Một số khó khăn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ năm học 2016 - 2017

Mục tiêu: Mô tả thực trạng khó khăn trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

Một số khó khăn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ năm học 2016 - 2017 trang 1

Trang 1

Một số khó khăn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ năm học 2016 - 2017 trang 2

Trang 2

Một số khó khăn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ năm học 2016 - 2017 trang 3

Trang 3

Một số khó khăn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ năm học 2016 - 2017 trang 4

Trang 4

Một số khó khăn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ năm học 2016 - 2017 trang 5

Trang 5

Một số khó khăn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ năm học 2016 - 2017 trang 6

Trang 6

Một số khó khăn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ năm học 2016 - 2017 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 15/01/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "Một số khó khăn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số khó khăn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ năm học 2016 - 2017

Một số khó khăn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ năm học 2016 - 2017
70
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03
5. Trần Thị Minh Hạnh và các cộng sự 
(2012),”Tình trạng dinh dưỡng học sinh 
Trung học cơ sở TPHCM”, Tạp chí Dinh 
dưỡngvà Thực phẩm, tập 8, số 3, tr. 41.
6. Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi 
(2003), Nhận xét bước đầu về gánh nặng 
kép của suy dinh dưỡng ở nước ta, YHVN, 
số 9-10, tr 8-16.
7. Bowman S.A, Gortmaker S.L, Ebbeling 
C.B., Pereira M.A., Ludwig D.S. (2004), 
“Effects of fast food consumption on energy 
intake and diet quality among children in a 
national household survey”, Pediatrics, 113 
(1), pp. 112 - 118.
8. WHO (2003), Diet, nutrition and the 
prevention of chronic diseases, Geneva, 
Seri 916, pp. 85 - 214.
MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH 
KHI THAM GIA HỌC TẬP THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ NĂM HỌC 2016 - 2017
Trần Thị Vân Anh1, Đinh Quốc Thắng1, 
Nguyễn Anh Tuấn1, Đinh Thị Hạnh1, Vũ Thị Huệ1
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Người chịu trách nhiệm: Trần Thị Vân Anh
Email: vananh1983nd@gmail.com
Ngày phản biện: 16/8/2018
Ngày duyệt bài: 5/9/2018
Ngày xuất bản: 14/9/2018
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả thực trạng khó khăn 
trong hoạt động học tập theo tín chỉ của 
sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam 
Định. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang,khảo sát trên 500 sinh viên đại học 
chính quy khoá 10, 11 và khoá 12. Kết quả: 
100% sinh viên tham gia nghiên cứu cho 
biết có gặp khó khăn trong học tập theo tín 
chỉ với các mức độ khác nhau. Một số khó 
khăn khi tham gia học tập theo hệ thống tín 
chỉ của sinh viên bao gồm: khó khăn về môi 
trường học tập, khó khăn về các mối quan 
hệ trong học tập, khó khăn về thái độ, động 
cơ và sự hứng thú trong học tập; khó khăn 
về kỹ năng học tập và khó khăn về nhận 
thức học tập theo tín chỉ (khó khăn khi bước 
vào chương trình học theo hình thức tín chỉ). 
Sinh viên gặp trở ngại nhiều nhất về kỹ năng 
học tập, 85,9% cảm thấy bị “áp lực điểm số 
thi cử”. Kết luận: Kết quả khảo sát cho thấy 
sinh viên thực sự gặp những khó khăn khi 
tham gia học tập theo hình thức tín chỉ.
Từ khoá: khó khăn, sinh viên, học tập, 
hệ thống tín chỉ.
SOME DIFFICULTIES IN ACADEMIC CREDIT SYSTEM OF STUDENTS AT NAM DINH 
UNIVERSITY OF NURSING DURING THE ACADEMIC YEAR 2016 - 2017
ABSTRACT
Objective: To describe current difficulties 
of students at learning activities following 
the credit systemin Nam Dinh University 
of Nursing. Methods: A cross-sectional 
survey was carried out among 500 full-
time students from the 10th, 11th and 12th 
courses. Results: 100% of the students in 
the study had varied levels of difficulties 
in participation in the academic credit 
system, included difficulties in adherence 
to learning environment, difficulties in 
learning relationships, difficulties in 
learning motivation, learning excitement, 
71
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03
difficulty in learning skills, and difficulties in 
learning cognition by credit (only difficulty 
when learning in the form of new credit 
training). Students had the most difficulty 
learning skills, and 85.9% felt “pressure by 
test scores”. Conclusion: Students faced 
many difficulties in participating credit 
system.
Keywords: difficulty, student, study, 
credit system.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu 
đối với mỗi cá nhân ngày càng cao. Vai trò 
của giáo dục và đào tạo nói chung và đào 
tạo đại học nói riêng có một ý nghĩa vô cùng 
quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân 
lực có trình độ cao cho đất nước, nhất là 
trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập sâu 
rộng với quốc tế. Tầm quan trọng của vấn đề 
này đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung 
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo [3] đã chỉ rõ đối 
với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân 
lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát 
triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm 
giàu tri thức, sáng tạo của người học, Nghị 
quyết số 14/2005/NĐ-CP của Chính phủ về 
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục bậc 
đại học ở Việt Nam giai đoạn 2006-2020 [1].
Thực hiện chủ trương đó, từ năm học 
2014 – 2015, Trường Đại học Điều dưỡng 
Nam Định bắt đầu thực hiện chuyển đổi từ 
niên chế sang đào tạo theo tín chỉ (TC) cho 
toàn bộ sinh viên hệ đại học chính quy. Tuy 
nhiên do kinh nghiệm trong quá trình triển 
khai thực tế còn hạn chế do vậy cả nhà 
trường và sinh viên (SV) đã gặp không ít 
khó khăn (KK) và bất cập trong việc áp dụng 
các phương pháp học tập và giảng dạy. Đã 
có nhiều nhận định cho rằng sinh viên vẫn 
còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, 
chưa thực sự dành nhiều thời gian cho tự 
học, chưa xây dựng và rèn luyện được các 
kỹ năng tự học hợp lý. Vậy thực trạng của 
vấn đề này là như thế nào? Có giải pháp 
nào có thể cải thiện vấn đề? Đáp án của 
các câu hỏi trên có thể đánh giá được quy 
mô và nguyên nhân của vấn đề cũng như 
đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao 
hiệu quả học tập theo hình thức tín chỉ của 
sinh viên. Với mục đích như vậy nghiên cứu 
này đã được tiến hành với mục tiêu mô tả 
thực trạng khó khăn trong hoạt động học tập 
theo tín chỉ của sinh viên Trường Đại học 
Điều dưỡng Nam Định.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm
Nghiên cứu được tiến hành từ 5-11/2017 
trên các đối tượng là sinh viên đại học (ĐH) 
chính quy Khóa 10, 11 và 12 của Trường 
Đại học Điều dưỡng Nam Định.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu 
mô tả cắt ngang, định tính và định lượng.
2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: n = (Z2 (1 – α/2) p(1 – p))/d
2
Trong đó: n là cỡ mẫu cần thiết. p là tỷ 
lệ sinh viên có khó khăn trong học tập chọn 
p = 0,5 để có tích p(1-p) lớn nhất. d là sai 
số cho phép chọn d =0,045. Thay vào công 
thức trên tính được n = 474 sinh viên. Cộng 
thêm 5% sinh viên có thể từ chối tham gia. 
Cỡ mẫu cuối cùng làm tròn là 50 ... g 
xuyên
Thỉnh 
thoảng Hiếm khi
Năm thứ nhất (Khóa 10) 5,3 55,9 35,9 2,9
Năm thứ hai (Khóa 11) 5,3 31,2 57,6 5,9
Năm thứ ba (Khóa 12) 4,4 24,4 62,4 8,8
Bảng 3.1 cho thấy, không có sinh viên nào trả lời không bao giờ gặp khó khăn khi chuyển 
từ chế độ học tập theo niên chế sang tín chỉ.
Bảng 3.2. Các khó khăn và thứ bậc do sinh viên tự phân loại (n=500)
KK trong học tập theo TC
Năm thứ 
nhất
Năm thứ 
hai
Năm thứ 
ba Chung
% Thứ bậc %
Thứ 
bậc %
Thứ 
bậc %
Thứ 
bậc
Về môi trường học tập 2,4 5 4,1 5 3,8 5 3,4 5
Về các mối quan hệ trong học tập 10,0 4 10,1 3 8,1 4 9,4 4
Về nhận thức học tập theo TC 11,8 3 10,0 4 10,0 3 10,6 3
Thái độ, động cơ, hứng thú học tập 29,4 2 31,7 2 40,0 1 33,7 2
Về kỹ năng học tập 46,4 1 44,1 1 38,1 2 42,9 1
Theo thứ bậc, mức độ khó khăn nhất được xếp số 1, kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy sinh 
viên gặp khó khăn về kỹ năng học tập chiếm tỷ lệ khá cao và được cho là khó khăn nhất.
Bảng 3.3. Khó khăn trong việc tìm hiểu, hiểu rõ quy chế đào tạo theo tín chỉ (n=500)
Khó khăn
Mức độ gặp khó khăn (% sinh viên)
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Tìm hiểu quy chế đào tạo 26,1 69,0 4,9
Hiểu rõ quy chế đào tạo 58,7 40,0 1,3
73
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03
Bảng 3.4. Một số biểu hiện khó khăn về thái độ, động cơ và hứng thú học tập 
Biểu hiện
Mức độ (% sinh viên)
Đúng Đúng 1 phần
Không 
đúng
Hiểu biết chưa đầy đủ về nghề điều dưỡng 21,1 54,4 24,5
Không thích chuyên ngành đang học 8,7 36,7 54,6
Áp lực về điểm số thi cử 85,9 7,8 6,3
Không có hứng thú học tập 20,6 48,0 31,4
Chưa tin tưởng vào tương lai nghề nghiệp 28,1 58,7 13,2
Chưa thích ứng với việc học tập ở trường đại học 41,8 36,7 21,5
Không tự tin vào bản thân nên chưa cố gắng 24,9 47,6 27,5
Sợ mắc sai lầm trong học tập 26,5 49,2 24,3
Chưa thích ứng với phương pháp dạy-học mới 35,5 43,0 21,5
Ở các mức độ và biểu hiện khác nhau, sinh viên có khó khăn trong quá trình học tập.
Bảng 3.5. Một số khó khăn về môi trường học tập và mối quan hệ trong học tập
Vấn đề
Mức độ (% sinh viên)
Nhiều Bình thường Không
Thiếu không gian yên tĩnh để tự học 32,4 47,8 19,8
Có những tiết học không có máy chiếu khi cần 27,0 56,0 17,0
Thiết bị trong phòng học chưa tốt micro, rèm cửa hỏng 25,0 43.4 31,6
Thư viện chưa cập nhật tài liệu mới nhất, thiếu sách 35,0 41,2 23,8
Lớp học ghép quá đông khó tiếp thu kiến thức 50,6 42,4 7,0
Khó tập trung để họp nhóm được 66,0 26,4 7,6
Bảng 3.6. Các kỹ năng sinh viên gặp khó khăn khi học tập theo tín chỉ (n=500)
Kỹ năng gặp khó khăn
Năm thứ 
nhất
Năm thứ 
hai Năm thứ ba Chung
% Thứ bậc %
Thứ 
bậc %
Thứ 
bậc %
Thứ 
bậc
Kỹ năng lên kế hoạch học tập 29,4 1 27,1 1 27,5 2 28,0 1
Kỹ năng đăng ký tín chỉ 8,8 5 4,1 8 1,2 8 4,7 8
Kỹ năng quản lý thời gian 12,9 3 23,5 2 30,6 1 22,3 2
Kỹ năng làm việc nhóm 5,3 8 5,3 7 6,3 5 5,6 7
Kỹ năng thuyết trình 8,2 6 7,6 5 5,0 6 6,9 5
Kỹ năng ôn tập 5,9 7 14,1 3 6,9 4 9,0 4
Kỹ năng tin học cơ bản 8,9 4 7,1 6 2,5 7 6,2 6
Kỹ năng nghiên cứu khoa học 20,6 2 11,2 4 20,0 3 17,3 3
74
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03
4. BÀN LUẬN
Sinh viên gặp KK trong học tập theo TC 
ở mức độ khác nhau. Điều này có thể lý 
giải [4] vì hình thức đào tạo theo TC mới 
áp dụng được 3 năm, trong khi đó mục 
đích học tập ở ĐH là đào tạo SV trở thành 
những chuyên gia có trình độ chuyên 
môn cao, hoạt động lao động trong một 
lĩnh vực nhất định. Với yêu cầu cao và 
tính chất phức tạp của hoạt động học tập 
theo TC nên 100% SV gặp KK trong học 
tập. Chính vì vậy, việc giúp SV giải quyết 
được những KK trong hoạt động học tập 
là vấn đề cần sớm được quan tâm. Muốn 
giải quyết những KK trước hết phải nghiên 
cứu nguyên nhân của những KK trong hoạt 
động học tập theo TC.
Sinh viên gặp KK nhất về kỹ năng học 
tập, vì việc dạy và học ở bậc phổ thông 
khác rất nhiều so với bậc ĐH. Ở ĐH, nội 
dung học tập mang tính chuyên ngành, đa 
dạng và phức tạp. Đào tạo theo TC đòi hỏi 
SV phải đọc nhiều sách, tìm kiếm được 
những thông tin hữu ích, biết tìm tài liệu, 
chỉnh sửa văn bản, làm video... Phương 
pháp học tập đòi hỏi SV phải tích cực, chủ 
động và sáng tạo. Việc học của SV là hoạt 
động trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường 
độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt nên nhiều 
SV chưa kịp thích ứng đặc biệt là SV năm 
thứ nhất.
Số lượng SV thường xuyên gặp KK 
trong việc hiểu rõ quy chế đào tạo theo 
TC cao (58,7%). Lý giải điều này, tương tự 
một số nghiên cứu đã cho thấy [2], [5], khi 
chuyển sang tín chỉ ở giai đoạn đầu là giai 
đoạn chuyển giao, do vậy việc thực hiện 
đào tạo chưa thật sự theo TC. Khi trả lời 
phỏng vấn một số SV cho rằng: “quy chế 
có quá nhiều mục, đọc khô khan”. 
Để hiểu rõ hơn những KK về nhận thức 
trong học tập theo TC của SV, chúng tôi 
tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận 
nhóm SV, CVHT xoay quanh vấn đề đánh 
giá một số công việc của CVHT. Một số SV 
và CVHT đều cho rằng năng lực của phần 
lớn CVHT chưa thực sự đáp ứng nhu cầu 
tư vấn của SV. Vai trò tư vấn của CVHT 
trong việc đăng ký học phần còn tương đối 
mờ nhạt. Nguyên nhân chính là do phần 
mềm chưa hoàn thiện, vừa làm vừa mò 
mẫm nên cũng khó tiếp cận. Vào thời 
điểm đăng ký học phần thường xảy ra 
tắc nghẽn, hơn nữa, khi SV muốn hủy, 
đăng ký lại học phần đều phải làm đơn 
và có chữ ký của CVHT chứ không thực 
hiện hủy hoặc đăng ký lại trên phần mềm 
tự động. 
Tỷ lệ SV thấy áp lực từ điểm số, thi cử 
rất cao (85.9%). Nguyên tắc của đào tạo 
TC là SV không được thi lại mà trực tiếp 
học lại vào học kì sau đã tạo áp lực đối 
với vấn đề điểm số. SV năm thứ ba có 
phần cảm thấy áp lực điểm số thi cử hơn 
SV năm thứ nhất và năm thứ hai. Các bạn 
SV chia sẻ: Mình cảm thấy rất áp lực: làm 
sao để được điểm cao, để đạt tốt nghiệp 
bằng giỏi, để ra trường dễ xin việcNếu 
mình không đạt bằng giỏi thì không biết 
phải đối mặt với bố mẹ thế nàoCó 41.8% 
SV cho rằng: “Chưa thích ứng với việc học 
ở trường ĐH”. Chương trình đào tạo theo 
TC đề cao vai trò chủ động của người học, 
giảm thời gian lên lớp, tăng thời gian tự 
học, tự nghiên cứu của SV. Trong khi đó, 
nhiều SV vẫn chưa có thói quen làm việc 
độc lập, chưa có định hướng rõ ràng về 
ngành nghề nên lúng túng, bị động trong 
việc lựa chọn môn học. Nhiều SV không 
sử dụng tốt thời gian tự học, tự nghiên cứu 
ngoài giờ lên lớp, dẫn đến chất lượng học 
tập kém. SV năm thứ nhất chưa thích ứng 
với việc học tập ở trường ĐH cao hơn SV 
năm thứ hai và năm thứ ba. Bởi lẽ, các em 
mới bắt đầu tập làm quen với việc học tập 
của người SV, tất cả mọi vấn đề trong cuộc 
sống hàng ngày, trong học tập đối với sinh 
viên đều mới mẻ, ít có trong kinh nghiệm 
của cá nhân. 
Có 35.5% SV “Chưa thích ứng với 
phương pháp giảng dạy của giảng viên 
ĐH”. Ở trường ĐH cách thức làm việc của 
75
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03
GV là hướng dẫn cho SV tự học là cơ bản 
bởi vì khối lượng kiến thức của từng môn 
quá lớn, các môn học quá nhiềuhơn 
nữa giúp SV hình thành phương pháp tự 
học, ít giảng dạy như phổ thông. Điều này 
làm SV cảm thấy KK khi phải tiếp cận với 
phương pháp mới. Trong khi đó, khi trả lời 
phỏng vấn các CVHT cho biết: còn nhiều 
SV thụ động và chưa có sự tự giác trong 
hoạt động học tập, lười học bài, xem bài cũ 
và chuẩn bị bài trước khi đến lớp...trong khi 
đó để tiếp thu được một TC, SV phải dành 
ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Đây cũng 
là một trong những vấn đề khiến cho SV 
gặp nhiều KK để bắt kịp với phương pháp 
giảng dạy của GV. Bên cạnh đó, việc lượng 
hóa một khối lượng kiến thức khổng lồ từ 
chương trình đào tạo niên chế sang học 
TC, giảm số lượng giờ dạy nhưng không 
cắt xén chương trình, nhiệm vụ này không 
dễ thực hiện, nhất là khi GV phải tự mò 
mẫm để thích nghi với hệ thống đào tạo 
mới. Vì vậy, khó tránh khỏi những thiếu xót, 
sai lầm cũng góp phần dẫn đến KK cho việc 
học của SV và công tác giảng dạy của GV.
SV gặp nhiều KK về vấn đề “thời gian 
học của mỗi bạn khác nhau nên khó tập 
trung để họp nhóm được” (66%). Đào tạo 
theo hệ thống TC làm cho việc tổ chức sinh 
hoạt lớp, sinh hoạt đoàn thể gặp nhiều KK 
do khó gắn kết SV, khó bố trí lịch sinh hoạt 
vì mỗi SV đều có một thời khóa biểu riêng 
nên sự kết nối giữa các SV trong lớp, với 
cán bộ lớp rất lỏng lẻo, KK để hỗ trợ nhau 
về học tập, đời sống, hoạt động đoàn, hội. 
Việc theo dõi mức độ chuyên cần trong học 
tập và xét kết quả rèn luyện của SV cũng 
gặp KK. 
Việc chuyển đổi sang đào tạo theo TC 
đòi hỏi các trường ĐH phải có CSVC tương 
đối tốt nhằm đáp ứng được nhu cầu nghiên 
cứu của người học [2], [5]. Kết quả điều tra 
cho thấy, SV không gặp KK nhiều về điều 
kiện CSVC của nhà trường như: máy chiếu, 
mic phục vụ học tập của SV vì hiện nay, 
CSVC của nhà trường được đầu tư ngày 
càng hiện đại hơn, cụ thể: có thêm nhiều 
phòng học được lắp máy chiếuThực tế 
qua trao đổi với một số CVHT chúng tôi 
được các CVHT cho biết: lớp học ghép với 
số lượng rất đông SV thường gặp phải vấn 
đề mic của GV trục trặc, máy chiếu mờ 
gây ảnh hưởng đến tính liên tục, liền mạch 
của bài giảngcản trở quá trình tiếp thu 
kiến thức của SV. Những bất cập trên đã 
và đang tác động trực tiếp đến chất lượng 
dạy và học của SV cũng như GV trong nhà 
trường nên cần có những biện pháp khắc 
phục kịp thời để nâng cao chất lượng học 
tập của SV.
Bản chất việc học tập ở ĐH là tự học, tự 
nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng 
viên [4]. Để phục vụ cho việc tự học, tự 
nghiên cứu của mình SV cần thiết phải có 
các kỹ năng học tập. SV gặp KK nhất về kỹ 
năng lên kế hoạch học tập. Trong đào tạo 
theo niên chế, SV học theo một kế hoạch 
chung, theo sự sắp xếp của nhà trường, thì 
trong đào tạo theo TC mỗi SV có kế hoạch 
học tập riêng SV phải mất nhiều thời gian 
để lập kế hoạch học tập, đăng ký học phần, 
điều chỉnh kế hoạch và đăng ký bổ sung. 
Nhiều SV thừa nhận bản thân chưa biết lên 
kế hoạch học tập hiệu quả. Đứng ở vị trí 
thứ 2 là kỹ năng quản lý thời gian. Các bạn 
SV chia sẻ: các bạn thấy rất khó để quản 
lý thời gian hiệu quả. Các bạn bị chi phối 
bởi các hoạt động tập thể, hoạt động xã 
hội hoặc hoạt động làm thêm. Do đó, các 
bạn ít dành thời gian để tự họcCác bạn 
luôn cảm thấy thiếu thời gianLàm sao để 
cân bằng giữa thời gian hoạt động xã hội, 
hoạt động Đoàn thể, hoạt động tình nguyện 
hay đi làm thêmvới thời gian học tập để 
học tập vẫn đạt kết quả tốtĐứng ở vị trí 
thứ 3 là kỹ năng làm NCKH, SV chia sẻ 
với chúng tôi rằng: Trong thời gian học ở 
trường phổ thông, chưa từng biết đến kỹ 
năng làm NCKH. Vì vậy, đối với chúng em 
đây là kỹ năng rất mới mẻ là kỹ năng rất 
khó, muốn làm tốt kỹ năng này cần làm tốt 
nhiều kỹ năng bổ trợ khác như: kỹ năng 
đọc sách, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên 
mạng, kỹ năng tìm tài liệu trên thư viện, kỹ 
76
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 03
năng giao tiếp Hơn nữa, tại thời điểm 
chúng tôi nghiên cứu SV cả 3 khóa chưa 
học môn NCKH Điều dưỡng nên chưa biết 
về kỹ năng làm NCKH.
5. KẾT LUẬN
Tỷ lệ sinh viên thường xuyên và rất 
thường xuyên gặp khó khăn trong học tập 
chiếm từ 28,8-61,2%. Sinh viên năm đầu 
gặp nhiều khó khăn hơn các sinh viên năm 
tiếp theo. Sinh viên gặp khó khăn nhiều nhất 
về kỹ năng học tập chiếm 42,9%; tiếp đến là 
thái độ, hứng thú học tập 33,7%; khó khăn 
về nhận thức học tập đứng thứ 3 chiếm 
10,6%; khó khăn về các mối quan hệ trong 
học tập đứng thứ 4 chiếm 9,4% và khó khăn 
gặp ít nhất là về môi trường học tập (3,4%). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ Nước CHHXHCN Việt Nam 
(2005), Nghị quyết 14/2005/NQ-CP đổi mới 
cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt 
Nam giai đoạn 2006 – 2020 ngày 02 tháng 
11 năm 2005
2. Đoàn Văn Điều (2013), Thực trạng khó 
khăn của sinh viên học kỳ 3 trường Đại học 
sư phạm thành phố Hồ Chí Minh trong quá 
trình học tập theo hệ thống tín chỉ, Tạp chí 
khoa học. Đại học Sư phạm thành phố Hồ 
Chí Minh (số 45).
3. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (2013).
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về 
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
tạo. Hà Nội ngày 4 tháng 11 năm 2013
4. Lomov B.Ph (2000), Những vấn đề lý 
luận và phương pháp luận tâm lý học (tài 
liệu dịch), NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội
5. Lương Ngọc Hải (2014), Những thuận 
lợi và khó khăn trong hoạt động đào tạo theo 
học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm 
thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học. 
ĐH Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ, ĐÚNG LỊCH CỦA TRẺ DƯỚI 1 TUỔI 
TẠI MỘT SỐ XÃ CỦA TỈNH HÀ NAM NĂM 2016
Phạm Vương Ngọc1, Đỗ Minh Sinh1, Đinh Công Trứ1
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy 
đủ, đúng lịch ở trẻ dưới 1 tuổi tại 3 xã của 
tỉnh Hà Nam năm 2016. Phương pháp: 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 
240 bà mẹ có con sinh từ ngày 01/7/2014 - 
30/06/2015 tại 3 xã của tỉnh Hà Nam. Tỷ lệ 
tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch được thu thập 
qua phỏng vấn bà mẹ hoặc người chăm sóc 
trẻ và qua quan sát sổ tiêm chủng cá nhân. 
Kết quả: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc 
xin là 91,2%. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ từng 
loại vắc xin như sau: BCG (97,5%); Quinvax-
em (100%); OPV (99,6%); Sởi mũi 1 (93,7%). 
Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch cả 8 loại vắcxin 
là 53%. Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch từng loại 
vắc xin như sau: BCG (87,2%); Quinvaxem 
(61,7%); OPV (61,5%); Sởi mũi 1 (85,3%). 
Kết luận: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc 
xin cho trẻ dưới 1 tuổi ở 3 xã tỉnh Hà Nam là 
tương đối cao, tuy nhiên tỷ lệ tiêm chủng đầy 
đủ, đúng lịch còn thấp. Khuyến cáo cần có 
giải pháp phù hợp trong việc nâng cao nhận 
thức của bà mẹ về việc cần thiết phải cho 
con đi tiêm đúng lịch và những biện pháp để 
giúp đưa con đi tiêm đúng lịch
Từ khóa: tiêm chủng đầy đủ, tiêm chủng 
đúng lịch, vắcxin, trẻ dưới 1 tuổi.
Người chịu trách nhiệm: Phạm Vương Ngọc
Email: phamngoc27@gmail.com 
Ngày phản biện: 12/8/2018
Ngày duyệt bài: 4/9/2018
Ngày xuất bản: 14/9/2018

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kho_khan_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_dieu_duong_nam.pdf