Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng bao cao su trong kế hoạch hóa gia đình của nam giới có vợ tại xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2013
Việt Nam là một nước đông dân và dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh vì vậy cần
phải thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) nhằm hạn chế mức gia
tăng trên. Có rất nhiều biện pháp KHHGĐ, tuy nhiên chủ yếu là các biện pháp dùng cho
nữ giới như đặt dụng cụ tử cung, đình sản, uống thuốc tránh thai và cả sử dụng bao cao
su (BCS), nhưng vai trò của nam giới trong việc sử dụng BCS còn mờ nhạt. Để đánh giá
đúng hơn về nguyên nhân dẫn đến việc nam giới chưa thực hiện tốt vai trò của mình
chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng
bao cao su trong kế hoạch hoá gia đình của nam giới có vợ tại xã Thượng Kiệm, huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2013”. Kết quả cho thấy 97% đối tượng nghiên cứu
(ĐTNC) biết đến biện pháp BCS và trong số đó có 85,5% cho rằng BCS có tác dụng
tránh thai, chỉ 72,5% cho rằng BCS có tác dụng phòng chống lây nhiễm bệnh qua đường
tình dục. Nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là y tế thôn bản (YTTB) và cộng tác viên
dân số. Có tới 94% ĐTNC đồng ý sử dụng BCS, lý do một số đối tượng không đồng ý
sử dụng là do khác biệt về văn hóa/phong tục tập quán. Trong khi kiến thức và thái độ sử
dụng BCS của ĐTNC cao thì thực hành của họ lại rất thấp 17,5%, lý do được đưa ra là
do người vợ đã sử dụng các biện pháp tránh thai khác như đặt dụng cụ tử cung, uống
thuốc rào cản về tiếp cận với dịch vụ cung cấp BCS thì ít được nhắc đến, tuy nhiên
nam giới vẫn rất ít khi mua BSC do họ ngại gặp người quen (67,2%) hoặc người bán
hàng khác giới (51,4%). Đặc biệt chỉ có 14% ĐTNC có trao đổi thông tin về KHHGĐ
nhiều hơn 3 lần trong 6 tháng, đây là một tỷ lệ rất thấp đánh giá vai trò của nam giới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng bao cao su trong kế hoạch hóa gia đình của nam giới có vợ tại xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2013
131 MÔ TẢ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH SỬ DỤNG BAO CAO SU TRONG KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA NAM GIỚI CÓ VỢ TẠI XÃ THƯỢNG KIỆM, HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH NĂM 2013 BSCKII. Phạm Ngọc Cương Trung tâm truyền thông GDSK Ninh Bình Tóm tắt nghiên cứu Việt Nam là một nước đông dân và dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) nhằm hạn chế mức gia tăng trên. Có rất nhiều biện pháp KHHGĐ, tuy nhiên chủ yếu là các biện pháp dùng cho nữ giới như đặt dụng cụ tử cung, đình sản, uống thuốc tránh thai và cả sử dụng bao cao su (BCS), nhưng vai trò của nam giới trong việc sử dụng BCS còn mờ nhạt. Để đánh giá đúng hơn về nguyên nhân dẫn đến việc nam giới chưa thực hiện tốt vai trò của mình chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng bao cao su trong kế hoạch hoá gia đình của nam giới có vợ tại xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2013”. Kết quả cho thấy 97% đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) biết đến biện pháp BCS và trong số đó có 85,5% cho rằng BCS có tác dụng tránh thai, chỉ 72,5% cho rằng BCS có tác dụng phòng chống lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là y tế thôn bản (YTTB) và cộng tác viên dân số. Có tới 94% ĐTNC đồng ý sử dụng BCS, lý do một số đối tượng không đồng ý sử dụng là do khác biệt về văn hóa/phong tục tập quán. Trong khi kiến thức và thái độ sử dụng BCS của ĐTNC cao thì thực hành của họ lại rất thấp 17,5%, lý do được đưa ra là do người vợ đã sử dụng các biện pháp tránh thai khác như đặt dụng cụ tử cung, uống thuốc rào cản về tiếp cận với dịch vụ cung cấp BCS thì ít được nhắc đến, tuy nhiên nam giới vẫn rất ít khi mua BSC do họ ngại gặp người quen (67,2%) hoặc người bán hàng khác giới (51,4%). Đặc biệt chỉ có 14% ĐTNC có trao đổi thông tin về KHHGĐ nhiều hơn 3 lần trong 6 tháng, đây là một tỷ lệ rất thấp đánh giá vai trò của nam giới. 1. Đặt vấn đề Dân số thế giới vượt quá con số 7 tỷ người vào năm 2011 và hàng năm vẫn tiếp tục tăng khoảng 77 triệu người. Với mức tăng dân số như hiện nay, Vụ Dân số của Liên Hợp Quốc dự báo với phương án trung bình dân số 9,3 tỷ người vào năm 2050. Đứng trước bối cảnh đó hầu hết các quốc gia đã đề ra chiến lược phát triển dân số một cách phù hợp. Hội nghị Quốc tế về Kế hoạch hoá gia đình năm 1980 (Jakarta - Indonesia,1981) khẳng định nam giới có quyền về sức khỏe sinh sản (SKSS) như phụ nữ. Các dịch vụ hiện hành chưa phản ánh được các quyền này và kiến nghị rằng những chương trình dành cho nam giới cần được đưa vào như một ưu tiên. Hiện nay có một số biện pháp tránh thai (BPTT) có sự tham gia của nam giới như: đình sản nam, BCS, xuất tinh ngoài và tính vòng kinh; trong khi đó các biện pháp dành cho nữ giới đa dạng hơn. Để góp phần giảm sự lây lan ra cộng đồng của các bệnh lây truyền qua trường tình dục (STDs) trong đó có HIV/AIDS và để hạn chế các trường hợp có thai ngoài ý muốn thì hành vi tình dục an toàn cần được các cặp vợ chồng 132 quan tâm, cũng như huy động sự tham gia của nam giới trong việc thực hiện KHHGĐ, biện pháp sử dụng BCS cần được mở rộng đối tượng hơn nữa. Vấn đề được đặt ra là tại sao tỷ lệ áp dụng các BPTT ở nam giới trong đó có biện pháp sử dụng BCS ở nam giới có vợ lại chưa cao cho dù việc tuyên truyền vận động thực hiện các BPTT trong đó có biện pháp sử dụng BCS đã được thực hiện thường xuyên và liên tục trong nhiều năm? Phải chăng nam giới nhìn nhận việc sử dụng BCS trong KHHGĐ là không thích hợp? KHHGĐ là nhiệm vụ chính của phụ nữ? Hay nam giới có nhu cầu nhưng không được đáp ứng đầy đủ? Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng bao cao su trong kế hoạch hoá gia đình của nam giới có vợ tại xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2013”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng bao cao su trong kế hoạch hoá gia đình của nam giới có vợ tại xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Nam giới đã có vợ (vợ của đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ từ 15- 49 tuổi). 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: - Địa điểm: xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2013. 3.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 3.3.1. Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang Trong đó: N: Cỡ mẫu cần có trong nghiên cứu Z: Độ tin cậy của nghiên cứu, được lấy ở = 0,05 => Z(1- /2) = 1,96 P: Tỷ lệ đối tượng có nhận thức và thực hành đúng về dụng BCS. (p = 0,5 để được cỡ mẫu lớn nhất) D: Độ sai lệch ước tính (d = 0,07) Thay vào công thức trên ta được n=196, làm tròn là 200 3.3.2. Chọn mẫu: Chọn mẫu cụm kết hợp chọn mẫu hệ thống 133 Bước 1: Chọn xóm nghiên cứu (theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn) - Lập danh sách các xóm của xã Thượng Kiệm. - Trong số 11 xóm, chọn ngẫu nhiên 4 xóm (các xóm: 4, 5, Vinh Ngoại, An Cư), như vậy mỗi xóm sẽ phỏng vấn 50 đối tượng. Bước 2: Chọn hộ gia đình (theo phương pháp cổng liền cổng) Tại nhà CTV dân số thôn xóm, bằng kĩ thuật quay cổ chai, hướng cổ chai quay về phía nào thì chọn hộ gần nhất là điểm đầu tiên để tiến hành điều tra, sau đó áp dụng phương pháp cổng liền cổng cho đến khi đủ cỡ mẫu. Tại mỗi hộ gia đình thực hiện phỏng vấn 01 người. Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu: Nếu trong hộ gia đình có nhiều đối tượng nghiên cứu, thống nhất chọn người có độ tuổi trẻ nhất. 3.4. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi phỏng vấn. 3.5. Các biến số và chỉ số dùng trong nghiên cứu 3.5.1. Các khái niệm Biện pháp tránh thai hiện đại là những phương tiện, phương pháp giúp cho con người sử dụng tránh được thai ngoài ý muốn. BPTT hiện đại gồm: - Biện pháp tránh thai tạm thời: Dụng cụ tử cung (DCTC), bao cao su, thuốc tránh thai (T ... thành niên QHTD bừa bãi (87,7%). 4.2.3. Thực hành sử dụng BCS 23,5% 17,5%5,0% 54,0% BCS Thuốc TT DCTC Đình sản Biểu đồ 2: BPTT hiện đại đối tượng (hoặc vợ) đối tượng đang sử dụng Trong các BPTT hiện đại đang được đối tượng sử dụng thì biện pháp đặt dụng cụ tử cung được các cặp vợ chồng lựa chọn nhiều nhất chiếm tỷ lệ cao nhất (54%), biện pháp sử dụng BCS chiếm tỷ lệ không cao (17,5%). Đình sản là biện pháp ít được lựa chọn sử dụng nhất với tỷ lệ là 5% và đặc biệt là không có trường hợp đình sản nam (0%). Lý do chính đối tượng không sử dụng BCS là vợ đã dùng một biện pháp tránh thai khác (53,5%); giảm khoái cảm (32%); không thật an toàn (29%) dùng rất bất tiện (20,5%). Các lý do về phía nhà cung cấp dịch vụ hầu như không được các đối tượng quan tâm, không thấy phiền hà đáng kể. 137 Bảng 4: Tình hình sử dụng BCS Tình hình sử dụng BCS Tần số (n=35) Tỷ lệ % Đối tượng thường đi mua BCS Đối tượng nghiên cứu 16 45,7 Vợ 19 54,3 Bạn tình 0 0 Địa điểm mua BCS Phòng khám tư 0 0 Đội CSSKSS huyện 0 0 Trạm Y tế xã 8 22,9 Hiệu thuốc 21 60,0 Cửa hàng tạp hoá 0 0 CB y tế thôn/CTV.DS 13 37,1 Khó khăn khi đi mua BCS Không biết ở đâu bán BCS 0 0 Giá bán đắt 0 0 Ngại gặp người bán hàng khác giới 18 51,4 Ngại gặp người quen 23 67,2 Không gặp khó khăn 05 14,3 Tình trạng tư vấn trước khi sử dụng BCS Được tư vấn /hướng dẫn kỹ 5 14,3 Hướng dẫn không đầy đủ 14 40,0 Không hướng dẫn 16 45,7 Thời điểm sử dụng BCS. Tất cả các lần quan hệ tình dục 12 34,3 Chỉ sử dụng khi có thể có thai 23 65,7 Chỉ sử dụng với bạn tình 0 0 Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong số 35 người sử dụng BCS thì cả vợ và chồng đều có thể đi mua BCS, tuy nhiên người vợ thường mua nhiều hơn (54,3% và 45,7%). Địa điểm mua và nhận bao cao su chủ yếu là ở các hiệu thuốc (60%) và YTTB/CTV dân số (37,1%). Gặp người bán hàng khác giới và gặp người quen khi đi mua BCS là trở ngại lớn nhất đối với người đi mua BCS (51,4 và 67,2%). Phần lớn ĐTNC cho rằng chưa được tư vấn/hướng dẫn (45,7%) hoặc tư vấn/hướng dẫn chưa đầy đủ (40%) về BCS trước khi mua. Số đối tượng được hướng dẫn kỹ rất ít (chỉ có 14,3% đối tượng). Mục đích tránh thai là chủ yếu 65,7% và tần suất sử dụng thường xuyên chỉ là 34,3% . Nội dung được các cặp vợ chồng trao đổi nhiều nhất là các BPTT (67,5%), nội dung được quan tâm nhiều tiếp theo là quan hệ tình dục trong cuộc sống vợ chồng (31,5%). Tần xuất trao đổi thông tin về kế hoạch hoá gia đình nhiều hơn 3 lần trong 6 tháng gần đây của đối tượng nghiên cứu chỉ là 14%. Có đến 32% ĐTNC không trao đổi những thông tin này với vợ. 138 5. Bàn luận 5.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Kết quả nghiên cứu 200 đối tượng nam giới đã có vợ (vợ của các đối tượng đều trong độ tuổi sinh đẻ) cho thấy 42,5% ĐTNC trong độ tuổi 40 đến 49, độ tuổi 30 - 39 chiếm 31%. Đây là độ tuổi lao động và tuổi hoạt động tình dục mạnh mẽ. Nghề nghiệp chính của người dân nơi đây là nông dân (61,5%) và buôn bán (15%). Trong các ĐTNC gần 50% đối tượng có trình độ THCS, 32,5% có trình độ THPT, trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên rất thấp 6,5%; đặc biệt, có tới 14% đối tượng mới có trình độ tiểu học. 100% đối tượng là dân tộc Kinh (100%), 42,5% theo đạo Phật, 23,5% theo Công giáo. Kết quả này phù hợp với những thông tin về đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội tại xã Thượng Kiệm. Điều này chứng tỏ rằng cách chọn mẫu của chúng tôi có tính đại diện. Đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi từ 40 đến 49 là chủ yếu, nên người vợ ở độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao (53,5%). Đây là độ tuổi sinh sản tốt và là đối tượng của các Dự án Truyền thông giáo dục thay đổi hành vi thuộc Chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình. Do độ tuổi các cặp vợ chồng đều trên 30 nên có đến 61% đã có đủ 2 con. Điều đáng nói là tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên khá cao, tới 18,5%. Đặc biệt có tới 11 người có trên 3 con (5,5%). 5.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về biện pháp bao cao su 5.2.1. Kiến thức về kế hoạch hoá gia đình và bao cao su Hiểu biết về các biện pháp tránh thai rất cao, 97% ĐTNC biết đến biện pháp bao cao su và 86,5% đối tượng biết đến vòng tránh thai. Đây là hai biện pháp được tuyên truyền nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng và cộng tác viên dân số. Nhất là vòng tránh thai đã được sử dụng từ những năm đầu của chương trình sinh đẻ có kế hoạch (1961). Các biện pháp khác khác như dùng thuốc tránh thai, đình sản được đối tượng biết đến với tỷ lệ thấp hơn. Một số biện pháp như mũ cổ tử cung và màng ngăn âm đạo không có hoặc rất ít đối tượng biết vì đây là các biện pháp không phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Trước đây khi chưa xuất hiện dịch HIV/AIDS, BCS chỉ biết đến như một biện pháp để tránh thai. Điều đó giải thích cho việc ĐTNC biết đến tác dụng tránh thai của BCS là cao nhất 85,5%. Ngoài tác dụng tránh thai, tác dụng tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục cũng được biết đến rất cao chiếm tỷ lệ 72,5%, phòng lây nhiễm HIV/AIDS 62%. Đặc biết kết quả của chúng tôi còn cho thấy 60% đối tượng trả lợi đầy đủ tác dụng của BCS. Nguồn cung cấp thông tin được biết đến nhiều nhất là YTTB và CTV dân số (96%). Điều này cho thấy vai trò của mạng lưới CTV dân số và chủ trương đúng đắn của Nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, một sự đầu tư mang lại hiệu quả rất tốt. Thông tin đại chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về 139 BCS với trên 80% ĐTNC biết thông tin về bao cao su theo kênh này. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết ít nhất một nguồn cung cấp thông tin về BCS đạt trên 90%. Nguồn cung cấp BCS chủ yếu là YTTB và CTV dân số, (91%) ĐTNC biết đến nguồn cung cấp này chứng tỏ vai trò và sự hoạt động tích cực của họ đối với cộng đồng. Tuy nhiên điều này cũng cho ta biết người dân (người chồng) không chủ động trong việc tìm kiếm BCS vì nguồn cung cấp BCS từ CTV dân số chủ yếu là được cấp phát miễn phí và theo từng đợt nên có thể sẽ không sẵn có khi cần dùng. Mặt khác, 80% đối tượng trả lời hiệu thuốc cũng là nơi cung cấp BCS điều này rất tốt vì nó thể hiện tính chủ động của họ. 5.2.2. Thái độ với việc sử dụng bao cao su và các biện pháp tránh thai Nhìn chung ĐTNC đều có thái độ tích cực ủng hộ đối với các biện pháp tránh thai nói chung và BCS nói riêng, với 94% ĐTNC đồng ý và hoàn toàn đồng ý với sử dụng các biện pháp tránh thai trong kế hoạch hoá gia đình và 78,5% với việc sử dụng BCS. Đối với các đối tượng không ủng hộ sử dụng BCS với lý do cho rằng như vậy sẽ không phù hợp với tôn giáo và văn hoá tại địa phương (100%), điều này rất sẽ là một cản trở lớn trong việc thực hành sử dụng BCS của họ, do đó cần phải tích cực truyền thông cho những đối tượng này biết vai trò và lợi ích của việc dử sụng BCS để vượt qua được rào cản văn hóa. Các lý do khác cũng được họ nhắc đến như tạo điều kiện cho mại dâm phát triển (53,5%) và tạo điều kiện thuận lợi cho vị thành niên quan hệ tình dục bừa bãi (87,7%). Thái độ ủng hộ đối với các BPTT ở nghiên cứu này (98,4%) theo chúng tôi kết quả này là phù hợp với đối tượng nghiên cứu tại địa bàn Ninh Bình. 5.2.3. Thực hành sử dụng bao cao su Tỷ lệ sử dụng BCS là 17,5% trong số đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Tỷ lệ sử dụng BCS trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn quốc, nhưng lại cao hơn nhiều địa phương khác như Vĩnh Phúc, Thái Bình và Hoà Bình, điều này có thể lý giải do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu tập trung ở người chồng chứ không phải toàn bộ nam giới trên địa bàn, đặc biệt sẽ bỏ sót một nhóm thanh niên chưa xây dựng gia đình. Các biện pháp tránh thai khác cũng được áp dụng nhiều như uống thuốc, đặt dụng cụ tử cung nhưng chủ yếu do nữ giới thực hiện. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nam giới có hiểu biết tốt, có thái độ tích cực với các BPTT và cả biện pháp BCS nhưng chưa thực sự chia sẻ trách nhiệm thực hiện KHHGĐ. Tìm hiểu lý do các đối tượng không sử dụng BCS cho thấy lý do vợ đã dùng một biện pháp khác là 53,5%. Giảm khoái cảm, không thực sự an toàn và sử dụng bất tiện cũng là những lý do khiến các cặp vợ chồng không chấp nhận dùng mặc dù họ biết rất rõ những tác dụng của bao cao su. Các lý do về phía người cung cấp không được các đối tượng nghiên cứu đề cập đến như những khó khăn đáng kể. Chỉ có hơn 6% đối tượng phàn nàn về khoảng cách đi mua bao cao su xa, không thuận tiện. Như vậy lý do không 140 sử dụng BCS hầu hết thuộc chủ quan ĐTNC. Các lý do về phía người cung cấp không phải là vấn đề chính khiến đối tượng không sử dụng. Trong số 35 nam giới đang sử dụng BCS thì có 54,3% trả lời người hay đi mua BCS là người vợ, nhưng cũng có đến 45,7% đối tượng chia sẻ nhiệm vụ này với vợ. Điều đó cho thấy rằng người vợ vẫn là nhân tố quan trọng nhất trong trách nhiệm thực hiện KHHGĐ. Hiệu thuốc và cán bộ Y tế/Dân số thôn là hai địa điểm được ĐTNC đến mua hoặc nhận BCS nhất. Điều đó cũng phù hợp với hiểu biết của đối tượng về nguồn cung cấp BCS. Trong những khó khăn của người đi mua BCS được các đối tượng đề cập nhiều nhất là tâm lý e ngại khi gặp người quen và gặp người bán hàng khác giới. Điều đó cho thấy đó cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tiếp cận và sử dụng BCS trong công tác KHHGĐ, Cần phải đẩy mạnh tăng cường công tác truyền thông để cho người dân xoá bỏ được rào cản tâm lý và coi đó như là một việc làm bình thường. Đồng thời cũng cần tăng cường công tác tiếp thị BCS với nhiều hình thức đa dạng, phong phú đến với những đối tượng sử dụng. Trong số những người sử dụng BCS thì hầu hết họ cho rằng đã được tư vấn về BCS và được hướng dẫn kỹ cách sử dụng. Chứng tỏ những người cung cấp BCS đã quan tâm đến khách hàng và hiệu quả của BCS. Có trên một nửa số đối tượng dùng BCS trong tất cả các lần sinh hoạt tình dục như vậy vừa có thể tránh thai và tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Gần một nửa số đối tượng chỉ quan tâm đến mục đích tránh thai. Họ chỉ sử dụng bao cao su trong những ngày dễ có thai. Vấn đề sử dụng BCS với bạn tình không được các đối tượng trả lời. Điều đó không có nghĩa là nam giới ở đây không có trường hợp nào có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Như đã đề cập ở phần hạn chế của nghiên cứu những câu hỏi tế nhị, nhạy cảm có thể các đối tượng trả lời không trung thực, nên không thể khẳng định được về vấn đề này. Phần lớn các đối tượng đều có sự trao đổi thông tin với vợ về các lĩnh vực KHHGĐ. Số lần trao đổi thông tin về KHHGĐ giữa hai vợ chồng trong 6 tháng gần đây trên 3 lần rất thấp (14%), phần lớn là chỉ từ 1-2 lần (54%). Điều đó thể hiện sự chưa thường xuyên và chưa thực sự quan tâm chia sẻ thông tin một cách tích cực của người chồng đối với người vợ. Vai trò của nam giới trong địa bàn nghiên cứu mới chỉ dùng lại ở mức hiểu biết và trao đổi thông tin KHHGĐ với vợ mà chưa sẵn sàng chấp nhận chia sẻ trách nhiệm thực hiện tránh thai với vợ. Vì vậy, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai dành cho nam giới trong địa bàn không cao: Tỷ lệ sử dụng BCS là 17,5%, đình sản nam 0%. 6. Kết luận Kiến thức về KHHGĐ và bao cao su: - Trên 80% đối tượng biết ít nhất 2 biện pháp tránh thai. - 85,5% đối tượng nghiên cứu biết tác dụng tránh thai của bao cao su. 141 - Cán bộ y tế/dân số và phương tiện thông tin đại chúng là hai nguồn cung cấp thông tin được đối tượng biết đến nhiều nhất tương ứng là 96% và 80,5%. - Cán bộ y tế/dân số và hiệu thuốc là hai nguồn cung cấp bao cao su được đối tượng biết đến nhiều nhất tương ứng với 91% và 79,5%. Thái độ đối với KHHGĐ nói chung và BCS nói riêng ở địa bàn nghiên cứu khá tốt: - Tỷ lệ đối tượng đồng ý với kế hoạch hoá gia đình là 94% và đồng ý với sử dụng bao cao su là 78,5%. Thực hành: - Tỷ lệ sử dụng BCS ở địa bàn nghiên cứu không cao 17,5%. Lý do không sử dụng BCS chủ yếu là người vợ đã dùng một BPTT khác 53,5%. - Vai trò nam giới trong KHHGĐ chỉ dừng ở việc trao đổi thông tin về KHHGĐ với vợ. - Việc chia sẻ trách nhiệm với người vợ trong KHHGĐ còn thấp (45,7% đi mua BCS), (14% trao đổi thông tin trên 3 lần trong 6 tháng), 7. Kiến nghị - Đối với y tế huyện/xã: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng người chồng để nâng cao nhận thức, hiểu biết về các BPTT đặc biệt là biện pháp BCS trên các phương tiện thông tin đại chúng và các buổi họp thôn, tư vấn tại trạm y tế, cung cấp tài liệu - Đẩy mạnh công tác tiếp thị các BPTT nhất là BCS với nhiều loại hình cung ứng đảm bảo thuận tiện cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng như: Cung cấp tại trạm y tế, các hiệu thuốc. Cán bộ Y tế và Cộng tác viên Dân số tại các xã, thị trấn có thể tổ chức cung cấp BCS trực tiếp tại nhà cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng. - Ở những địa bàn có tỷ lệ sử dụng bao cao su thấp, ngành y tế và cán bộ dân số cần tổ chức các buổi thảo luận nhóm về chủ đề KHHGĐ, trách nhiệm thực hiện các BPTT, vai trò nam giới trong KHHGĐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Tổng kết công tác DS- KHHGD Huyện Kim Sơn (2008-2012). 2. Báo cáo Tổng kết của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Ninh Bình (2009-2012). 3. Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương (2000), "Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam 1999", Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội 4. Bộ Y tế - Dự án đào tạo (03/SIDA) (1993), ''Xác định cỡ mẫu trong các nghiên cứu đo lường sức khoẻ'', Hà Nội . 5. Nguyễn Đức Hậu, Đàm Khải Hoàn và cộng sự (2001), ''Thực trạng tình hình sử dụng bao cao su tránh thai ở tỉnh Thái Nguyên năm 2001''. 142 6. Trần Thị Phương Mai và cộng sự (2001), ''Vai trò của nam giới trong thực hiện KHHGĐ tại Thái Bình và Hoà Bình'', Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp bộ, Bộ Y tế - Vụ BVSKBMTE/KHHGĐ, Hà Nội. 7. Uỷ ban quốc gia Dân số - KHHGĐ (2002), ''Chiến lược tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai và phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2002 - 2005'', Hà Nội. 8. Uỷ ban quốc gia Dân số - KHHGĐ ''Chiến lược Dân số Việt Nam năm 2001 - 2010'', Hà Nội, 2002
File đính kèm:
- mo_ta_kien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_su_dung_bao_cao_su_tron.pdf