Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối lọn phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hướng nghiệp và dạy nghề cho người khuyết tật nói chung, thanh thiếu niên rối

loạn phát triển nói riêng là một vấn đề rất mới và còn tồn tại rất nhiều bất cập. các trung

tâm dạy nghề hầu như mới được thành lập, quy trình hoạt động vẫn đang trong quá trình

hoàn thiện, chưa đáp ứng hết được nhu cầu của học viên. thông qua đánh giá được đầy

đủ thực trạng và khó khăn của công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên

rối loạn phát triển nghiên cứu xin được đề xuất một số giải pháp góp phần nhận rộng

các mô hình và nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối

loạn phát triển trên địa bàn thành phố hà nội.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối lọn phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội trang 1

Trang 1

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối lọn phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội trang 2

Trang 2

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối lọn phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội trang 3

Trang 3

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối lọn phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội trang 4

Trang 4

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối lọn phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội trang 5

Trang 5

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối lọn phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội trang 6

Trang 6

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối lọn phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 7600
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối lọn phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối lọn phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối lọn phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội
226 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
HƯỚNG NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ CHO THANH THIẾU 
NIÊN RỐI LỌAN PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN 
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
Hoàng Thị Hiền 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Hướng nghiệp và dạy nghề cho người khuyết tật nói chung, thanh thiếu niên rối 
loạn phát triển nói riêng là một vấn đề rất mới và còn tồn tại rất nhiều bất cập. các trung 
tâm dạy nghề hầu như mới được thành lập, quy trình hoạt động vẫn đang trong quá trình 
hoàn thiện, chưa đáp ứng hết được nhu cầu của học viên. thông qua đánh giá được đầy 
đủ thực trạng và khó khăn của công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên 
rối loạn phát triển nghiên cứu xin được đề xuất một số giải pháp góp phần nhận rộng 
các mô hình và nâng cao chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối 
loạn phát triển trên địa bàn thành phố hà nội. 
Từ khóa: Hướng nghiệp và dạy nghề, thanh thiếu niên rối loạn phát triển. 
Nhận bài ngày 20.4.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.5.2020 
Liên hệ tác giả: Hoàng Thị Hiền; Email: hoangthihien0409hd@gmail.com 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hướng nghiệp và dạy nghề luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ 
của mỗi gia đình có con trong độ tuổi vị thành niên mà còn là một vấn đề thu hút được sự 
quan tâm của toàn xã hội. Trong xã hội ngày nay, để tìm được một trung tâm hướng nghiệp 
và dạy nghề phù hợp, uy tín, đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn luôn là một vấn đề 
khó khăn. Đặc biệt là với thanh thiếu niên rối loạn phát triển (RLPT). Bởi họ không chỉ 
chịu thiệt thòi về mặt thể chất mà còn cả về mặt tinh thần. 
Theo Tổng cục Thống kê và UNICEF: Hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên - khoảng hơn 6,2 
triệu người, là người khuyết tật. Bên cạnh đó, có 13% dân số - gần 12 triệu người, sống 
chung trong hộ gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng 
già hóa dân số [1]. Tuy nhiên, khi trẻ em RLPT hết tuổi can thiệp ở trung tâm, hầu hết các 
em đều phải ở nhà và phụ thuôc rất nhiều vào gia đình (TS. Đào Thị Thu Thủy). Vì vậy, 
hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên RLPT nói riêng và NKT nói chung không 
đơn giản là vấn đề kinh tế mà nó còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trong một vài năm gần 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 227 
đây trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã và đang có những trung tâm hướng nghiệp và dạy 
nghề cho thanh thiếu niên RLPT.Tuy nhiên, việc hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh 
thiếu niên RLPT vẫn còn rất mới, chưa được sự quan tâm, chú ý của các cơ quan liên quan 
và của toàn xã hội. 
Hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu về thực trạng hướng nghiệp và dạy nghề 
cho thanh thiếu niên RLPT vẫn chưa nhiều so với tầm quan trọng của vấn đề này. Những 
đề tài đã có chủ yếu nghiên cứu về dạy nghề cho trẻ khuyết tật nói chung và còn thiếu 
những đề tài nghiên cứu sâu về hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh thiếu niên RLPT. 
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, đề tài Một số giải pháp nâng cao 
chất lượng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối lọn phát triển trên địa 
bàn thành phố Hà Nội được chọn làm đề tài nghiên cứu. 
2. NỘI DUNG 
2.1 Khái niệm về Hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối loạn phát triển 
2.1.1. Khái niệm về nghề 
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có 
được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào 
đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề thường được hiểu là một việc làm có 
tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi người. Nghề 
không đơn giản chỉ để kiếm sống mà còn là con đường để thể hiện và khẳng định giá trị 
của bản thân. 
2.1.2. Khái niệm về Hướng nghiệp và dạy nghề 
* Khái niệm Hướng nghiệp 
Theo tạp chí giáo dục: Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn 
lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng 
thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở 
cấp độ địa phương và quốc gia. Hướng nghiệp không chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp 
mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình, mà hướng nghiệp được 
hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career 
assessment), quản lý nghề nghiệp (career management) và phát triển nghề nghiệp (career 
development). 
 * Khái niệm dạy nghề 
Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề 
nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau 
khi hoàn thành khoá học. 
2.1.3. Khái niệm rối loạn phát triển 
Rối loạn phát triển là một nhóm các rối loạn, khởi phát sớm trong quá trình phát triển 
và được đặc trưng bởi: Thiếu hụt phát triển, suy giảm/trễ trong việc đạt được các mốc phát 
228 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
triển; Suy yếu chức năng cá nhân, xã hội, học tập và nghề nghiệp; Các rối loạn phát triển 
thường xuất hiện đồng thời, nhưng thường có một rối loạn chính. 
2.1.4. Khái niệm hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối loạn phát triển 
Hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên RLPT là quá trình trang bị kiến thức, 
kỹ năng nhất định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tạo tiền đề để họ có thể đảm nhận 
một côngviệc nhất định khi tham gia quan hệ lao động, phù hợp với sở trường và khả năng 
của từng người. Hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên Rối loạn phát triển là một 
quá trình dài, không chỉ đòi hỏi sự phối hợp và nỗ lực của giáo viên, phụ huynh cũng như 
gia đình trẻ mà còn hướng đến sự chung tay của toàn xã hội. 
2.2. Thực trạng hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối loạn phát triển 
trên địa bàn thành phố Hà Nội 
2.2.1. Vài nét khái quát quá trình khảo sát và thực trạng sau khảo sát. 
* Trung tâm Sao Mai 
Ảnh 2.1. Trung tâm Sao Mai- số 06 ngõ 09 phố Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, 
thành phố Hà Nội 
 Trung tâm Sao Mai tọa lạc tại số 06 ngõ 09 phố Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, 
thành phố Hà Nội. Trung tâm được thành lập ngày 11/12/1995 trực thuộc Hội Cứu Trợ Trẻ 
Em Tàn Tật Việt Nam, do Thầy thuốc ưu tú - Bác sĩ chuyên khoa II tâm thần Đỗ Thuý Lan 
là người sáng lập. Trung tâm là một tổ chức xã hội, phi lợi nhuận cung cấp dịch vụ tư vấn, 
phát hiện sớm, can thiệp sớm, chăm sóc trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ bằng sự phối kết 
hợp giữa y tế và giáo dục. Hiện tại trung tâm có 18 phòng học nhóm, 16 phòng trị liệu 
ngôn ngữ cá nhân 1 cô/1 trò, 2 phòng trị liệu cá nhân theo mô hình ESDM, 1 phòng trị liệu 
vận động cá nhân, 1 phòng trị liệu giác quan cá nhân, 1 phòng trị liệu mỹ thuật cho trẻ có 
tiềm năng, 1 phòng tâm vận động, 1 bể bơi có bể sục nóng và bể bơi lạnh, 1 sân chơi có 
mái che, 1 vườn rau cho trẻ thăm quan, học tập và cùng với 1 quán café, 1 nhà làm giá sạch 
cho trẻ lớn học kỹ năng sống & tiền học nghề, 1 xe ô tô 16 chỗ thường xuyên đưa học sinh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 229 
đi dã ngoại. Trung tâm đang can thiệp cho 185 - 200 học sinh trong trung tâm và 8 học sinh 
học dịch vụ can thiệp theo giờ và 85 cán bộ công nhân viên. 
 * Công ty cổ phần giáo dục đào tạo hướng nghiệp S.E.E.D 
Ảnh 2.3. Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Đào Tạo Hướng Nghiệp S.E.E.D, số nhà 8/10, 
ngách 19/28 phố Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP. Hà Nội 
 Tọa lạc tại số nhà 8/10, ngách 19/28 phố Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, Quận 
Đống Đa, thành phố Hà Nội, mặc dù mới thành lập được một thời gian không lâu nhưng 
với tình yêu thương vô bờ đối với những thanh thiếu niên tự kỷ và khuyết tật trí tuệ. Cán 
bộ, ban lãnh đạo nơi đây đã xây dựng lên một trung tâm giáo dục và hướng nghiệp vững 
mạnh và chuyên nghiệp. Không chỉ là nơi để học tập, phát triển, thực hành nghề mà đây 
còn như một ngôi nhà thứ của thanh thiếu niên tự kỉ và khuyết tật trí tuệ. Với đội ngũ giáo 
viên và cán bộ quản lí dày dặn về kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Trung tâm luôn là 
điểm đến đáng tin cậy của học viên cũng như khác hàng trong và ngoài nước. Trung tâm 
còn thường xuyên tuyển sinh, đào tạo các lớp học viên mới để có thể đáp ứng được nhu 
cầu giáo dục cũng như sự phát triển của trung tâm. 
 Ý nghĩa của tên trung tâm: S.E.E.D - Sharing (Chia sẻ); Educating (Giáo dục); 
Encouraging (Khích lệ); Developing (Phát triển) 
* Một số hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề tại trung tâm 
Một số hoạt động ghướng nghiệp và dạy nghề có thể điểm đến ở đây là: 
- Nghề làm bánh: Làm bánh là một nghề rất phổ biến tại một số trung tâm hướng 
nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên RLPT. Nghề này không đòi hỏi quá nhiều kỹ 
năng, kỹ xảo khó. Nhưng lại tạo ra nguồn thu nhập tương đối ổn định cho các em. Tương 
lại các em có thể tham gia làm việc tại các quán cà phê các cửa hàng bánh hoặc bếp ở một 
số nhà hàng. 
- Nghề làm đồ handmade. Nghề làm đồ handmade đã không còn quá xa lạ đối với các 
bạn học viên tại các trung tâm huớng nghiệp dạy nghề cho thanh thiếu niên RLPT riêng, 
NKT nói chung. Những công việc này không đòi hỏi qúa cao về khả năng tư duy tuy nhiên 
no rèn cho các bạn ấy tính kiên trì nhẫn lại. Những sản phẩm như hoa sáp, khuy cài áo, lì 
230 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
xì, túi giấy, do bàn tay khéo léo của những thanh thiếu niên RLPT đã và đang từng ngày 
đến tay của khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài các tiết học lý thuyết trên lớp và các 
giờ học nghề, các thanh thiếu niên RLPT khi theo học ở các trung tâm giáo dục và hướng 
nghiệp còn được học cả những kiến thức văn hóa, kỹ năng mềm, các hoạt động trị liệu tâm 
lí và tham gia các hoạt động ngoại khóa. 
2.2.2. Thực trạng nhận thức của cha mẹ, cộng đồng về hướng nghiệp và dạy nghề cho 
thanh thiếu niên rối loạn phát triển 
 Hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên RLPT hiện nay không chỉ là mong 
muốn và nhu cầu có ý nghĩa với cha mẹ và gia đình của thanh thiếu niên RLPT mà hiện 
nay, vấn đề này cũng được xã hội quan tâm một cách sâu sắc. Mặc dù không phải là người 
trực tiếp chăm sóc cũng như tham gia các hoạt động giáo dục thanh thiếu niên RLPT 
Biểu đồ 2.1:Thực trạng nhận thức của cha mẹ về vai trò hướng nghiệp và dạy nghề 
cho thanh thiếu niên RLPT 
 Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được một bộ phận lớn các bậc làm cha, làm mẹ đã nhận 
thức được tầm quan trọng của việc hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên 
RLPT.33/60 tức 55% số phụ huynh được hỏi cho rằng việc hướng nghiệp và dạy nghề cho 
thanh thiếu niên RLPT là rất cần thiết. Có khoảng 21% cho rằng việc này cần thiết và chỉ 
có 18% cho rằng việc này ít cần thiết và chỉ có 6% số phụ huynh được hỏi cho rằng việc 
hướng nghiệp và dạy nghề cho con là không cần thiết. Không chỉ có nhận thức của cha mẹ 
mang đến tín hiệu tích cực mà ở đây ta cũng có thể thấy nhận thức của cộng đồng về tầm 
quan trọng của hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên RLPT: 
Biểu đồ 2.2. Thực trạng nhận thức của cộng đồng về mức độ ảnh hưởng của công tác 
hướng nghiệp và dạy nghề đối với thanh thiếu niên RLPT 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 231 
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy nhận thức rất đúng của cộng đồng về mức độ ảnh 
hưởng của hướng nghiệp và dạy nghề đối với thanh thiếu niên RLPT. Có tới 54% số thành 
viên tham gia khảo sát cho rằng việc hướng nghiệp và dạy nghề có ảnh hưởng rất lớn đến 
thanh thiếu niên RLPT. Khoảng 26% cho rằng việc này có ảnh hưởng lướn và chỉ có 15% 
cho rằng việc này ít ảnh hưởng, 5% cho rằng việc này không cần thiết. Việc các em có khả 
năng sống độc lập và tự kiếm tiền nuôi sống bản thân ảnh hưởng rất lớn bởi việc hướng 
nghiệp và dạy nghề. Khi các em có một nghề trong tay, có công việc và thu nhập ổn định 
thì việc sống độc lập chỉ là vấn đề thời gian. Không chỉ có vậy, việc này còn giúp cộng 
đồng và xã hội giảm bớt gánh nặng. 
Qua những thông số kể trên ta có thể thấy, cộng đồng và cha mẹ đã có những quan tâm 
nhất định đến thnah thiếu niên RLPT. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận thận có suy nghĩ 
không tích cực. Điều này tuy nhỉ nhưng tác động rất lớn đến thanh thiếu niên RLPT nói 
riêng, NKT nói chung. 
2.2.3. Thực trạng một số nguyên nhân tác động đến việc hướng nghiệp và dạy nghề cho 
thanh thiếu niên rối loạn phát triển 
* Nguyên nhân chủ quan 
- Đặc điểm tâm sinh lí của thanh thiếu niên RLPT 
 Giai đoạn vị thành niên có thể nói là giai đoạn đem đến nhiều thay đổi nhất trong cuộc 
đời mỗi con người, đặc biệt là với những thanh thiếu niên RLPT. Sự thay đổi chóng mặt 
của cơ thể trong khi hệ cơ phát triển không tương xứng khiến cho việc thực hiện các sinh 
hoạt hằng ngày đã khó khăn nay còn nhân lên gấp bội. Do hạn chế về khả năng giao tiếp 
cũng như tương tác xã hội, việc thiết lập các mối quan hệ xã hội trở nên ngày càng khó 
khăn. Họ khó có thể tìm thấy được người đáng tin cận để giải đáp thắc mắc cũng như chia 
sẻ về những vấn đề thầm kín (tình yêu, nhu cầu sinh lí,). Tốc độ xử lí thông tin chậm, họ 
dễ hiểu sai, nghe thiếu yêu cầu của người khác.Việc này khiến thời gian học nghề sẽ kéo 
dài hơn, mức độ luyện tập lặp lại cũng cao hơn mức bình thường. Kéo theo đó là chi phí 
tăng và thời gian ra nghề của các bạn ấy cũng sẽ xa hơn. Tiếp theo, do khả năng kiểm soát 
hành vi, cảm xúc kém, họ dễ bốc đồng, cáu giận, cãi lời thậm chí hung hăng hơn và có 
những hành vi vũ lực, làm đau bản thân và gây nguy hiểm cho những người xung quanh. 
Những hành vi về giới cũng trở nên khó kiểm soát hơn. 
* Nguyên nhân khách quan 
- Nhận thức không đầy đủ của phụ huynh. Như đã nói ở trên, phụ huynh có tác động 
vô cùng lớn đối với việc hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên RLPT. Nhiều phụ 
huynh quá bao bọc con mình. Không muốn con đi ra ngoài, khiến cho con mất đi cơ hội 
được học tập. Một số gia đình giấu con, sợ ảnh hưởng đến bản thân, đến những thành tựu 
mình đạt được cũng khiến con mất đi cơ hội học nghề và xa hơn là được sống độc lập sau 
này. Thậm chí có phụ huynh có tâm lý không tin tưởng vào giáo viên và năng lực của con. 
 - Chất lượng, chuyên môn của đội ngũ giáo viên còn kém. Hiện nay một lượng lớn các 
giáo viên làm trong lĩnh vực hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên RLPT hầu hết 
232 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
không có hoặc thiếu các kiến thức, kỹ năng về giáo dục đặc biệt. Nhiều giáo viên làm trái 
ngành, trái nghề, thậm chí không có chuyên môn. Một bộ phận giáo viên chắc về chuyên 
môn nhưng lại yếu và thiếu về kỹ năng truyền đạt dẫn đến việc khiến học sinh hiểu sai về 
vấn đề đang học. Điều này tác động rất lớn đến hiệu quả hướng nghiệp cũng như dạy nghề. 
Đặc biệt là với đối tượng thanh thiếu niên RLPT đang ở độ tuổi bộc lộ quá nhiều bất cập. 
Việc giáo viên thiếu chuyên môn và kỹ năng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến kết quả đào tạo 
nghề mà còn ảnh hưởng đến sự hình thành hành vi và tính cách sau này. 
- Điều kiện kinh tế-xã hội, cơ sở vật chất còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đây là yếu tố nghe 
thì rất đơn giản nhưng nếu vấn đề này được làm tốt sẽ kéo theo rất nhiều hiệu quả tích cực. 
Nhiều trường hợp trẻ em khuyết tật nói chung, thanh thiếu niên RLPT nói riêng không 
được tiếp nhận các dịch vụ giáo dục cũng như lỡ mất giai đoạn vàng trong can thiệp vì điều 
kiện kinh tế khó khăn ở một số trung tâm do mới thành lập, nguồn lực kinh tế không mạnh. 
Cơ sở vật chất theo đó cũng có nhiều hạn chế. Nhiều nơi bộc lộ nhiều bất cập. Thiếu cơ sở 
vật chất, việc thực hành nghề của thanh thiếu niên RLPT cũng giảm đi rất nhiều, kiến thức 
trên lý thuyết không được thực hành đúng mức. Hiểu sai, hiểu thiếu về các bước, công 
đoạn, việc mình làm cũng khiến cho việc tiếp thu kiến thức gặp nhiều khó khăn 
- Nhận thức của cộng đồng chưa cao. Vẫn có nhiều cá nhân, tổ chức vẫn còn hiểu sai, 
hiểu không đúng về thanh thiếu niên RLPT. Điều này dẫn đến việc mọi người xa lánh, kì 
thị, đánh giá thấp những thanh thiếu niên RLPT, nhiều công ty, tổ chức coi việc nhận họ 
vào làm là tăng thêm gánh nặng, khiến cho công ty gặp nhiều tổn thất. Khiến cho việc đào 
tạo nghề gặp nhiều khó khăn do không đủ chi phí hoặc khó tìm đầu ra cho những thanh 
thiếu niên này. Những chính sách giúp đỡ cho thanh niên RLPT có nhưng chưa thực sự 
hiệu quả. Chương trình hướng nghiệp và dạy nghề nói chung chưa được chú trọng lồng 
ghép với chương trình giáo dục phổ thông. Nhiều thanh thiếu niên RLPT ở mức độ nhẹ khi 
tham gia chương trình giáo dục phổ thông bình thường cũng không được tiếp cận sớm với 
giáo dục dạy nghề. 
- Thông tin về thanh thiếu niên RLPT chưa nhiều. Qua khảo sát có tới 45,7% số người 
tham gia khảo sát mới chỉ nghe qua về RLPT chứ không thực sự hiểu về đối tượng này, 
chứng tỏ có rất ít thông tin về RLPT nói chung và thanh thiếu niên RLPT nói riêng. Thực 
tế cho thấy, có rất ít chương trình xã hội cung cấp các kiến thức thông tin. Ngay cả trên 
Internet, khái niệm về RLPT vẫn còn rất mơ hồ, tài liệu chủ yếu là tiếng nước ngoài khiến 
cho mọi người rất khó để tìm cũng như nghiên cứu. Các chuyên đề, chương trình nghiên 
cứu về thanh thiếu niên RLPT chưa nhiều, không có quá nhiều thông tin xác thực được 
công bố dẫn đến sự mơ hồ và hiểu sai. Các trung tâm, đơn vị đào tạo nghề cũng không chú 
trọng vào truyền thông sản phẩm cũng như nội dung đào tạo dẫn đến việc những người có 
nhu cầu không tiếp cận được đến các dịch vụ đào tạo nghề của trung tâm. 
 - Sự liên kết giữa các trung tâm và các đơn vị đào tạo chưa thật sự chắc chắn. Hầu hết 
các trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên RLPT trên dịa bàn thành 
phố Hà Nội đều không có sự liên kết thật sự chắc chắn. Có rất ít các chương trình chung, 
các buổi trao đổi kinh nghiệm phát triển, các buổi tọa đàm giữa các trung tâm. Nhiều trung 
tâm thiếu về cơ sở vật chất nhưng không thể liên kết lâu dài với các trung tâm khác về trao 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_huong_nghiep_va_day_ngh.pdf