Mô hình nuôi thương phẩm cá leo trong lồng bè trên thủy vực lớn tại nghệ An

Nghệ An là một trong những tỉnh có tiềm năng

lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa.

Theo báo cáo quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy

sản, Nghệ An có 1.250 hồ chứa thủy lợi. Việc tìm

kiếm một đối tượng cá bản địa phù hợp, có giá trị

kinh tế cao trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt để

khai thác tối đa tiềm năng mặt nước hồ đập thủy lợi,

thủy điện, giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập

và nâng cao đời sống cho người dân vùng hồ, đồng

thời giảm áp lực khai thác tự nhiên hướng tới bảo tồn

đa dạng sinh học, tái tạo và phát triển nguồn lợi bền

vững là rất cần thiết

Mô hình nuôi thương phẩm cá leo trong lồng bè trên thủy vực lớn tại nghệ An trang 1

Trang 1

Mô hình nuôi thương phẩm cá leo trong lồng bè trên thủy vực lớn tại nghệ An trang 2

Trang 2

Mô hình nuôi thương phẩm cá leo trong lồng bè trên thủy vực lớn tại nghệ An trang 3

Trang 3

Mô hình nuôi thương phẩm cá leo trong lồng bè trên thủy vực lớn tại nghệ An trang 4

Trang 4

Mô hình nuôi thương phẩm cá leo trong lồng bè trên thủy vực lớn tại nghệ An trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 6660
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình nuôi thương phẩm cá leo trong lồng bè trên thủy vực lớn tại nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình nuôi thương phẩm cá leo trong lồng bè trên thủy vực lớn tại nghệ An

Mô hình nuôi thương phẩm cá leo trong lồng bè trên thủy vực lớn tại nghệ An
Tạp chí
Kh-cn nghệ AnSỐ 10/2015 [1]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghệ An là một trong những tỉnh có tiềm năng
lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa.
Theo báo cáo quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy
sản, Nghệ An có 1.250 hồ chứa thủy lợi. Việc tìm
kiếm một đối tượng cá bản địa phù hợp, có giá trị
kinh tế cao trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt để
khai thác tối đa tiềm năng mặt nước hồ đập thủy lợi,
thủy điện, giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập
và nâng cao đời sống cho người dân vùng hồ, đồng
thời giảm áp lực khai thác tự nhiên hướng tới bảo tồn
đa dạng sinh học, tái tạo và phát triển nguồn lợi bền
vững là rất cần thiết. 
Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và loại hình
nuôi, phát triển kinh tế xã hội cho các vùng có thủy
vực lớn nói riêng và diện tích nuôi trồng thủy sản
nước ngọt nói chung, dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương
Mô hình nuôi thương phẩm cá leo trong lồng bè
trên thủy vực lớn tại nghệ An
n Cao Thành Chung
Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An 
phẩm cá leo (Wallago attu Bloch & Schneider,
1801) trong lồng bè trên thủy vực lớn tại Nghệ
An” đã được triển khai thực hiện. 
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
1. Khảo sát, lựa chọn địa điểm thực hiện dự án
Căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn
được xây dựng và qua khảo sát thực tế, nhóm thực
hiện dự án đã lựa chọn hồ Khe Đá thuộc Xí nghiệp
Giống nuôi trồng thủy sản Khe Đá, xóm 1, xã
Nghĩa Đức, Nghĩa Đàn, Nghệ An làm địa điểm
triển khai dự án. 
2. Chuyển giao và tiếp nhận công nghệ
Qua nghiên cứu về khả năng, năng lực và kinh
nghiệm thực tế, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ
An đã quyết định chọn Trung tâm Giống thủy sản
An Giang làm đơn vị chuyển giao công nghệ.
Trong khuôn khổ dự án, đã triển khai 4 đợt tập
huấn chuyển giao công nghệ cho các chuyên gia
và cán bộ kỹ thuật tham gia dự án; Chuyển giao
đầy đủ 04 quy trình công nghệ, cung cấp đầy đủ
tài liệu, quy trình công nghệ về nuôi thương phẩm
cá leo trong lồng bè trên thủy vực lớn.
3. Xây dựng mô hình
3.1. Xây dựng lồng bè
Cụm lồng được thiết kế gồm 10 ô lồng có kích
cỡ (3x3x2m), trong đó có 2 túi lưới dự phòng, phụ
trợ công tác kỹ thuật như thay lưới, phân lọc cỡ
cá, trị bệnh cá... Khung lồng làm bằng mét thẳng,
mỗi cây dài khoảng 8-9m, liên kết bằng dây thép.
Kích thước bè nuôi dài 18m, rộng 7,5m. Phao
bằng phi 200l. Toàn bộ khung lồng được cố định
bằng dây neo 4 góc, có tác dụng tự động nângCá leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801)
C á leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) là cá nước ngọt có kíchthước lớn, tốc độ phát triển nhanh, thịt ngon, giá trị thương phẩmcao, sức đề kháng với bệnh tốt, yêu cầu kỹ thuật nuôi thương phẩm
không quá phức tạp, ít tốn kém và rủi ro, tỷ lệ sống khá từ 50-65%. 
HOẠT ĐỘNG KH-CN
Tạp chí
Kh-cn nghệ AnSỐ 10/2015 [2]
khung lồng lên xuống theo sự biến động mực nước
hồ chứa. Mặt dưới khung lồng được kê trên hệ thống
phao nổi, mặt trên được ghép mét cây tạo đường đi. 
Túi lưới (lồng nuôi) được làm bằng lưới nylon,
đường kính 1,5mm dệt không gút có độ bền cao, kích
thước mắt lưới 2a = 1,5cm và được gia cường bằng
các dây giềng. 4 góc đáy của túi lưới có 4 dây để
buộc chì giúp cho túi lưới luôn được định hình trong
nước không bị thu hẹp diện tích và 4 góc trên được
buộc cố định vào khung bè. Thể tích ngập nước mỗi
ô lồng 10m3, tổng thể tích cụm lồng nuôi 100m3. Mặt
trên lồng được phủ lưới chống cá nhảy ra và cửa để
cho cá ăn kích thước 0,60m2, nắp lồng làm bằng lưới
cước mắt lưới 2a = 2,5cm. 
Sau khi toàn bộ hệ thống lồng nuôi được hoàn
thiện, nhóm thực hiện dự án đã cố định bè nuôi đúng
vị trí đã lựa chọn tại hồ Khe Đá, là vị trí có độ sâu
trên 5m khi mực nước hồ xuống thấp nhất, gần bến
thuyền, gần đập tràn.
3.2. Vận chuyển và thả cá giống
Tiến hành nhập 3.000 con cá leo giống khối lượng
thân trung bình 18,7g/con, chiều dài trung bình
13cm/con. Cá giống sau khi vận chuyển về được tắm
qua nước muối (NaCl) 3% kết hợp với Rifamicine
với liều lượng 300mg/20 lít nước, từ 10-15 phút
trước khi thả xuống lồng nuôi. Kết quả vận chuyển
tỷ lệ sống đạt 98%, tương ứng số lượng cá thả là
2.940 con, cá giống cơ bản khỏe mạnh, đảm bảo chất
lượng thả nuôi.
4. Chăm sóc quản lý 
4.1. Thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn, sử dụng nguồn cá tạp (cá dầu) khai
thác trực tiếp tại hồ, được băm cắt vừa cỡ miệng
cá. Cá giống mới nhập về chưa cho ăn để cá ổn
định và quen với môi trường, sau 1-2 ngày, tập cho
cá làm quen với thức ăn cá tạp, ban đầu với 1 số
lượng nhỏ, sau đó cho ăn tăng dần theo nhu cầu
của cá.
Ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát,
buổi sáng cho ăn 1/3 khẩu phần ăn, buổi chiều cho
ăn 2/3 khẩu phần ăn cả ngày. Thức ăn được cho vào
sàng ăn, sau khi cho cá ăn 2 giờ tiến hành kiểm tra
sàng ăn, đánh giá mức độ sử dụng thức ăn để điều
chỉnh khẩu phần cho phù hợp.
4.2. Quản lý cá, bè nuôi
Trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi sức
khỏe và mức độ sử dụng thức ăn, hoạt động của
đàn cá để có biện pháp kỹ thuật xử lý. Định kỳ 1
tuần tiến hành vệ sinh lưới lồng, thường xuyên
kiểm tra hệ thống lồng nuôi, tình trạng kết cấu
của lồng, tình trạng an toàn của lưới lồng. Nếu
xảy ra hiện tượng hư hỏng, cần tiến hành sửa
chữa và thay thế kịp thời để đảm bảo hệ thống
lồng luôn được vận hành tốt nhất. Kiểm tra sức
khỏe cá định kỳ 15 ngày/lần bằng cách nhấc nhẹ
lưới lồng nuôi, những con yếu có dấu hiệu bị
bệnh được tắm thuốc và tách nuôi riêng sang
lồng khác để chăm sóc tránh hiện tượng cá bị
bệnh lây nhiễm sang cá khỏe mạnh. Định kỳ 30
ngày theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá bằng
cách thu mẫu đại diện để xác định thông số chiều
dài và khối lượng thân, nếu thấy cá có hiện
tượng phân đàn thì tiến hành phân cỡ cá để giảm
tình trạng cá ăn nhau.
4.3. Kết quả theo dõi sự biến động của các yếu
tố môi trường
Qua theo dõi, nhiệt độ ở các tháng 10-12 năm
trước và 1-3 năm sau thấp hơn so với nhiệt độ ở
các tháng còn lại trong năm. Theo Phan Phương
Loan (2006), nhiệt độ thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của cá leo là từ 19-290C (thích
hợp nhất từ 22-250C). Như vậy, sự biến động của
nhiệt độ trong quá trình thực hiện dự án phần lớn
nằm trong ngưỡng nhiệt độ thích nghi cho cá leo
phát triển, tuy nhiên các tháng 5,6,7 hàng năm,
nhiệt độ cao có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của
cá leo.
Giá trị pH có những ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp đến tôm, cá nuôi và phiêu sinh vật. pH
nước trong quá trình thực hiện dự án dao động
trong khoảng 7,0-8,5, sự chênh lệch pH giữa buổi
sáng và buổi chiều là không lớn. Theo Phan
Phương Loan (2006), pH thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của cá leo là 6,0-7,6. Như vậy,
sự dao động này là không lớn và nằm trong
ngưỡng sinh trưởng và phát triển của cá leo. 
Hàm lượng oxy hoà tan (DO) trong quá trình
thực hiện dự án biến động trong khoảng 4-6,5mg/l.
Hệ thống lồng nuôi của dự án bố trí trong lòng hồ
có mặt nước lớn, nguồn nước luôn được đối lưu
nên các chất thải, thức ăn dư thừa sẽ được phân
tán và chỉ số DO nhờ đó cũng ổn định hơn. Hiện
nay chưa có nghiên cứu về nhu cầu oxy của cá leo,
tuy nhiên theo Swingle (1969) thì hàm lượng oxy
hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là trên
5mg/l. Đối chiếu kết quả quan trắc, chỉ số DO
trong quá trình thực hiện dự án thích hợp cho sự
phát triển của cá leo. 
Tạp chí
Kh-cn nghệ AnSỐ 10/2015 [3]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
Nhìn chung, các yếu tố môi trường của hồ
Khe Đá đều nằm trong ngưỡng thích hợp cho
sự sinh trưởng và phát triển của cá leo. Sư ̣biêń
động các yếu tố môi trường đảm bảo đồng
nhât́ giữa các lồng nuôi trong quá trình thực
hiện dự án.
5. Phòng và trị bệnh
Trong quá trình thực hiện dự án, công tác
quản lý, phòng trị bệnh chung cho cá luôn
được thực hiện tốt nên đã hạn chế được tình
trạng dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, trong quá
trình nuôi, cá có hiện tượng hao hụt tự nhiên
như chết rải rác không rõ nguyên nhân, do ăn
nhau và xảy ra 3 lần bị bệnh vào thời gian mới
thả cá giống và các thời điểm chuyển mùa.
Nhờ làm tốt công tác quản lý nên các đợt xuất
hiện bệnh được phát hiện sớm, chữa trị kịp
thời cho hiệu quả cao, hạn chế được hao hụt.
Dự án đã thực hiện một số biện pháp phòng
bệnh tổng hợp hiệu quả đối với cá leo nuôi
lồng bè như sau: Chọn vị trí đặt lồng bè thích
hợp, không đặt nơi vùng nước bị ô nhiễm;
Chọn cá giống khỏe mạnh, không bị xây xát,
không dị hình, không bệnh tật, không thả mật
độ quá dày; Thường xuyên tiến hành phân lọc
cỡ cá để giảm thiểu tình trạng cá lớn ăn cá bé;
Quản lý thức ăn tốt, thực hiện tốt nguyên tắc 4
định (định lượng, định chất, định vị trí, định
thời gian trong nuôi cá); Thường xuyên kiểm
tra các yếu tố môi trường vệ sinh lồng bè, lưu
thông dòng chảy, đảm bảo lượng oxy hòa tan.
Khi môi trường thay đổi, nước có váng hay
nhớt cần có biện pháp vệ sinh, phòng ngừa
bệnh ngay. Định kỳ bổ sung Vtamin C với liều
lượng 10g/1kg thức ăn để tăng sức đề kháng
cho cá nuôi.
Cách trị một số bệnh thường gặp trong khi
nuôi: 
+ Bệnh nấm, ký sinh trùng ngoại ký sinh:
Treo túi vôi với liều lượng 2kg/100m3 hoặc
treo túi thuốc tím với nồng độ 2ppm ở ngay
đầu chiều gió để trị bệnh nấm và các tác nhân
ký sinh trùng ngoại ký sinh như: trùng mỏ eo,
trùng quả dưa, trùng bánh xe
+ Bệnh do vi khuẩn: Cá leo ít khi bị bệnh
vi khuẩn nhưng nếu khi cá có dấu hiệu lở loét
bên ngoài, sưng đỏ các gốc vây, xuất huyết
đường ruột, bơi lờ đờ, kén ăn hay bỏ ăn thì
sử dụng kháng sinh phổ rộng đối với vi khuẩn
Hệ thống lồng bè nuôi cá leo
Thả cá leo giống vào lồng nuôi
Vệ sinh lồng bè nuôi
HOẠT ĐỘNG KH-CN
Tạp chí
Kh-cn nghệ AnSỐ 10/2015 [4]
Gram (-) và Gram (+) để có hiệu quả điều trị cao. Có
thể dùng kháng sinh Erythromycin (20-30mg/kg cá)
trộn vào thức ăn kết hợp với tắm Rifamycin (30-
50ppm) trong 10-15 phút. 
6. Tốc độ tăng trưởng của cá qua các giai
đoạn
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, định
kỳ 30 ngày/lần thu mẫu kiểm tra tốc độ tăng trưởng
của cá, qua đó đánh giá mức độ phát triển của cá và
hiệu chỉnh chế độ chăm sóc cho phù hợp với khối
lượng cá thực tế. Kết quả kiểm tra, theo dõi thu được
cụ thể như sau: 
Cá leo có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối
lượng dao động từ 0,99-5,80g/ngày và có tốc độ tăng
trưởng tuyệt đối về chiều dài dao động từ 0,03-
0,23cm/ngày. Tốc độ tăng trưởng tốt nhất của cá ở
khoảng nhiệt độ nước trung bình từ lớn hơn 19,50C
đến nhỏ hơn 32,50C, thể hiện rất rõ ở các tháng nuôi
từ tháng 3-5 và tháng 10-12 năm 2014, tháng 3-4
năm 2015. Vào các tháng mùa đông, nhiệt độ nước
trung bình xuống thấp nhỏ hơn 200C hoặc vào các
tháng mùa hè khi nhiệt độ nước tăng cao trên 320C,
cá bắt mồi giảm nên có tốc độ tăng trưởng chậm hơn
và kích cỡ cá càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng
nhanh. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài thân của cá
khá đều trong các tháng nuôi không có sự biến động
lớn giữa các giai đoạn phát triển. 
Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ nước
xuống thấp, có những ngày ở ngưỡng 16-190C, cá
leo vẫn bắt mồi và có sự tăng trưởng. Tuy nhiên,
mức độ bắt mồi giảm và tốc độ tăng trưởng của
cá không lớn. Đây là một trong những điều kiện
quan trọng để xem xét về việc nuôi loài cá này ở
Nghệ An, bởi Nghệ An có mùa đông lạnh kéo dài
thường ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và tỷ lệ sống
của một số loài thủy sản nuôi, đặc biệt là các loài
thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Kết quả nghiên cứu của dự án hoàn toàn
phù hợp với kết quả của Phan Phương Loan
(2006), cá leo tăng trưởng tốt nhất ở nhiệt độ
22-250C. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu
của Lam Mỹ Lan (2013) trên cá leo thương
phẩm cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về
khối lượng khi sử dụng thức ăn là cá biển đạt
cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. So
sánh kết quả trên về tốc độ tăng trưởng bình
quân với một số mô hình nuôi trong ao đất ở
Diễn Châu, cho thấy tốc độ tăng trưởng bình
quân của cá leo khi thực hiện dự án hoàn toàn
phù hợp.
7. Thu hoạch
Sau thời gian 18 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ
thương phẩm thì tiến hành thu hoạch. Trước ngày
thu hoạch ngừng không cho cá ăn. 
Kết quả trên cho thấy cá leo thích nghi tốt
trong điều kiện nuôi trong lồng bè trên hồ tại
Nghệ An. Sau 18 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ trung
bình 1,67kg/con; Pmax: 2,1kg/con; Pmin:
1,34kg/con. Tỷ lệ sống đạt ở mức trung bình
57,8%. Trong thời gian nuôi cho thấy cá chỉ hao
hụt nhiều trong 4 tháng đầu sau khi thả. Nguyên
nhân chính làm cho tỷ lệ sống thấp do kích cỡ cá
giống thả nhỏ và thời điểm thả giống chưa phù
hợp, bên cạnh đó còn do đặc tính loài cá dữ nên
thường xuyên có hiện tượng cá lớn ăn cá bé và
cá bị bệnh vào thời điểm nhiệt độ môi trường
thấp gây hao hụt lớn. Nếu thả giống vào tháng 3
hàng năm khi nhiệt độ môi trường cao sẽ khắc
phục được tình trạng trên.
Thức ăn sử dụng là nguồn cá dầu khai thác
tại hồ do đó chất lượng luôn đảm bảo cho sự sinh
trưởng và phát triển của cá. Hệ số chuyển đổi
thức ăn (FCR) của cá leo nuôi trong lồng là 3,9.
Cá leo là đối tượng có khẩu phần ăn hàng ngày
tương đối thấp, ăn 6% khối lượng thân/ngày ở
giai đoạn nhỏ và giảm dần xuống 1% khối lượng
thân/ngày ở giai đoạn cá thương phẩm.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Lam Mỹ
Lan và cộng sự (2011) khi nuôi trong lồng bè ở
An Phú, An Giang cho thấy kết quả của dự án thu
được về tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng hoàn toàn
phù hợp và có hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao
hơn. Tuy nhiên khi so sánh với kết quả nuôi cá leo
trong ao đất của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Đà
Bảng: Kết quả thu hoạch cá leo
TT Số lượng thả Số lượng thu TA sử dụng (kg) FCR Tỷ lệsống (%)
Năng
suất
(kg/m3)Con kg Con kg
1 2.940 55 1.700 2.840 11.132 0,9 57,8 28,4
Tạp chí
Kh-cn nghệ AnSỐ 10/2015 [5]
HOẠT ĐỘNG KH-CN
Nẵng thì kết quả thu được của dự án có tỷ lệ sống
cao hơn, hệ số FCR và tốc độ tăng trưởng hoàn toàn
phù hợp.
8. Hiệu quả kinh tế - xã hội
8.1. Hiệu quả kinh tế
Tổng chi phí trực tiếp đầu tư là 341.359.000
đồng. Sau 2 năm thực hiện dự án, tổng thu là
414.000.000 đồng, lợi nhuận đạt 72.641.000 đồng.
Tuy nhiên, khi phân tích cụ thể chi phí đầu vào dự
án cho thấy chi phí tiền giống chiếm rất cao và gần
bằng chi phí thức ăn. Đây là nguyên nhân chính làm
giảm hiệu quả kinh tế của dự án. Nếu giảm được giá
thành con giống mua vào thì dự án sẽ thu được lợi
nhuận cao hơn.
8.2. Hiệu quả xã hội
Qua quá trình thực hiện, dự án đã mang lại nhiều
hiệu quả xã hội thiết thực, góp phần phát triển phong
trào nuôi, khai thác tốt và sử dụng có hiệu quả tiềm
năng diện tích mặt nước lớn như: Góp phần giảm
sức ép khai thác nguồn cá leo ngoài tự nhiên, gián
tiếp bảo tồn quỹ gen và phát triển loài thủy sản quý
hiếm đang dần cạn kiệt, có nguy cơ tuyệt chủng do
nạn khai thác quá mức của người dân; Xây dựng
được quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện
Nghệ An, mở ra một đối tượng nuôi mới có giá trị
kinh tế, có khả năng phát triển, nhân rộng phong trào
nuôi, tận dụng tốt diện tích mặt nước hồ chứa, sông
suối; Đa dạng đối tượng nuôi, bổ sung thêm một đối
tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào nuôi cá
nước ngọt nói chung và phát triển phong trào nuôi
cá lồng trên hồ chứa ở Nghệ An nói riêng.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dự án đã tiếp nhận đầy đủ 04 quy trình công
nghệ được giao và đào tạo cho 4 cán bộ kỹ thuật
nắm vững, vận hành thành thạo quy trình công
nghệ nuôi cá leo thương phẩm trong lồng bè trên
thủy vực nước lớn. Xây dựng thành công mô hình
nuôi thương phẩm cá leo trong lồng tại hồ Khe Đá
với quy mô 10 lồng nuôi, tương đương 100m3; sản
xuất được 2.840kg cá leo thương phẩm, kích cỡ
bình quân đạt 1.670g/con; tỷ lệ sống đạt 57,8% với
hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 3,9; năng suất
là 28,4 kg/m3, đạt mục tiêu đề ra. Tổ chức được 01
cuộc hội thảo khoa học đánh giá hiệu quả kinh tế,
bàn giải pháp nhân rộng mô hình và hiệu chỉnh quy
trình công nghệ nuôi phù hợp với điều kiện Nghệ
An cho 30 người tham gia bao gồm các cán bộ kỹ
thuật, quản lý thủy sản, cán bộ khuyến ngư và các
hộ dân ở các huyện có diện tích mặt nước lớn, có
tiềm năng nuôi cá lồng. Kết quả thu được của dự
án đủ điều kiện để tiến hành triển khai nhân rộng
mô hình nuôi mới có hiệu quả kinh tế xã hội cho
các vùng có diện tích mặt nước lớn.
2. Kiến nghị
- Đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép đơn vị
phối hợp với Xí nghiệp Giống nuôi trồng Thủy sản
Khe Đá, huyện Nghĩa Đàn thả một số lượng cá
thương phẩm tại hồ Khe Đá nhằm mục đích tái tạo
nguồn lợi, theo dõi việc sinh sản và khai thác giống
tự nhiên của đối tượng này tại hồ; từ kết quả của
dự án, tuyển chọn 400-500kg cá tiếp tục nuôi, tạo
tiền đề để nghiên cứu ứng dụng về sản xuất giống
và hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo đối
tượng cá leo. 
- Cần có các nghiên cứu sâu hơn về loại thức
ăn công nghiệp thay thế cho cá tạp trong nuôi cá
leo thương phẩm để bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên
và giảm giá thành sản xuất./.
Hội thảo khoa học nhân rộng mô hình của dự ánKiểm tra cá leo nuôi

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_nuoi_thuong_pham_ca_leo_trong_long_be_tren_thuy_vuc.pdf