Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam

Bài báo trình bày một số kết quả tính toán, mô phỏng dòng Rip tại các bãi tắm chính gồm: Hà My, Bình

Minh, Tam Thanh và bãi Rạng thuộc tỉnh Quảng Nam trong hai mùa gió điển hình Đông Bắc (hướng gió

đông bắc, cấp gió: 4, 5, 6) và Tây Nam (hướng gió đông nam, cấp gió: 4, 5) sử dụng mô hình Mike 21. Kết

quả tính toán cho thấy, trong mùa gió Đông Bắc, gió cấp 4, dòng Rip hình thành tại tất cả các bãi tắm. Tốc

độ dòng Rip trung bình khoảng 40–50 cm/s. Đặc biệt, tại khu vực bãi tắm Tam Thanh, dòng Rip có dạng của

dòng Rip điển hình với các thành phần: Dòng nuôi (feeder current), cổ Rip (Rip neck/channel) và đầu Rip

(Rip head). Với trường gió cấp 5, sự hình thành dòng Rip rõ ràng hơn, tốc độ dòng Rip mạnh hơn, trung

bình khoảng 50–60 cm/s. Trong khi đó, với trường gió cấp 6, cấu trúc dòng Rip điển hình bị phá vỡ và tạo ra

những xoáy cục bộ hoặc dòng chảy dọc bờ tại một số vị trí Rip xuất hiện nhưng lại được tăng cường hơn tại

một số vị trí khác. Trong mùa gió Tây nam, dòng Rip không hình thành tại các bãi tắm. Dòng chảy song

song dọc bờ chiếm vai trò chủ đạo.

Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam trang 1

Trang 1

Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam trang 2

Trang 2

Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam trang 3

Trang 3

Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam trang 4

Trang 4

Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam trang 5

Trang 5

Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam trang 6

Trang 6

Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam trang 7

Trang 7

Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam trang 8

Trang 8

Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam trang 9

Trang 9

Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 5940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam

Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển tỉnh Quảng Nam
 113 
Vietnam Journal of Marine Science and Technology; Vol. 19, No. 3B; 2019: 113–124 
DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/19/3B/14519 
https://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst 
Rip current simulation on some beaches in coastal Quang Nam province 
Nguyen Chi Cong
*
, Le Dinh Mau, Nguyen Van Tuan, Nguyen Thi Thuy Dung, 
Phan Thanh Bac, Pham Sy Hoan, Tran Van Binh 
Institute of Oceanography, VAST, Vietnam 
*
E-mail: nguyenle_cong@yahoo.com 
Received: 25 July 2019; Accepted: 6 October 2019 
©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) 
Abstract 
This paper presents modelling results of rip currents on the main beaches along coastal Quang Nam province 
including Ha My, Binh Minh, Tam Thanh and Rang beaches during two typical wind seasons: Northeast 
monsoon (Northeast wind direction, wind levels: 4, 5, 6) and Southwest monsoon (Southeast wind direction, 
wind levels: 4, 5) using Mike 21 model. Calculation results show that during the Northeast monsoon, the rip 
current formed in all beaches. In the scenario of level 4 of wind speed, average rip speed was about 40–50 
cm/s. In particular, at Tam Thanh beach area, the rip was a typical one with the components such as feeder 
current, rip neck and rip head. With the level 5 of wind field, the formation of the rip was clearer, the speed 
of the rip was stronger, average value was about 50–60 cm/s. Meanwhile, with the level 6 of wind field, the 
typical rip structure was broken, creating local eddies or longshore currents at some positions, but 
strengthened at other positions. During the Southwest monsoon, the rip current did not form at the beaches 
and the longshore currents were dominant. 
Keywords: Rip current, Mike 21 model, Quang Nam, swimming beach, drowning accident. 
Citation: Nguyen Chi Cong, Le Dinh Mau, Nguyen Van Tuan, Nguyen Thi Thuy Dung, Phan Thanh Bac, Pham Sy 
Hoan, Tran Van Binh, 2019. Rip current simulation on some beaches in coastal Quang Nam province. Vietnam Journal 
of Marine Science and Technology, 19(3B), 113–124. 
 114 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 19, Số 3B; 2019: 113–124 
DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/19/3B/14519 
https://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst 
Mô phỏng dòng Rip (Rip current) tại một số bãi tắm ven biển 
tỉnh Quảng Nam 
Nguyễn Chí Công*, Lê Đình Mầu, Nguyễn Văn Tuân, Nguyễn Thị Thùy Dung, 
Phan Thành Bắc, Phạm Sỹ Hoàn, Trần Văn Bình 
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam 
*
E-mail: nguyenle_cong@yahoo.com 
Nhận bài: 25-7-2019; Chấp nhận đăng: 6-10-2019 
Tóm tắt 
Bài báo trình bày một số kết quả tính toán, mô phỏng dòng Rip tại các bãi tắm chính gồm: Hà My, Bình 
Minh, Tam Thanh và bãi Rạng thuộc tỉnh Quảng Nam trong hai mùa gió điển hình Đông Bắc (hướng gió 
đông bắc, cấp gió: 4, 5, 6) và Tây Nam (hướng gió đông nam, cấp gió: 4, 5) sử dụng mô hình Mike 21. Kết 
quả tính toán cho thấy, trong mùa gió Đông Bắc, gió cấp 4, dòng Rip hình thành tại tất cả các bãi tắm. Tốc 
độ dòng Rip trung bình khoảng 40–50 cm/s. Đặc biệt, tại khu vực bãi tắm Tam Thanh, dòng Rip có dạng của 
dòng Rip điển hình với các thành phần: Dòng nuôi (feeder current), cổ Rip (Rip neck/channel) và đầu Rip 
(Rip head). Với trường gió cấp 5, sự hình thành dòng Rip rõ ràng hơn, tốc độ dòng Rip mạnh hơn, trung 
bình khoảng 50–60 cm/s. Trong khi đó, với trường gió cấp 6, cấu trúc dòng Rip điển hình bị phá vỡ và tạo ra 
những xoáy cục bộ hoặc dòng chảy dọc bờ tại một số vị trí Rip xuất hiện nhưng lại được tăng cường hơn tại 
một số vị trí khác. Trong mùa gió Tây nam, dòng Rip không hình thành tại các bãi tắm. Dòng chảy song 
song dọc bờ chiếm vai trò chủ đạo. 
Từ khóa: Dòng Rip, mô hình Mike 21, Quảng Nam, bãi tắm, đuối nước. 
MỞ ĐẦU 
Dòng Rip là dòng chảy mạnh, hẹp theo 
hướng ra xa bờ thường xuất hiện ở các đới gần 
bờ ở các bãi biển ven bờ, bãi trên đảo, hoặc các 
bãi cát ở các hồ lớn. Chúng thường được tạo ra 
do sự phá vỡ sóng trong vùng sóng đổ [1]. Tốc 
độ trung bình của dòng Rip khoảng 30 cm/s và 
có thể đạt tới 2 m/s trong các điều kiện cực 
đoan [2]. 
Thống kê số liệu về các vụ tai nạn đuối 
nước do tác giả Li Zhiqiang [3] thực hiện các 
bãi biển chính thuộc nam Phúc Kiến, Sơn Lâm, 
Dương Giang, Mậu Danh, đông Hải Nam, nam 
Hải Nam trong 10 năm qua đã xảy ra 861 vụ tai 
nạn đuối nước trong đo cứu được 723 vụ, chết 
đuối 138 vụ liên quan đến dòng Rip. 
Theo Hiệp hội cứu sinh Hoa Kỳ (USLA), 
mỗi năm, khoảng 80% các cuộc giải cứu lướt 
sóng ở Hoa Kỳ và khoảng 100 trường hợp tử 
vong do đuối nước liên quan đến dòng Rip [4]. 
Ở Australia, nơi có hơn 17.000 dòng Rip được 
ước tính xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào [5], 89% 
các cuộc giải cứu trên các bãi biển lướt sóng đã 
được quy cho các dòng nước xoáy [6] với trung 
bình 21 vụ chết đuối được xác nhận mỗi năm 
[7]. Giá trị này vượt quá số tử vong trung bình 
hàng năm ở Australia gây ra bởi cháy rừng, lũ 
lụt, lốc xoáy và cá mập tấn công. Tại Hoa Kỳ, số 
vụ chết đuối hiện tại vượt quá số người thiệt 
mạng do lũ lụt, bão và lốc xoáy [8]. 
Sự hiểu biết về dòng Rip, các chỉ dẫn, cờ 
hiệu và cách thoát khỏi dòng Rip khi bị dòng 
Rip cuốn trôi vẫn chưa được phổ biến. Trong 
Mô phỏng dòng Rip 
115 
công trình nghiên cứu của Kirsten et al., đã 
khảo sát về hiểu biết của sinh viên ngoại quốc 
tại thành phố Sydney (nước Australia) đã cho 
thấy, khoảng (92%) không nhận được thông 
tin về an toàn bãi biển trước khi rời Australia, 
85% đến mà không biết gì về hệ thống cờ an 
toàn bãi biển của Australia và chỉ có 24% có 
thể mô tả chính xác dòng nước xoáy (rip) 
nguy hiểm [9]. 
Đánh giá cấp độ nguy hiểm của dòng Rip 
dựa trên mô hình ổn định bãi sử dụng mối 
tương quan của các yếu tố liên quan tới động 
lực hình thái gồm: Sóng, biến động triều và 
kịch thước hạt trầm tích [3]. 
Nghiên cứu dòng Rip kết hợp camera và 
mô hình số trị được được nghiên cứu trong 
công trình của Patrick et al., [10]. Sử dụng các 
camera tần số thấp đặt gần bờ  ... n tài liệu 
Trong nghiên cứu này, nguồn tài liệu sử 
dụng gồm: Số liệu lịch sử về gió, sóng, dòng 
chảy địa hình và các kết quả nghiên cứu được 
thu thập từ các đề tài đã thực hiện trước đây do 
Viện Hải dương học chủ trì: Đề tài cấp tỉnh do 
TS. Lê Đình Mầu chủ trì [18], đề tài cấp Nhà 
nước do TS. Lê Phước Trình chủ trì. Chuỗi số 
liệu gió từ 2013 đến 2017 tại trạm Lý Sơn được 
bổ sung vào chuỗi số liệu trước đây. Số liệu từ 
các chuyến khảo sát thực địa: Các chuỗi số liệu 
gió, sóng, dòng chảy ven bờ, các vị trí xuất 
hiện dòng Rip, đặc trưng của dòng Rip tại các 
bãi tắm chính. 
Phƣơng pháp phân tích, thống kê 
Phương pháp phân tích, thống kê được sử 
dụng bằng phần mềm excel, surfer để đưa ra 
được các giá trị đặc trưng từ các chuỗi số liệu 
thu thập và các phân tích đánh giá từ các kết 
quả mô phỏng từ các mô hình. Các số liệu từ 
các đợt khảo sát thực địa cũng được xử lý, phân 
tích, thống kê. 
Phƣơng pháp mô hình hóa 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 
các mô hình mô phỏng trường thủy động lực tại 
khu vực ven bờ các bãi tắm. Tại biên ngoài 
khơi, sử dụng mô hình sóng biển khơi Dolphin 
cho các trường hợp hướng và cấp gió điển hình. 
Đây là mô hình số trị tính sóng biển khơi 
Dolphin kết hợp sóng gió và sóng lừng. Chi tiết 
của mô hình được trình bày chi tiết trong tài 
liệu của Mandal et al., [19]. Mô hình sóng ven 
bờ và mô hình dòng chảy được tính toán dựa 
trên gói phần mềm DHI (Đan Mạch) về tính 
toán các quá trình thủy thạch động lực khu vực 
ven bờ. Trong đó, các quá trình sóng và dòng 
Mô phỏng dòng Rip 
117 
chảy được tích hợp và chạy song song cùng 
bước thời gian và bước lưới. Tính toán, mô 
phỏng dòng chảy dưới sự tương tác của các yếu 
tố địa hình, mực nước và ứng suất sóng trong 
đới sóng đổ là ưu điểm của mô hình cho mô 
phỏng dòng Rip. Kỹ thuật xử lý biên di động 
(điểm khô/ướt) đối với biên cứng cũng là một 
ưu điểm của mô hình này. Chi tiết về mô hình 
được trình bày trong tài liệu [20, 21]. 
Xây dựng lƣới tính và các điều kiện tính 
toán 
Lưới tính được xây dựng là lưới phần tử 
hữu hạn có dạng tam giác và tứ giác. Khu vực 
phía ngoài là dạng lưới tam giác. Khu vực 
phía gần bờ là lưới vuông có kích thước 7 m × 
7 m. Thông tin về lưới tính được thể hiện 
trong bảng 2. 
Bảng 2. Các thông số của lưới tính tại các khu vực mô phỏng dòng Rip 
Thông số về lưới tính 
Bãi tắm 
Hà My Bình Minh Tam Thanh Bãi Rạng 
Số phần tử 12.420 13.990 31.599 11.283 
Số cạnh tam giác 23.534 26.605 60.869 20.247 
Số nút lưới 11.115 12.616 29.271 8.965 
Số biên lỏng 3 3 3 3 
Giới hạn kinh độ nhỏ nhất (m) 210.028,1 223.390,6 234.172,0 252.779,4 
Giới hạn kinh độ lớn nhất (m) 218.864,4 231.306,9 247.596,1 259.167,5 
Giới hạn vĩ độ nhỏ nhất (m) 1.760.765,4 1.741.619,3 1.719.462,1 1.704.925,2 
Giới hạn vĩ độ lớn nhất (m) 1.769.121,9 1.750.953,3 1.734.114,1 1.712.531,4 
Cao độ nhỏ nhất (m) –20,0 –20,0 –26,2 –23,5 
Cao độ lớn nhất (m) 1,3 1,4 1,4 1,4 
Bảng 3. Các kịch bản tính toán dòng Rip trong hai mùa gió điển hình 
STT Kịch bản 
Mùa gió Đông Bắc Mùa gió Tây Nam Cấp gió (cấp gió 
Beaufort) Tốc độ (ms-1) Hướng (⁰) Tốc độ (ms-1) Hướng (⁰) 
1 KB1 7 45 
4 
2 KB2 9 45 5 
3 KB3 13 45 6 
4 KB4 
7 135 4 
5 KB5 9 135 5 
Để có được các giá trị biên tại các biên 
lỏng, mô hình chạy trên khu vực lớn bao gồm 
cả khu vực biển tỉnh Quảng Nam. Kết quả sau 
đó được trích xuất tại các biên lỏng cho mỗi 
khu vực cần mô phỏng chi tiết. Trường gió tính 
toán gồm 5 kịch bản, trong đó có 3 kịch bản 
cho mùa gió Đông Bắc và 2 kịch bản cho mùa 
gió Tây Nam. 
Bảng 4. Vị trí trạm đo dòng chảy LT 01 bãi tắm Tam Thanh (1/2018) 
Bãi tắm Tam Thanh 
Tọa độ UTM48 
X (m) Y (m) Độ sâu trung bình (m) 
Trạm LT 01 237.870,4 1.725.185 1,5 
Kiểm chứng mô hình: Chuỗi số liệu dòng 
chảy tại hai trạm liên tục 1 ngày đêm tại bãi 
tắm Tam Thanh trong đợt khảo sát tháng 
1/2018 (mùa gió Đông bắc) được sử dụng để 
hiệu chỉnh mô hình tính dòng chảy có ảnh 
hưởng bởi trường sóng. 
Nguyễn Chí Công và nnk. 
118 
Hình 2a. So sánh thành phần dòng chảy U 
(m/s) tại trạm LT 01 ngày đêm bãi biển Tam 
Thanh từ số liệu khảo sát và số kết quả mô hình 
sau khi hiệu chỉnh 
Hình 2b. So sánh thành phần dòng chảy U 
(m/s) tại trạm LT 01 ngày đêm bãi biển Tam 
Thanh từ số liệu khảo sát và số kết quả mô hình 
sau khi hiệu chỉnh 
Kết quả tính toán và mô phỏng dòng chảy 
tại trạm liên tục LT 01 sau khi hiệu chỉnh mô 
hình cho thấy độ tin cậy của kết quả tính. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Trong mùa gió Đông Bắc, tại khu vực bãi 
tắm Hà My, xuất hiện 10 vị trí có dòng Rip 
(hình 3a–3b), trong đó đáng chú ý nhất là dòng 
Rip tại các vị trí 2, 3, 4, 5, 9, 10 với tốc độ 
dòng chảy cực đại có thể lên đến 40–50 cm/s 
theo hướng từ bờ ra khơi. Các vị trí còn lại: 1, 
6, 7, 8 hình thành dòng Rip nhưng tốc độ dòng 
chảy yếu hơn. Với gió mùa Đông Bắc cấp 5, 
quy mô và cường độ dòng Rip đã mạnh lên 
đáng kể tại một số vị trí nhưng tại một số vị trí 
khác cường độ dòng Rip lại yếu đi. Tại các vị 
trí 2, 3, 4, 5 tốc độ dòng Rip tăng lên so với 
kịch bản 1. Tuy nhiên tại các vị trí 1, 6, 7, 8 
hướng chảy có xu hướng chuyển từ hướng 
vuông góc bờ sang hướng song song đường bờ. 
Trong kịch bản gió mùa Đông Bắc cấp 6, 
dòng Rip được hình thành sang một dạng phân 
bố khác. Tại vị trí 3 tốc độ dòng Rip tăng lên. 
Tại các vị trí 5 và 6 tốc động dòng Rip được 
hợp lại tại tạo thành dòng Rip lớn hơn. Trong 
khi đó, tại vị trí 2 hướng dòng Rip lệch so với 
kịch bản 1 khoảng 45o theo chiều kim đồng hồ. 
Tại khu vực bãi tắm Bình Minh có 4 vùng 
có khả năng xuất hiện dòng Rip. Vị trí xuất hiện 
dòng Rip được thể hiện trong các hình 4a–4b. 
Sự hình thành dòng Rip và quy mô tại mỗi vị trí 
là khác nhau. Với trường gió cấp 4, hướng gió 
đông bắc, thường xuất hiện 4 dòng Rip tại 4 vị 
trí. Trong đó, Rip mạnh nhất xuất hiện tại các vị 
trí 1, 3 và 4 có tốc độ khoảng 30–40 cm/s. Trong 
khi đó, trong trường gió mùa cấp 5, dòng Rip tại 
vị trí 2 lại yếu đi và chuyển thành dòng chảy dọc 
bờ. Tại vị trí 1 và 3 vẫn tồn tại dòng Rip. Với 
kịch bản gió mùa cấp 6, sự hình thành dòng chảy 
ven bờ trở nên phức tạp. Dòng Rip từng tồn tại 
tại các vị trí từ 1 đến 4 đã không còn dạng của 
dòng Rip. Thay vào đó là các xoáy nhỏ cục bộ 
và dòng chảy ven bờ xuất hiện. Tại vị trí 1 vẫn 
còn thấy xuất hiện dòng Rip nhưng không 
ổn định. 
Khu vực bãi tắm Tam Thanh, với trường 
gió mùa Đông Bắc cấp 4, có hai vị trí xuất 
hiện dòng Rip với tốc độ dòng chảy tương đối 
mạnh (hình 5a–5b). Tốc độ cực đại có thể đạt 
đến 50 cm/s với hướng dòng chảy chủ yếu là 
hướng vuông góc bờ. Phạm vị tồn tại của dòng 
Rip khoảng 300 m từ bờ hướng ra biển. Đây là 
hai dòng chảy nguy hiểm tại khu vực bãi tắm 
Tam Thanh. 
Với trường gió mùa cấp 5, dòng Rip vẫn 
xuất hiện tại hai vị trí 1 và 2. Tốc độ dòng Rip 
cực đại có thể lên đến 60 cm/s. Ngoài ra, phía 
ngoài những doi cát ngầm, đã xuất hiện dòng 
chảy dọc bờ. 
Mô phỏng dòng Rip 
119 
Cấp gió Gió mùa Đông Bắc Gió mùa Tây Nam 
4 
5 
6 
Hình 3b. Sơ đồ các vị trí xuất hiện dòng 
Rip tại bãi tắm Hà My (kịch bản gió mùa 
Tây Nam) 
Hình 3a. Sơ đồ các vị trí xuất hiện dòng 
Rip tại bãi tắm Hà My (kịch bản gió mùa 
Đông Bắc) 
Với trường gió mùa Đông Bắc cấp 6, khác 
với các bãi tắm Hà My và Bình Minh, tốc độ 
dòng Rip tại hai vị trí 1 và 2 vẫn tồn tại. Tuy 
nhiên, khu vực phía ngoài bãi cát ngầm tồn tại 
dòng chảy dọc bờ từ bắc xuống nam với tốc độ 
lớn, khoảng 50-60cm/s. Đây là dòng chảy rất 
nguy hiểm nếu nạn nhân bị một trong hai dòng 
Rip cuốn ra nhưng không kịp thoát. Dòng chảy 
dọc bờ phía ngoài sẽ tiếp tục đưa người bị nạn 
đi xa hơn học theo đường bờ. 
Nguyễn Chí Công và nnk. 
120 
Cấp gió Gió mùa Đông Bắc Gió mùa Tây Nam 
4 
5 
6 
Hình 4b. Sơ đồ các vị trí xuất hiện dòng 
Rip tại bãi tắm Bình Minh (kịch bản gió 
mùa Tây Nam) 
Hình 4a. Sơ đồ các vị trí xuất hiện dòng 
Rip tại bãi tắm Bình Minh (kịch bản gió 
mùa Đông Bắc) 
Mô phỏng dòng Rip 
121 
Cấp gió Gió mùa Đông Bắc Gió mùa Tây Nam 
4 
5 
6 
Hình 5b. Sơ đồ các vị trí xuất hiện dòng 
Rip tại bãi tắm Tam Thanh (kịch bản gió 
mùa Tây Nam) 
Hình 5a. Sơ đồ các vị trí xuất hiện dòng 
Rip tại bãi tắm Tam Thanh (kịch bản gió 
mùa Đông Bắc) 
Khu vực bãi Rạng, kịch bản, các vị trí xuất 
hiện dòng Rip là vị trí từ 1 đến 5 (từ phía bắc 
xuống phía nam bãi tắm) trong gió mùa Đông 
Bắc cấp 4. Tuy nhiên tốc độ dòng Rip yếu, cực 
đại khoảng 25–30 cm/s. 
Nguyễn Chí Công và nnk. 
122 
Cấp gió Gió mùa Đông Bắc Gió mùa Tây Nam 
4 
5 
6 
Hình 6b. Sơ đồ các vị trí xuất hiện dòng 
Rip tại bãi tắm Bãi Rạng (kịch bản gió 
mùa Tây Nam) 
Hình 6a. Sơ đồ các vị trí xuất hiện dòng 
Rip tại bãi tắm bãi Rạng (kịch bản gió 
mùa Đông Bắc) 
Trong mùa gió Đông Bắc cấp 5, dòng Rip 
được hình thành và mạnh hơn về tốc độ tại các 
vị trí xuất hiện dòng Rip trong kịch bản trước. 
Đáng chú ý và tại vị trí 1, tốc độ dòng Rip 
Mô phỏng dòng Rip 
123 
tăng lên, giá trị cực đại khoảng 30–35 cm/s. 
Tại các vị trí 2, 3 và 5 vẫn tồn tại dòng Rip với 
cường độ yếu hơn tại vị trí 1. Tốc độ dòng Rip 
với trường gió mùa Đông Bắc cấp 6 đã thấy rõ 
sự tăng cường tốc độ dòng tại các vị trí 1, 2, 3 
và 5. Tại vị trí 1, tốc độ dòng Rip có thể đạt 
45–50 cm/s. Tại các vị trí khác tốc độ dòng 
yếu hơn. 
Trong mùa gió Tây Nam, kết quả mô phỏng 
tại các bãi tắm chính cho thấy dòng Rip không 
tồn tại hoặc tồn tại nhưng rất yếu và không rõ 
nét của dòng Rip điển hình trong cả 2 kịch bản 
gió mùa cấp 4 và 5. Tuy nhiên dòng chảy dọc 
bờ có hướng từ đông nam lên tây bắc thường 
xuất hiện trong cả hai trường hợp. 
KẾT LUẬN 
Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, gió cấp 
4, dòng Rip hình thành tại tất cả các bãi tắm. 
Tốc độ dòng Rip trung bình khoảng 40– 
50 cm/s. Với trường gió cấp 5, sự hình thành 
dòng Rip rõ ràng hơn, tốc độ dòng Rip mạnh 
hơn, trung bình khoảng 50–60 cm/s. Trong 
khi đó, với trường gió cấp 6, cấu trúc dòng 
Rip điển hình bị phá vỡ và tạo ra những xoáy 
cục bộ hoặc dòng chảy dọc bờ tại một số vị 
trí dòng Rip xác định, nhưng lại được tăng 
cường hơn tại một số vị trí khác. 
Trong mùa gió Tây Nam, dòng Rip không 
hình thành hoặc hình thành nhưng cường độ rất 
yếu. Dòng chảy dọc bờ chiếm ưu thế trong mùa 
gió này. 
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin được gửi lời 
cảm ơn tới Ban chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh: 
“Điều tra, đánh giá hiện tượng dòng Rip (Rip 
current) tại các bãi tắm Quảng Nam, xác định 
nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phòng 
tránh” đã hỗ trợ, chia sẻ số liệu và kết quả 
nghiên cứu của đề tài trong bài báo này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ellis, J. T., Sherman, D. J., and Shroder, J. 
F., 2015. Coastal and marine hazards, 
risks, and disasters.  
10.1016/B978-0-12-396483-0.00012-1. 
[2] MacMahan, J. H., Thornton, E. B., and 
Reniers, A. J., 2006. Rip current review. 
Coastal Engineering, 53(2–3), 191–208. 
[3] Li, Z., 2016. Rip current hazards in South 
China headland beaches. Ocean & 
Coastal Management, 121, 23–32. 
[4] Brewster, B. C., 2010. Rip current 
misunderstandings. Natural Hazards, 
55(2), 161–162. 
[5] Short, A. D., 2007. Australian rip 
systems–friend or foe?. Journal of Coastal 
Research, 7–11. 
[6] Short, A. D., and Hogan, C. L., 1994. Rip 
currents and beach hazards: their impact 
on public safety and implications for 
coastal management. Journal of Coastal 
Research, 197–209. 
[7] Brander, R., Dominey-Howes, D., 
Champion, C., Vecchio, O. D., and 
Brighton, B., 2013. Brief Communication: 
A new perspective on the Australian rip 
current hazard. Natural Hazards and 
Earth System Sciences, 13(6), 1687–1690. 
[8] Leatherman, S. P., 2013. Rip currents. In 
Coastal Hazards (pp. 811–831). Springer, 
Dordrecht. 
[9] Clifford, K. M., Brander, R. W., Trimble, 
S., and Houser, C., 2018. Beach safety 
knowledge of visiting international study 
abroad students to Australia. Tourism 
Management, 69, 487–497. 
[10] Marchesiello, P., Benshila, R., Almar, R., 
Uchiyama, Y., McWilliams, J. C., and 
Shchepetkin, A., 2015. On tridimensional 
rip current modeling. Ocean Modelling, 
96, 36–48. 
[11] Nguyễn Bá Xuân, 2008–2009. Nghiên cứu 
hiện tượng dòng Rip (Rip Current) khu 
vực bãi biển Nha Trang và Cam Ranh, đề 
xuất giải pháp cảnh báo và phòng tránh 
phục vụ họat động du lịch biển. Đề tài cấp 
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ 
Việt Nam. 
[12] Lê Đình Mầu, 2010–2012. Điều tra, đánh 
giá hiện tượng dòng Rip (Rip current) tại 
các bãi tắm Khánh Hòa, xác định nguyên 
nhân và đề xuất các giải pháp phòng 
tránh. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh 
Khánh Hòa. 
[13] Lê Đình Mầu, 2014–2015. Điều tra, đánh 
giá hiện tượng dòng Rip (Rip current) tại 
các bãi tắm Phú Yên, xác định nguyên 
nhân và đề xuất các giải pháp phòng 
Nguyễn Chí Công và nnk. 
124 
tránh. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh 
Phú Yên. 
[14] Lê Đình Mầu, 2016–2017. Điều tra, đánh 
giá hiện tượng dòng Rip (Rip current) tại 
các bãi tắm Bình Định, xác định nguyên 
nhân và đề xuất các giải pháp phòng 
tránh. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh 
Bình Định. 
[15] Báo công an, 2016. Retrieved from 
mot-em-hoc-sinh-bi-song-cuon-troi-tu-
vong_23754.html (truy cập ngày 
2/8/2016). 
[16] Báo Công an, 2019. Retrieved from 
hai-em-hoc-sinh-tam-bien-bi-duoi-
nuoc_72108.html (truy cập ngày 
4/4/2019). 
[17] Báo văn hóa, 2019. Retrieved from 
san/artmid/488/articleid/15679/quang-
nam-di-tam-bien-chieu-mung-4-tet-6-hoc-
sinh-tu-vong-va-mat-tich (truy cập ngày 
8/2/2019) 
[18] Lê Đình Mầu, 2013–2015. Nghiên cứu cơ 
sở khoa học cho việc bảo vệ bờ biển, cửa 
sông phục vụ việc quản lý, phát triển bền 
vững vùng ven biển tỉnh Quảng Nam. Sở 
Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam. 
[19] Mandal, S., 1985. A numerical wave 
prediction model DOLPHIN: Theory and 
test results. Report no. 3-85. 
[20] DHI, 2014. Mike 21 - Flow model FM - 
scientific documentation. 
[21] DHI, 2014. Mike 21 - Spectral wave 
model - scientific documentation. 

File đính kèm:

  • pdfmo_phong_dong_rip_rip_current_tai_mot_so_bai_tam_ven_bien_ti.pdf