Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa

Đa nghĩa l| một phổ qu{t ngữ nghĩa, nhận được sự quan t}m của giới nghiên cứu

từ rất sớm v| l| một nội dung quan trọng trong c{c gi{o trình từ vựng học tiếng

Việt. Tuy nhiên c{c gi{o trình thường chỉ dừng lại ở c{ch tiếp cận truyền thống. B|i

b{o thể hiện một c{i nhìn xuyên suốt đối với đa nghĩa thông qua việc chỉ c{c c{ch

tiếp cận kh{c nhau đối với hiện tượng n|y – từ c{ch tiếp cận truyền thống cho đến

c{ch tiếp cận mới mẻ của ngữ nghĩa học tri nhận; thử nghiệm {p dụng c{ch tiếp

cận mới của ngữ nghĩa học tri nhận (với mô hình phạm trù đường rọi của Lakoff)

v|o tìm hiểu một từ đa nghĩa trong tiếng Việt cũng l| một nội dung của b|i b{o

này

Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa trang 1

Trang 1

Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa trang 2

Trang 2

Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa trang 3

Trang 3

Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa trang 4

Trang 4

Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa trang 5

Trang 5

Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa trang 6

Trang 6

Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa trang 7

Trang 7

Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 5900
Bạn đang xem tài liệu "Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa

Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
1 
MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI ĐỐI VỚI HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA 
Nguyễn Thị Thu Hà 
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
Email: hanhphung1982@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 4/6/2018; ngày hoàn thành phản biện: 02/7/2018; ngày duyệt đăng: 02/7/2019 
TÓM TẮT 
Đa nghĩa l| một phổ qu{t ngữ nghĩa, nhận được sự quan t}m của giới nghiên cứu 
từ rất sớm v| l| một nội dung quan trọng trong c{c gi{o trình từ vựng học tiếng 
Việt. Tuy nhiên c{c gi{o trình thường chỉ dừng lại ở c{ch tiếp cận truyền thống. B|i 
b{o thể hiện một c{i nhìn xuyên suốt đối với đa nghĩa thông qua việc chỉ c{c c{ch 
tiếp cận kh{c nhau đối với hiện tượng n|y – từ c{ch tiếp cận truyền thống cho đến 
c{ch tiếp cận mới mẻ của ngữ nghĩa học tri nhận; thử nghiệm {p dụng c{ch tiếp 
cận mới của ngữ nghĩa học tri nhận (với mô hình phạm trù đường rọi của Lakoff) 
v|o tìm hiểu một từ đa nghĩa trong tiếng Việt cũng l| một nội dung của b|i b{o 
này. 
Từ khóa: Đa nghĩa, Lí thuyết về đa nghĩa, Phạm trù đường rọi 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngôn ngữ l| một hệ thống vô cùng phức tạp v| đồ sộ nhưng ngôn ngữ đồng 
thời cũng có một khả năng tiết kiệm hết sức kì diệu: dùng c{i hữu hạn để biểu hiện c{i 
vô hạn. Hiện tượng được Bréal (1897) đặt cho c{i tên “đa nghĩa” (polysemy) l| một 
minh chứng. Nếu không có hiện tượng n|y thật khó hình dung chúng ta sẽ phải lưu 
giữ trong óc một khối lượng vốn từ nhiều đến mức n|o để có thể gọi tên cho từng sự 
vật, hiện tượng, hoạt động, qu{ trình, trạng th{i, tính chất v.v. xung quanh chúng ta. 
Đa nghĩa l| một phổ qu{t ngữ nghĩa được giới ngôn ngữ học b|n đến từ rất 
sớm song đa nghĩa chưa bao giờ l| hiện tượng cũ vì quan niệm về đa nghĩa, c{ch tiếp 
cận hiện tượng n|y của c{c trường ph{i có những kh{c biệt, thậm chí cùng một trường 
ph{i nhưng vẫn kh{c nhau qua c{c t{c giả. B|i viết n|y giúp chúng ta có được c{i nhìn 
x}u chuỗi, xuyên suốt đối với hiện tượng n|y từ qu{ khứ với c{ch tiếp cận của ngữ 
nghĩa học truyền thống đến hiện tại với những quan niệm mới mẻ của ngữ nghĩa học 
tri nhận. 
Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa 
2 
2. NỘI DUNG 
2.1. Các cách tiếp cận đối với hiện tượng đa nghĩa 
2.1.1. C{ch tiếp cận của ngữ nghĩa học truyền thống 
Trên thế giới, Lyons (1977), Ullman Stephen (1979), Pustejovsky (1995),< l| 
những t{c giả tiêu biểu cho việc tiếp cận hiện tượng n|y theo quan niệm của ngữ nghĩa 
học truyền thống. Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Ch}u, Nguyễn Thiện Gi{p 
cũng tiếp cận đa nghĩa theo hướng n|y. Đa nghĩa được Lyons (1977) xem l| “một mẫu 
từ vựng có nhiều nghĩa kh{c nhau m| những nghĩa n|y có liên quan đến nhau”. 
Mặc dù có những hạn chế, nhưng ngữ nghĩa học truyền thống đã ph{t hiện ra 
những qu{ trình ph{t triển ý nghĩa cơ bản m| ngữ nghĩa học hiện đại không thể b{c bỏ 
đó l| c{c qu{ trình mở rộng v| thu hẹp ý nghĩa (xét từ quy luật logic) v| qu{ trình 
chuyển đổi tên gọi bằng ẩn dụ v| ho{n dụ (dựa trên quy luật liên tưởng). Ngoài ra, 
ngữ nghĩa học truyền thống cũng có những đóng góp nhất định khi ph}n biệt hiện 
tượng đa nghĩa v| đồng }m. 
Như vậy, đa nghĩa từ l}u đã được ngữ nghĩa học truyền thống quan t}m tuy 
nhiên người ta chỉ mới dừng lại ở việc miêu tả những nghĩa kh{c nhau của một từ đa 
nghĩa, m| không hướng trọng t}m v|o việc giải thích tại sao v| bằng c{ch n|o m| 
những nghĩa n|y được tạo ra, v| không giải thích được tại sao việc c{c nghĩa của một 
từ đa nghĩa được nhóm họp lại với nhau không phải l| một sự tình cờ. 
C{c nh| ngôn ngữ học bấy giờ, thực ra, chỉ mới xem xét nó ở hiện tượng bề 
mặt: Hoặc l| “cổng v|o” từ vựng của c{c nghĩa, hoặc l| một thiết bị sản sinh nghĩa cho 
từ (như c{ch tiếp cận “vốn từ vựng sản sinh” “generative lexicon” của Pustejovsky 
1995). Theo đó, đa nghĩa chỉ l| một hiện tượng phụ, xuất hiện từ một hình thức đơn 
nghĩa, từ đó ph{i sinh c{c nghĩa kh{c nhau nhưng vẫn ở trong một phạm vi nghĩa của 
hình thức đơn nhất đó. Sự ph{i sinh n|y có cơ sở từ ngữ cảnh, ý đồ của người nói hoặc 
do người nghe suy luận qua thời gian dần ổn định v| được thừa nhận. Thoạt nhìn qua, 
c{ch tiếp cận n|y có vẻ hợp lý, song nhiều thực tế cho thấy thật khó giải thích tại sao từ 
một từ với nghĩa gốc liên quan đến không gian như “over – above: trên” trong tiếng Anh 
(như trong c}u: The helicopter is hovering over the hill = Máy bay trực thăng đang bay trên 
đồi) lại mở rộng ngữ nghĩa th|nh một nghĩa phi không gian như “over- control: chi phối, 
chế ngự” (như trong ví dụ: She has strange power over me = Cô ta có một sức mạnh kì lạ chi 
phối tôi). Rõ ràng câu n|y không miêu tả một kịch cảnh không gian, không có nghĩa l| 
Cô ấy được định vị “trên” tôi trong không gian. 
Lakoff (1987), theo c{ch tiếp cận tri nhận, cho rằng, sở dĩ có c}u chuyện n|y bởi 
“over” được lưu trữ như l| một phạm trù của c{c nghĩa kh{c nhau hơn l| một nghĩa 
đơn nhất, như vậy, đa nghĩa phản {nh sự tổ chức ý niệm v| tồn tại ở cấp độ của một 
biểu tượng tinh thần hơn l| một hiện tượng bề mặt. Theo đó, đa nghĩa, về cơ bản l| 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
3 
một hiện tượng ý niệm. Sự tổ chức từ vựng ở cấp độ tinh thần đã quyết định đa nghĩa 
khi nó thể hiện trong ngôn ngữ. 
Dưới đ}y chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu c{ch tiếp cận có năng lực giải thích lớn 
đối với hiện tượng n|y – c{ch tiếp cận của ngữ nghĩa học tri nhận. 
2.1.2. C{ch tiếp cận mới của ngữ nghĩa học tri nhận 
a) Mô hình Chuỗi nghĩa (meaning chains) của Taylor 
Ý tưởng đa nghĩa được hình dung như một gia đình m| ở đó c{c nghĩa th|nh 
viên có những nét giống nhau của Austin (1965, dẫn theo Ibarretxe-Antunano 1999) 
được nh| ngôn ngữ học tri nhận Taylor (1995) vận dụng. 
Taylor đã giải thích đa nghĩa như một phạm trù gia đình (m| ở đó c{c th|nh 
viên có những nét “hao hao” nhau) bằng mô hình được gọi l| chuỗi nghĩa - “meaning 
chains”: A B C D< Taylor hình dung đa nghĩa l| một chuỗi nghĩa, theo đó một từ 
có thể có những nghĩa kh{c nhau: A, B, C, D< nghĩa A l| nguồn sinh ra nghĩa B, đến 
lượt mình B sinh ra C v| cứ thế. Theo mô hình n|y, một mắt xích n|o của chuỗi cũng 
có thể l| nguồn xuất hiện của bất kì nghĩa mới n|o. Trên thực tế khó tìm được từ đa 
nghĩa thỏa mãn mô hình n|y. 
b) Mô hình phạm trù đường rọi (radical categories) của Lakoff (1987) 
Lakoff xem đa nghĩa l| một phạm trù, phạm trù đường rọi (radical categories, 
c{ch dịch của Cao Xu}n Hạo, Ho|ng Dũng 2005; Lý To|n Thắng dịch l| phạm trù tỏa 
tia). Một phạm trù đường rọi l| một phạm trù ý niệm, ở đó có một ý niệm trung t}m 
v| c{c ý niệm biên, liên quan đến trung t}m (nhưng có thể không trực tiếp tỏa ra từ 
trung tâm). Sự mở rộng của ý niệm trung t}m không phải tùy tiện, ngẫu nhiên mà có 
cơ sở tri nhận phản {nh vốn kinh nghiệm của con người. C{c ý niệm đó phản {nh v|o 
ngôn ngữ, cụ thể hóa th|nh c{c nghĩa kh{c nhau của cùng một đơn vị từ vựng nhưng 
liên quan đến nhau, trong đó có nghĩa trung t}m hơn, điển dạng hơn v| có những 
nghĩa ít trung t}m, ít điển dạng, nghĩa l| thuộc v|o vùng biên hay ngoại vi. Theo mô 
hình trên, mỗi nghĩa của từ đa nghĩa được biểu thị bằng một vòng tròn đen, mỗi vòng 
tròn đen l| một mắc lưới, nghĩa trung t}m (vòng tròn đen to nhất) chiếm giữ vị trí 
Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa 
4 
trung t}m v| được xem l| nghĩa điển dạng, một số nghĩa trong mạng lưới gần trung 
t}m hơn những nghĩa kh{c, c{c nghĩa n|y tập trung th|nh từng cụm, mũi tên cho thấy 
hướng dẫn đến nghĩa ph{i sinh ngữ nghĩa. 
Rõ r|ng c{c nghĩa của một từ đa nghĩa cũng bộc lộ hiệu quả về tính điển dạng 
như bất kì phạm trù tri nhận n|o kh{c. Chẳng hạn, đối với over, nghĩa “above: trên” ở ví 
dụ 1 sẽ được số đông người bản ngữ tri nhận, liên tưởng đến ngay hơn l| nghĩa 
“control: chi phối” ví dụ 2. 
Tyler và Evans (2003) cũng theo c{ch tiếp cận của ngữ nghĩa học tri nhận đã 
chú ý hơn đến việc bằng c{ch n|o thiết lập được nghĩa trung t}m (tiêu biểu, điển hình). 
Theo c{c t{c giả, cần căn cứ v|o những tiêu chí sau: 
- Nghĩa được chứng thực có mặt sớm nhất (dựa v|o những bằng chứng lịch sử 
của từ). 
- Nghĩa nổi trội nhất trong mạng lưới ngữ nghĩa, nghĩa n|y có liên quan nhiều 
nhất, thường xuyên nhất đến những nghĩa còn lại (có thể xem đ}y l| quan hệ hướng 
nội). 
- Nghĩa được xét có quan hệ ph}n hóa ngữ nghĩa trực tiếp với c{c từ kh{c trong 
cùng một trường, tức l| nó cùng với những c{c từ kh{c lập nên một bộ đối lập trong hệ 
thống: quan hệ hướng ngoại). Chẳng hạn, over sẽ ph}n hóa ngữ nghĩa v| lập nên bộ 
đối lập với c{c từ trong cùng hệ thống như above, under, below. 
Theo chúng tôi, cần tính thêm tiêu chí về sự tri nhận của người bản ngữ, đó 
phải l| nghĩa được số đông người bản ngữ nghĩ đến đầu tiên, chẳng hạn: trong tiếng 
Việt, khi nói đến động từ nghĩ, chúng ta sẽ nghĩ nhiều đến một hoạt động tinh thần cần 
nhiều sự nỗ lực của trí óc như trong câu nghĩ cách giải bài toán, nghĩ mưu, nghĩ kế trước khi 
nghĩ đến nó với tư c{ch của một động từ t}m lí tình cảm như trong đi xa lúc nào cũng 
nghĩ (nhớ) về mẹ, nghĩ về quê hương. 
Mặc dù sự thiết lập nghĩa trung t}m không phải lúc n|o cũng đạt đến sự nhất 
trí giữa c{c nh| nghiên cứu (chẳng hạn, trong khi Lakoff cho rằng nghĩa trung t}m của 
over là “above- cross: trên-qua” thì Kreitzer (1997) chỉ thừa nhận nghĩa trung t}m của over 
là “above:trên”) song hướng tiếp cận đa nghĩa n|y đã cho thấy những ưu điểm sau: 
- C{c nghĩa có liên quan đến nhau không chỉ kh{c nhau về ngữ nghĩa (như c{ch 
tiếp cận truyền thống) m| quan trọng hơn, vai trò ngữ nghĩa của chúng cũng kh{c 
nhau: có nghĩa chiếm giữ vị trí trung t}m, có nghĩa chỉ “quanh quẩn” ở vùng ngoại vi; 
- C{ch tiếp cận n|y có khả năng giải thích đa nghĩa đã khởi ph{t như thế n|o, 
v| c}u trả lời đó l|: c{c nghĩa ít điển dạng ph{i sinh từ c{c nghĩa điển dạng hơn, c{c 
nghĩa điển dạng vì thế sẽ có sự mở rộng ngữ nghĩa nhờ cơ chế tri nhận: cơ chế ẩn dụ ý 
niệm hoặc cải biến lược đồ hình ảnh; 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
5 
- Đa nghĩa l| sản phẩm của qu{ trình ý niệm hóa, phản {nh sự tổ chức ý niệm 
(gồm ý niệm trung t}m v| ý niệm biên) tồn tại ở cấp độ tinh thần, biểu hiện ra ngoài 
bằng ngôn ngữ gắn liền với ngữ cảnh nhất định. C{ch tiếp cận n|y cho thấy đa nghĩa 
không chỉ l| vấn đề thuần túy ngôn ngữ, hay thuần túy bề mặt, đồng thời cũng không 
phải đối diện với vấn đề hóc búa nếu tiếp cận theo hướng ngữ nghĩa học truyền thống, 
đó l|: Một sắc th{i nghĩa ph{t triển, mở rộng đến mức n|o thì được coi l| một ý nghĩa 
riêng biệt, có thể độc lập để gia nhập v|o hệ thống như c{c nghĩa ổn định kh{c. 
c) Thử nghiệm vận dụng mô hình phạm trù đường rọi vào miêu tả một từ đa 
nghĩa trong tiếng Việt 
Chúng tôi lựa chọn động từ nghĩ để minh họa cho c{ch tiếp cận mới n|y. Nghĩ 
một từ đa nghĩa trong tiếng Việt, điều n|y được một số tập thể biên soạn từ điển như 
Văn T}n, Thanh Nghị, Lê Văn Đức, Ho|ng Phê tiếp cận theo hướng của ngữ nghĩa học 
truyền thống thừa nhận v| giải nghĩa như sau: nghĩ 
1. Vận dụng trí tuệ v|o những gì đã nhận biết được, rút ra nhận thức mới để có ý 
kiến, sự ph{n đo{n, th{i độ. “nghĩ cách đối phó” 
2. Nhớ đến, tưởng đến. “nghĩ về cha mẹ” 
3. Cho l|, cho rằng (sau khi đã nghĩ). “Mình vẫn nghĩ là anh ấy sẽ đến.” 
(Từ điển tiếng Việt, Ho|ng Phê chủ biên, 2010) 
Thứ tự trình b|y c{c nghĩa của một từ đa nghĩa trong từ điển nhiều lúc không 
phản {nh hết mối liên hệ ngữ nghĩa giữa c{c nghĩa, dễ g}y cho người ta cảm gi{c nghĩa 
1 ph{i sinh ra nghĩa 2, nghĩa 2 ph{i sinh ra nghĩa 3, nghĩa 3 ph{i sinh ra nghĩa 4< (như 
mô hình chuỗi nghĩa của Taylor). Trên thực tế, c{c nghĩa ph{i sinh có thể đồng thời 
đến từ nghĩa gốc chứ không phải từ một nghĩa đã ph{i sinh kh{c. 
C{ch tiếp cận đa nghĩa truyền thống trừu xuất nghĩa của nghĩ vào ba nghĩa 1, 2, 3 
vô hình trung đã giới hạn sự phong phú của c{c ý niệm có liên quan đến hoạt động 
phức hợp n|y trong c{c ngữ cảnh, chẳng hạn nghĩ với c{c ý niệm kh{c nhau trong c{c 
ngữ cảnh sau: 
i) Tưởng tượng, ngờ (Không ai nghĩ bánh chưng có thể đi Tây) 
 ii) Liên tưởng (Hình ảnh “người rừng trở về đô thị” của Đinh Thùy làm ta nghĩ đến 
hình ảnh con Kinh Kông khổng lồ trong phim Mĩ vào thành phố) 
iii) Phát minh (Thương cha nghĩ ra máy thở) 
 iv) Dự định(Em đã nghĩ tới việc mua vàng vì tới đây vàng có thể sẽ lên) 
 v) Mong ước, khao khát (Xa quê, lúc nào cũng nghĩ đến ngày đoàn tụ) 
Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa 
6 
 vi) Nhớ - tình cảm, vd: Những ngày tháng rong ruổi ở thành phố, gã chỉ một điều 
nghĩ đến con) 
 vii) Nhớ lại - nhận thức (Nàng đỏ mặt nghĩ đến ông giáo bảo rằng đàn bà là đống 
xương khô lại bật cười) 
viii) Quan niệm (Thôi đi thầy, nhân gian bây giờ khác rồi mà thầy vẫn nghĩ theo lối 
cũ) 
 ix) Đoán (Cậu nghĩ là ai gọi? - Tớ nghĩ là anh ta) 
 Khắc phục hạn chế trên, ngữ nghĩa học tri nhận xem NGHĨ l| một phạm trù ý 
niệm với c{c tiểu ý niệm NGẪM, ĐOÁN, QUAN NIỆM, DỰ ĐỊNH, PHÁT MINH< 
lập th|nh một mạng lưới ý niệm/ngữ nghĩa, trong đó NGẪM l| ý niệm/nghĩa trung 
t}m, điển dạng, từ đ}y ph{i sinh ra những ý niệm/nghĩa thuộc v|o vùng biên, ngoại vi. 
Chẳng hạn đối với nghĩ - ngẫm sẽ được số đông người bản ngữ tri nhận hơn l| nghĩ – để 
ý, lưu tâm hay nghĩ – tưởng tượng v.v., vì vậy, nghĩ- ngẫm l| nghĩa nổi trội nhất trong 
mạng lưới ngữ nghĩa, nghĩa n|y có liên quan nhiều nhất, thường xuyên nhất đến 
những nghĩa còn lại. 
Chúng ta có thể mô hình hóa cấu trúc đa nghĩa của nghĩ theo c{ch tiếp cận của 
ngữ nghĩa học tri nhận với mô hình phạm trù đường rọi của Lakoff như sau: 
Có thể thấy, một ý niệm NGHĨ điển hình luôn gắn với ý niệm trung t}m l| 
NGẪM, ý niệm n|y cho thấy đ}y l| hoạt động có sự c}n nhắc, xem xét, tính to{n kĩ 
lưỡng. Ý niệm NGẪM dễ mở rộng v|o địa b|n của NHẬN ĐỊNH vì theo logic người ta 
chỉ có NHẬN ĐỊNH sau khi đã suy nghĩ kĩ. NGẪM còn l| một qu{ trình tinh thần 
nhận thức phức tạp, tích hợp v| khởi động nhiều qu{ trình nhận thức kh{c (ĐOÁN, 
DỰ ĐỊNH, PHÁT MINH, TƯỞNG TƯỢNG, NHỚ LẠI). NGẪM đồng thời cũng 
ĐỂ Ý 
NHỚ 
NHẬN 
 ĐỊNH 
TƯỞNG TƯỢNG 
LIÊN TƯỞNG 
MONG ƯỚC 
PHÁT MINH 
DỰ ĐỊNH 
QUAN NIỆM 
NIỀM TIN 
ĐOÁN 
NGẪM 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 
7 
chuyển di sang lĩnh vực đan xen nhận thức – tình cảm (ĐỂ Ý + NHỚ). Nó vừa l| kết 
quả của trạng th{i tình cảm NHỚ (vì NHỚ + ĐỂ Ý nên NGHĨ), vừa l| hoạt động tạo ra 
kết quả NHỚ (muốn NHỚ thì phải tiến h|nh NGHĨ, ĐỂ Ý đến điều gì đó thì phải 
NGHĨ đến nó). 
KẾT LUẬN 
i) Việc tiếp cận lí thuyết đa nghĩa từ ngữ nghĩa học truyền thống v| ngữ nghĩa 
học tri nhận giúp chúng ta hình dung đầy đủ hơn quang cảnh ngôn ngữ học của hiện 
tượng n|y. Mỗi c{ch tiếp cận có những khó khăn của nó. Nếu c{ch tiếp cận bề mặt của 
ngữ nghĩa truyền thống chỉ dừng lại ở việc miêu tả c{c nghĩa, ph}n chia c{c nghĩa 
nhưng chưa lí giải được đa nghĩa đến từ đ}u thì ngữ nghĩa học tri nhận đã bù đắp sự 
thiếu hụt n|y bằng quan niệm đa nghĩa l| một phạm trù ý niệm với ý niệm trung t}m 
v| ngoại vi, trong đó, ý niệm ngoại vi đến từ trung t}m, ý niệm tồn tại ở cấp độ tinh 
thần quyết định sự thể hiện nó trên mặt bằng ngôn ngữ, từ đó ta có nghĩa trung t}m v| 
nghĩa ngoại vi. 
ii) Cùng tiếp cận theo hướng tri nhận, nhưng so với mô hình chuỗi nghĩa thì mô 
hình đường rọi tỏ ra hợp lí để xem xét hiện tượng đa nghĩa của từ bởi theo mô hình n|y, 
c{c nghĩa ph{i sinh không nhất thiết được sản sinh theo một trình tự 1 2 3 4 mà 
c{c nghĩa ph{i sinh có thể đến cùng một nghĩa điển dạng/trung t}m duy nhất 
iii) Chúng tôi vận dụng mô hình phạm trù đường rọi của Lakoff để miêu tả nghĩ - 
một từ đa nghĩa trong tiếng Việt, v| bước đầu đã x{c định được ý niệm n|o là trung 
tâm của NGHĨ, được đa số người bản ngữ tri nhận cũng như chỉ ra được một số c{c ý 
niệm biên xung quanh ý niệm trung t}m n|y, dĩ nhiên c{ch giải quyết n|y luôn gắn với 
vai trò ngữ cảnh m| ở đó nghĩ xuất hiện, chứ không phải l| c{c nghĩa của nghĩ được 
trừu xuất khỏi ngữ cảnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đỗ Hữu Ch}u (1996), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia H| Nội, H| Nội. 
[2]. Nguyễn Thiện Gi{p (1999), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Gi{o dục, H| Nội. 
[3]. Lyons John (1977), Ngữ nghĩa học dẫn luận, bản dịch 2006, Nxb Gi{o dục, H| Nội. 
[4]. Ullman Stephen (1977), Nguyên lí ngữ nghĩa học, bản dịch của Viện Ngôn ngữ học 1979- 
Phòng Thông tin – Ngôn ngữ học, H| Nội. 
[5]. Iraide Ibarretxe – Antunano, B (1999), Polysemy and Metaphor in Perception verbs: A cross- 
linguistics study, PhD Dissertation, University of Edinburgh. 
[6]. Lakoff G (1987), Women, Fire and Dangerous Things. What Categories Reveal about the Mind. 
Chicago and London: Chicago University Press 
Một cách tiếp cận mới đối với hiện tượng đa nghĩa 
8 
[7]. Taylor J (1995), Linguistic Categorisation. Protopypes in Linguistics Theory, Cambridge 
University Press. 
[8]. Tyler A & Evans V (2003), The semantics of English prepositions, Cambridge, U.K, 
Cambridge Press. 
A NEW APPROACH TO POLYSEMY 
Nguyen Thi Thu Ha 
Faculty of Literature and Linguistics, University of Sciences, Hue University 
Email: hanhphung1982@yahoo.com 
ASBTRACT 
Polysemy is a semantic universal that has been reseached by the linguists since 
early times and one of the most important contents in the textbooks of Vietnamese 
lexicology. However, these textbooks only focus on traditional approach to 
polysemy. The article will outline a historical view to the semantic phenomenon – 
from traditional approach to cognitive semantics; applying the theory of polysemy 
of cognitive semantics (use of the concept of radical categories by Lakoff) to do 
reaseach on a polysemous word in Vietnamese language. 
Keywords: polysemy, theory of polysemy, radical categories 
Nguyễn Thị Thu Hà sinh ngày 15/11/1982 tại Thừa Thiên Huế. Bà tốt 
nghiệp cử nhân ngành Ngữ văn năm 2004 v| thạc sĩ chuyên ngành Lí luận 
Ngôn ngữ tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế v|o năm 2008. B| đã 
bảo vệ luận án tiến sĩ năm 2017 tại Đại học Huế. Từ năm 2004 đến nay, bà 
là cán bộ giảng dạy tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học 
Huế. 
Lĩnh vực nghiên cứu: Từ vựng học, Ngữ nghĩa học, Ngôn ngữ học so sánh 
đối chiếu. 

File đính kèm:

  • pdfmot_cach_tiep_can_moi_doi_voi_hien_tuong_da_nghia.pdf