Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh

Bài viết nghiên cứu cách 45 sinh viên (SV) năm 3 chuyên ngành Biên-Phiên dịch khoa Anh Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM) xử lí vấn đề ngữ pháp văn bản trong các bản dịch Anh-Việt và Việt-Anh. Cứ liệu được thu thập từ một tập hợp bốn bài dịch và phân tích trên cơ sở lí thuyết về liên kết của Halliday (1976). Kết quả nghiên cứu cho thấy bước phân tích nghĩa trước khi dịch đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là khi đơn vị dịch vượt ra khỏi ranh giới của câu, do có liên kết nghĩa giữa các câu và do chuẩn mực của các phương tiện liên kết hình thức không phải lúc nào cũng tương đương trong 2 ngôn ngữ

Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang minhkhanh 6960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh

Vấn đề ngữ pháp văn bản trong biên dịch Anh - Việt và việt-anh của sinh viên khoa tiếng Anh trường đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Tập 14, Số 7 (2017): 16-31 
EDUCATION SCIENCE
Vol. 14, No. 7 (2017): 16-31
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
16 
VẤN ĐỀ NGỮ PHÁP VĂN BẢN TRONG BIÊN DỊCH ANH-VIỆT 
VÀ VIỆT-ANH CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Thanh Tùng* 
Khoa Tiếng Anh – Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 
Ngày Tòa soạn nhận được bài: 20-5-2017; ngày phản biện đánh giá: 25-5-2017; ngày chấp nhận đăng: 29-7-2017 
TÓM TẮT 
Bài viết nghiên cứu cách 45 sinh viên (SV) năm 3 chuyên ngành Biên-phiên dịch khoa Anh 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM) xử lí vấn đề ngữ pháp văn bản 
trong các bản dịch Anh-Việt và Việt-Anh. Cứ liệu được thu thập từ một tập hợp bốn bài dịch và 
phân tích trên cơ sở lí thuyết về liên kết của Halliday (1976). Kết quả nghiên cứu cho thấy bước 
phân tích nghĩa trước khi dịch đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là khi đơn vị dịch vượt ra khỏi 
ranh giới của câu, do có liên kết nghĩa giữa các câu và do chuẩn mực của các phương tiện liên kết 
hình thức không phải lúc nào cũng tương đương trong 2 ngôn ngữ. 
Từ khóa: ngữ pháp văn bản, liên kết, nghĩa, chuẩn mực, các phương tiện liên kết hình thức. 
ABSTRACT 
Textual grammar problems encountered by the English Department students at Ho Chi Minh 
City University of Education in their English-Vietnamese and Vietnamese-English translation 
This paper investigates how 45 translation-interpretation major juniors at the Department of 
English in Ho Chi Minh City University of Education deal with the issues of textual grammar in 
their English-Vietnamese and Vietnamese-English translation. The data were collected from a set 
of four selected texts for translation and analyzed, based on the theoretical framework Halliday’s 
(1976) cohesion. The findings indicate that when the unit of transation goes beyond the boundary 
of a sentence, analyzing the meaning of a text before its translation plays an important part as 
there is cohesion in meaning between sentences and the norms of formal cohesive devices are not 
always equivalent in two languages. 
Keywords: textual grammar, cohesion, meaning, norm, formal cohesive devices. 
* Email: tungnth@hcmup.edu.vn 
1. Dẫn nhập 
Ngày nay nhu cầu chuyển mã của hai 
ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Việt và tiếng 
Anh, tăng với tốc độ đáng kể do nhu cầu 
giao lưu và phát triển xã hội ngày càng 
cao. Nhu cầu này đòi hỏi phải nghiên cứu 
và giải quyết các vấn đề về dịch thuật 
không chỉ trên bình diện thực tiễn mà cả 
trên cơ sở lí luận khoa học, hay nói cách 
khác, trên bình diện lí thuyết dịch. Theo 
Catford, trong dịch thuật, kiến thức ngôn 
ngữ đóng vai trò rất quan trọng, giúp phân 
tích chính xác những gì liên quan đến quá 
trình dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tùng 
17 
khác. Do dịch thuật liên quan đến ngôn 
ngữ, nên việc phân tích và miêu tả các quá 
trình dịch phải sử dụng đáng kể những 
phạm trù được xác lập để miêu tả ngôn ngữ 
(1965, p.vii). Chẳng hạn Nida và Taber đi 
theo hướng sử dụng ngôn ngữ học miêu tả 
để giải quyết các vấn đề trong dịch thuật. 
Trong chương về phân tích ngữ pháp, hai 
nhà nghiên cứu này đề cập các loại câu 
nòng cốt trong khi dịch, cách phân tích ngữ 
pháp của những loại câu này, rồi sau đó là 
chuyển di nghĩa bằng cách cấu trúc lại 
những loại câu này trong ngôn ngữ của 
người tiếp nhận. Hướng này chỉ dừng lại ở 
cấp độ ngữ pháp câu (1982, p.19). Cho đến 
nay, những người quan tâm đến công tác 
dịch thuật Việt-Anh và Anh-Việt ở Việt 
Nam cũng chủ yếu tập trung vào câu như là 
một đơn vị trong việc nghiên cứu ngôn ngữ 
và vì vậy cũng là đơn vị trong dịch thuật: 
các tài liệu luyện dịch của Nguyễn Thanh 
Lương (2000) và Hà Văn Bửu (2004). 
Khi xem đơn vị dịch không chỉ là 
những đơn vị ở cấp độ câu mà còn là 
những đơn vị lớn hơn câu, các nhà nghiên 
cứu đã đề nghị các cách tiếp cận khác 
nhau. Một trong những cách tiếp cận này là 
dùng ngữ pháp chức năng hệ thống của 
Halliday (1978), theo đó ngôn ngữ được sử 
dụng để thực hiện 3 chức năng sau: chức 
năng ý niệm/tư tưởng, chức năng liên nhân 
và chức năng ngôn bản. Đối với chức năng 
ngôn bản, ta cần chú ý đến việc tổ chức 
thông tin trong văn bản, cấu trúc văn bản, 
vấn đề đề hóa, cách kết nối các mệnh đề 
với nhau để tạo nên liên kết văn bản. 
Hướng dịch theo quan điểm chức năng đã 
được Bell (1991) sử dụng trong công trình 
về dịch thuật của mình. 
Có lẽ nghiên cứu trực tiếp liên quan 
đến một loại ngữ pháp không phải là ngữ 
pháp truyền thống trong dịch thuật là của 
Xue và Xie (2004). Hai tác giả này đã sử 
dụng ngữ pháp chức năng để đánh giá cách 
người dịch xử lí sự phân bố thông tin cũ và 
mới trong văn bản khi dịch từ ngôn ngữ 
nguồn sang ngôn ngữ đích. Những nghiên 
cứu như thế này về ngữ pháp chức năng 
nói chung và về chuỗi đề trong dịch thuật 
không nhiều. Các vấn đề khác liên quan 
đến ngữ pháp trên câu cũng xảy ra tình 
trạng tương tự như vậy, như nhận định của 
hai nhà nghiên cứu này trong phần tóm tắt 
bài báo của mình: sách vở và các bài viết 
liên quan đến khía cạnh ngữ pháp diễn 
ngôn này mặc dù có, nhưng còn ít và 
không đi sâu vào chi tiết, hoặc nếu có thì 
cũng chỉ liên quan đến dịch văn bản nói 
chung. 
Đây là vấn đề chúng tôi quan tâm và 
cũng là hướng chúng tôi đề xuất khi phân 
tích và đánh giá các bản dịch của người 
học, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến 
liên kết văn bản trong dịch thuật. Trên thực 
tế, vấn đề này có tầm quan trọng trong dịch 
thuật do “sự liên kết, tính mạch lạc và việc 
tổ chức văn bản” là một trong các tiêu chí 
để đánh giá các bản dịch ngoài sự chính 
xác trong việc chuyển di thông tin, sự lựa 
chọn phù hợp từ vựng, thành ngữ, thuật 
ngữ và ngữ vực, sự chính xác trong các 
khía cạnh kĩ thuậ ... nh, nhưng nghĩa của cả câu lại 
không đúng như ý định ban đầu của tác giả 
trong ngôn ngữ nguồn. Từ mà ở đây được 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tùng 
27 
hiểu là “Bạn cần phải ý tứ” đến “nguyên 
tắc bất thành văn”. Nếu vậy, người đọc có 
thể đặt câu hỏi khi đọc bản dịch: “Nguyên 
tắc bất thành văn đó là gì?”. Chính vì vậy, 
cách dịch này không chuyển tải được thông 
điệp của tác giả nên không được xem là 
cách dịch đạt. 
Đối với nhóm 2 (5/40), mặc dù có từ 
đúng là ý tứ, nhưng việc thêm những từ 
khác, như khôn khéo, chu đáo, quan tâm 
đến gia chủ, đừng nên làm mích lòng gia 
chủ, lại làm ý của ngôn ngữ nguồn chệch 
đi, không đúng với ý định ban đầu của tác 
giả: phải giữ gìn ý tứ, không được đòi hỏi 
vì ở nhà trọ chứ không phải ở khách sạn, 
chứ không phải quan tâm đến gia chủ và 
đừng làm mếch lòng gia chủ. Việc phân 
tích ở trên cho nhóm 2 dẫn đến kết quả là 
cách dịch đối với nhóm 3 (9/40) với từ 
chính là quan tâm là không thỏa đáng. Thể 
hiện rõ nhất là cách dịch cuối cùng trong 
nhóm này, khác xa so với ý định của tác 
giả văn bản nguồn. Tương tự, cách dịch 
trong nhóm 4 (8/40) với các từ như chu 
đáo, ân cần, hoặc là kết hợp của cả hai từ 
này không phản ánh đúng ý định của tác 
giả ngôn ngữ nguồn. 
Có thể thấy rõ trong văn bản của 
ngôn ngữ nguồn, dù rằng có chỗ trong 
đoạn văn tác giả dùng ngôi thứ hai, chủ đề 
của đoạn văn là về du khách chứ không 
phải chủ nhà. Cách dịch của SV trong 2 
nhóm 5 và 6 cũng có thể chấp nhận được 
mặc dù nghĩa không được chuẩn xác như 
trong nhóm 1. Nhóm cuối cùng (1/40) thấy 
khó xác định nghĩa nên bỏ không dịch, còn 
nhóm kế cuối (4/40) lại diễn đạt sai ý ban 
đầu. 
Theo cách dịch trong nhóm 6, tính từ 
considerate được cấu tạo từ động từ 
consider nên được dịch thành cân nhắc 
hoặc nhớ và chủ từ của câu là The only 
rule of thumb được dịch như trên là nguyên 
tắc được dùng để bổ nghĩa cho động từ 
này. Cách hiểu này rõ ràng không phải ánh 
đúng ý định của tác giả ngôn ngữ nguồn. 
Đối với câu 8 trong Bài 3, cách dịch 
của SV được chia thành 2 nhóm: có kết nối 
ý một cách tường minh (7/40) và không có 
kết nối ý một cách tường minh (33/40). 
Phần phân tích cũng lưu ý cách dịch đại từ 
they từ tiếng Anh sang tiếng Việt và cách 
dịch của SV được phân thành ba nhóm: (1) 
dùng họ (2+18 = 20/40), (2) dùng du 
khách/ khách/ khách trọ (4+11=15), và (3) 
dùng bạn (1+4=5/40). 
Cụ thể, nhóm có kết nối ý một cách 
tường minh, sử dụng các cách diễn đạt để 
nêu lên mối liên kết giữa câu này với câu 
trước (câu 7) một cách tường minh. Các 
cách dịch này tiếp tục được phân thành 2 
nhóm: (1) quy chiếu trực tiếp vào những 
việc du khách phải làm trong câu trước 
(nghĩa là tự trang bị khăn tắm và tự dọn 
giường vào buổi sáng), dùng: Những việc 
như vậy (S14), Nhờ những việc này (S29), 
Họ sẽ làm các việc này (S43), và (2) nói 
chung hơn: Đến với những nhà trọ gia đình 
này (S18), Điều này (S19, S35), Cuộc sống 
ở đây (S22). Cách dịch của SV nhóm 1 rõ 
ràng có liên kết tốt hơn cách dịch của SV 
nhóm 2 do xác định được vật quy chiếu 
chính xác hơn trong câu trước. 
Trong câu 8 này, ngoài liên kết nội 
dung với câu trước, còn có điểm ngữ pháp 
trên câu là vấn đề quy chiếu. Trong tiếng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 16-31 
28 
Anh, như đã trình bày trong phần lí luận, 
đại từ được sử dụng trong câu trước. Khi 
dịch sang tiếng Việt, SV chọn 3 cách: (1) 
vẫn dùng đại từ trong tiếng Việt là họ 
(20/40); (2) dùng lặp từ vựng: (du) khách 
(trọ) (15/40); và dùng từ bạn (5/40). Rõ 
ràng, cách dùng lặp từ vựng phù hợp với 
ngôn ngữ đích hơn. 
4.1.4. Bài 4 Dịch Anh – Việt: Fire up the 
knee top 
Có 4 SV vắng buổi học (S24, 27, 30, 
và 38), nên cứ liệu cho bài này được thu 
thập từ 41/45 SV. Cách dịch của SV đối 
với trạng từ instead rất đa dạng và được 
nhóm thành 5 nhóm khi phân tích theo 
nghĩa: (1) dùng “thay vào đó” để liên kết ý 
với câu trước (13/41); (2) dùng các hình 
thái sau để liên kết ý trong câu 4 này mà 
thôi: “thay vì”; “tuy nhiên”, “thay vì”; 
“mặc cho”; “mặc dù”; “trong khi”; 
“nhưng”; “nếu” (18/41); (3) dùng “nhưng 
thay vì vậy”, “nhưng thay vào đó” (3/41); 
(4) dùng “tuy nhiên”, “thế nhưng” (5/41); 
và (5) dịch câu nhưng không có từ này (2). 
Có thể thấy rõ SV bám vào đặc điểm của 
ngôn ngữ nguồn khi dịch: dùng “thay vào 
đó”, “thay vì” với tần số 25/41 để liên kết ý 
với câu trước, câu 3 (trong nhóm 1) và 
trong nội bộ câu này, câu 4 (trong nhóm 2). 
Cách dịch trong nhóm 1 có thể tạm chấp 
nhận được dù liên kết chưa được làm rõ 
lắm thông qua cách dùng từ nối này, đặc 
biệt là trong ngôn ngữ đích, tiếng Việt. 
Còn đối với nhóm 2, rõ ràng cách dịch của 
SV khác xa với ý định của tác giả. Cách 
dịch của SV nhóm 4 rõ ràng thể hiện đúng 
mối liên kết ban đầu trong ngôn ngữ 
nguồn, còn nhóm 3 cũng chấp nhận được 
dù cách dịch không được gãy gọn trong 
cách dùng từ ngữ. 
Đối với điểm ngữ pháp trên trong Bài 
4 này, việc sử dụng đại từ it trong ngôn 
ngữ nguồn là tiếng Anh trong câu 5 được 
SV hiểu vật quy chiếu trong câu trước hoặc 
trước nữa khác nhau và vì vậy đã đưa ra 6 
cách chuyển di nghĩa khác nhau cho cùng 
một đại từ này: (1) dùng từ hãng Sony 
(2/41), Sony (10/41), hãng (7/41), công ti 
(4/41) (tổng là 31/41); (2) dùng gã khổng 
lồ này (1/41); dùng đại từ nhân xưng ngôi 
thứ ba số ít nó (1/41), ngôi thứ ba số nhiều 
họ (4/41), ngôi thứ nhất số nhiều chúng ta 
(1/41) (tổng là 6/41); dùng từ Nhật (Bản) 
hoặc quốc gia này (3/41); (5) dùng điện tử 
Nhật Bản (1/41); và (6) dịch câu này 
nhưng bỏ đại từ này trong bản dịch (7/41). 
Như vậy, đa số SV dùng lặp từ vựng hoàn 
toàn trong ngôn ngữ đích (tiếng Việt) để 
dịch đại từ ngôi thứ ba số ít it trong ngôn 
ngữ nguồn (tiếng Anh). Cách dịch trong 
nhóm 1 là chấp nhận được theo các chuẩn 
mực của ngôn ngữ đích. 
4.2. Bình luận kết quả nghiên cứu 
4.2.1. Vấn đề SV gặp phải 
Trong bài 1, có thể thấy SV gặp khá 
nhiều khó khăn khi xử lí văn bản nguồn do 
hình thái dùng để biểu đạt nội dung liên 
quan đến ngữ pháp văn bản là hoàn toàn 
khác nhau trong ngôn ngữ nguồn và ngôn 
ngữ đích. Ngoài những trường hợp dựa 
hoàn toàn vào quy tắc ngữ pháp trên câu 
trong tiếng Việt để dịch sang tiếng Anh, rõ 
ràng SV có nhận thức về các chuẩn mực 
trong tiếng Anh như ngôn ngữ đích trong 
khi dịch và đã cố gắng xử lí hình thái cho 
đúng với nội dung theo cách hiểu của 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tùng 
29 
mình. Khi đã xác định được đúng nghĩa, 
SV đã dùng các hình thái khác nhau mà 
mình đã học để chuyển tải nội dung. Tuy 
vậy, trong đa phần các trường hợp, số SV 
xử lí tốt cả nghĩa lẫn hình thái vẫn thuộc 
thiểu số. 
Trong bài 2, đa số SV chưa làm tốt 
công việc chuẩn bị trước khi dịch, đặc biệt 
là trong quá trình đọc và phân tích văn bản 
ban đầu. SV dựa hẳn vào kiến thức mình 
đã biết về những từ ngữ khá quen thuộc và 
dùng ngữ cảnh quen thuộc để dịch những 
từ ngữ này, chưa chú ý đến các mối liên 
kết từ vựng giữa 2 câu liền kề nhau trong 
văn bản. Có thể thấy rằng không phải lúc 
nào nghĩa trong từ điển cũng có thể giúp 
người học, đặc biệt là khi phải xác định 
nghĩa của từ trong ngữ cảnh cụ thể của bài 
viết, khi nghĩa bị chi phối bởi yếu tố từ 
vựng trong câu trước. 
Bài 3 có thể được xem như một điển 
hình về việc phải chú ý đến vấn đề ngữ 
pháp trên câu trong khi dịch vì nếu không 
kết quả sẽ là một bản dịch hoàn toàn khác 
với ý định của tác giả. Sự đa dạng trong 
cách dịch của SV đối với vấn đề đầu tiên 
được xem xét cho thấy SV chưa thực sự 
hiểu đúng nghĩa của câu do quan hệ nghĩa 
giữa hai câu cận kề không được tường 
minh bằng cách dùng từ nối ý, và trong 
trường hợp này là ý của câu sau quyết định 
việc dịch nghĩa câu đang xét. Việc không 
chú ý đến hai câu liền kề trong khi dịch 
dẫn đến hệ lụy tiếp theo là cách dịch của 
SV thường không làm rõ được mối quan hệ 
về nghĩa trong ngôn ngữ đích, dẫn đến việc 
không thể có được một bản dịch hay. 
Bài 4 cũng gây khá nhiều khó khăn 
cho SV dù rằng phương tiện liên kết hình 
thức giữa hai câu liền kề là tường minh 
trong ngôn ngữ nguồn. Nguyên nhân có thể 
là do SV không xác định được chính xác 
mối quan hệ nghĩa câu có từ nối này và câu 
trước. Do đó, khá nhiều trường hợp lại 
nghĩ rằng liên kết tồn tại trong nội bộ câu, 
dẫn đến cách dịch không đúng với ý định 
của tác giả. Khá nhiều hình thái được sử 
dụng, một mặt thể hiện sự cân nhắc, thận 
trọng của SV trong việc xác định nghĩa văn 
bản cần dịch, mặt khác thể hiện sự bối rối, 
lúng túng trong quá trình xác định nghĩa 
này. Điểm đáng mừng đối với bài này là 
SV đã bắt đầu có nhận thức về vấn đề ngữ 
pháp trên câu, đặc biệt là phép quy chiếu 
dùng đại từ. 
4.2.2. Cách xử lí của SV 
Trong bài 1, SV đã dùng nhiều cách 
khác nhau để xử lí bản dịch của mình khi 
gặp phải những vấn đề thuộc ngữ pháp trên 
câu. Nổi trội nhất trong các cách này vẫn là 
dựa vào đặc điểm của tiếng Việt như ngôn 
ngữ nguồn khi chuyển di sang tiếng Anh 
như ngôn ngữ đích. Tuy vậy, nếu lí giải 
vấn đề theo một hướng tích cực hơn, thì ta 
có thể nói SV đã áp dụng chiến lược đơn 
giản hóa các quy tắc ngữ pháp trên câu 
trong ngôn ngữ đích là tiếng Anh bằng 
cách chuyển di các quy tắc có sẵn trong 
ngôn ngữ nguồn là tiếng Việt. 
Trong bài 2, rõ ràng SV có ý thức 
dịch sao cho nghe có vẻ tự nhiên đối với 
độc giả trong ngôn ngữ đích bằng cách áp 
dụng kĩ thuật bỏ, không dịch từ có trong 
ngôn ngữ nguồn do thấy rằng nếu đưa vào 
bản dịch nghe rườm rà, không tự nhiên. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 7 (2017): 16-31 
30 
Song, SV vẫn gặp nhiều khó khăn khi xác 
định nghĩa của từ trong văn cảnh và ảnh 
hưởng của nghĩa câu trước đối với nghĩa 
của câu đang xét. Để giải quyết vấn đề này, 
cách thường dùng vẫn là bám sát văn bản 
nguồn và dùng kiến thức sẵn có về nghĩa 
của từ để dịch từ ngôn ngữ nguồn sang 
ngôn ngữ đích dù rằng cách xử lí như thế 
này không đảm bảo nghĩa của từ trong văn 
cảnh, không bảo đảm nghĩa của từ trong 
câu này trong mối quan hệ với nghĩa của từ 
trong câu trước. 
Trong bài 3, việc xác định nghĩa của 
câu đang xét là khá khó khăn do liên kết 
nghĩa giữa 2 câu liền kề không dễ xác định: 
câu đang xét có thể có liên kết nội dung với 
câu trước hoặc câu sau dù rằng từ trong câu 
đang xét là từ khá quen thuộc. Khi không 
xác định rõ mối quan hệ về nghĩa, cách xử 
lí của SV vẫn là dựa vào kiến thức có sẵn 
về nghĩa của từ hoặc dùng từ điển. Đây vẫn 
được xem là nỗ lực của người học khi gặp 
khó khăn trong quá trình dịch. Thêm vào 
đó, người học không quan tâm làm rõ sự 
liên kết giữa hai câu liền kề do không phải 
lúc nào cũng dễ xác định, và vì vậy, chiến 
lược được sử dụng vẫn là bám vào cấu trúc 
của văn bản nguồn, dù mối liên kết không 
được làm rõ thông qua phương tiện liên kết 
hình thức trong văn bản nguồn, giúp người 
đọc dễ tiếp thu hơn. 
Trong bài 4, SV cũng gặp khó khăn 
trong việc xác định liên kết giữa các câu 
trong một đoạn văn dù rằng phương tiện 
liên kết hình thức khá tường minh trong 
ngôn ngữ nguồn là tiếng Anh. Khi gặp khó 
khăn như vậy, cũng như các trường hợp 
trước trong các bài từ 1 đến 3, SV dựa vào 
hình thức của ngôn ngữ nguồn, được xem 
như một chiến lược phổ biến trong quá 
trình dịch. 
5. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu, như đã được 
phân tích và bình luận ở chương trước, 
giúp trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở 
đầu bài viết: 
1. Liên kết nội dung gây khó khăn lớn 
nhất cho SV vì trong phần lớn các trường 
hợp SV không xác định được loại nghĩa 
theo đúng ý định của người viết trong ngôn 
ngữ nguồn, tiếp theo là các trường hợp 
hình thái không tương đương trong hai 
ngôn ngữ để diễn đạt cùng loại ngữ nghĩa 
do các phương tiện liên kết hình thức trong 
hai ngôn ngữ không phải lúc nào cũng 
giống nhau. Người học ít gặp khó khăn đối 
với các trường hợp có sự tương đồng cả về 
cả nội dung lẫn hình thức. 
2. Có thể thấy rõ trong phần lớn các 
trường hợp khi gặp khó khăn do không xác 
định được liên kết nội dung hoặc do hình 
thái không tương đồng trong hai ngôn ngữ, 
người học thường bám sát vào ngôn ngữ 
nguồn như là cứu cánh duy nhất mà họ có 
thể có được vào thời điểm đó. Dù đây 
không phải là sự lựa chọn tốt nhất nhưng 
thiết nghĩ cũng giúp người học phần nào 
giải quyết những khó khăn trong quá trình 
dịch. Tín hiệu đáng mừng là khi những vấn 
đề này được thảo luận và chỉ ra trên lớp, 
người học bắt đầu có nhận thức về vai trò 
của ngữ pháp văn bản và có chú ý khi dịch 
trong các giờ học tiếp theo. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tùng 
31 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Thanh Lương. (2000). Phương pháp cơ bản dịch Việt Anh & ngữ pháp. NXB Đồng Nai. 
Nhóm EIL. (2006). Cẩm nang Luyện dịch báo chí Anh – Việt Việt – Anh. TP Hồ Chí Minh: NXB 
Thanh niên. 
Nida, E. A., & Taber, C. R. (1982). The theory and practice of translation. E. J. Brill, Leiden. 
Trần Ngọc Thêm. (1985). Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. 
Trương Quang Phú. (2008). 56 bài luyện dịch Anh – Việt Việt – Anh. Cà Mau: NXB Phương Đông. 
BBC. (2009). Goldman Sachs sees strong results. Retrieved from 
Catford, J. C. (1965). A linguistic theory of translation: An essay in applied linguistics. Aylesbury, 
Bucks: Hazell Watson & Viney Ltd. 
Bell, R. T. (1991). Translation and translating: Theory and practice. London: Longman. 
Hà Văn Bửu. (2004). Những mẫu câu Anh – Việt Việt – Anh (Tái bản lần thứ 3). NXB Tổng hợp 
TP. Hồ Chí Minh. 
Halliday, M. A. K., & Hasan, R. (1976). Cohesion in English. London: Longman. 
Larson, M. L. (1998). Meaning-based translation: A guide to cross-language equivalence (2nd ed.). 
Lanham: University Press of America, Inc. 
Munday, J. (2008). Introducing translation studies: Theories and applications (2nd ed.). London: 
Routledge. 
Newmark, P. (1988). A textbook of translation. New York: Prentice Hall. 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_ngu_phap_van_ban_trong_bien_dich_anh_viet_va_viet_anh.pdf