Một số đề xuất phân vùng văn hóa trong phát triển bền vững vùng ở Việt Nam

Bài viết giới thiệu tầm quan trọng của văn hoá vùng trong quá trình phát triển bền vững vùng ở Việt Nam, các tiêu chí phân vùng văn hoá và mối quan hệ với các chính sách phát triển bền vững vùng

ở Việt Nam. Cơ sở lý luận của các luận điểm là các lý thuyết về vùng văn hoá và khu vực lịch sử - dân tộc

học; lý thuyết địa lý học văn hoá và sinh thái học văn hoá của các nhà khoa học cùng các tiêu chí phân

vùng văn hoá. Từ đó, bài viết đưa ra phương án phân chia không gian văn hoá Việt Nam thành sáu vùng

văn hoá: Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, Việt Bắc và Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,

đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ, Nam Bộ, Trường Sơn và Tây Nguyên. Cách phân vùng văn hóa này

sẽ giúp cho việc hoạch định chính sách đúng, trúng và hiệu quả.

Một số đề xuất phân vùng văn hóa trong phát triển bền vững vùng ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Một số đề xuất phân vùng văn hóa trong phát triển bền vững vùng ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Một số đề xuất phân vùng văn hóa trong phát triển bền vững vùng ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Một số đề xuất phân vùng văn hóa trong phát triển bền vững vùng ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Một số đề xuất phân vùng văn hóa trong phát triển bền vững vùng ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Một số đề xuất phân vùng văn hóa trong phát triển bền vững vùng ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Một số đề xuất phân vùng văn hóa trong phát triển bền vững vùng ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Một số đề xuất phân vùng văn hóa trong phát triển bền vững vùng ở Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 9160
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề xuất phân vùng văn hóa trong phát triển bền vững vùng ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đề xuất phân vùng văn hóa trong phát triển bền vững vùng ở Việt Nam

Một số đề xuất phân vùng văn hóa trong phát triển bền vững vùng ở Việt Nam
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
96 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
SOME RECOMMENDATIONS OF CULTURAL ZONING TO 
REGIONAL SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN VIETNAM
Ly Tung Hieu
University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University - Ho Chi Minh city
Email: lytunghieu@gmail.com
Received: 27/2/2021
Reviewed: 26/5/2021
Revised: 06/6/2021
Accepted: 11/6/2021
Released: 30/6/2021
DOI: https://doi.org/10.25073/0866-773X/515
The article introduces the importance of regional culture in the process of regional sustainable development in Vietnam and the criteria for cultural zoning and its relation to regional sustainable 
development policies in Vietnam. The theoretical foundations of these arguments are theories of cultural 
areas and historical-ethnological areas, theories of cultural geography and cultural ecology of scientists 
and criteria for cultural zoning set. From that, the article gives the plan to divide Vietnamese cultural 
space into six culture regions: The Northwest and North-Central Mountains; the Viet Bac and Northeast; 
the North and North-Central Plains; the Central and South-Central Plains; the South; and the Truong Son 
Mountains and Central Highlands. This way of cultural zoning will help make the right, successful and 
effective policy.
Keywords: Sustainable development; Cultural zoning; Culture region; Vietnam.
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
97Volume 10, Issue 2
1. Đặt vấn đề
Lâu nay ở Việt Nam, mỗi khi nghị sự về các 
chính sách phát triển bền vững vùng, người ta 
thường quan tâm nhiều đến các phương diện kinh 
tế, chính trị, xã hội và chỉ có một số người quan tâm 
đến phương diện văn hoá vùng.
Do đó, bài viết này đặt ra vấn đề: Việc phân chia 
các vùng văn hoá Việt Nam dựa vào những tiêu chí 
nào, có liên quan gì đến các chính sách phát triển 
bền vững vùng ở Việt Nam?
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong những thập niên gần đây, có nhiều nghiên 
cứu về phân vùng văn hóa, các nghiên cứu đã chỉ ra 
có ít nhất 06 phương án khác nhau trong phân vùng 
văn hoá Việt Nam.
- Phương án của Ngô Đức Thịnh (1984, 1993, 
2009): Việt Nam có 7 vùng văn hoá: đồng bằng Bắc 
Bộ, Việt Bắc (Đông Bắc Bắc Bộ), Tây Bắc và miền 
núi Bắc Trung Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ (Thanh 
Hoá đến Thừa Thiên - Huế), duyên hải Trung và 
Nam Trung Bộ (Đà Nẵng đến Bình Thuận), Nam Bộ 
(Gia Định - Nam Bộ), Trường Sơn - Tây Nguyên.
- Phương án của Huỳnh Khái Vinh & Nguyễn 
Thanh Tuấn (1995): Việt Nam có 8 vùng văn hoá: 
miền núi phía Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, 
Bắc Trung Bộ (Khu IV cũ), duyên hải Nam Trung 
Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên, Đồng Nai - Gia 
Định (Đông Nam Bộ), đồng bằng sông Cửu Long.
- Phương án của Đinh Gia Khánh & Cù Huy 
Cận (chủ biên, 1995): Việt Nam có 9 vùng văn hoá: 
đồng bằng miền Bắc, Việt Bắc, Tây Bắc, Nghệ Tĩnh, 
Thuận Hoá - Phú Xuân (xứ Huế), Nam Trung Bộ, 
Tây Nguyên, đồng bằng miền Nam, Thăng Long - 
Đông Đô - Hà Nội.
- Phương án của Trần Quốc Vượng (chủ biên, 
1998): Việt Nam có 6 vùng văn hoá: Tây Bắc, Việt 
Bắc, châu thổ Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, 
Nam Bộ. Phương án này đã được Trần Ngọc Thêm 
(1999, tr.32-34) chấp nhận. Trong đó, tên gọi của 
một số vùng văn hoá không tương ứng với không 
gian lãnh thổ: “vùng châu thổ Bắc Bộ” gồm Hà Tây, 
Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái 
Bình, Hà Nội, Hải Phòng, phần đồng bằng của Phú 
Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, 
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh; “vùng Trung Bộ” 
gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, 
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, 
Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; 
“vùng Tây Nguyên” gồm Gia Lai, Kon Tum, Đắk 
Lắk, Lâm Đồng, sườn phía Tây Trường Sơn từ phía 
Tây Quảng Bình đến Phú Yên. Phải nói rằng, trong 
dân gian cũng như trong khoa học, “châu thổ Bắc 
Bộ” không thể bao gồm cả Thanh Hoá, Nghệ An, 
Hà Tĩnh. “Trung Bộ” không thể chỉ bao gồm các 
tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận. “Tây 
Nguyên” không thể bao gồm cả vùng núi Trường 
Sơn từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Cho nên việc 
xác định tên vùng và phạm vi không ăn khớp như 
trên là trái với cách hiểu thông thường về các địa 
danh và có thể gây nhầm lẫn.
- Phương án của Chu Xuân Diên (2008): Việt 
Nam có 6 vùng văn hoá: Tây Bắc và miền núi Bắc 
Trung Bộ, Việt Bắc, đồng bằng (châu thổ) Bắc Bộ, 
đồng bằng ven biển Trung Bộ, Trường Sơn - Tây 
Nguyên, đồng bằng (châu thổ) Nam Bộ. So với 
phương án nêu trên của Trần Quốc Vượng (chủ 
biên, 1998) thì phương án của Chu Xuân Diên 
(2008) đã khắc phục một phần tình trạng không ăn 
khớp giữa tên vùng và không gian lãnh thổ. Tuy 
nhiên, “vùng đồng bằng Bắc Bộ” vẫn được định 
nghĩa khác với cách hiểu thông thường là “bao gồm 
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mã, sông 
Cả ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh”.
- Phương án của Huỳnh Công Bá (2008, 2015): 
Việt Nam có 6 vùng văn hoá: châu thổ Bắc Bộ và 
Bắc Trung Bộ, Việt Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây 
Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung và 
Nam Trung Bộ, Trường Sơn và Tây Nguyên, Đông 
Nam Bộ và Tây Nam Bộ. So với phương án của 
Trần Quốc Vượng (chủ biên, 1998) và Chu Xuân 
Diên (2008) thì phương án của Huỳnh Công Bá 
(2008, 2015) đã khắc phục triệt để tình trạng không 
ăn khớp giữa tên vùng và không gian lãnh thổ.
Như vậy, số lượng vùng văn hoá Việt Nam được 
đề xuất là từ 06 đến 09 vùng. Căn cứ vào phạm vi 
không gian thì có đến 18 vùng văn hoá với phạm vi 
rộng hẹp khác nhau được các nhà nghiên cứu nêu 
lên. Tuy nhiên, xét kỹ thì trong số đó, vẫn có thể sàng 
lọc được 06 vùng văn hoá được nhiều tác giả hoặc 
nhóm tác giả nhận diện nhất: Tây Bắc và miền núi 
Bắc Trung Bộ (03 tác giả hoặc nhóm tác giả), Việt 
Bắc và Đông Bắc (06), đồng bằng Bắc Bộ và Bắc 
Trung Bộ (03), đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ 
(03), Nam Bộ (05), Trường Sơn và Tây Nguyên (05). 
3. Phương pháp nghiên cứu
Việc phân vùng văn hoá và mối quan hệ của văn 
hoá vùng với các chính sách phát triển bền vững 
vùng ở Việt Nam là nhữn ... n nhất: Tây Bắc 
và miền núi Bắc Trung Bộ, Việt Bắc và Đông Bắc, 
đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đồng bằng 
Trung và Nam Trung Bộ, Nam Bộ, Trường Sơn 
và Tây Nguyên. Điều thú vị là danh mục sàng lọc 
gần như trùng khớp với danh mục 06 vùng văn hoá 
tiềm năng được phác thảo dựa trên các tiêu chí phân 
vùng văn hoá của nghiên cứu. Điều đó chứng tỏ, 
đây là những vùng mà đặc trưng văn hoá vùng và tư 
cách vùng văn hoá thể hiện rõ nét và dễ nhận diện.
Chỉ có 02 vùng ở trong tình thế lưỡng phân, đó 
là vùng Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, vùng 
đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ. Đối với vùng 
Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, bên cạnh 03 
tác giả hoặc nhóm tác giả xem đây là một vùng văn 
hoá, cũng có 03 tác giả hoặc nhóm tác giả đề cập 
đến vùng Tây Bắc nhưng không bao gồm miền núi 
Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, đối chiếu với các tiêu chí 
phân vùng văn hoá Việt Nam nêu trên, miền núi 
và đồng bằng của khu vực Bắc Trung Bộ từ Thanh 
Hoá đến Hà Tĩnh là 02 địa bàn khác xa nhau: một 
bên là miền núi, một bên là đồng bằng; miền núi 
của nó thuộc không gian văn hoá Thái-Mường, còn 
phần đồng bằng thuộc về văn hoá Việt. Xét theo các 
tiêu chí này, miền núi Bắc Trung Bộ gắn với vùng 
Tây Bắc, còn phần đồng bằng gắn với đồng bằng 
Bắc Bộ.
Đối với vùng đồng bằng Trung và Nam Trung 
Bộ, bên cạnh 03 tác giả hoặc nhóm tác giả xem 
vùng văn hoá này có địa bàn trải dài từ Quảng Bình 
đến Bình Thuận, cũng có 03 tác giả hoặc nhóm tác 
giả đề cập đến vùng duyên hải từ Đà Nẵng đến Bình 
Thuận. Tuy nhiên, đối chiếu với các tiêu chí phân 
vùng văn hoá Việt Nam nêu trên, đồng bằng Bình 
Trị Thiên và các đồng bằng Nam Trung Bộ đều là 
đồng bằng duyên hải và đều thuộc về không gian 
văn hoá Việt. Mặt khác, nếu xem vùng duyên hải từ 
Đà Nẵng đến Bình Thuận là một vùng văn hoá, thì 
đồng bằng Bình Trị Thiên sẽ là một vùng văn hoá 
riêng hoặc thuộc về vùng văn hoá phía Bắc Hoành 
Sơn – một phương án không có mấy tác giả hoặc 
nhóm tác giả tán thành. Do đó, xếp đồng bằng Bình 
Trị Thiên và các đồng bằng Nam Trung Bộ thành 02 
bộ phận của vùng văn hoá đồng bằng Trung và Nam 
Trung Bộ sẽ hợp lý hơn.
Như vậy, tổng hợp kết quả phân vùng văn hoá 
theo tiêu chí với các phương án phân vùng văn hoá 
Việt Nam hiện hữu, sẽ có danh mục 06 vùng văn 
hoá trên lãnh thổ Việt Nam: vùng văn hoá Tây Bắc 
và miền núi Bắc Trung Bộ; vùng văn hoá Việt Bắc 
và Đông Bắc; vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ và 
Bắc Trung Bộ; vùng văn hoá đồng bằng Trung và 
Nam Trung Bộ; vùng văn hoá Nam Bộ; vùng văn 
hoá Trường Sơn và Tây Nguyên. Đây là phương 
án phân vùng văn hoá Việt Nam có ưu thế nhất. Vì 
vừa đáp ứng được các tiêu chí phân vùng, vừa tìm 
được nhiều yếu tố đồng thuận với các phương án 
phân vùng đã có. Phương án phân vùng văn hoá 
này cũng là kết quả tâm huyết của nhiều nhà nghiên 
cứu văn hoá Việt Nam, cần được những người làm 
chính sách quan tâm.
5. Thảo luận
5.1. Vùng văn hoá bao hàm cả hai nguồn tài 
nguyên làm nền cho mọi chính sách phát triển 
về kinh tế và xã hội: tài nguyên thiên nhiên, tài 
nguyên con người
Như đã chứng minh, việc phân vùng văn hoá 
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
101Volume 10, Issue 2
cần dựa trên 02 tiêu chí phân vùng địa lý tự nhiên và 
phân bố tộc người. Các vùng địa lý tự nhiên được 
hình thành từ các đặc điểm địa lý tự nhiên riêng 
biệt, bao gồm các tài nguyên thiên nhiên khác biệt 
của từng vùng, có thể khai thác, sử dụng và bảo tồn, 
tái tạo. Còn các tộc người chính là nguồn tài nguyên 
con người với các giá trị văn hoá, truyền thống văn 
hoá, sở trường văn hoá, cần được nhận biết để tôn 
trọng và sử dụng một cách hợp lý trong quá trình 
phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Trải 
qua quá trình lịch sử, sự phối hợp giữa hai nguồn tài 
nguyên đã đem lại kết quả là sự hình thành các vùng 
văn hoá. Với quan niệm như vậy, phương diện văn 
hoá vùng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình 
phát triển bền vững vùng ở Việt Nam. Bởi vùng văn 
hoá bao hàm cả 02 nguồn tài nguyên làm nền cho 
mọi chính sách phát triển về kinh tế và xã hội: tài 
nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người. 
5.2. Đặc trưng, đặc thù của các vùng kinh tế và 
đặc trưng, đặc thù của các vùng văn hoá Việt Nam
Từ biện luận nêu trên, có thể thấy, để phát triển 
bền vững vùng, những người làm chính sách cần 
quan tâm đồng thời đến đặc trưng, đặc thù của các 
vùng kinh tế - xã hội và đặc trưng, đặc thù của các 
vùng văn hoá Việt Nam.
Với quan niệm hiện đại về vùng văn hoá đã giới 
thiệu, các vùng văn hoá là những không gian văn 
hoá rộng lớn có các đặc trưng văn hoá vùng riêng 
biệt. Các đặc trưng văn hoá vùng này cần được 
nhận diện và sử dụng một cách khoa học, hợp lý. 
Cụ thể, việc khai thác các đặc trưng văn hoá vùng 
cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải có 
tính tiết kiệm, tính hiệu quả và bảo đảm duy trì liên 
tục các giá trị văn hoá, truyền thống văn hoá của cư 
dân trong vùng.
5.3. Quyết định luận môi trường trong nghiên 
cứu văn hoá và vùng văn hoá
Cần lưu ý một vấn đề mà các lý thuyết địa lý học 
văn hoá và sinh thái học văn hoá đã lên tiếng phê 
phán, đó là quan điểm đã lạc hậu của quyết định luận 
môi trường vẫn còn tồn tại trong một số công trình 
nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Các vùng văn hoá 
đều có quan hệ “trao đổi chất” với bên ngoài. Bên 
cạnh điều kiện địa lý tự nhiên (natural geography) 
làm hình thành không gian văn hoá (cultural space), 
là điều kiện giao lưu văn hoá (cultural interchange) 
làm tiền đề cho các vùng văn hoá có thể tiếp biến 
văn hoá (acculturation) nội vùng và ngoại vùng. 
Cư trú trong một không gian văn hoá, tuỳ theo nhu 
cầu và năng lực sáng tạo của mình, các chủ thể văn 
hoá có thể khai thác các yếu tố của tự nhiên như 
là nguồn nguyên liệu, phương tiện để làm ra văn 
hoá. Và cùng với năng lực sáng tạo của mình, các 
chủ thể văn hoá có thể lựa chọn, tiếp biến những 
tri thức, phương pháp, phương tiện, nguyên liệu 
mới và cả những nhu cầu mới thông qua sự tiếp xúc 
với các cộng đồng cư dân lân cận, để đổi mới, nâng 
cao nền văn hoá của mình. Do đó, không gian văn 
hoá và giao lưu tiếp biến văn hoá đóng vai trò như 
là hai tác nhân hợp thành một môi trường văn hoá 
(cultural environment) mà trong đó, nền văn hoá của 
các cộng đồng người hình thành, vận động và biến 
đổi. Nền văn hoá của một cộng đồng người mang 
tính chất tĩnh tại hay năng động, biến đổi chậm chạp 
hay nhanh chóng, mức độ biến đổi ít hay nhiều, phụ 
thuộc một phần vào không gian văn hoá và quá trình 
giao lưu tiếp biến văn hoá mà cộng đồng người đó đã 
trải qua. Phần còn lại, phụ thuộc vào khả năng sáng 
tạo và lựa chọn của chủ thể văn hoá trước những tác 
động đến từ môi trường văn hoá.
Do đó, khi khảo sát mối tương quan giữa môi 
trường tự nhiên và văn hoá, thiết tưởng quan điểm 
phù hợp là xem mối quan hệ đó là mối quan hệ 
tương tác và tương thuộc, tức là tác động qua lại và 
phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó, sự thích nghi và khai 
thác môi trường tự nhiên phụ thuộc vào khả năng 
của các nền văn hoá (Hiếu, 2019a, Tr.45-47; Hiếu, 
2019b, tr.8-30).
6. Kết luận
Để trả lời những câu hỏi đặt ra ở đầu bài, chúng 
tôi đã giới thiệu các tiêu chí phân vùng văn hoá và 
mối quan hệ với các chính sách phát triển bền vững 
vùng ở Việt Nam. Cơ sở lý luận của các luận điểm 
đó là các lý thuyết về vùng văn hoá và khu vực lịch 
sử-dân tộc học, các lý thuyết địa lý học văn hoá và 
sinh thái học văn hoá của các nhà khoa học phương 
Tây, và các tiêu chí phân vùng văn hoá. Trên cơ sở 
đó, chúng tôi chọn lựa phương án phân vùng văn 
hoá Việt Nam thích hợp. Phương án phù hợp cả về 
lý thuyết và thực tiễn là phân chia không gian văn 
hoá Việt Nam thành 06 vùng văn hoá: Tây Bắc và 
miền núi Bắc Trung Bộ, Việt Bắc và Đông Bắc, 
đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đồng bằng 
Trung và Nam Trung Bộ, Nam Bộ, Trường Sơn và 
Tây Nguyên. Đó là đóng góp để làm sáng tỏ tầm 
quan trọng của các vùng văn hoá trong phát triển 
bền vững vùng ở Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện đại hoá và toàn cầu hoá hôm 
nay, vấn đề bảo tồn, phát triển văn hoá vùng và văn 
hoá các dân tộc trên các vùng miền đất nước đang 
được đặt ra. Bởi vì hiện đại hoá và toàn cầu hoá 
không chỉ tác động vào các yếu tố văn hoá vật thể 
mà theo thời gian, nó có thể làm biến đổi cả những 
giá trị, truyền thống, bản sắc trong văn hoá phi vật 
thể của các dân tộc, nên trong quá trình phát triển 
bền vững vùng ở Việt Nam cần quan tâm bảo vệ cả 
môi trường sinh thái và các giá trị, truyền thống, 
bản sắc văn hoá.
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
102 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
Tai lieu tham khao
Ban Chap hanh Trung uong Dang Cong san Viet 
Nam khoa VIII. (1998). Nghi quyet Hoi nghi 
lan thu nam Ban Chap hanh Trung uong 
Dang khoa VIII “Ve xay dung va phat trien 
nen van hoa Viet Nam tien tien, dam da ban 
sac dan toc”, ngay 16/7/1998.
Ban Chap hanh Trung uong Dang Cong san Viet 
Nam khoa XI. (2014). Nghi quyet so 33-NQ/
TW cua Hoi nghi lan thu chin Ban Chap hanh 
trung uong Dang khoa XI “Ve xay dung va 
phat trien van hoa, con nguoi Viet Nam dap 
ung yeu cau phat trien ben vung dat nuoc”, 
ngay 09/6/2014.
Ban Chi dao tong dieu tra dan so va nha o Trung 
uong. (2019). Tong dieu tra dan so va nha o 
nam 2019: To chuc thuc hien va ket qua so 
bo, Nxb. Thong ke.
Ba, H. C. (2008). Co so van hoa Viet Nam, Hue: 
Nxb. Thuan Hoa.
Ba, H. C. (2015). Dac trung va sac thai van 
hoa vung - tieu vung o Viet Nam, Hue: Nxb. 
Thuan Hoa.
Bonnemaison, J. (2004). La géographie 
culturelle, établi par Maud Lasseur et 
Christel Thibault, Paris, C.T.H.S., 152 p.
Bonnemaison, J. (2009). Su hoi sinh cua mot 
cach tiep can van hoa. Nguyen Thanh Tung 
dich, Nguyen Van Hieu hieu dinh, tu nguyen 
ban tieng Anh Culture and space: Conceiving 
a new cultural geography, New York, 2005; 
www.vanhoahoc.edu.vn, 23/5/2009.
Чебоксаров, Н.Н. & Чебоксарова, И.А. 
(1971), Народы, расы, культуры (Dan toc, 
chung toc, van hoa), М.: Наука, 256с.
Dien, C. X. (2008). Co so van hoa Viet Nam, in 
lan dau nam 1999, tai ban lan thu hai, Nxb. 
Dai hoc Quoc gia TP. Ho Chi Minh.
Hieu, L. T. (2019a). Van hoa Viet Nam: tiep can 
he thong - lien nganh, ISBN 978-604-685-
395-4, TP. Ho Chi Minh: Nxb. Van hoa - Van 
nghe TP. Ho Chi Minh.
Hieu, L. T. (2019b). Cac vung van hoa Viet Nam, 
sach chuyen khao, ISBN 978-604-737-408-
3, Nxb. Dai hoc Quoc gia TP. Ho Chi Minh.
Khanh, D. G. & Can, C. H. (1995). Cac vung 
van hoa Viet Nam (chu bien), Ha Noi: Nxb. 
Van hoc.
Khanh, T. N. (2011). May co so tiep can ly 
thuyet nghien cuu van hoa, www.vanhoahoc.
edu.vn, 04/9/2011.
Khanh, T. N. (2012). Van hoa do thi gian yeu, 
Nxb. Tong hop TP. Ho Chi Minh.
Sauer, C. O. (1925). The morphology of 
landscape. University of California 
Publications in Geography 2, p.20.
Steward, J. H. (1972). Theory of culture change: 
The methodology of multilinear evolution, 
University of Illinois Press.
Steward, J. H. (1977). “Evolutionary principles 
and social types”, Evolution and ecology: 
Essays on social transformation, ed. J.C. 
Steward and R.P Murphy, Urbana: University 
of Illinois Press, pp.68-86.
Левин, М. Г. & Чебоксаров, Н. Н. (1955), 
“Хозяйственно-культурные типы и 
историко-этнографические области” (Các 
loại hình kinh tế - văn hóa và các khu vực 
lịch sử - dân tộc học), СЭ (Dan toc hoc Xo 
Viet), 1955, No.4; https://arheologija.ru.
Thao, L. B. (2008). Thien nhien Viet Nam, tai 
ban lan thu nam, Nxb. Giao duc.
Thong, L. (2001). Dia ly cac tinh va thanh pho 
Viet Nam. Phan mot: Cac tinh va thanh pho 
dong bang song Hong (chu bien), tai ban lan 
thu nhat, Nxb. Giao duc. 
Tam, N. D. & Thao, N. Q. (2010). Atlat dia ly 
Viet Nam. Dung trong nha truong pho thong 
(chu bien), tai ban lan thu nhat co sua chua 
chinh ly, Nxb. Giao duc Viet Nam.
Thinh, N. D. (1984). Cac vung van hoa - lich su 
va vai tro cua no trong xay dung nen van hoa 
moi Viet Nam. Tap chi Nghien cuu Van hoa 
Nghe thuat, so 5.
Thinh, N. D. (1993). Van hoa vung va phan vung 
van hoa o Viet Nam, Ha Noi: Nxb. Khoa hoc 
xa hoi.
Thinh, N. D. (2009). Ban sac van hoa vung o 
Viet Nam, Nxb. Giao duc Viet Nam.
Thinh, N. D. (2015). Phan hoa vung va phan 
vung van hoa o Viet Nam, tai ban lan thu 3, 
Ha Noi: Nxb. Khoa hoc xa hoi.
Tong cuc Thong ke. (2019). Cong bo ket 
qua Tong dieu tra dan so 2019, http://
tongdieutradanso.vn, 11/7/2019.
Them, T. N. (1999). Co so van hoa Viet Nam, tai 
ban lan thu 2, Nxb. Giao duc.
Vinh, H. K. & Tuan, N. T. (1995). Chan hung 
cac vung va tieu vung van hoa o nuoc ta hien 
nay, Ha Noi: Nxb. Chinh tri Quoc gia.
Vuong, T. Q. (1998). Co so van hoa Viet Nam 
(chu bien), Nxb. Giao duc.
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN
103Volume 10, Issue 2
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÂN VÙNG VĂN HÓA 
TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG Ở VIỆT NAM
Lý Tùng Hiếu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Email: lytunghieu@gmail.com
Ngày nhận bài: 27/2/2021
Ngày phản biện: 26/5/2021
Ngày tác giả sửa: 06/6/2021
Ngày duyệt đăng: 11/6/2021 
Ngày phát hành: 30/6/2021
DOI: https://doi.org/10.25073/0866-773X/515
Bài viết giới thiệu tầm quan trọng của văn hoá vùng trong quá trình phát triển bền vững vùng ở Việt Nam, các tiêu chí phân vùng văn hoá và mối quan hệ với các chính sách phát triển bền vững vùng 
ở Việt Nam. Cơ sở lý luận của các luận điểm là các lý thuyết về vùng văn hoá và khu vực lịch sử - dân tộc 
học; lý thuyết địa lý học văn hoá và sinh thái học văn hoá của các nhà khoa học cùng các tiêu chí phân 
vùng văn hoá. Từ đó, bài viết đưa ra phương án phân chia không gian văn hoá Việt Nam thành sáu vùng 
văn hoá: Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, Việt Bắc và Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, 
đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ, Nam Bộ, Trường Sơn và Tây Nguyên. Cách phân vùng văn hóa này 
sẽ giúp cho việc hoạch định chính sách đúng, trúng và hiệu quả.
Từ khóa: Phát triển bền vững; Phân vùng văn hoá; Vùng văn hoá; Việt Nam.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_de_xuat_phan_vung_van_hoa_trong_phat_trien_ben_vung_v.pdf