luận và phỏng vấn giảng viên, sinh viên dạy và học tiếng Anh chuyên 
ngành, một số khó khăn trong việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành có thể được tổng hợp như 
sau: Số lượng sinh viên trong một lớp quá đông, kiến thức tiếng Anh cơ bản của sinh viên không 
đồng đều, thiếu tài liệu tham khảo và các công cụ hỗ trợ dạy-học, giáo viên thiếu sự hỗ trợ về 
chuyên ngành cần đào tạo ngôn ngữ, v.v... Dựa trên sự đóng góp ý kiến của các giảng viên, sinh 
viên và kinh nghiệm thực tế giảng dạy, tác giả cho rằng có một số biện pháp có thể khắc phục được 
những khó khăn nêu trên, đó là: Chia nhỏ số lượng các lớp, tăng cường sự hỗ trợ của các giảng viên 
ở các khoa khác cho giảng viên khoa Ngoại ngữ, tăng cường nguồn tài liệu tham khảo và các trang 
thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập môn tiếng Anh chuyên ngành. Để làm được điều này, thiết nghĩ 
sự phối kết hợp của các khoa, tổ bộ môn và sự chỉ đạo của Nhà trường là vô cùng quan trọng.
Tài liệu tham khảo
1. Harmer, J. (1991), The Practice of English Language Teaching, Longman, London.
2. Hatch, E. and Brown, C. (1995), Vocabulary, Semantics, and Language Education, Cambridge 
University Press, Cambridge.
3. Hutchinson, T. and Waters, A. (1987), English for Specific Purposes: A Learning - Centred 
Approach, Cambridge University Press, Cambridge.
4. Kenedy, C. & Bolitho, R. (1984), English for Specific Purposes, London and Basingstoke, 
Macmillan Press Ltd.
5. Pyles, T. and Algeo, J. (1970), English - An Introduction to Language, New York: Harcourt, 
Brace and World.
SUMMARY
SOME DIFFICULTIES IN TEACHING ENGLISH FOR SPECIFIC PURPOSE 
 OF CHEMISTRY AND SUGGESTED SOLUTIONS
Ngo Thi Thanh Huyen 
Hung Vuong University
Teaching English for Specific Purpose (ESP) of Chemistry for the third-year students aims to provide 
them basic vocabulary of Chemistry, help them review what they have learnt from general English to 
be able to search, read and translate materials of Chemistry into Vietnamese and vice versa. However, 
in fact, teaching and learning ESP of Chemistry at Hung Vuong University have encountered a lot of 
subjective and objective challenges. Based on the data collected from questionnaires, interviews with 
other teachers and from real experiences of the author, this study aims to investigate some difficulties 
faced by teachers and students when teaching and learning ESP of Chemistry and suggest some 
solutions to reduce those challenges.
Keywords: Solutions, challenges in teaching and learning, ESP of Chemistry.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kho_khan_trong_viec_giang_day_tu_vung_tieng_anh_chuye.pdf