Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu nội khoa với

nhiều biến chứng nặng như sốc tim, rối loạn nhịp tim.

Chụp động mạch vành qua da là biện pháp để xác

định vị trí, mức độ tổn thương động mạch vành đồng

thời can thiệp tái thông động mạch vành. Mục tiêu:

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả

chụp mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim

cấp tại Bệnh viện hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Đối

tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu

mô tả cắt ngang được thực hiện trên 62 bệnh nhân

nhồi máu cơ tim cấp điều trị tại Bệnh viện hữu nghị đa

khoa Nghệ An. Kết quả: Tuổi trung bình là 72,5 ±

12,1 tuổi, nam giới chiếm 70,79%. Đa số bệnh nhân

có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm: tăng huyết

áp (51,61%), rối loạn lipid máu (25,80%), hút thuốc

lá (24,90%), đái tháo đường (22,50%), lạm dụng

rượu (4,84%). Thời gian từ lúc đau ngực đến lúc nhập

viện: trước 12 giờ là 58,06%, trước 24 giờ là 67,74%,

sau 24 giờ 32,26%. Tỷ lệ hẹp một động mạch vành là

41,93%, hai động mạch vành là 45,16%, hẹp ba động

mạch vành là 11,91%. Trong đó, 75,81% có hẹp LAD,

56,45% có hẹp RCA, 43,55% có hẹp LCX và 1,61% có

hẹp động mạch phân giác. Kết luận: Đa số bệnh

nhân nhồi máu cơ tim cấp có một hoặc nhiều yếu tố

nguy cơ tim mạch đi kèm. Tỷ lệ bệnh nhân đến bệnh

viện có khả năng can thiệp mạch sau 24 giờ kể từ khi

đau ngực còn cao (32,26%). Tỷ lệ hẹp một động

mạch vành là 41,93%, hai động mạch vành là

45,16%, hẹp ba động mạch vành là 11,91% và đa số

là hẹp độ 4 và độ 5.

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 1

Trang 1

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 2

Trang 2

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 3

Trang 3

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 4

Trang 4

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 12040
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chụp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
180 
nghiện chích ma túy tại khu vực nông thôn miền 
núi tỉnh Bắc Giang, năm 2010. Tạp chí Y học thực 
hành2010, số 742-743: 197-200 
3. Nguyễn Thị Dụ, Định hướng chung chẩn đoán 
và xử trí ngộ độc cấp, Tư vấn chẩn đoán và xử trí 
nhanh ngộ độc cấp. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 
2004; 9-22. 
4. Gainza I., Nogue S., Martinez Velasco C.,et al 
(2003), "Drug poisoning", An Sist Sanit Navar, 26 
(1): 99-128. 
5. Spiller H. A., Hays H. L., Aleguas A. (2013), 
"Overdose of drugs for attention-deficit 
hyperactivity disorder: clinical presentation, 
mechanisms of toxicity, and management", CNS 
Drugs, 27(7), tr. 531-43. 
6. Fogel C Osborne GB (2008), "Understanding 
the motivations for recreational marijuana use 
among adult Canadians", Substance Use & 
Misuse,43(3-4), 539–72. 
7. Robert J Hoffman (2020), “Ketamine 
poisoning”, Uptodate 2020. 
8. Geetruida D van Dijken, Renske E 
Blom, Ronald J Hené, et al (2013), High 
incidence of mild hyponatraemia in females using 
ecstasy at a rave party, Nephrol Dial Transplant, 
28(9):2277-83. 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ CHỤP 
ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP 
 Nguyễn Văn Tuấn1, Phạm Hồng Phương2 
TÓM TẮT43 
Nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu nội khoa với 
nhiều biến chứng nặng như sốc tim, rối loạn nhịp tim. 
Chụp động mạch vành qua da là biện pháp để xác 
định vị trí, mức độ tổn thương động mạch vành đồng 
thời can thiệp tái thông động mạch vành. Mục tiêu: 
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả 
chụp mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim 
cấp tại Bệnh viện hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Đối 
tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 
mô tả cắt ngang được thực hiện trên 62 bệnh nhân 
nhồi máu cơ tim cấp điều trị tại Bệnh viện hữu nghị đa 
khoa Nghệ An. Kết quả: Tuổi trung bình là 72,5 ± 
12,1 tuổi, nam giới chiếm 70,79%. Đa số bệnh nhân 
có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm: tăng huyết 
áp (51,61%), rối loạn lipid máu (25,80%), hút thuốc 
lá (24,90%), đái tháo đường (22,50%), lạm dụng 
rượu (4,84%). Thời gian từ lúc đau ngực đến lúc nhập 
viện: trước 12 giờ là 58,06%, trước 24 giờ là 67,74%, 
sau 24 giờ 32,26%. Tỷ lệ hẹp một động mạch vành là 
41,93%, hai động mạch vành là 45,16%, hẹp ba động 
mạch vành là 11,91%. Trong đó, 75,81% có hẹp LAD, 
56,45% có hẹp RCA, 43,55% có hẹp LCX và 1,61% có 
hẹp động mạch phân giác. Kết luận: Đa số bệnh 
nhân nhồi máu cơ tim cấp có một hoặc nhiều yếu tố 
nguy cơ tim mạch đi kèm. Tỷ lệ bệnh nhân đến bệnh 
viện có khả năng can thiệp mạch sau 24 giờ kể từ khi 
đau ngực còn cao (32,26%). Tỷ lệ hẹp một động 
mạch vành là 41,93%, hai động mạch vành là 
45,16%, hẹp ba động mạch vành là 11,91% và đa số 
là hẹp độ 4 và độ 5. 
Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp, chụp động mạch 
vành qua da 
1Trường Đại học Y khoa Vinh, 
2Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Tuấn 
Email: tuanminh1975@gmail.com 
Ngày nhận bài: 2.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 22.4.2021 
Ngày duyệt bài: 4.5.2021 
SUMMARY 
THE CLINICAL, SUBCLINICAL FEATURES AND 
RESULTS OF PERCUTANEOUS ANGIOGRAPHY 
IN PATIENTS WITH MYOCARDIAL INFARTION 
AT THE NGHE AN GENERAL HOSPITAL 
Acute myocardial infarction is a medical 
emergency with serious complications such as 
cardiogenic shock and arrhythmia. Percutaneous 
coronary angiography is a measure to determine the 
location and extent of coronary artery damage and 
interventions to re-open coronary arteries. 
Objectives: To describe the clinical and subclinical 
features and the results of percutaneous coronary 
angiography in patients with acute myocardial 
infarction at the Nghe An General Hospital. Results: 
The average age was 72.5 ± 12.1 years, and male 
accounted for 70.79%. The majority of patients had 
one or more associated risk factors: hypertension 
(51.61%), dyslipidemia (25.80%), smoking (24.90%), 
diabetes ( 22.50%), abuse of alcohol (4.84%). The 
time from chest pain to hospital admission: before 12 
hours was 58.06%, before 24 hours was 67.74%, and 
after 24 hours was 32.26%. The rate of the stenosis 
of one coronary arteries is 41.93%, the stenosis of 
two coronary arteries is 45.16%, the stenosis of three 
coronary arteries is 11.91%. Of which, 75.81% had 
LAD stenosis, 56.45% had RCA stenosis, 43.55% had 
LCX stenosis. Conclusion: Most people with acute 
myocardial infarction have one or more associated 
cardiovascular risk factors. The proportion of patients 
going to the hospital that is capable of performing 
vascular intervention after 24 hours since chest pain 
remains high (32,26%). The rate of one coronary 
stenosis is 41,93%, two coronary stenosis is 45,16%, 
three coronary stenosis is 11,91% and the majority is 
grade 4 and 5 stenosis. 
Keywords: Acute myocardial infarction, 
percutaneous coronary angiography 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một cấp cứu nội 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
181 
khoa nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm như 
sốc tim, rối loạn nhịp tim với tỷ lệ tử vong cao. Ở 
Việt Nam tình hình nhồi máu cơ tim có xu hương 
gia tăng. Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ 
trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ tử vong 
do nhồi máu cơ tim còn khá cao. Hiện nay tiêu 
huyết khối và can thiệp động mạch vành (ĐMV) 
qua da là biện pháp chính trong điều trị nhồi 
máu cơ tim cấp. Can thiệp động mạch vành qua 
da đã chứng tỏ được ưu thế trong điều trị NMCT 
cấp như giảm tỷ lệ tử vong, thông được chỗ tắc 
nghẽn động mạch vành mà còn giải quyết được 
các hẹp ĐMV tồn dư bằng các biện pháp cơ học. 
Tuy nhiên, kết quả của can thiệp ĐMV còn phù 
thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian tiếp cận với 
nhân viên y tế, thời gian vận chuyển bệnh nhân 
cũng như tình trạng bệnh nhân cụ thể. Nghệ An 
là một tỉnh đông dân cư, địa bàn rộng và có địa 
hình phức tạp nên bệnh nhân ở một số vùng xa 
trung tâm thì thời gian từ k ...  bệnh nhân được chẩn đoán NMCT 
cấp, có chụp mạch vành qua da điều trị tại khoa 
Tim mạch, Bệnh viện hữu nghị Đa khoa Nghệ An. 
Tiêu chuẩn chẩn đoán NMCT theo Định nghĩa 
lần thứ ba toàn cầu về NMCT của 
ESC/ACCF/AHA/WHF năm 2012 [8]. 
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. NMCT cũ đến 
bệnh viện điều trị vì nguyên nhân khác. 
Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu. 
2.2. Địa điểm nghiên cứu: Khoa tim mạch, 
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 
cắt ngang 
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: 62 bệnh 
nhân nhồi máu cơ tim cấp thõa mãn tiêu chuẩn 
lựa chọn được đưa vào nghiên cứu. 
2.3.3. Kỹ thuật chính sử dụng trong nghiên 
cứu. Chụp động mạch vành qua da được thực hện 
trên máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) Allura 
FD 10 tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. 
2.4. Xử lý số liệu: - Số liệu được xử lý bằng 
phần mềm SPSS 20.0. 
- Sử dụng ANOVA test để so sánh trung bình 
các quan sát nếu biến có phân bố chuẩn. 
- Sử dụng test χ2 để so sánh sự khác biệt về 
tỷ lệ phần trăm. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 
của đối tượng nghiên cứu 
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới của các đối 
tượng nghiên cứu 
Đặc điểm Nam Nữ 
Tổng 44 18 
Tỉ lệ (%) 70,97 29,03 
Nam/ nữ 2,44/1 
Tuổi trung bình 72,5 ± 12,1 
Nhận xét: Độ tuổi trung bình mắc NMCT là 
72,5 ± 12,1 năm. Trong đó, tập trung nhiều 
nhất ở nhóm trên 75 tuổi (45,16%). Bệnh gặp 
chủ yếu ở nam (70,79%), nữ chiếm 29,03%, tỷ 
lệ nam/ nữ là 2,44/1. 
24
32
14 16 15
3
0
10
20
30
40
BMV Tăng 
huyết 
áp
ĐTĐ RLLPM Hút 
thuốc
Lạm 
dụng 
rượu
Người
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ 
của các đối tượng nghên cứu 
Nhận xét: Bệnh tăng huyết áp chiếm tỉ lệ cao 
nhất (51,61%), tiếp theo đến tiền sử mắc bệnh 
mạch vành (38,71%), rối loạn lipid máu (25,80%), 
hút thuốc (24,19%), đái tháo đường (22,50%), 
lạm dụng rượu (4,84%) có tỷ lệ thấp nhất. 
Bảng 3.2. Phân bố thời gian từ lúc đau ngực đến lúc nhập viện, thời gian từ lúc nhập 
viện đến lúc PCI của các đối tượng nghiên cứu 
Thời gian 
Từ lúc đau ngực đến 
lúc nhập viên 
Tỉ lệ 
(%) 
Từ lúc nhập 
viên đến lúc PCI 
Tỉ lệ 
(%) 
Từ giờ thứ 0 đến giờ 1 1 1.61 6 9.67 
Sau giờ thứ 1 đến giờ 3 9 14.52 21 33.87 
Sau giờ thứ 3 đến giờ 6 12 19.35 13 20.97 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
182 
Sau giờ thứ 6 đến giờ 12 14 22.58 9 14.52 
Sau giờ thứ 12 đến giờ 24 6 9.68 6 9.68 
Sau 24 giờ 20 32.26 7 11,29 
Nhận xét: Thời gian đến viện chủ yếu trước 24 giờ 42/62 bệnh nhân (67,74%). Tỷ lệ bệnh nhân 
đến trước 1 giờ, trước 3 giờ còn thấp 10/62 bệnh nhân (16,13%). Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc 
can thiệp mạch vành chủ yếu từ giờ thứ 1 đến giờ thứ 3 chiếm 33,87%. 
Bảng 3.3 Các dạng rối loạn nhịp tim của 
đối tượng nghiên cứu 
Loại rối loạn nhịp 
Số lượng 
(n) 
Tỉ lệ 
(%) 
Nhịp chậm xoang 5 8,06 
Nhịp nhanh xoang 16 25,81 
Rung nhĩ 4 6,45 
Block nhĩ thất cấp I, II 6 9,68 
Block nhĩ thất cấp III 3 4,84 
Block nhánh trái 2 3,23 
Block nhánh phải 2 3.23 
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn nhip 
là 38.71%. Trong đó, nhịp nhanh xoang là rối 
loạn nhịp gặp nhiều nhất (25,81%). Nhịp chậm 
xoang chiếm tỉ lệ 8,06%, rung nhĩ chiếm 6,45%, 
block nhĩ thất cấp I, II chiếm 9,68%, block nhĩ 
thất cấp 3 chiếm 4,84%, block nhánh trái 
3,23%, block nhánh phải 3,23%. 
41.94%
17.74%
29.03%
14.52%
Thành trước
Thành bên
Thành dưới
Dưới nội tâm 
mạc
Biểu đồ 3.2 Phân bố vị trí nhồi máu của đối 
tượng nghiên cứu theo điện tâm đồ 
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân NMCT có ST 
chênh trên điện tâm đồ lúc nhập viện là 55/62 
BN (88,7%). Vị trí nhồi máu thành trước chiếm 
tỷ lệ cao nhất 26/62 bệnh nhân (41,94%). 
3.2. Kết quả chụp động mạch vành qua 
da của đối tượng nghiên cứu 
41.93%
45.16 %
12.91% Hẹp 1 ĐM
Hẹp 2 ĐM
Hẹp 3 ĐM
Biểu đồ 3.3 Số động mạch hẹp qua kết quả 
chụp ĐMV 
Nhận xét: Số trường hợp hẹp hai động 
mạch chiếm tỷ lệ cao nhất 28/62 bệnh nhân 
(45,16%), hẹp một thân chiếm 26/62 bệnh nhân 
(41,93%), còn lại hẹp ba thân chiếm 8/62 bệnh 
nhân (12,91%). 
0
10
20
30
40
50
RCA LCX LAD RI
35
27
47
1
Số ca 
hẹp 
động 
mạch
Biểu đồ 3.4. Động mạch vành bị hẹp của 
đối tượng nghiên cứu qua chụp ĐMV 
Nhận xét: LAD hẹp nhiều nhất 47/62 bệnh 
nhân (75,81%), RCA chiếm 35/62 bệnh nhân 
(56,45%), LCX gặp trong 27/62 bệnh nhân 
(43,55%), động mạch phân giác 1/62 bệnh nhân 
(1,61%). 
Bảng 3.4. Mức độ tổn thương ĐMV của đối tượng nghiên cứu 
Độ hẹp 
ĐM 
Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Độ 5 
ĐMV phải 1(2,8%) 3(8,57%) 11(17,74%) 12(34,28%) 8 (22,86%) 
Động mạch mũ 0 3(11,12%) 3(11,12%) 16(59,26%) 5(18,51%) 
ĐMLTT 1(2,27%) 1(2,27%) 5(10,64%) 18(38,29%) 19(40,43%) 
Động mạch phân giác 1(100%) 
Nhận xét: Đa số động mạch vành bị tổn thương là hẹp độ 4 và độ 5. 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
183 
IV. BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 
của đối tượng nghiên cứu 
4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới tính. Nghiên cứu 
cho thấy độ tuổi trung bình mắc NMCT là 72,5 ± 
12,1 năm. Trong đó tập trung nhiều nhất ở nhóm 
trên 75 tuổi. Bệnh gặp chủ yếu ở nam 70,79%, 
nữ chiếm 29,03%, tỷ lệ nam/ nữ là 2,44/1. 
Kết quả này tương tự với những nghiên cứu 
trước đây. Trong nghiên cứu của Hà Văn Chiến, 
tuổi trung bình 67,82 ± 12,04 năm, nam chiếm 
71,57%, nữ chiếm 28,43%, tỷ lệ nam/nữ là 
2,5/1 [1]. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của Lê 
Thị Thanh Hằng là 2/1 [3]. Nghiên cứu của tác 
giả Patrick T.O’Gara có tuổi trung bình là 67,57 
± 11,35 năm, tỷ lệ nam/nữ là 1,37/1 [6]. 
4.1.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ. 
Trong nghiên cứu này, tăng huyết áp chiếm tỉ lệ 
cao nhất trong các yếu tố nguy cơ tim mạch 
(51,61%). Qua đó thêm khẳng định tăng huyết 
áp là môt nguy cơ lớn đối với bệnh NMCT. Tiếp 
theo đến tiền sử mắc bệnh mạch vành 
(38,71%), rối loạn lipid máu (25,80%), hút 
thuốc (24,19%), đái tháo đường (22,50%) 
chiếm tỷ lệ cao, lạm dụng rượu có tỷ lệ thấp 
nhất (4,84%). Huyết áp, rối loạn lipid máu, đái 
tháo đường, hút thuốc lá là các yếu tố nguy cơ 
tim mạch chính [2]. Một nghiên cứu của Hani 
Jneid cho thấy 90% bệnh nhân bị NMCT có một 
trong ba nguy cơ chính là tăng huyết áp, rối loạn 
lipid máu và hút thuốc lá [7]. 
Những nghiên cứu các tác giả trong và ngoài 
nước cho kết quả tương tự. Nghiên cứu Lê 
Thị Thanh Hằng tỷ lệ THA là 68,9% [3]; Nguyễn 
Quang Tuấn tỷ lệ THA 45,6%, hút thuốc lá là 
38,6%, đái tháo đường là 28,9%, béo phì là 
21,9%; Hani Jneid tỷ lệ THA là 55,34%, rối loạn 
lipid máu là 30,43%, hút thuốc lá là 29,73% [7]. 
4.1.3. Đặc điểm thời gian từ lúc đau 
ngực đến lúc nhập viện, thời gian từ lúc 
nhập viện đến lúc can thiệp mạch vành. 
Thời gian đến viện từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 12 
chiếm tỷ lệ cao nhất 22,58%, từ giờ thứ 3 đến 
giờ thứ 6 chiếm 19,35%. Tổng số bệnh nhân 
đến trước 24 giờ chiếm 67,74%. Bệnh nhân đến 
sau 24 giờ chiếm 32,25%. Tỷ lệ bệnh nhân đến 
trước 1 giờ, trước 3 giờ còn thấp 10/62 bệnh 
nhân (16,13%). Điều này cho thấy bệnh nhân 
còn kéo dài thời gian đến viện, rất ít bệnh nhân 
đến viện được trong khung giờ tái thông mạch 
máu tốt nhất. 
Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của 
Hà Văn Chiến: trước 6 giờ có 26/102 bệnh nhân 
(25,49%), từ 6-12 giờ có 16/102 bệnh nhân 
(15,69%), từ 12-24 giờ: 27/102 bệnh nhân 
(26,47%), tỷ lệ nhập viện trước 24 giờ là 69/102 
bệnh nhân (67,65%), sau 24 giờ là 33/102 bệnh 
nhân (32,35%) [1]. 
4.1.4. Đặc điểm điện tâm đồ của đối 
tượng nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân NMCT có 
ST chênh trên điện tâm đồ lúc nhập viện của 
mẫu nghiên cứu chung là 55/62 BN (88,7%), 
còn lại 7/162 BN (11,3%) bệnh nhân NMCT dưới 
nội tâm mạc. Kết quả nghiên cứu của tác giả 
Trương Hoàng Anh Thư (2006) tỷ lệ bệnh nhân 
NMCT cấp ST chênh chiếm 87,8% và NMCT cấp 
ST không chênh chiếm 12,2% [5]. 
Vùng nhồi máu trên ECG: Thành trước chiếm 
tỷ lệ cao nhất 26/62 bệnh nhân (41,94%), tiếp 
theo là thành dưới 18/62 bệnh nhân (29,03%). 
Thành bên chiếm tỷ lệ thấp nhất 11/62 bệnh 
nhân (17,74%). 
So sánh với các kết quả nghiên cứu khác: 
Bảng 4.1 Các kết quả nghiên cứu vùng 
nhồi máu cơ tim 
Tác giả 
Thành 
trước (%) 
Thành 
dưới (%) 
Hà Văn Chiến 40,19 45,09 
Nguyễn Văn Tân 65 46,3 
Marisa FL (2002) 41,6 41 
Dang AD (2008) 63,3 32,9 
Về các rối loạn nhịp tim kèm theo, tỷ lệ bệnh 
nhân có rối loạn nhịp là 38.71%. Trong đó, nhịp 
nhanh xoang là rối loạn nhịp gặp nhiều nhất 
25,81%, tiếp theo là block nhĩ thất (14,52%). 
Các dạng rối loạn nhịp block nhanh phải 
(3,22%), block nhánh trái (3,22%),block nhĩ thất 
cấp III chiếm 4,84%, rung nhĩ (6,45%), nhịp 
chậm xoang (8,06%) chiếm tỷ lệ ít hơn. 
4.2. Kết quả chụp động mạch vành qua 
da của đối tượng nghiên cứu 
Tỷ lệ hẹp một động mạch vành là 41,93%, 
hai động mạch vành là 45,16%, hẹp ba động 
mạch vành là 11,91%. Trong đó LAD hẹp nhiều 
nhất với 47/62 bệnh nhân (75,81%), RCA chiếm 
35/62 bệnh nhân (56,45%) và LCX gặp trong 
27/62 bệnh nhân (43,55%). Động mạch phân 
giác 1/62 bệnh nhân (1,61%). 
So sánh với kết quả của Phạm Văn Hùng 
cũng cho tỷ lệ tương tự: hẹp LAD 46,3%, RCA 
35,9%, LCX 17,8% [4]. 
Mức độ hẹp chủ yếu là độ 4 (LAD 14/35 bệnh 
nhân, RCA 16/27 bệnh nhân, LCX 18/47 bệnh 
nhân), độ 5 (LAD 8/35 bệnh nhân, RCA 5/27 
bệnh nhân, LCX 19/47 bệnh nhân, động mạch 
phân giác 1/1 bệnh nhân). 
So sánh kết quả chụp ĐMV và điện tâm 
đồ ta thấy: Trong thành dưới, động mạch thủ 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
184 
phạm chiếm tỷ lệ cao nhất là RCA (55,56%), LCX 
chiếm 16,67%, LAD chiếm 27,77%. Tổn thương 
phối hợp cả ba động mạch chiếm tỷ lệ 61,11%, 
hai động mạch chiếm tỷ lệ 39,89%. 
Trong thành trước, động mạch thủ phạm 
chiếm tỷ lệ cao nhất là RCA (73,08%), LAD 
chiếm 27,77%, RI chiếm 3,85%, không có 
trường hợp nào do LCX. Tổn thương phối hợp cả 
ba động mạch chiếm tỷ lệ 42,31%, hai động 
mạch chiếm tỷ lệ 58,69%. 
Trong thành bên, động mạch thủ phạm 
chiếm tỷ lệ cao nhất là LCX (54,54%), LAD 
chiếm 45,46%, không có trường hợp nào do 
RCA. Tổn thương phối hợp cả ba động mạch 
chiếm tỷ lệ 42,31%, hai động mạch chiếm tỷ lệ 
58,69%. 
V. KẾT LUẬN 
- Tuổi trung bình là 72,5 ± 12,1 tuổi, nam 
giới chiếm 70,79%. 
- Đa số bệnh nhân có một hoặc nhiều yếu tố 
nguy cơ đi kèm: tăng huyết áp (51,61%), rối loạn 
lipid máu (25,80%), hút thuốc lá (24,90%), đái 
tháo đường (22,50%), lạm dụng rượu (4,84%). 
- Thời gian từ lúc đau ngực đến lúc nhập 
viện: trước 12 giờ là 58,06%, trước 24 giờ là 
67,74%, sau 24 giờ 32,26%. 
- Tỷ lệ hẹp một động mạch vành là 41,93%, 
hai động mạch vành là 45,16%, hẹp ba động 
mạch vành là 11,91%. Trong đó, 75,81% có hẹp 
LAD, 56,45% có hẹp RCA, 43,55% có hẹp LCX 
và 1,61% có hẹp động mạch phân giác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hà Văn Chiến (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu cơ 
tim cấp điều trị tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa, Luận 
văn thạc sỹ Y học: Đại học Y khoa Hà Nội. 
2. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt (2016), Nhồi 
máu cơ tim cấp. Bệnh học Nội khoa. Tập 1: Nhà 
xuất bản Y học. 
3. Lê Thị Thanh Hằng (2010), Nghiên cứu đặc 
điểm lâm sàng và cận lâm sàng và các yếu tố nguy 
cơ của nhồi máu cơ tim cấp ở nữ giới, in Luận án 
Tiến sĩ Y học: Học viện Quân Y. 
4. Phạm Văn Hùng (2018), Đánh giá kết quả chụp 
và can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện 
Đà Nẵng. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 80: p. 
11-12. 
5. Trương Hoàng Anh Thư (2006), Khảo sát tình 
hình theo dõi và điều trị bệnh nhân sau nhồi máu 
cơ tim cấp tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 
năm 2003 - 2005. Tạp chí Y học, 2006: p. 45-50. 
6. Patrick, T.O.G. (2013), 2013 ACCF/AHA Guideline 
for the Management of ST-Elevation Myocardial 
Infarction, R.o.t.A.C.o.C. Foundation, p. 144-164. 
7. Jneid, H. (2012), 2012 ACCF/AHA Focussed 
Update of The Guidelines for the management of 
patients with unstable angina/non-ST-elevation 
myocardial Infartion. report of the American 
College of Cardiology Foundation. 60: p. 645-681. 
8. Stephan D. Fihn, Julius M. Gardin, Jonathan 
Abrams (2012), 2012 ACCF/AHA/ACP/AATS/ 
PCNA/SCAI/STS Guideline for the Diagnosis and 
Management of Patients With Stable Ischemic 
Heart Disease. Circulation. 126: p. 354-471. 
ĐIỀU TRỊ SA MỎM CẮT ÂM ĐẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP 
ĐẶT VÒNG NÂNG TRÊN CA LÂM SÀNG 
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Lý Kim Ngân*, Võ Minh Tuấn* 
TÓM TẮT44 
Sa vòm âm đạo hay mỏm cắt âm đạo sau cắt tử 
cung là sự tụt xuống của đỉnh âm đạo sau phẫu thuật 
cắt tử cung. Sa mỏm cắt âm đạo sau cắt tử cung là 
một biến chứng hiếm gặp sau phẫu thuật cắt tử cung 
cả đường bụng và đường âm đạo. Nguy cơ sa mỏm 
cắt tăng lên khi cắt tử cung qua đường âm đạo. Tỷ lệ 
sa mỏm cắt âm đạo là 11,6% sau khi cắt tử cung vì 
bệnh lý sa tạng chậu và 1,8% cho bệnh lý khác của tử 
cung [4]. Ngày nay, có nhiều phương pháp để điều trị 
*Đại học Y Dược TP.HCM 
Chịu trách nhiệm chính: Lý Kim Ngân 
Email: drlkngan@gmail.com 
Ngày nhận bài: 5.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 27.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
sa mỏm cắt âm đạo như phẫu thuật, tập cơ sàn chậu, 
đặt vòng nâng. Trong đó, phẫu thuật là một can thiệp 
hiệu quả cho những phụ nữ bị sa mỏm cắt âm đạo 
sau cắt tử cung. Nhưng đối với bệnh nhân già yếu, có 
nhiều bệnh lý đi kèm thì đặt vòng nâng vẫn là một lựa 
chọn điều trị bảo tồn có thể được cân nhắc như điều 
trị đầu tay. Tỷ lệ thành công với đặt vòng nâng điều 
trị sa tạng chậu sau cắt tử cung là 63,2% [3]. Cho 
thấy tỷ lệ thất bại sau đặt vòng nâng là khá cao. Một 
trong những yếu tố tiên lượng khả năng đặt vòng thất 
bại là đã phẫu thuật cắt tử cung. Tuy nhiên, chúng tôi 
giới thiệu một trường hợp điều trị sa mỏm cắt âm đạo 
thành công bằng phương pháp đặt vòng nâng, với 
chất lượng cuộc sống tăng mạnh. Bệnh nhân 73 tuổi, 
PARA 100010, sa mỏm cắt âm đạo độ III theo POP-Q. 
Bệnh nhân được đặt vòng nâng Gellhorn 57mm điều 
trị với điểm số PFDI-20 và PFIQ-7 trước đặt vòng 
nâng là 141.67 và 95.24. Sau 1 tháng theo dõi điểm 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_chup_dong_m.pdf