Mối tương quan giữa mức độ phân mảnh dna tinh trùng và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm

Đánh giá mối tương quan giữa phân

mảnh DNA tinh trùng và kết quả phôi ở kỹ thuật tiêm

tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Đối tượng và

phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt

ngang thực hiện trên 175 các cặp vợ chồng điều trị vô

 sinh bằng phương pháp ICSI tại Trung tâm Nội tiết

Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược

Huế. Đánh giá DNA tinh trùng bằng kỹ thuật phân tán

chất nhiễm sắc, mức độ phân mảnh DNA tinh trùng

được tính giá trị chỉ số phân mảnh (DFI - DNA

fragmentation index). Sau khi ICSI 16 -18 giờ, các tế

bào trứng đã thụ tinh được xác định bởi sự hiện diện

của hai tiền nhân. Phôi được đánh giá theo sự đồng

thuận của Istanbul (2011) vào ngày thứ 2 và 5. Kết

quả: Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm DFI ≥ 30% thấp hơn có ý

nghĩa thống kê so với nhóm DFI <30%

(80.27±17.47% vs 74.48±17.32%, p= 0,046). Không

có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về

đặc điểm phôi ngày 2, ngày 5. Mức độ phân mảnh

DNA tinh trùng có mối tương quan nghịch với tỷ lệ thụ

tinh sau ICSI (r=-0.185, p=0.014), phương trình hồi

quy tuyến tính: y= - 0.187x+83.55.

 

Mối tương quan giữa mức độ phân mảnh dna tinh trùng và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm trang 1

Trang 1

Mối tương quan giữa mức độ phân mảnh dna tinh trùng và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm trang 2

Trang 2

Mối tương quan giữa mức độ phân mảnh dna tinh trùng và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm trang 3

Trang 3

Mối tương quan giữa mức độ phân mảnh dna tinh trùng và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm trang 4

Trang 4

Mối tương quan giữa mức độ phân mảnh dna tinh trùng và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 9720
Bạn đang xem tài liệu "Mối tương quan giữa mức độ phân mảnh dna tinh trùng và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối tương quan giữa mức độ phân mảnh dna tinh trùng và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm

Mối tương quan giữa mức độ phân mảnh dna tinh trùng và kết quả thụ tinh trong ống nghiệm
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
225 
V. KẾT LUẬN 
Mặc dù, tiến hành trên cỡ mẫu khá nhỏ 05 
bệnh nhân, nhưng nghiên cứu của chúng tôi 
bước đầu cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn 
trong việc ứng dụng tế bào miễn dịch tự thân NK 
trong sự cải thiện chất lượng cuộc sống của 
bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối – một 
trong những vấn đề quan trọng nhất đối với 
nhóm bệnh nhân này. Chúng tôi hy vọng rằng, 
đây sẽ là tiền đề để chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu trên một nhóm bệnh nhân lớn hơn với nhiều 
nhóm bênh nhân ung thư hơn nữa để phản ánh 
một cách toàn diện hơn nữa giá trị của liệu pháp 
này. Đem đến nhiều niềm tin và hy vọng hơn 
nữa cho bệnh nhân ung thư những người đang 
phải trải qua những đau đớn và mệt mỏi vì căn 
bệnh nan y này. 
LỜI CẢM ƠN. Kết quả nghiên cứu này thuộc 
đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu sử dụng tế bào 
miễn dịch tự thân gamma delta T (γδT) và diệt 
tự nhiên (NK) trong điều trị ung thư phổi” do 
trường Đại học Y Hà Nội chủ trì, PGS.TS Trần 
Huy Thịnh làm chủ nhiệm đề tài. Chúng tôi xin 
trân trọng cảm ơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sung, H.; Ferlay, J.; Siegel, R. L.; Laversanne, 
M.; Soerjomataram, I.; Jemal, A.; Bray, F. 
Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN 
Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 
36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin 2021. 
2. Oh, S.; Lee, J.-H.; Kwack, K.; Choi, S.-W. Natural 
Killer Cell Therapy: A New Treatment Paradigm for 
Solid Tumors. Cancers (Basel) 2019, 11 (10). 
3. Suen, W. C.-W.; Lee, W. Y.-W.; Leung, K.-T.; 
Pan, X.-H.; Li, G. Natural Killer Cell-Based 
Cancer Immunotherapy: A Review on 10 Years 
Completed Clinical Trials. Cancer Invest 2018, 36 
(8), 431–457. 
4. Imai, K.; Matsuyama, S.; Miyake, S.; Suga, K.; 
Nakachi, K. Natural Cytotoxic Activity of 
Peripheral-Blood Lymphocytes and Cancer 
Incidence: An 11-Year Follow-up Study of a 
General Population. Lancet 2000, 356 (9244), 
1795–1799. 
5. Lê Thu Hà. Đánh Giá Hiệu Quả Thuốc Erlotinib 
Trong Điều Trị Ung Thư Phổi Biểu Mô Tuyến Giai 
Đoạn Muộn; Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại 
học y Hà Nội., 2017. 
6. Xie, S.; Wu, Z.; Niu, L.; Chen, J.; Ma, Y.; 
Zhang, M. Preparation of Highly Activated Natural 
Killer Cells for Advanced Lung Cancer Therapy. 
Onco Targets Ther 2019, 12, 5077–5086. 
7. Liem, N. T.; Van Phong, N.; Kien, N. T.; Anh, 
B. V.; Huyen, T. L.; Thao, C. T.; Tu, N. D.; 
Hiep, D. T.; Hoai Thu, D. T.; Nhung, H. T. M. 
Phase I Clinical Trial Using Autologous Ex Vivo 
Expanded NK Cells and Cytotoxic T Lymphocytes 
for Cancer Treatment in Vietnam. Int J Mol Sci 
2019, 20 (13). 
8. Iyer, S.; Taylor-Stokes, G.; Roughley, A. 
Symptom Burden and Quality of Life in Advanced 
Non-Small Cell Lung Cancer Patients in France and 
Germany. Lung Cancer 2013, 81 (2), 288–293. 
9. Tian, W.; Zhang, P.; Yuan, Y.; Deng, X.; Yue, 
R.; Ge, X. Efficacy and Safety of Ceritinib in 
Anaplastic Lymphoma Kinase‐rearranged 
Non‐small Cell Lung Cancer: A Systematic Review 
and Meta‐analysis. J Clin Pharm Ther 2020, 45 
(4), 743–754. 
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ PHÂN MẢNH 
DNA TINH TRÙNG VÀ KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM 
Nguyễn Thị Hiệp Tuyết1, Nguyễn Văn Trung2, 
Nguyễn Thị Thái Thanh2, Đặng Thị Hồng Nhạn2, Lê Minh Tâm2,3 
TÓM TẮT53 
Mục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa phân 
mảnh DNA tinh trùng và kết quả phôi ở kỹ thuật tiêm 
tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Đối tượng và 
phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang thực hiện trên 175 các cặp vợ chồng điều trị vô 
1Ttrường Đại học Y Dược – Đại học Huế 
2Trung tâm Nội tiết Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện 
trường Đại học Y Dược Huế 
3Trường Đại học Y Dược Huế 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Hiệp Tuyết 
Email: nguyenthihieptuyet@tump.edu.vn 
Ngày nhận bài: 9.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 
Ngày duyệt bài: 6.5.2021 
sinh bằng phương pháp ICSI tại Trung tâm Nội tiết 
Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược 
Huế. Đánh giá DNA tinh trùng bằng kỹ thuật phân tán 
chất nhiễm sắc, mức độ phân mảnh DNA tinh trùng 
được tính giá trị chỉ số phân mảnh (DFI - DNA 
fragmentation index). Sau khi ICSI 16 -18 giờ, các tế 
bào trứng đã thụ tinh được xác định bởi sự hiện diện 
của hai tiền nhân. Phôi được đánh giá theo sự đồng 
thuận của Istanbul (2011) vào ngày thứ 2 và 5. Kết 
quả: Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm DFI ≥ 30% thấp hơn có ý 
nghĩa thống kê so với nhóm DFI <30% 
(80.27±17.47% vs 74.48±17.32%, p= 0,046). Không 
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về 
đặc điểm phôi ngày 2, ngày 5. Mức độ phân mảnh 
DNA tinh trùng có mối tương quan nghịch với tỷ lệ thụ 
tinh sau ICSI (r=-0.185, p=0.014), phương trình hồi 
quy tuyến tính: y= - 0.187x+83.55. Kết luận: Sự 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
226 
phân mảnh DNA tinh trùng có mối tương quan nghịch 
với tỷ lệ thụ tinh sau ICSI. Xét nghiệm phân mảnh 
DNA tinh trùng có giá trị góp phần tiên lượng kết quả 
trong điều trị vô sinh. 
Từ khóa: Phân mảnh DNA tinh trùng, tiêm tinh 
trùng vào bào tương noãn, phân tán chất nhiễm sắc, 
phôi nang. 
SUMMARY 
THE CORRELATION BETWEEN THE SPERM 
FRAGMENTATION DNA AND THE OUTCOME 
OF IN VITRO FERTILISATION 
Objective: To evaluate the correlation between 
the sperm fragmentation DNA and the outcome of the 
intracytoplasmic sperm injection (ICSI) technique. 
Materials and methods: The descriptive cross-
sectional study on 175 infertile couples by ICSI 
method at the Center for Reproductive Endocrinology 
and Infertility, Hue University Hospital. Evaluation of 
sperm DNA fragmentation by using sperm chromatin 
dispersion technique, the level of sperm DNA 
fragmentation is calculated by the value of the 
fragmentation index (DFI - DNA fragmentation index). 
After 16-18 hours of injection, the fertilized oocytes 
were determined by the presence of two pronuclei. 
Embryos were evaluated according to Istanbul 
consensus on the day 2 and 5. Results: The rat ... 
với mục tiêu: “Đánh giá mối tương quan giữa 
phân mảnh DNA tinh tùng và kết quả phôi ở kỹ 
thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)”. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 
175 các cặp vợ chồng điều trị vô sinh bằng 
phương pháp ICSI tại Trung tâm Nội tiết Sinh 
sản và Vô sinh, Bệnh viện trường Đại học Y 
Dược Huế. Thời gian từ 02/2020 đến 12/2020. 
- Các biến số nghiên cứu: 
+ Thông số tinh dịch đồ: pH, thể tích, mật 
độ, độ di động, tỷ lệ sống, hình thái được đánh 
giá theo hướng dẫn của WHO (2010) 
+ Đánh giá mức độ phân mảnh DNA tinh 
trùng: mẫu tinh dịch được phân tích DNA dựa 
trên kỹ thuật phân tán chất nhiễm sắc, được cung 
cấp bởi Halostech. Đánh giá phân mảnh DNA dựa 
vào quầng halo tại đầu tinh trùng. Tiêu chí phân 
loại: (1): Tinh trùng có quầng halo lớn: Kích 
thước quầng halo ≥ đường kính ngang của nhân; 
(2): Tinh trùng có quầng halo trung bình: 1/3 
đường kính ngang của nhân < kích thước quầng 
halo < đường kính ngang của nhân; (3): Tinh 
trùng có quầng halo nhỏ: Kích thước quầng halo 
≤1/3 đường kính ngang của nhân; (4): Tinh trùng 
không có quầng halo; (5): Tinh trùng thoái hóa: 
Tinh trùng có nhân bắt màu kém, không đều. 
Chỉ số DFI được tính theo công thức: 
(TT - Tinh trùng) 
DFI (%) = TT có halo nhỏ + TT không có halo + 
TT nhân thoái hóa/ TT đếm được 
Chia nhóm nghiên cứu dựa theo giá trị DFI: 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
227 
Dựa trên khuyến nghị của Halotech cung cấp, 
ngưỡng DFI 30% để phân biệt giữa hai nhóm: 
nhóm DFI ≥ 30% (mức độ phân mảnh DNA cao) 
và nhóm DFI <30% (mức độ phân mảnh DNA 
trung bình và thấp) 
+ Kỹ thuật ICSI được thực hiện sau 3h thu 
nhận noãn và chuẩn bị tinh trùng. Tinh trùng 
chuẩn bị cho ICSI được thực hiện theo phương 
pháp thang nồng độ. Noãn sau ICSI được nuôi 
cấy trong giọt 20μL G-TL (Vitrolife, Thụy Điển) 
phủ 3 mL Ovoil (Vitrolife, Thụy Điển) trong điều 
kiện 6,0% CO2 và 5,0% O2. Sau khi ICSI 16-18 
giờ, các tế bào trứng đã thụ tinh được xác định 
bởi sự hiện diện của hai tiền nhân. Phôi được 
đánh giá theo sự đồng thuận của Istanbul vào 
ngày thứ 2 và 5 [6]. 
- Phân tích thống kê được thực hiện bằng 
phần mềm SPSS (phiên bản 22.0, SPSS Inc). Giá 
trị trung bình, tỷ lệ phần trăm được so sánh giữa 
các nhóm. Hệ số tương quan của Pearson (r) 
được đánh giá theo giá trị của phân mảnh DNA 
tinh trùng và kết quả thụ tinh. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1. Đặc điểm chung, thông số tinh dịch đồ và mối liên quan với mức độ tổn 
thương DNA tinh trùng 
Đặc điểm 
Tổng 
N=175 
DFI < 30% 
N=123 
DFI≥ 30% 
N=52 
p 
Đặc điểm chung 
Tuổi chồng 36.10 ±5.67 (26 - 27) 36.23±5.64 35.87±5.70 0.69 
Tuổi vợ 33.23±4.59 (21- 47) 33.38±4.56 33.00±4.62 0.79 
Đặc điểm vô sinh 
Vô sinh I 150 (85.7%) 106 (85.5%) 44 (86.3%) 
0.55 
Vô sinh II 25 (14.3%) 18 (14.5%) 7 (13.7%) 
Thời gian vô sinh(năm) 5.01±2.66 (1 -13) 5.09±2.58 4.91±2.80 0.696 
Đặc điểm tinh dịch 
Thể tích (ml) 1.84±1.01 (0.5 – 7.0) 1.84±1.02 1.88±0.98 0.834 
pH 7.12±0.31 (6.0 – 8.4) 7.10±0.52 7.08±0.30 0.775 
Mật độ (106/ml) 31.09±14.11 (3 - 73) 32.44±14.13 27.24±14.28 0.028 
Di động tiến tới (%) 29.14±12.08 (2 - 58) 29.92±11.07 27.53±13.79 0.228 
Tỷ lệ sống (%) 78.97±8.93 (25 - 95) 79.41±8.71 78.17±9.20 0.399 
Hình thái bình thường(%) 3.82±2.14 (0 -14) 3.93±2.10 3.50±2.31 0.235 
Bất thường đầu(%) 87.34±5.52 (76 - 99) 87.96±5.57 88.42±5.56 0.14 
Bất thường cổ-đuôi (%) 58.74±11.10 (30 - 87) 58.90±10.26 58.46±13.17 0.812 
Đặc điểm phân mảnh DNA 
Quầng halo lớn 32.07±20.79 (0-89.6) 38.26±20.95 17.43±10.66 0.00 
Quầng halo trung bình 43.20±18.25 (4.6 - 86.2) 46.32±19.16 35.83±13.39 0.00 
DFI 24.29±17.08 (4.4 - 81.6) 15.23±6.55 46.23±14.80 0.00 
Nhận xét: Tỷ lệ nam giới có có DFI cao ≥ 30% là 51/175 (29.12%). Các thông số tinh dịch 
không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê, ngoài trừ mật độ tinh trùng ở nhóm DFI cao có mật độ 
thấp hơn: DFI < 30% (32.44±14.13. 106/ml) vs DFI ≥ 30% (27.53±13.79.106/ml), p = 0.028. Mức 
độ DFI trung bình ở các cặp vợ chồng vô sinh là 24.29±17.08%, ở hai nhóm DFI cao và thấp lần lượt 
là: 15.23±6.55 và 46.23±14.80 (p=0.00) 
Bảng 2. Mối liên quan giữa sự phát triển của phôi và mức độ phân mảnh DNA tinh trùng 
Đặc điểm 
Tổng 
N=175 
DFI < 30% 
N=123 
DFI≥ 30% 
N=52 
p 
Số noãn MII 13.38 ±7.32 (5 - 39) 12.95 ±7.14 14.59±7.59 0.231 
Số noãn thụ tinh 10.23±5.61 (1 - 30) 10.10±5.64 10.59±7.59 0.60 
Tỷ lệ thụ tinh bình thường 77.97 ±17.48(16.67-100) 80.27±17.47 74.48±17.32 0.046 
Đánh giá phôi ngày 2 
Tổng số phôi 9.85±5.55 (1 -30) 9.62 ±5.56 10.29±5.59 0.468 
Tỷ lệ phôi < 4 tế bào 22.04±19.69(0 – 100) 23.42±20.01 19.69±18.70 0.253 
Tỷ lệ phôi ≥ 4 tế bào 78.24±19.33(14.29 - 100) 76.67±19.39 80.85±18.84 0.191 
Tỷ lệ mảnh vỡ < 10% 22.04±19.69(0 – 100) 80.41±22.28 80.09±24.18 0.932 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
228 
Tỷ lệ mảnh vỡ 10-20% 14.18±17.09(0.00 – 66.67) 13.81±16.91 15.03±17.63 0.669 
Tỷ lệ mảnh vỡ > 20% 5.25±10.64(0 – 71.34) 5.76±11.04 4.06±9.65 0.336 
Đánh giá phôi ngày 5 
Tổng số phôi ngày 5 9.92±5.60 (1-31) 9.70 ±5.62 10.37±5.57 0.474 
Tỷ lệ tạo phôi nang hữu dụng 84.33±20.64 (0 – 100) 85.93±18.43 79.97±25.39 0.081 
Tỷ lệ tạo nang tốt 55.60±26.08 (0 - 100) 56.00±25.18 53.33±28.54 0.539 
Nhận xét: Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm DFI ≥ 30% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm DFI 
<30% (80.27±17.47% vs 74.48±17.32%, p= 0,046). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
giữa hai nhóm về đặc điểm phôi ngày 2. Tỷ lệ tạo phôi nang hữu dụng ở nhóm DFI ≥ 30% thấp hơn 
so với nhóm DFI <30%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (79.97±25.39 vs85.93±18.43 %, p 
= 0.081) 
Bảng 3. Mối tương quan giữa đặc điểm 
phân mảnh DNA tinh trùng và kết quả thụ tinh 
Quầng 
halo lớn 
Quầng 
halo 
trung 
bình 
DFI 
Tỷ lệ thụ 
tinh 
r 0.039 0.134 -0.185 
p 0.606 0.077 0.014 
Tỷ lệ tạo 
phôi nang 
hữu dụng 
r 0.001 0.081 -0.101 
p 0.990 0.284 0.186 
Tỷ lệ tạo 
nang tốt 
r -0.096 0.144 -0.027 
p 0.208 0.058 0.718 
Nhận xét: Mức độ phân mảnh DNA tinh 
trùng có mối tương quan nghịch với tỷ lệ thụ 
tinh sau ICSI. 
Biểu đồ 1. Mối tương quan giữa DFI và tỷ 
lệ thụ tinh: 
Phương trình hồi quy tuyến tính: y= - 0.187x 
+ 83.55 
IV. BÀN LUẬN 
Ảnh hưởng của phân mảnh DNA tinh trùng 
đến chất lượng phôi trong các chu kỳ ICSI vẫn 
còn là một vấn đề gây tranh cãi. Trong phương 
pháp ICSI, tinh trùng được chọn dựa trên khả 
năng di chuyển và hình thái, do vậy tinh trùng 
được tiêm bào tương của noãn đã vượt qua một 
số rào cản của chọn lọc tự nhiên. Các nghiên 
cứu gần đây cho thấy tác động gián tiếp của tổn 
thương DNA tinh trùng đối với quá trình thụ tinh 
và phát triển phôi sớm thông qua quá trình sửa 
chữa vật chất di truyền xảy ra trong tế bào 
trứng. Do đó, sự phát triển của phôi có thể bị trì 
hoãn và chất lượng phôi kém được tìm thấy ở 
nhóm có DFI cao. Kết quả của chúng tôi ghi 
nhận tỷ lệ thụ tinh ở nhóm có DFI ≥ 30% thấp 
hơn có ý nghĩa thống kê so với ở nhóm DFI 
<30%. Khi đánh giá mối tương quan, kết quả chỉ 
ra rằng giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng 
với kết quả thụ tinh có mối tương quan nghịch: 
r= -0.185, p=0.014, với phương trình hồi quy 
tuyến tính là: y= - 0.187x+83.55. Nghiên cứu 
của tác giả Borges và cộng sự (2019) báo cáo 
kết quả ICSI từ nhóm bệnh nhân có DFI ≥ 30% 
có tỷ lệ thụ tinh, tốc độ phân cắt bình thường và 
tỷ lệ phôi tốt vào ngày thứ 3 giảm có ý nghĩa 
thống kê so với nhóm có DFI <30%[8]. Một 
nghiên cứu tại Việt Nam, cũng báo cáo có mối 
tương quan nghịch giữa DFI và tỷ lệ thụ tinh sau 
ICSI [1], tuy nhiên một nghiên cứu khác đưa ra 
kết quả không ghi nhận các chỉ số của ICSI bao 
gồm: tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ tạo phôi ngày 3, tỷ lệ tạo 
phôi hữu dụng ngày 3, các kết quả sau chuyển 
phôi ngày 3 không chịu ảnh hưởng bới mức độ 
phân mảnh DNA tinh trùng[2]. Tuy nhiên, có báo 
cáo cho thấy việc phân mảnh DNA không ảnh 
hưởng đến kết quả thụ tinh và phát triển phôi 
sớm cho đến khi hình thành phôi nang [5]. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không ghi 
nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm 
DFI ở các kết quả phát triển phôi ngày 2 và ngày 
5. Tuy nhiên, kết quả thể hiện xu hướng có ý 
nghĩa thông kê ở tỷ lệ tạo phôi nang hữu dụng, 
ở nhóm DFI ≥ 30% có tỷ lệ tạo phôi nang hữu 
dụng thấp hơn so với nhóm DFI <30%, p= 
0.081. Ở một số nghiên cứu chỉ ra mức độ phân 
mảnh DNA tinh trùng có ảnh hưởng tới chất 
lượng phôi sau ICSI: Sivanarayana và cộng sự 
(2013), số lượng phôi tiến triển đến ngày 3 và 
tốc độ hình thành phôi nang ghi nhận thấy giá trị 
cao hơn ở nhóm phân mảnh DNA bình thường (p 
< 0,05). Simon và cộng sự (2014), báo cáo 
trong giai đoạn phôi ngày 1-2 và 3-5 thì nhóm 
phân mảnh DNA thấp có tỷ lệ phôi chất lượng tốt 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
229 
cao hơn (p<0,05) và tỷ lệ phôi chất lượng kém 
(p<0,05) thấp hơn so với nhóm có phân mảnh 
DNA cao. Alvarez Sedó và cộng sự (2017) nghiên 
cứu có mối tương quan nghịch (r = -0,5) giữa sự 
phân mảnh DNA và tỷ lệ tạo phôi nang sau ICSI. 
Bên cạnh đánh giá mối liên quan giữa phân 
mảnh DNA tinh trùng và kết quả phôi, chúng tôi 
đồng thời đánh giá mối liên quan với thông số 
tinh dịch đồ thường quy. Kết quả cho thấy có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê về mật độ tinh 
trùng giữu hai nhóm DFI, p= 0.028. Tinh dịch đồ 
là phương pháp thường quy nhưng còn hạn chế 
về dự đoán khả năng sinh sản, cũng như giải 
thích được đầy đủ nguyên nhân gây vô sinh nam. 
Mối liên quan giữa DFI và các thông số tinh dịch 
vẫn chưa rõ ràng và khác nhau ở mỗi nghiên cứu. 
Trong khi một số nghiên cứu báo cáo mối tương 
quan chặt chẽ [10],[12], nhưng những nghiên 
cứu khác không thấy có mối liên quan nào giữa 
DFI và các thông số tinh dịch đồ. Nghiên cứu của 
tác giả Borges và cộng sự báo cáo: thể tích tinh 
dịch ở nhóm DFI <30% thấp hơn có ý nghĩa 
thống kê so với nhóm DFI ≥30% (2.94 ± 0.50 so 
với 3.79 ± 1.09, p= 0.001), độ động tiến tới 
nhóm DFI < 30% cao hơn có ý nghĩa so với so 
với nhóm DFI ≥30 % (54.90 ± 14.27% so với 
46.50 ± 16.77%, p = 0.001) [8]. Sivanarayana và 
cộng sự ghi nhận DFI có mối tương quan nghịch 
với các thông số tinh dịch: nồng độ, khả năng di 
động và hình thái bình thường thấp hơn đáng kể 
ở nhóm có DFI cao so với nhóm DFI bình thường. 
Ngược lại, một số nghiên cứu khác không có mối 
tương quan giữa các thông số tinh dịch và DFI. 
Thậm chí, ở những người nam giới có mật độ tinh 
trùng dưới ngưỡng, không có mối tương quan 
giữa sự phân mảnh DNA tinh trùng và di động, 
mật độ và hình thái [7]. 
Với số lượng cỡ mẫu và phương pháp xét 
nghiệm DNA tinh trùng khác nhau ở các nghiên 
cứu, dẫn đến sự khác nhau về mối liên quan 
giữa mức độ phân mảnh DNA tinh trùng đến kết 
quả sau ICSI. Trong nghiên cứu này, chúng tôi 
đồng quan điểm nhận định rằng với những tinh 
trùng có phân mảnh DNA, khi được chọn để ICSI 
tác động ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh, vì 
giai đoạn sớm này phụ thuộc vào chất lượng của 
giao tử đực và cái. Giá trị của xét nghiệm DNA 
tinh trùng trong dự đoán các kết quả được coi là 
có liên quan đến mức độ và loại tổn thương DNA 
cũng như DNA tinh trùng vốn có khả năng sửa 
chữa của tế bào trứng sau thụ tinh. Khả năng 
của tế bào trứng để tự sửa chữa tổn thương 
DNA của tinh trùng thụ tinh phụ thuộc vào chất 
lượng tế bào chất và bộ gen của noãn, yếu tố 
này bị ảnh hưởng bởi dự trữ buồng trứng kém 
và tuổi mẹ. 
V. KẾT LUẬN 
Sự phân mảnh DNA tinh trùng có mối tương 
quan nghịch với tỷ lệ thụ tinh sau ICSI. Chưa ghi 
nhân mối liên quan, mối tương quan giữa phân 
mảnh DAN tinh trùng và sự phát triển phôi ngày 
2 và ngày 5. Xét nghiệm phân mảnh DNA tinh 
trùng có giá trị trong chẩn đoán vô sinh, giải 
thích nguyên nhân dẫn đến thất bại trong hỗ trợ 
sinh sản, góp phần tiên lượng kết quả trong điều 
trị vô sinh. 
Lời cảm ơn: “Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị 
Hiệp Tuyết được tài trợ bởi Nhà tài trợ thuộc Tập 
đoàn Vingroup và hỗ trợ bởi chương trình học 
bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước của Quỹ 
Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên 
cứu Dữ liệu lớn (VinBigdata), mã số 
VINIF.2020.TS.44” 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Minh Tài Lộc, Mã Phạm Quế Mai, 
Nguyễn Ấn Bình và cộng sự. (2016). "Mối 
tương quan giữa kết quả tiêm tinh trùng vào bào 
tương noãn và sự phân mảnh DNA tinh trùng được 
đo bằng phương pháp khảo sát cấu trúc nhiễm sắc 
chất tinh trùng (SCSA) " Tạp chí Phụ Sản. 14(04): 
70 - 74. 
2. Nguyễn Thị Quỳnh Tiên, Mã Phạm Quế Mai, 
Dương Nguyễn Duy Tuyền và cộng sự 
(2018). "Mối tương quan của chỉ số phân mảnh 
DNA tinh trùng và kết quả tiêm tinh trùng vào bào 
tương noãn." Tạp chí Phụ Sản. 15(4): 89 - 93. 
3. Agarwal A, Mulgund A, Hamada A, et al. 
(2015). "A unique view on male infertility around 
the globe." Reprod Biol Endocrinol: 1-9. 
4. Avendano C , Franchi A , Duran H , et al. 
(2010). "DNA fragmentation of normal 
spermatozoa negatively impacts embryo quality 
and intracytoplasmic sperm injection outcome." 
Fertil Steril. 94(2): 549-557. 
5. Bach PV and Schlegel PN (2016). "Sperm DNA 
damage and its role in IVF and ICSI." Basic Clin 
Androl. 26: 15. 
6. Balaban B, Brison D, Calderon G, et al. 
(2011). "The Istanbul consensus workshop on 
embryo assessment: Proceedings of an expert 
meeting." Human Reproduction. 26: 1270-1283. 
7. Belloc Stephanie, Benkhalifa Moncef, Cohen-
Bacrie Martine, et al. (2014). "Which isolated 
sperm abnormality is most related to sperm DNA 
damage in men presenting for infertility 
evaluation." Journal of assisted reproduction and 
genetics. 31(5): 527-532. 
8. Borges EJr, Zanetti BF, Setti AS, et al. (2019). 
"Sperm DNA fragmentation is correlated with poor 
embryo development, lower implantation rate, and 
higher miscarriage rate in reproductive cycles of 
non-male factor infertility." Fertil Steril. 112(3): 
483-490. 

File đính kèm:

  • pdfmoi_tuong_quan_giua_muc_do_phan_manh_dna_tinh_trung_va_ket_q.pdf