Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh sỏi và kết quả điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ

Xác định mối liên quan giữa hình ảnh sỏi thận trên cắt lớp vi tính (CLVT) với kết

quả điều trị của kỹ thuật tán sỏi qua da (TSQD) đường hầm nhỏ. Đối tượng và phương pháp:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 322 bệnh nhân (BN) sỏi thận được TSQD đường hầm nhỏ tại

Bệnh viện Quân y 103 từ 01/2018 - 5/2020. So sánh các đặc điểm hình ảnh sỏi thận ở 2 nhóm

sạch sỏi và còn sỏi bằng Chi bình phương test. Kết quả: Tỷ lệ sạch sỏi ở nhóm BN có 1 viên

sỏi (87,4%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN có 2 viên sỏi (76,7%) và > 2 viên sỏi (74,6%).

Tỷ lệ sạch sỏi ở nhóm BN có sỏi < 30 mm (86,9%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN có sỏi

≥ 30 mm (61%). Phân độ sỏi theo Guy liên quan có ý nghĩa với tỷ lệ sạch sỏi, trong khi mức độ

giãn đài bể thận không liên quan. Kết luận: Hình ảnh sỏi thận trên CLVT liên quan với kết quả

điều trị TSQD đường hầm nhỏ.

Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh sỏi và kết quả điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ trang 1

Trang 1

Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh sỏi và kết quả điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ trang 2

Trang 2

Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh sỏi và kết quả điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ trang 3

Trang 3

Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh sỏi và kết quả điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ trang 4

Trang 4

Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh sỏi và kết quả điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ trang 5

Trang 5

Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh sỏi và kết quả điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 6460
Bạn đang xem tài liệu "Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh sỏi và kết quả điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh sỏi và kết quả điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ

Mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh sỏi và kết quả điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
 108
MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SỎI VÀ KẾT QUẢ 
ĐIỀU TRỊ TÁN SỎI THẬN QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ 
Phùng Anh Tuấn1, Đặng Văn Quân2 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa hình ảnh sỏi thận trên cắt lớp vi tính (CLVT) với kết 
quả điều trị của kỹ thuật tán sỏi qua da (TSQD) đường hầm nhỏ. Đối tượng và phương pháp: 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 322 bệnh nhân (BN) sỏi thận được TSQD đường hầm nhỏ tại 
Bệnh viện Quân y 103 từ 01/2018 - 5/2020. So sánh các đặc điểm hình ảnh sỏi thận ở 2 nhóm 
sạch sỏi và còn sỏi bằng Chi bình phương test. Kết quả: Tỷ lệ sạch sỏi ở nhóm BN có 1 viên 
sỏi (87,4%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN có 2 viên sỏi (76,7%) và > 2 viên sỏi (74,6%). 
Tỷ lệ sạch sỏi ở nhóm BN có sỏi < 30 mm (86,9%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN có sỏi 
≥ 30 mm (61%). Phân độ sỏi theo Guy liên quan có ý nghĩa với tỷ lệ sạch sỏi, trong khi mức độ 
giãn đài bể thận không liên quan. Kết luận: Hình ảnh sỏi thận trên CLVT liên quan với kết quả 
điều trị TSQD đường hầm nhỏ. 
* Từ khóa: Sỏi thận; Tán sỏi qua da; Tỷ lệ sạch sỏi; Hình ảnh CLVT. 
Relationship between the Characteristics of Kidney Stone on 
CT-Scan and its Treatment Outcome with Minimal Percutaneous 
Nephrolithotomy 
Summary 
Objectives: To evaluate the correlation between characteristics of the kidney stone on 
CT-scan and its treatment outcome by the minimal percutaneous nephrolithotomy (PCNL). 
Subjects and methods: A descriptive and cross-sectional study on 322 patients with kidney 
stones undergoing PCNL at Millitary Hospital 103 from Jan 2018 to May 2020 was conducted. 
Comparisons of CT images of renal stone in the group of stone-free and the group of residual 
stone were performed by Chi square test. Results: Stone-free rate (SFR) in patients with one 
stone was significantly higher than that in patients with more stones. SFR in patients with stone 
smaller than 30 mm was significantly higher than that in patients with stone larger than 30 mm. 
The Guy stone scores were significantly correlated with SFR whereas uncorrelated with the 
degree of hydronephrosis. Conclusion: There was a correlation between the kidney stone 
image on CT-scan and its treatment outcome with minimal PNCL. 
* Keywords: Kidney stones; Percutaneous nephrolithotomy; Stone free rate; CT-scan image. 
1Bệnh viện Quân y 103 
2Bệnh viện E 
Người phản hồi: Phùng Anh Tuấn (phunganhtuanbv103@gmail.com) 
 Ngày nhận bài: 03/12/2020 
 Ngày bài báo được đăng: 01/4/2021 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
 109 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sỏi thận là một bệnh lý tiết niệu hay 
gặp với tần suất mắc mới từ 1.500 - 
2.000 trường hợp/1 triệu dân [8]. Nhiều 
phương pháp điều trị sỏi thận được áp 
dụng bao gồm phẫu thuật mổ mở, phẫu 
thuật nội soi ngoài phúc mạc, TSQD 
Trong thời gian gần đây, kỹ thuật TSQD 
đường hầm nhỏ đã dần phát triển và 
chứng tỏ nhiều ưu thế [10]. Đây là một 
phương pháp điều trị ít xâm lấn, hạn chế 
gây ra các tổn thương tại thận và ít tai 
biến, biến chứng [4]. Tuy nhiên, kết quả 
điều trị sạch sỏi cũng như những yếu tố 
ảnh hưởng đến kết quả này còn chưa 
được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu này 
được tiến hành với mục tiêu: Xác định 
mối liên quan giữa đặc điểm sỏi thận với 
kết quả điều trị sạch sỏi của kỹ thuật 
TSQD đường hầm nhỏ. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
322 BN được chẩn đoán sỏi thận và 
điều trị TSQD đường hầm nhỏ tại Khoa 
Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Quân y 103 
từ 01/2018 - 5/2020. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn: 
- Bệnh nhân được chẩn đoán sỏi thận 
trên chụp Xquang và chụp CLVT. 
- Bệnh nhân có chỉ định điều trị TSQD 
đường hầm nhỏ 1 bên trong 1 lần phẫu 
thuật. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
* Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 
267 BN hồi cứu từ 01/2018 - 10/2019. 
55 BN tiến cứu từ 11/2019 - 5/2020. 
* Phương tiện thực hiện: 
- Chụp CLVT được thực hiện trên máy 
chụp Brivo 325, 16 dãy đầu dò (hãng Philips, 
Hà Lan). Chụp Xquang thực hiện trên 
máy kỹ thuật số DR-F (hãng GE, Mỹ). 
Siêu âm thực hiện trên máy ACUSON 
P300, đầu dò Convex 3,5 MHz (hãng 
Siemens, Đức). 
- Thực hiện kỹ thuật TSQD đường 
hầm nhỏ trên máy nội soi tiết niệu (hãng 
Karl Storz, Đức), máy phát tia laser tán 
sỏi và máy bơm nước (hãng Accu-tech, 
Trung Quốc). Bộ nong thận ống nhựa bán 
cứng (8 - 18F) và Amplatz nhựa 18 Fr, 
ống thông niệu quản 6 - 7 Fr (hãng 
SEPLOU, Mỹ). 
* Kỹ thuật thực hiện: 
- Chụp CLVT được thực hiện theo quy 
trình chụp CLVT ổ bụng có tiêm thuốc 
cản quang của Bộ Y tế: Chụp từ vòm 
hoành đến hết khớp mu, độ dày lớp cắt 
5 mm. Sử dụng thuốc cản quang 
omnipaque 300 mg/ml, liều 1,5 ml/kg, tốc 
độ tiêm 3 ml/giây. Chụp thì động mạch, 
tĩnh mạch và thì muộn. Tái tạo lớp cắt 
ngang 1 mm. Tái tạo hình ảnh MIP 
(maximum intensity project) và MPR 
(multiplanar reconstruction). 
- Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ: 
Do kíp bác sĩ phẫu thuật tiết niệu thực 
hiện. Xác định vị trí chọc vào đài bể thận 
trên siêu âm. Chọc dò, tạo đường hầm, 
đặt ống soi vào đài bể thận. Tán sỏi bằng 
laser, dùng dòng nước đẩy các mảnh sỏi 
ra ngoài. Đặt dẫn lưu JJ và dẫn lưu đài 
bể thận qua da. 
- Chụp Xquang hệ tiết niệu không 
chuẩn bị đánh giá kết quả điều trị sau 
thực hiện kỹ thuật 3 ngày. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
 110
* Các biến số nghiên cứu: 
- Trên CLVT: 
+ Số lượng sỏi: 1, 2 và/hoặc > 2 viên. 
+ Kích thước sỏi: < 30 mm và ≥ 30 mm. 
Kích thước sỏi được xác định là kích thước 
lớn nhất của viên sỏi to nhất đo được. 
+ Phân độ sỏi theo Guy: Độ I, II, III, IV 
[9]. 
- Trên siêu âm: Đánh giá mức độ giãn 
đài bể thận: 
+ Không giãn, giãn độ I, II, III, IV [6]. 
+ Độ I: Giãn nhẹ bể thận, đài thận bình 
thường. 
+ Độ II: Giãn bể thận và 1 vài đài thận. 
+ Độ III: Giãn lớn bể thận, giãn gần 
toàn bộ các đài thận, nhu mô thận tốt. 
+ Độ IV: Giãn toàn bộ bể và các đài 
thận, nhu mô mỏng. 
- Trên Xquang hệ tiết niệu không 
chuẩn bị sau kỹ thuật tán sỏi 3 ngày: Còn 
sỏi hay không. 
* Xử lý số liệu: 
+ Sử dụng phần mềm SPSS 16.0. 
+ So sánh các đặc điểm hình ảnh sỏi 
thận ở 2 nhóm sạch sỏi và còn sỏi bằng 
X2-test. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu 
- 322 BN gồm 224 nam (69,6%), 98 nữ 
(30,4%). Tỷ lệ nam/nữ: 2,28/1. 
- Tuổi trung bình 51,9 ± 11,14. Cao 
nhất 86, thấp nhất 20 tuổi. 
- 97 BN có tiền sử can thiệp điều trị sỏi 
thận cùng bên. 
- Tại thời điểm 3 ngày sau kỹ thuật, có 
260 BN (80,7%) sạch sỏi, 62 BN (19,3%) 
còn sót sỏi. 
2. Đặc điểm hình ảnh và kết quả điều trị sỏi 
Bảng 1: So sánh số lượng sỏi với kết quả điều trị. 
 Kết quả 
Số lượng sỏi (viên) 
Sạch sỏi 
n (%) 
Còn sỏi 
n (%) 
Tổng 
n (%) p 
1 118 (87,4) 17 (12,6) 135 (41,9) 
2 92 (76,7) 28 (23,3) 120 (37,3) 
> 2 50 (74,6) 17 (25,4) 67 (20,8) 
Tổng 260 (80,7) 62 (19,3) 322 (100,0) 
0,026 
Bảng 2: So sánh kích thước sỏi với kết quả điều trị. 
 Kết quả 
Kích thước sỏi (mm) 
Sạch sỏi 
n (%) 
Còn sỏi 
n (%) 
Tổng 
n (%) p 
< 30 213 (86,9) 32 (13,1) 245 (76,1) 
≥ 30 47 (61,0) 30 (39,0) 77 (23,9) 
Tổng 260 (80,7) 62 (19,3) 322 (100,0) 
< 
0,001 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
 111 
Bảng 3: So sánh phân độ sỏi với kết quả điều trị. 
 Kết quả 
Phân độ sỏi 
Sạch sỏi 
n (%) 
Còn sỏi 
n (%) 
Tổng 
n (%) p 
Độ I 123 (91,1) 12 (8,9) 135 (41,9) 
Độ II 94 (78,3) 26 (21,7) 120 (37,3) 
Độ III 20 (60,6) 13 (39,4) 33 (10,2) 
Độ IV 23 (67,6) 11 (32,4) 34 (10,6) 
Tổng 260 (80,7) 62 (19,3) 322 (100,0) 
0,001 
Bảng 4: So sánh mức độ giãn đài bể thận với kết quả điều trị. 
 Kết quả 
Mức độ giãn 
Sạch sỏi 
n (%) 
Còn sỏi 
n (%) 
Tổng 
n (%) p 
Không giãn 34 (85,0) 6 (15,0) 40 (12,4) 
Giãn độ I 127 (84,1) 24 (15,9) 151 (46,9) 
Giãn độ II 76 (74,5) 26 (25,5) 102 (31,7) 
Giãn độ III 23 (79,3) 6 (20,7) 29 (9,0) 
Tổng 260 (80,7) 62 (19,3) 322 (100,0) 
0,526 
BÀN LUẬN 
Tán sỏi qua da là một kỹ thuật bắt đầu 
được áp dụng rộng rãi trong điều trị sỏi 
thận. Một đường hầm được tạo ra dưới 
hướng dẫn của siêu âm thông từ bên 
ngoài tới đài bể thận. Ống nội soi qua 
đường hầm này tiếp cận sỏi, sử dụng 
năng lượng laser, thủy điện lực để tán vỡ 
viên sỏi. Các mảnh sỏi vỡ lại được lấy ra 
ngoài qua đường hầm này. Theo quy 
ước, đường hầm kích thước 24 - 30 Fr 
được coi là đường hầm tiêu chuẩn. 
Đường hầm kích thước 14 - 22 Fr được 
coi là đường hầm nhỏ [10]. Nghiên cứu 
so sánh kết quả TSQD đường hầm nhỏ 
và đường hầm tiêu chuẩn trên 150 BN có 
sỏi 2 - 3 cm, Fawzi AM nhận thấy tỷ lệ 
mất máu giảm còn 0,6 ± 0,1 g/dl so với 
1,9 ± 1,1 g/dl, tỷ lệ truyền máu 1,2% so 
với 9,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ sạch sỏi 95,4% 
so với 97,1%, thời gian phẫu thuật dài 
hơn 83,2 ± 17,3 phút so với 78,6 ± 24,4 
phút [5]. Hiện nay, xu hướng phổ biến 
trên thế giới là thực hiện kỹ thuật TSQD 
đường hầm nhỏ thay thế cho đường hầm 
tiêu chuẩn [10]. 
Kết quả bảng 1 cho thấy, tỷ lệ sạch sỏi 
ở nhóm BN có 1 viên sỏi: 87,4%, ở nhóm 
BN có 2 viên sỏi: 76,7% và ở nhóm BN có 
≥ 3 viên sỏi: 74,6%. Khác biệt có ý nghĩa 
thống kê. Nghiên cứu của Nguyễn Đình 
Xướng trên 106 BN cho thấy tỷ lệ sạch 
sỏi cao nhất ở nhóm BN có 1 viên sỏi 
(93,1%) và thấp nhất ở nhóm có ≥ 3 viên 
sỏi (83,3%) [4]. Trong nghiên cứu của 
Nguyễn Đình Bắc, tỷ lệ sạch sỏi ở nhóm 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
 112
BN có 1 viên sỏi là 100% và ở nhóm BN 
có nhiều viên sỏi là 84,6% [1]. Như vậy, 
kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng 
phù hợp với các nghiên cứu khác cho 
thấy BN càng có nhiều sỏi, tỷ lệ sót sỏi 
càng cao. 
Đánh giá mối liên quan giữa kích 
thước sỏi và tỷ lệ sót sỏi, chúng tôi chia 
kích thước sỏi theo các nhóm < 30 mm 
và ≥ 30 mm. Kết quả bảng 2 cho thấy tỷ 
lệ sạch sỏi của hai nhóm này lần lượt là 
86,9% và 61%. Khác biệt có ý nghĩa 
thống kê. Nghiên cứu của Nguyễn Đình 
Bắc cho thấy tỷ lệ sạch sỏi của nhóm < 
20 mm: 93,3% và của nhóm ≥ 20 mm: 
85% (p = 0,619) [1]. Trương Phạm Ngọc 
Đăng nhận thấy tỷ lệ sạch sỏi của nhóm ≤ 
30 mm (66,7%) cao hơn nhóm > 30 mm 
(53,6%), tuy nhiên khác biệt không có ý 
nghĩa [2]. Như vậy, mặc dù đều thống 
nhất kích thước sỏi càng nhỏ, tỷ lệ sạch 
sỏi càng cao nhưng kết quả của chúng tôi 
có sự khác biệt với một vài nghiên cứu 
khác. Kích thước sỏi đã được xác nhận 
ảnh hưởng đến thời gian tán sỏi, tuy 
nhiên đối với tỷ lệ sạch sỏi còn nhiều 
tranh cãi [8, 10]. Vấn đề này cần được 
nghiên cứu thêm. 
Guy là một hệ thống phân độ sỏi 
tương đối đơn giản, dễ áp dụng và đã 
được xác định có giá trị trong đánh giá 
hiệu quả cũng như biến chứng của 
TSQD. Trong phân độ này, sỏi thận được 
chia 4 mức độ tùy vị trí, hình dạng và biến 
chứng của sỏi [9]. Độ I khi chỉ có 1 viên 
sỏi ở đài giữa, dưới hoặc bể thận và 
không gây bất thường về hình thái đài bể 
thận. Độ II khi có 1 viên sỏi ở đài trên 
hoặc nhiều viên sỏi nhưng chưa gây giãn 
đài bể thận hoặc 1 viên nhưng gây giãn. 
Độ
 III khi có nhiều viên sỏi gây giãn đài 
bể thận hoặc sỏi san hô một phần. Độ IV 
khi sỏi san hô. Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa 
phân độ sỏi và tỷ lệ sạch sỏi (bảng 3). Có 
tới 91,1% trường hợp sỏi độ I sạch sỏi 
sau TSQD, trong khi chỉ có 60,6% sỏi độ 
III và 67,6% sỏi độ IV sạch sỏi sau thủ 
thuật. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng 
Đức [3] cho thấy tỷ lệ sạch sỏi cao nhất ở 
nhóm Guy I (92,5%) và thấp nhất ở nhóm 
Guy IV (60%). Khalil M nhận thấy có sự 
liên quan giữa phân độ sỏi với tỷ lệ sạch 
sỏi, cần điều trị bổ trợ và biến chứng. 
Nghiên cứu trên 100 BN sỏi thận, tác giả 
nhận thấy tỷ lệ sạch sỏi theo 4 nhóm 
phân độ Guy lần lượt là 86,5%, 78,6%, 
77,3% và 46,2% [7]. 
Đối với TSQD, việc chọc dò và tạo 
đường hầm tới thận là điều đầu tiên quyết 
định thành công hay thất bại của kỹ thuật. 
Các tác giả đều nhận thấy đối với những 
thận giãn đều dễ chọc và ít biến chứng 
chảy máu hơn những thận không giãn. 
Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa 
mức độ giãn đài bể thận với tỷ lệ sạch 
sỏi. Theo Nguyễn Hoàng Đức [3], tỷ lệ 
sạch sỏi đối với các thận không giãn: 
100%, giãn độ I: 80,4%, giãn độ II: 94,4% 
và giãn độ III: 75%. Khác biệt không có ý 
nghĩa (p = 0,081). Trương Phạm Ngọc 
Đăng cũng nhận thấy không có sự khác 
biệt về tỷ lệ sạch sỏi đối với các nhóm có 
giãn và không giãn đài bể thận [2]. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sạch sỏi ở 
4 nhóm (đài bể không giãn, giãn độ I, II, III) 
lần lượt là 85%, 84,1%, 74,5% và 79,3%. 
Khác biệt không có ý nghĩa (p = 0,526). 
Một số ý kiến cho rằng đài bể thận giãn 
chỉ tạo thuận lợi cho việc chọc dò nhưng 
lại gây khó khăn trong việc kiểm soát 
những mảnh sỏi vụn sau khi tán nhỏ [8, 10]. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
 113 
KẾT LUẬN 
Từ kết quả nghiên cứu trên 322 BN sỏi 
thận và điều trị TSQD đường hầm nhỏ tại 
Khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện 
Quân y 103 từ 01/2018 - 5/2020, chúng 
tôi rút ra một số kết luận sau: 
- Có mối liên quan giữa số lượng và 
kích thước sỏi với tỷ lệ sạch sỏi. Nhóm 
BN chỉ có 1 viên sỏi và kích thước < 30 
mm có tỷ lệ sót sỏi thấp hơn nhóm khác. 
- Có mối liên quan giữa phân độ sỏi 
theo Guy với tỷ lệ sạch sỏi. Sỏi phân độ 
cao có nguy cơ sót sỏi. 
- Không có mối liên quan giữa mức độ 
giãn đài bể thận với tỷ lệ sót sỏi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đình Bắc. Đánh giá kết quả 
phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm 
nhỏ ở bệnh nhân có tiền sử mổ sỏi thận cùng 
bên. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học 
Y Hà Nội 2018. 
2. Trương Phạm Ngọc Đăng, Nguyễn Văn Ân, 
Nguyễn Ngọc Châu. Đánh giá hiệu quả của 
tán sỏi thận qua da bằng siêu âm trong sỏi 
bán san hô. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí 
Minh 2015; 19(1):17-23. 
3. Nguyễn Hoàng Đức, Lê Mạnh Hùng. 
Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật lấy sỏi 
thận qua da với đường vào tối thiểu. Tạp chí 
Y học Thành phố Hồ Chí Minh 2016; 6:241-245. 
4. Nguyễn Đình Xướng. Phân tích hiệu 
quả và các biến chứng của phương pháp lấy 
sỏi thận qua da. Luận án Tiến sĩ Y học. 
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
2010. 
5. Fawzi AM, Sakr MN, Youssef MK. 
Minimally invasive percutaneous nephrolithotomy 
versus standard PCNL for management of 
renal stones in the flank free modified supine 
position: Single center experience. European 
Urology Supplements 2015; 14(2):584-591. 
6. Fernbach S, Maizels M, Conway J. 
Ultrasound grading of hydronephrosis: 
Introduction to the system used by the society 
for fetal urology. Pediatric Radiology 1993; 
23(6):478-480. 
7. Khalil M, Sherif H, Mohey A, et al. Utility 
of the Guy’s stone score in predicting different 
aspects of percutaneous nephrolithotomy. 
African Journal of Urology 2018; 24:191-196. 
8. Skolarikos A, Straub M, Knoll T, et al. 
Metabolic evaluation and recurrence prevention 
for urinary stone patients: EAU guidelines. 
European Urology 2015; 67(4):750-763. 
9. Thomas K, Smith NC, Hegarty N, et al. 
The Guy’s stone score-Grading the complexity 
of percutaneous nephrolithotomy procedures. 
Urology 2011; 78(2):277-281. 
10. Turk C, Petrik A, Sarica K, et al. EAU 
guidelines on interventional treatment for 
urolithiasis. European Urology 2015; 69(3): 
475-482.

File đính kèm:

  • pdfmoi_lien_quan_giua_dac_diem_hinh_anh_soi_va_ket_qua_dieu_tri.pdf