Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn

Vùng mỏ Na Sơn từ lâu đã được nhiều nhà địa

chất quan tâm nghiên cứu và đều có những nhận

định chung về triển vọng công nghiệp của quặng

chì-kẽm phân bố ở khu vực này. Tuy nhiên, những

yếu tố quan trọng như: đặc điểm địa chất khống

chế quặng, mối quan hệ giữa quặng hóa với các

thành tạo vây quanh, đặc điểm hình thái cấu kiến

trúc và thành phần vật chất quặng hóa (thành phần

khoáng vật, thành phần hóa học, hành vi địa hóa

của các nguyên tố) làm cơ sở cho việc luận giải

nguồn gốc và cơ chế thành tạo của mỏ quặng chưa

được làm sáng tỏ

Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn trang 1

Trang 1

Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn trang 2

Trang 2

Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn trang 3

Trang 3

Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn trang 4

Trang 4

Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn trang 5

Trang 5

Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn trang 6

Trang 6

Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn trang 7

Trang 7

Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn trang 8

Trang 8

Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn trang 9

Trang 9

Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang viethung 4040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn

Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn
 63
33(1), 63-77 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2011 
MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỚI VỀ 
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ THÀNH PHẦN VẬT CHẤT 
CỦA QUẶNG HÓA TRONG KHU VỰC 
MỎ CHÌ - KẼM NA SƠN 
BÙI ẤN NIÊN, TRẦN TRỌNG HÒA, TRẦN TUẤN ANH, PHẠM THỊ DUNG, 
PHẠM NGỌC CẨN, TRẦN VĂN HIẾU, TRẦN QUỐC HÙNG, NGÔ THỊ PHƯỢNG 
E-mail: nienba54@yahoo.com.vn 
Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
Ngày nhận bài: 01-9-2010 
1. Mở đầu 
Vùng mỏ Na Sơn từ lâu đã được nhiều nhà địa 
chất quan tâm nghiên cứu và đều có những nhận 
định chung về triển vọng công nghiệp của quặng 
chì-kẽm phân bố ở khu vực này. Tuy nhiên, những 
yếu tố quan trọng như: đặc điểm địa chất khống 
chế quặng, mối quan hệ giữa quặng hóa với các 
thành tạo vây quanh, đặc điểm hình thái cấu kiến 
trúc và thành phần vật chất quặng hóa (thành phần 
khoáng vật, thành phần hóa học, hành vi địa hóa 
của các nguyên tố) làm cơ sở cho việc luận giải 
nguồn gốc và cơ chế thành tạo của mỏ quặng chưa 
được làm sáng tỏ. 
Từ trước đến nay, các mỏ chì-kẽm ở Việt Nam 
nói chung và ở mỏ Na Sơn nói riêng chỉ mới tập 
trung khai thác chế biến hai loại quặng kẽm 
(sphalerit) và chì (galenit) là chủ yếu, các nguyên 
tố quý hiếm đi kèm như Cd, In, Ag, Cu, Sb, Mo, 
TR có ý nghĩa làm tăng giá trị kinh tế của mỏ 
quặng hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu. 
Khắc phục được những tồn tại như đã nêu ở 
trên là một trong những công việc rất phức tạp, cần 
thiết phải tiến hành nghiên cứu chi tiết cả ngoài 
thực địa lẫn trong phòng thí nghiệm. Đặc biệt là 
trong nghiên cứu thành phần vật chất của quặng 
hóa, cần phải thu thập các mẫu sao cho đại diện 
nhất ở các vị trí khác nhau ngoài thực địa, đồng 
thời tiến hành phân tích nhiều loại mẫu bằng nhiều 
phương pháp khác nhau để có bộ kết quả tốt nhất 
giúp cho việc dự đoán quy mô, triển vọng và giá trị 
kinh tế của mỏ quặng. Đây là một trong những 
nhiệm vụ hết sức quan trọng đồng thời đó cũng 
chính là nội dung của bài báo mà tập thể tác giả sẽ 
trình bày dưới đây. 
2. Khái quát về đặc điểm địa chất - thạch học 
khu vực mỏ Na Sơn 
Mỏ chì-kẽm Na Sơn nằm trong địa phận xã 
Tòng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cách thị 
xã Hà Giang khoảng 13km về phía Đông Bắc, với 
tọa độ trung tâm: 22º55'20,4'' vỹ độ bắc; 
105º04'47,7'' kinh độ đông. 
Về phương diện địa chất, khu vực Na Sơn - 
Tòng Bá là bộ phận nhỏ trong đới nâng sông Lô [2, 
13, 14], hoặc trong phạm vi của đới cấu trúc Khao 
Lộc [11, 15]. Địa bàn nghiên cứu nằm ở phần 
trung tâm nếp lõm Tòng Bá, do ảnh hưởng của 
hoạt động kiến tạo đất đá ở đây bị đẩy trồi lên, tạo 
thành khối cấu tạo Tòng Bá có đặc điểm kiến trúc 
và sinh khoáng khác biệt so với xung quanh. 
Những kết quả nghiên cứu địa chất trước đây ở 
khu vực này về cơ bản đã xác lập được bình đồ cấu 
trúc chung của vùng nghiên cứu, song về địa tầng 
lại có những quan điểm khác nhau: các đá rõ ràng 
có cùng vị trí và cùng thành phần nhưng chúng lại 
được xếp vào các phân vị có tuổi rất khác nhau, 
trật tự trầm tích không thống nhất. Chẳng hạn, các 
thành tạo trầm tích lục nguyên-carbonat xen phun 
trào phân bố ở Na Sơn được Tạ Hoàng Tinh (1971) 
 64
xếp vào điệp Cao Vinh (D2cv). Khi hiệu đính loạt tờ Đông Bắc tỷ lệ 
1:200.000, Phan Sơn và Vũ Ngọc Hải (1994), Hoàng Xuân Tình (2001) đã 
xếp chúng vào hệ tầng Tòng Bá (D1tb), Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình 
trạng trên có lẽ do mức độ khảo sát địa chất ở các bản đồ tỷ lệ nhỏ còn 
thưa, đá lộ kém và bị biến chất không đồng đều, hoá thạch thu thập được 
quá ítdo vậy trật tự địa tầng trong vùng chủ yếu được xác lập nhờ đối 
sánh với các vùng xung quanh và có nhiều biến động là điều khó tránh khỏi. 
Chúng tôi chấp thuận quan điểm với các tài liệu mới của [11] đã xếp
các thành tạo ở khu vực này vào hệ tầng Bản Cưởm (D1 bc) cùng với các 
mô tả chi tiết hơn. 
2.1. Đặc điểm thạch học 
2.1.1. Hệ tầng: Khu mỏ Na Sơn chỉ chiếm một diện tích nhỏ vì vậy địa 
tầng khá đơn giảm, chủ yếu lộ ra phân hệ 2 của hệ tầng Bản Cưởm (hình 
1), bao gồm các biến loại: phiến thạch anh felspat mica, phiến silic, phiến 
sericit, có đặc trưng phân phiến mỏng, phân bố thành từng tập xen kẽ 
cùng với ryolit biến đổi. Đá có cấu tạo dải, thế nằm chung 40-45°<70-75°,
Hình 1. Sơ đồ địa chất và khoáng sản khu vực mỏ chì-kẽm Na Sơn, tỷ lệ 1: 50.000 
 65
một số nơi quan sát thấy quặng dạng mạch mỏng, 
dạng tia nhỏ, thấu kính nhỏ xuyên khớp đều theo 
mặt phân lớp của đá. 
2.1.2. Các thành tạo magma: Phân bố trong khu 
vực nghiên cứu có khối Khuôn Làng và các thể 
nhỏ, mạch nhỏ với bề dày dao động từ vài mét đến 
hàng chục mét và kéo dài hàng trăm mét, chúng 
được xếp vào phức hệ Tòng Bá với các biến loại 
như sau: 
- Granit biotit felspat kiềm dạng porphyr hạt 
nhỏ, màu xám trắng loang lổ, hồng nhạt với các 
ban tinh felspat kali màu hồng đỏ nhạt, biotit màu 
đen nâu, lượng thạch anh nhiều hơn felspat kali, đá 
có kiến trúc hạt nửa tự hình, granophyr, vi khảm. 
- Syenit thạch anh biotit dạng porphyr, đá có 
màu xám phớt hồng với các ổ đốm hoặc dải màu 
đen của biotit. Thành phần gồm felspat kali dạng 
ban tinh khá đẳng thước và các ban tinh thạch anh. 
Đá có cấu tạo dạng porphyr, dạng khối, dạng phân 
dải, kiến trúc hạt nửa tự hình, aplit, granophyr 
- Microsyenit thạch anh, microgranit felspat 
kiềm, các biến loại này là các tập phân bố theo dải 
dạng tuyến. Đá hạt nhỏ-mịn và ẩn tinh, đôi chỗ có 
mặt những vi ban tinh felspat kali màu hồng (kiểu 
ortophyr) và các ban tinh thạch anh (kiểu porphyr 
thạch anh), ban tinh chỉ chiếm 5-7% thể tích đá. 
Trong trường hợp này nếu không quan sát kỹ quan 
hệ địa chất và sự phân bố không gian của chúng thì 
dễ ngộ nhận đó là các đá phun trào thực sự, đá có 
kiến trúc đặc trưng vi granophyr, vi khảm , trachyt 
và microspherolit. 
- Ngoài ra, ryolit là biến loại chiếm phần lớn 
trong khu vực nghiên cứu, đá thường có màu xám 
nhạt, xám phớt hồng hoặc hồng nhạt loang lổ, bị ép 
nén đến phân phiến thành các dải xen kẽ cùng với 
các tập đá phiế ... 
nhìn chung hầu hết không đặc trưng cho mỏ quặng 
chì-kẽm Na Sơn, chúng đều có giá trị thấp: Sn-6-
46ppm (TB-15.14ppm - phân tích bằng pp TD-
MS); Ga nhỏ hơn 0.001% (QPHTNT), Ga-4.3-
48.1ppm (TB-28.13ppm, TD-MS); Ge- 0.1-8.9ppm 
(TB-1.57ppm, TD-MS); Se-1.7-9.8ppm (TB-
3.91ppm, n=7, TD-MS); Te nhỏ hơn 0.1-0.2ppm 
(TD-MS). Mặc dù các nguyên tố kể trên đều có giá 
trị hàm lượng thấp, song riêng với Ga, Te và Ge 
trong mỏ Na Sơn lại có hàm lượng cao hơn so với 
các mỏ Chợ Đồn, Chợ Điền và Làng Hích và đây 
cũng là nét khác biệt cần được quan tâm nghiên 
cứu các nguyên tố trên ở mỏ Na Sơn. 
Như vậy, qua các kết quả phân tích ở các mẫu 
lấy theo các công đoạn khác nhau (từ mẫu nguyên 
khai, mẫu chọn trước khi tuyển, mẫu nghiền qua 
máy đến các tinh quặng và đuôi thải,) cho thấy 
 74
trong quặng vùng mỏ Na Sơn, ngoài các nguyên tố 
chính có hàm lượng cao (Pb, Zn), trong quặng còn 
giàu các nguyên tố đi kèm như Cu, Cd, Ag, In, Mo, 
Sb và một lượng đáng kể các nguyên tố Ga, Re, Rb... 
- Nhóm đất hiếm. Kết quả phân tích hàm lượng 
các nguyên tố nhóm TR nhìn chung đều thấp (xem
bảng 9), nhất là nhóm đất hiếm nặng, chỉ dao động 
trong khoảng 0,89ppm (Tm) đến 59,34ppm (Y). 
Tuy nhiên ở nhóm đất hiếm nhẹ lại có hàm lượng 
khá cao: Ce (195,26ppm), La (97,27ppm) và Nd 
(83,14ppm), đặc biệt là trong đuôi thải chúng có 
giá trị vượt trội hơn hẳn: Ce (412,33ppm), La 
(189ppm), Nd (140,67ppm),(bảng 10). 
Bảng 10. Hàm lượng các nguyên tố đất hiếm (REE) trong quặng nguyên khai 
và trong các mẫu ở các giai đoạn khác nhau 
Các ng. tố, ppm 
Mẫu tại các lò 
(nguyên khai) 
Mẫu trước khi 
tuyển (đã chọn) Tinh quặng Pb Tinh quặng Zn Đuôi thải sau máy 
La 86,94 190,00 39,73 106,80 189,00 
Ce 157,24 407,67 79,95 248,30 412,33 
Pr 19,67 40,43 8,78 30,17 41,27 
Nd 67,38 137,33 29,80 104,17 140,67 
Sm 12,23 24,30 5,60 19,07 25,17 
Eu 1,81 2,47 0,75 2,53 2,56 
Gd 13,47 21,30 5,43 18,23 21,10 
Tb 1,82 3,27 0,88 2,77 3,13 
Dy 9,17 19,70 5,18 14,87 18,97 
Ho 1,78 3,87 1,08 3,17 3,80 
Er 4,75 10,67 3,05 8,53 10,47 
Tm 0,67 1,50 0,43 1,13 1,53 
Yb 3,81 8,57 2,48 6,47 8,90 
Lu 0,50 1,20 0,33 0,83 1,27 
LREE 345,27 802,20 164,60 511,03 810,99 
HREE 35,97 70,07 18,83 56,00 69,17 
R2O3 381,23 872,27 183,43 567,03 880,16 
Hàm lượng cao của nhóm đất hiếm nhẹ trong 
đuôi thải có thể giải thích là do sự có mặt của ortit 
còn lại trong quá trình tuyển nổi vì chúng không 
được lọc ra cùng các tinh quặng chì và kẽm (ảnh 7 
và hàm lượng REE thực hiện trên kính hiển vi điện 
tử quét). 
Ảnh 7. Hình ảnh và thành phần hóa học của ortit quan sát trên kính hiển vi điện tử quét. 
Mẫu NS-08-50. Khoáng vật màu sáng trắng là ortit 
 75
Theo các báo cáo địa chất về tìm-kiếm thăm dò 
mỏ chì-kẽm trước đây [2-4] cho rằng vùng mỏ Na 
Sơn rất có triển vọng về nguyên tố TR, song lại 
chưa xác định được nguồn gốc và dạng tồn tại 
của chúng. 
Với kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
khoáng vật orit có mặt trong quặng của mỏ Na 
Sơn, chính chúng là nguyên nhân dẫn đến nhóm 
đất hiếm nhẹ có hàm lượng cao, đây là một trong 
những phát hiện mới làm sáng tỏ sự có mặt các 
nguyên tố đất hiếm trong khu vực nghiên cứu, vì 
thế ngoài các nguyên tố đi kèm có giá trị như đã 
trình bày ở trên thì chính khoáng vật ortit chứa 
nhóm nguyên tố này cũng cần được quan tâm. 
5. Một số nhận định và kết luận 
5.1. Về quy luật phân bố quặng 
Trong đó đới quặng I chủ yếu gặp tụ khoáng 
sphalerit đặc xít với ít hợp phần của galenit, 
chalcopyrit và các sulfur khác. Đới quặng II chủ 
yếu gặp tụ khoáng galenit đặc xít với ít hợp 
phần của sphalerit, chalcopyrit và các sulfur đa 
kim khác. 
Nhìn chung ở cả hai đới quặng đều có thành 
phần khoáng vật quặng tương tự nhau, chỉ khác 
nhau về hàm lượng khoáng vật, nguyên tố kim 
loại quặng. 
Theo không gian, quặng hóa phân bố theo quy 
luật sau: 
- Các đới quặng có sự biến đổi tương quan giữa 
loại quặng và sự giảm hàm lượng kẽm, tăng hàm 
lượng chì với sự gia tăng lượng đá phun trào, á 
phun trào. 
- Tổng hàm lượng chì - kẽm giảm cùng với sự 
gia tăng lượng sulfur khác. 
- Đới quặng I bị khống chế bởi yếu tố thạch học 
địa tầng. Đới quặng II quan sát thấy quặng thường 
nằm nơi giao nhau của hệ thống đứt gãy TB - ĐN 
và á kinh tuyến, trong các đới phá hủy, đới khe nứt 
bong lớp (phần lớp bị uốn cong), quặng bị khống 
chế bởi yếu tố cấu trúc. 
- Sự biến đổi hàm lượng khoáng vật quặng 
phản ánh rõ sự ảnh hưởng của chúng bởi các pha 
xâm nhập - tăng cường dung dịch quặng cho các 
khu vực có điều kiện tích tụ thuận lợi. 
Theo thời gian, các kết qủa phân tích mẫu 
khoáng tướng cho thấy: Trong quặng thường quan 
sát thấy hiện tượng các khoáng vật hình thành ở 
giai đoạn sớm (magnetit, pyrite) bị thay thế bởi 
các khoáng vật khác muộn hơn, hiện tượng trên 
cho phép nhận định magnetit và các sulfur sắt 
thuộc giai đọan tích tụ sớm, sau đó là giai đọan tích 
tụ kẽm (chì), đồng, bạc và giai đọan sau là chì 
(kẽm), đồng, bạc,... Quá trình trên thể hiện sự tăng 
cường vật chất cho dung dịch quặng trong quá 
trình vận hành và trao đổi chất. 
5.2. Về cơ chế thành tạo quặng 
Nhìn chung quặng ở mỏ Na Sơn có cấu tạo rất 
đa dạng, như: xâm tán, ổ, thấu kính và lấp đầy các 
khe nứt. Ranh giới thân quặng với đá vây quanh lồi 
lõm, gồ ghề, trong thân quặng còn quan sát thấy 
chúng có chứa các mảnh tù của đá vây quanh như 
syenit, microsyenit thạch anh biotit, microgranit 
felspat kiềm, rõ nhất là ở đới quặng II. Những 
đặc điểm quặng hóa nêu trên cho thấy khoáng hóa 
chì-kẽm của mỏ Na Sơn được thành tạo trong giai 
đoạn nhiệt dịch có liên quan chặt chẽ với các pha 
xâm nhập nông của phức hệ granitoit á núi lửa 
Tòng Bá. 
Các đá vụn núi lửa bị biến đổi có chứa một 
lượng carbonat là môi trường thuận lợi cho dung 
dịch nhiệt dịch trao đổi thay thế, thấm lọc trong 
quá trình tạo quặng Pb-Zn (đới quặng I). 
Ngoài ra, Hệ thống đứt gãy TB-ĐN, các đới 
phá hủy kiến tạo giữ vai trò kênh dẫn đồng thời 
cũng là không gian thuận lợi nhất cho dung dịch 
nhiệt dịch di chuyển và tập trung. 
 Nhìn chung ở cả hai đới quặng I và II gần như 
có cùng một tổ hợp địa hoá gồm các nguyên tố tạo 
quặng chính: Pb - Zn - Ag - Cu - Cd. Song giữa hai 
đới quặng cũng có sự khác biệt nhau: 
Đới quặng I nằm trong đá trầm tích núi lửa lục 
nguyên-carbonat xen phun trào bị biến chất, thân 
quặng có dạng vỉa, thấu kính, mạch khớp đều với 
đá vây quanh. Quặng có cấu tạo dải, xâm tán, kiến 
trúc sót, gặm mòn đặc trưng cho kiểu nguồn gốc 
nhiệt dịch trao đổi-thay thế. 
Đới quặng II chủ yếu nằm trong đới phá hủy 
kiến tạo, ngoài kiểu thân quặng dạng mạch dọc 
theo đới dăm kết còn phát triển dọc theo khe nứt 
của đá. Quặng có cấu tạo đốm, dảichúng đặc 
trưng cho kiểu nhiệt dịch lấp đầy. 
 Về thành phần khoáng vật quặng tương đối 
đơn giản (sphalerit - galenit - chalcopyrite - pyrite - 
 76
tetraedrit - pyrotin). Đới quặng II có thành phần 
phức tạp hơn, chứng tỏ có sự bổ sung thành phần 
vật chất cho dung dịch quặng. Trong thành phần 
hoá học có thể thấy rõ lượng kẽm ở đới I lớn hơn 
chì còn ở đới II thì ngược lại. Khoáng vật spharlerit 
ở đới I có hiện tượng bị nén ép tạo vết rạn trong 
khi ở đới II không thấy hiện tượng đó, chứng tỏ 
sphalerit được hình thành sớm hơn. Từ những đặc 
điểm này cho thấy quặng chì - kẽm Na Sơn có 
nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình - thấp, có 
cùng nguồn gốc dung dịch nhưng đã trải qua những 
giai đoạn lắng đọng khác nhau. Tùy thuộc vào giai 
đoạn xâm nhiễm của dung dịch mà ở mỗi nơi, mỗi 
lúc do điều kiện môi trường đã tạo thành tổ hợp 
quặng về định lượng có khác nhau. Ở giai đoạn đầu 
của quá trình vận hành, dung dịch nhiệt dịch tích tụ 
ở đới I, tại đây quá trình tích tụ kim loại mà khởi 
đầu là sắt và một lượng lớn kẽm, tiếp đó mới đến 
đồng và chì, sau đó lại xảy ra một đợt xâm 
nhiễm mới của dung dịch nhiệt dịch đã được tăng 
cường về mặt thành phần, đồng thời chúng cũng 
hòa tan vật chất đá vây quanh làm giàu thêm thành 
phần dung dịch quặng và lại tiếp tục quá trình phân 
dị mới - quá trình tích tụ vật chất mới lại xảy ra, 
nhưng quá trình phân dị này xảy ra triệt để hơn và 
kết quả là thành phần quặng phức tạp hơn- đó 
chính là đa thành phần quặng ở đới II. Giai đọan 
đầu của sự phân dị tạo nên tổ hợp thành phần: 
sphalerit - galenit - pyrit(đới quặng I). Giai đoạn 
sau tạo nên tổ hợp thành phần: galenit - sphalerit - 
pyrit - chalcopyrit - tetraedrit ...argentit (đới quặng 
II). Sau khi giai đoạn tạo quặng nội sinh kết thúc, 
trong môi trường giàu ôxy hơn nữa thì quặng nội 
sinh bị biến đổi và các khoáng vật thứ sinh của Pb, 
Zn, Cu được hình thành: Serucit, smixonit, 
anglerit, bornit, covelin,chúng tạo các viền bao 
quanh galenit, sphalerit, chalcopyrite... 
Nghiên cứu đặc điểm phân bố quặng hoá khu 
Na Sơn cho thấy mức độ bóc mòn từ đới quặng I 
sang đới quặng II giảm dần, vì thế đới II còn có 
triển vọng quặng nằm ở dưới sâu. 
Tiền đề tìm kiếm quặng chì - kẽm cho khu vực 
là các tập đá trầm tích lục nguyên - carbonat, các 
tập đá trầm tích lục nguyên - carbonat xen các lớp 
phun trào, các thể xâm nhập thuộc phức hệ 
granitoit á núi lửa Tòng Bá, các đới giao nhau của 
hệ thống đứt gãy TB - ĐN và á kinh tuyến, đặc biệt 
chú ý đến cấu trúc vòm của các lớp cận kề đứt gãy, 
các đới biến đổi nhiệt dịch,... 
Hoạt động kiến tạo sau tạo quặng chắc chắn đã 
xảy ra mạnh mẽ, một mặt chúng kế thừa các đứt 
gãy liên quan tới tạo quặng và tạo nếp uốn, mặt 
khác chịu ảnh hưởng của đứt gãy phân đới cấu trúc 
(rìa đới). Như vậy những đứt gãy hướng Đông Bắc 
- Tây Nam ở khu vực nghiên cứu sẽ là những đứt 
gãy trượt gây dịch chuyển, do vậy cần phải chú ý 
tới sự có mặt của chúng trong tìm kiếm cũng như 
trong quá trình khai thác. 
Cũng cần phải nói thêm rằng, đặc thù khoáng 
hoá Pb, Zn và các sulfur khác của mỏ Na Sơn là vô 
cùng phức tạp và mang tính gián đoạn lớn theo cả 
chiều ngang lẫn chiều sâu, vì vậy trong quá trình 
khai thác cần kết hợp với nghiên cứu địa chất 
cấu trúc. 
TÀI LIỆU DẪN 
[1] Trần Đình Bát và nnk, 1989: Báo cáo kết 
quả tìm kiếm đánh giá quặng chì - kẽm Na Sơn và 
tìm kiếm sơ bộ khu Tàng Khoảng - Tà Pan - Suối 
Thâu, Hà Tuyên. Lưu trữ Cục địa chất và khoáng 
sản Việt Nam, Hà Nội. 
[2] Dovjkov A.E., 1965: Địa chất miền Bắc 
Việt Nam. Nxb KH và KT, Hà Nội. 
[3] Vũ Xuân Độ, 1994: Khái quát về sinh 
khoáng Đông Bắc Bắc Bộ trong Phanerozoi. TC 
Địa chất, A 221, 24-34. 
[4] Gospođinov G.R., Nguyễn Nghiêm Minh, 
Nguyễn Văn Học, 1987: Về các nguyên tố có ích đi 
kèm trong các thành hệ quặng chì - kẽm ở Việt 
Nam. TC Địa chất, A 180, 14-19. 
[5] Ivanov V.V., 1966: Địa hoá của các nguyên 
tố phân tán Ga, Ge, Cd, In và Tl trong các mỏ nhiệt 
dịch, Nxb. Nedra, Moskva, 389 tr, (tiếng Nga). 
[6] Ivanov V.V., Iusko-Xakharova O.E, 1974. 
Mỏ các nguyên tố phân tán Re, Se, Te, Cd, Ga, Tl, 
In và Sc. Trong sách “Các mỏ quặng Liên Xô”, tập 
3, tr.453-465, Nxb Nedra, Moskva, (tg. Nga). 
[7] Hoàng Minh và nnk, 1992: Báo cáo đặc 
điểm phân bố vàng bạc và các nguyên tố hiếm khác 
trong quặng chì - kẽm vùng Tùng Bá - Na Sơn, Hà 
Giang. Lưu trữ Cục địa chất và khoáng sản Việt 
Nam, Hà Nội. 
[8] Nguyễn Văn Nhân và nnk, 1974: Đặc 
điểm quặng hóa một số mỏ chì - kẽm, antimoan 
vùng Đông Bắc Việt Nam. Lưu trữ TTTL Địa chất. 
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, HN. 
 77
[9] Nguyễn Văn Nhân, 1977: Đặc điểm quặng 
hoá chì - kẽm Đông Bắc Việt Nam. Lưu trữ Viện 
TTTL Địa chất, Hà Nội. 
[10] Nguyễn Văn Nhân, 2000: Một số đặc điểm 
của sphalerit trong các mỏ và tụ khoáng chì - kẽm 
thuộc các kiểu khác nhau và ý nghĩa thực tiễn của 
chúng. Tc. Địa chất, loạt A, số dành cho Khoa Địa 
chất, Trường ĐH KHTN - ĐHQG HN. 
[11] Vương Mạnh Sơn và nnk, 2003: Báo cáo 
địa chất và khoáng sản nhóm tờ Phúc Hạ tỷ lệ 
1:50000. Lưu trữ Cục địa chất và khoáng sản Việt 
Nam, Hà Nội. 
[12] Đặng Trung Thuận, 1998: Địa hóa nguyên 
tố, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 111 tr, Hà Nội. 
[13] Trần Văn Trị, Nguyễn Đình Uy và nnk, 
1976: Sơ đồ kiến tạo miền bắc Việt Nam tỉ lệ 
1:1000.000, Tc ĐC, loạt A (123), tr. 1-22, Hà Nội. 
[14] Trần Văn Trị (chủ biên) và nnk, 2009: Địa 
chất và Tài nguyên Việt Nam. Nxb Khoa học Tự 
nhiên và công nghệ. 
[15] Mai Thế Truyền và nnk,1997: Báo cáo địa 
chất và khoáng sản nhóm tờ Bảo Lạc tỷ lệ 1:50000. 
Lưu trữ Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, 
Hà Nội. 
SUMMARY 
New reseach results on distributiion and compositional characteristics of the Na Son lead-zinc ore 
Detailed studies in structural geology, ore body distribution and ore component characteristics of the Na Son mine 
indicated: 
- The ore bodies in the first zone mainly composed of sphalerite, minority of galenite, chalcopyrite related to 
carbonate-volcanic terrigenous sediment interposed of alternative extrusion. The ore body characterized by bed, vein, 
lenticle fit within surrounding rocks. Ore bed characteristics of replaced hydrothermal structure. The ore body almost 
denuded as far as bottom. 
- The ore bodies in the second zone formed by galenite, less of sphalerite, chalcopyrite and ternadite lied in the 
tectonic fracture zone. The ore body characterized by vein occurred along clastic breccia, rock partings of syenitoid. The 
ore belong to filled hydrothermal. The top of ore body just exposed and potential part lied in the deep. 
The ore’s major elements characterized by high concentration of Zn (62.24-66.01 wt.%); Pb (86.76 wt.%), equivalent 
to rich Zn-Pb mine of the world. 
The ores have high content of rare elements such as: Cu (1-3 wt.%); Ag (10-123 ppm); Cd (66-1450ppm); In (0.7-
31.5ppm); Mo (110-800 ppm), Sb (10.8-89.3 ppm, some time it reaches 323ppm); Bi (0.6-10.3 ppm), 
Specific ratios of Zn/Pb in the ore in first zone: 0.25-31.14; in the second zone (0.067-0.92); Zn/Cd in the ore in first 
zone: 381.82-700; in the second zone (87.5-204.44) presented the ore in first zone denuded in the lower part, the ore in 
the second zone exposed in the higher part. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_ket_qua_nghien_cuu_moi_ve_dac_diem_phan_bo_va_thanh_p.pdf