Mở cửa sổ màng ngoài tim trong điều trị tràn dịch màng ngoài tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi

Đặt vấn đề: Tràn dịch màng tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi là tình trạng bệnh lý nặng, nguy cấp. Tràn dịch màng ngoài tim lượng lớn tái lập nhanh gây chèn ép tim cấp có nguy cơ đe dọa mạng sống người bệnh. Mục đích điều trị là giải tỏa sớm lượng dịch qua chọc hút, đặt ống dẫn lưu, mở cửa sổ màng ngoài tim hay phẫu thuật nội soi lồng ngực có trợ giúp video. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật mở cửa sổ màng tim màng phổi (hay màng tim màng bụng) trên BN ung thư phổi có tràn dịch màng ngoài tim ác tính. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang 35 bệnh nhân ung thư phổi có tràn dịch màng ngoài tim ác tính điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 1/2010 đến tháng 12/2013. Kết quả: nam: 20/35, nữ: 15/35; tuổi trung bình: 51,53. Số lần chọc dò màng tim: 49 lần/35 bệnh nhân với lượng dịch trung bình mỗi lần rút ra là 703ml. Số bệnh nhân mở cửa sổ: 35, mở cửa sổ màng tim- Màng phổi: 21; mở cửa sổ màng tim- màng bụng: 14; thành công: 35; Thất bại: không; Bệnh nặng xin về: 4 ca; Tai biến: 1 ca (tràn khí dưới da); tái phát: 1 ca (sau 2 tháng). Kết luận: Mở cửa sổ màng tim màng phổi (hay màng tim màng bụng) là một thủ thuật cần thiết an toàn nhằm xử trí triệt để tràn dịch màng ngoài tim ác tính để cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư phổi

Mở cửa sổ màng ngoài tim trong điều trị tràn dịch màng ngoài tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi trang 1

Trang 1

Mở cửa sổ màng ngoài tim trong điều trị tràn dịch màng ngoài tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi trang 2

Trang 2

Mở cửa sổ màng ngoài tim trong điều trị tràn dịch màng ngoài tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi trang 3

Trang 3

Mở cửa sổ màng ngoài tim trong điều trị tràn dịch màng ngoài tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi trang 4

Trang 4

Mở cửa sổ màng ngoài tim trong điều trị tràn dịch màng ngoài tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi trang 5

Trang 5

Mở cửa sổ màng ngoài tim trong điều trị tràn dịch màng ngoài tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi trang 6

Trang 6

Mở cửa sổ màng ngoài tim trong điều trị tràn dịch màng ngoài tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 16200
Bạn đang xem tài liệu "Mở cửa sổ màng ngoài tim trong điều trị tràn dịch màng ngoài tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mở cửa sổ màng ngoài tim trong điều trị tràn dịch màng ngoài tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi

Mở cửa sổ màng ngoài tim trong điều trị tràn dịch màng ngoài tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
164 
MỞ CỬA SỔ MÀNG NGOÀI TIM TRONG ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH 
MÀNG NGOÀI TIM ÁC TÍNH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI 
ĐINH TRỌNG TOÀN1 
Đặt vấn đề: Tràn dịch màng tim ác tính ở bệnh nhân ung thư phổi là tình trạng bệnh lý nặng, nguy cấp. 
Tràn dịch màng ngoài tim lượng lớn tái lập nhanh gây chèn ép tim cấp có nguy cơ đe dọa mạng sống người 
bệnh. Mục đích điều trị là giải tỏa sớm lượng dịch qua chọc hút, đặt ống dẫn lưu, mở cửa sổ màng ngoài tim 
hay phẫu thuật nội soi lồng ngực có trợ giúp video. 
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật mở cửa sổ màng tim màng phổi (hay màng tim màng 
bụng) trên BN ung thư phổi có tràn dịch màng ngoài tim ác tính. 
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang 35 bệnh nhân ung thư phổi có tràn dịch màng ngoà i 
tim ác tính điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 1/2010 đến tháng 12/2013. 
Kết quả: nam: 20/35, nữ: 15/35; tuổi trung bình: 51,53. 
Số lần chọc dò màng tim: 49 lần/35 bệnh nhân với lượng dịch trung bình mỗi lần rút ra là 703ml. 
Số bệnh nhân mở cửa sổ: 35, mở cửa sổ màng tim- màng phổi: 21; mở cửa sổ màng tim- màng bụng: 14; 
thành công: 35; Thất bại: không; Bệnh nặng xin về: 4 ca; Tai biến: 1 ca (tràn khí dưới da); tái phát: 1 ca (sau 2 
tháng). 
Kết luận: Mở cửa sổ màng tim màng phổi (hay màng tim màng bụng) là một thủ thuật cần thiết an toàn 
nhằm xử trí triệt để tràn dịch màng ngoài tim ác tính để cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng sống cho 
bệnh nhân ung thư phổi. 
SUMMARY 
Subxyphoid pericardiostomy in management of malignant pericardial effusion 
on lung cancerpatients 
Background: Malignant pericardial effusion on patients with lung cancer is severe medical condition. The 
rapid re-establishment of large epidemic in pericardial tamponade threaten the patient’s life. The purpose of 
treatment is to release fluid early via pericardiocenteris, catheter, pericardiostomy or video assisted 
thoracoscopic surgery (VATS). 
Objectives: Evaluate the results of subxyphoid pericardiostomy (open pericardial window) in lung cancer 
patients with malignant pericardial effusion. 
Research Methods: Retrospective descriptive cross of 35 cases of lung cancer patients with malignant 
pericardial effusion in Pham Ngoc Thach Hospital from 2010 Jan. to 2013 Dec. 
Results: Male 20/35, female 15/35; average age: 51.53. 
Pericardiocentesis: 49 times on 35 cases with mean amount of fluid of 703ml each time. 
Pericardiostomy: 35 cases; surgical creation of a pleuropericardial window: 21cases; surgical creation of a 
peritoneal - pericardial window: 14 cases. 
Result: Success: 35/35; Failures: none; Patient released due to personal reasons: 4; Complications: one 
(subcutaneous emphysema); Recurrence: 1 (after 2months). 
Conclusion: Open pleural pericardial window (or pericardium peritoneum) is a safe and essential produce 
for complete treatment to improve symptoms and enhance the quality of life for lung cancer patients. 
1
 ThS.BS-Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
165 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo Globocan 2012, Cơ quan Quốc tế Nghiên 
cứu Ung thư (International Agency for Research on 
Cancer-IARC) công bố thế giới có 14,1 triệu ca ung 
thư mới. Trong đó ung thư phổi là loại ung thư 
thường gặp nhất với ước tính khoảng 1,8 triệu ca 
mới (chiếm 12,9%), có 58% xảy ra các nước kém 
phát triển. Ở nam giới ung thư phổi đứng đầu trong 
5 loại ung thư thường gặp là phổi, tuyến tiền liệt, đại 
-trực tràng, dạ dày và gan. Ở nữ giới, ung thư phổi 
đứng thứ 3 trong 5 loại ung thư thường gặp là vú, 
đại-trực tràng, phổi, cổ tử cung và dạ dày. Trong số 
8,2 triệu ca ung thư tử vong hàng nĕm thì ung thư 
phổi cũng đứng đầu chiếm gần 1/5 tổng số ca (1,59 
triệu ca tử vong, chiếm 19,4%)[10,13,14]. 
Ở Việt Nam, các ghi nhận quần thể về ung thư 
cho thấy: ung thư phổi nguyên phát có xuất độ cao 
cho cả 2 giới, Ở Hà Nội (2001-2004) ung thư phổi 
đứng thứ nhất ở nam (với xuất độ chuẩn tuổi là 
39,5/100.000 dân), đứng thứ 3 ở nữ (với xuất độ 
chuẩn tuổi là 10,5/100.000 dân. Còn ở Thành phố 
Hồ Chí Minh ung thư phổi đứng thứ nhất ở nam (với 
xuất độ chuẩn tuổi là 29,5/100.000 dân), đứng thứ 3 
ở nữ (với xuất độ chuẩn tuổi là 10,5/100.000 dân)[1]. 
Thực tế hiện nay là tại thời điểm chẩn đoán có 
hơn ¾ số trường hợp bị K phổi giai đoạn muộn: 25% 
số ca có di cĕn hạch và trên 55% đã có di cĕn xa, 
chỉ có khoảng 15% số ca bị ung thư phổi có tổn 
thương còn khu trú tại chỗ. Trong số này, tràn dịch 
màng ngoài tim (TDMNT) cũng thường gặp ở một số 
trường hợp với bệnh cảnh nặng nề do lượng dịch 
lớn tái lập nhanh gây chèn ép tim cấp có nguy cơ đe 
dọa tính mạng bệnh nhân. Yêu cầu cấp thiết cần 
phải làm ngay là giải tỏa lượng dịch màng ngoài tim 
để cứu sống tính mạng bệnh nhân. Hiện nay trên thế 
giới chưa có một phác đồ chuẩn nào dùng để điều trị 
tràn dịch màng ngoài tim được xác nhận. Có nhiều 
phương pháp đang được áp dụng như: chọc hút giải 
áp qua da dưới hướng dẫn của siêu âm (Ultrasound-
guided Pericardiocentesis), chọc hút giải áp qua da 
đặt dẫn lưu có bóng khí (Percutaneous Balloon 
Pericardiotomy), bơm làm dính màng ngoài tim 
(bằng bột talc, tetracycline hydrochloride, 
bleomycin), mở cửa sổ màng ngoài tim (open 
pericardial window), phẫu thuật nội soi lồng ngực có 
trợ giúp video (Video-Assisted Thoracoscopic 
Surgery-VATS)[9,13,14,15]. 
Mở cửa sổ màng ngoài tim là kỹ thuật xâm lấn 
tối thiểu thường được áp dụng cho những bệnh 
nhân bị tràn dịch màng ngoài tim lượng nhiều đã 
chọc hút giải áp nhiều lần vẫn tái lập nhanh, thời 
gian thủ thuật ngắn. Do vậy, chúng tôi thực hiện 
nghiên cứu này nhằm: 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
Đánh giá hiệu quả của các phương pháp xử trí 
tràn dịch màng ngoài tim trên bệnh nhân ung thư 
phổi; xác định độ an toàn, biến chứng và cách xử trí. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang việc xử trí 
các trường hợp tràn dịc ...  hiệu nhất: 
giúp đánh giá rõ ràng tình trạng tràn dịch khu trú hay 
dấu hiệu đè sụp thất phải thì tâm trương và đè sụp 
nhĩ phải thì tâm thu, đồng thời siêu âm tim cũng giúp 
hướng dẫn vị trí và hướng chọc dò. 
Theo Harvey F., Henry J. L[6] 
 Độ dày lớp dịch Lượng dịch ml 
TDMT ít <10mm <500 
TDMT vừa 10-20mm 500-800 
TDMT nhiều >20mm >800 
TDMNT (ác tính) ở bệnh nhân ung thư phổi là 
tình trạng lâm sàng rất nguy hiểm cho sinh mạng 
bệnh nhân, cần kiểm soát ngay nhằm cứu sống sinh 
mạng và kéo dài đời sống người bệnh cũng như cải 
thiện chất lượng sống của họ. Hiện nay chưa có một 
phác đồ chuẩn nào dùng để điều trị TDMNT được 
xác nhận. Có nhiều phương pháp đang được áp 
dụng như: chọc hút giải áp qua hướng dẫn của siêu 
âm (Ultrasound-guided Pericardiocentesis), chọc hút 
giải áp qua da đặt dẫn lưu có bóng khí 
(Percutaneous Balloon Pericardiostomy), bơm làm 
dính MNT (bằng bột talc, tetracycline hydrochloride, 
bleomycin, cisplatin, carboplatin và mitomycin C), 
MCSMNT (open Pericardial Window), Video 
Assisted Thoracoscopic Surgery (VATS). 
Một số kỹ thuật xử trí TDMNT thường được 
áp dụng: 
Chọc dò màng ngoài tim 
Dưới hướng dẫn của siêu âm, dùng kim đâm 
xuyên thành ngực vào khoang màng ngoài tim rút 
dịch nhằm giảm bớt áp lực gia tĕng lên tim đồng thời 
làm xét nghiệm tế bào, sinh hóa và vi trùng học. 
Chỉ định: 
Tràn dịch màng ngoài tim có dấu hiệu chèn ép 
tim cấp. 
TDMNT lượng nhiều đe dọa rối loạn huyết 
động. 
Chống chỉ định chọc dò màng tim 
Bệnh lý về máu (TC <50000/mm3; PT hoặc 
PTT >1,3 so với chứng). 
TDMNT do chấn thương cấp tính. 
TDMNT khu trú. 
TDMNT lượng ít <200ml. 
Chọc hút giải áp qua da đặt ống dẫn lưu có bóng 
khí (Percutaneous Balloon Pericardiotomy) 
Cho tỷ lệ 85-92% thành công với khoảng 30 
ngày sau thủ thuật. 
Phẫu thuật nội soi lồng ngực có trợ giúp video 
(Video Assisted Thoracoscopic Surgery - VATS) 
là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu thực hiện dưới gây 
mê toàn thân. VATS cho phép đánh giá trực quan 
của màng ngoài tim và được dùng khi chẩn đoán 
tràn dịch màng ngoài tim. 
Mở cửa sổ màng ngoài tim 
(Subxyphoid Pericardiostomy-open pericardial 
window) là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu; có tiền 
mê và gây tê tại chỗ; bằng việc tạo một cửa sổ thông 
thương giữa màng tim-màng phổi (hay màng tim-
màng bụng) nhằm giải tỏa toàn bộ lượng dịch từ 
khoang màng ngoài tim vào khoang màng phổi (hay 
màng bụng). Mở cửa sổ màng ngoài tim có thể được 
thực hiện thông qua một vết rạch nhỏ ở đường trắng 
giữa dưới xương ức hoặc qua một vết rạch nhỏ 
giữa các xương sườn bên trái (hay phải) xương ức 
của ngực . 
Cơ sở giải phẫu[2] 
Cơ hoành (diaphragma) là cơ dẹt, rộng, ngĕn 
cách giữa lồng ngực và ổ bụng. Cơ hoành vòm, mặt 
lõm hướng về phía bụng. Cơ hoành gồm phần cơ ở 
xung quanh và phần gân ở giữa nên được coi như 
nhiều cơ hai bụng hợp lại. Cơ hoành có nhiều lỗ để 
cho các tạng, mạch máu và thần kinh đi từ lồng 
ngực xuống bụng hay ngược lại. 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
167 
Màng ngoài tim mặt hoành (facies 
diaphramgmatica) phía dưới dính sát với cơ hoành 
và qua cơ hoành với thùy gan trái và đáy của dạ dày 
nằm ở khoang bụng. 
Màng ngoài tim che phủ tim và phần gần của 
động mạch chủ, tĩnh mạch chủ xuất phát từ tim. 
Màng ngoài tim bao gồm lá thành và lá tạng: lá 
tạng là màng trong sát thượng mạc cơ tim; lá thành 
gồm màng trong và màng sợi. Bề dày của lá thành 
từ 0,8 - 2,5mm. Màng ngoài tim gắn với xương ức, 
cột sống và cơ hoành bằng các dây chằng. Thần 
kinh hoành, động mạch vú trong và các nhánh động 
mạch chủ, mạch bạch huyết là các cấu trúc giúp 
điều hòa, nuôi dưỡng màng ngoài tim. Bình thường 
màng ngoài tim chứa từ 15-50ml dịch, dịch này 
được tiết bởi trung mô ở màng trong của màng 
ngoài tim. 
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN 
Trong thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 
12/2013, chúng tôi theo dõi và xử trí 35 trường hợp 
(nam 20, nữ 15) bị ung thư phổi có tràn dịch màng 
tim tại Khoa Ung Bướu Bệnh viện Phạm Ngọc 
Thạch, ghi nhận kết quả như sau: 
Đặc điểm lâm sàng 
Tuổi 
Nam Nữ 
Trung 
bình thấp nhất 
cao 
nhất 
thấp 
nhất 
cao 
nhất 
BN 20 74 17 73 51.53 
Triệu chứng lâm sàng khi vào viện 
Khó thở: 24/35 (68%); ho 17/35 (48%); đau 
ngực 20/35 (57%); đau đầu 3 (8.5%); sốt 3 (8.5%); 
khàn tiếng: 1 (2.8%); phù mặt 2 (5.7%); sụt cân: 10 
(28.5%). 
Hình ảnh X-quang-CT scan ngực 
X-quang Số BN 
Bóng tim lớn 35/35 
TDMP 1 bên 12/35 
TDMP 2 bên 16/35 
TDMT đơn thuần 7/35 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
168 
Đánh giá tình trạng KPS 
KPS (%) 50 60 70 80 90 
Vào viện 2 7 12 6 7 
Lúc TDMNT 17 12 6 
Kết quả giải phẫu bệnh-tế bào học màng tim – 
dịch màng tim 
Giải phẫu 
bệnh Tế bào 
học 
Xâm lấn ác 
tính 
TBH ác 
tính 
Không 
đánh giá 
Số BN 19 11 5 
Chẩn đoán 
CĐVV: KPKPTBN 34/35 BN có: 
GĐ IIIA TIẾN TRIỂN: 3BN; 
GĐ IIIB TIẾN TRIỂN: 1BN; 
GĐ IV: 30 BN 
KPTBN: 1/35 BN 
CĐ trước thủ thuật: TDMNT: 7/35 BN; 28/35BN 
có TDMNT-MP (16 BN TDMT/TDMP 2 bên). 
Thủ thuật xử trí tràn dịch màng ngoài tim 
Xử trí tràn dịch màng 
ngoài tim 
Số BN Trung bình rút ra 
Chọc hút 1 lần 26 667ml (300-1000ml) 
Chọc hút 2 lần 18 720ml (500-1000ml) 
Chọc hút 3 lần 4 700ml (500-800ml) 
Chọc hút 4 lần 1 800ml 
MCSMTMP 21 550ml 
(250–1400ml) MCSMTMB 14 
Lượng dịch chọc hút ít nhất là 300ml, nhiều 
nhất là 1000ml, trung bình cho mỗi lần chọc hút là 
703ml. 
Thời gian xuất hiện tràn dịch màng tim 
Từ lúc có triệu chứng bệnh phải nhập viện điều 
trị đến khi phát xuất hiện tràn dịch màng ngoài tim 
 Thời gian 
Nhiều nhất 10 tháng 5 ngày 
Ít nhất 1 ngày (7BN) 
Trung bình 1 tháng 2 tuần 
Siêu âm tim 
Trước thủ thuật CDMNT đánh giá chiều dày lớp 
dịch: thấp nhất là 24mm-50mm; có dấu hiệu đè sụp 
thất 17/35, TDMT lượng nhiều: 18/35 
Siêu âm tim Số BN 
TDMT lượng nhiều 18/35 
Đè sụp thất 17/35 
Thời gian đặt ống dẫn lưu 
Đặt ODL MTMP (ngày) MTMB (ngày) 
Nhiều nhất 30 6 
Ít nhất 3 1 
Trung bình 13,5 3,5 
Kết quả xử trí TDMNT 
Kết quả Số bệnh nhân 
Thành công 35 
Thất bại Không 
Tái phát sau mở cửa sổ (2 tháng) 1 
Tai biến (tràn khí dưới da) 1 
Bệnh nặng xin về 4 
BÀN LUẬN 
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị 
tràn dịch màng tim ác tính như: chọc hút giải tỏa qua 
da, đặt catheter dẫn lưu qua da, đặt ống dẫn lưu 
bơm thuốc nhỏ giọt, phẫu thuật mở cửa sổ màng 
ngoài tim, xạ trị hay hóa trị toàn thân Tuy nhiên, 
chọn lựa phác đồ điều trị chuẩn vẫn còn nhiều bàn 
cãi chưa có sự đồng thuận. 
Vấn đề thời sự cấp bách là khi BN có TDMNT 
(ác tính) thì chọn lựa phương pháp nào để xử lý? 
Tạm thời hay triệt để? Luôn luôn lưu ý rằng BN phải 
được chọc rút dịch giải tỏa ngay khi BN có dấu hiệu 
đè sụp thất hay TDMNT lượng nhiều nguy cơ đe dọa 
suy tim trừ khi biện pháp điều trị chung ít xâm lấn có 
thể cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Cá thể 
hóa trong việc lựa chọn biện pháp điều trị phụ thuộc 
một số yếu tố cần cân nhắc bao gồm: tiên lượng 
sống còn của bệnh nhân, giá thành-nguy cơ-tính 
chất ít xâm lấn của thủ thuật nhằm làm giảm triệu 
chứng và tĕng chất lượng sống của bệnh nhân; thời 
gian nằm viện là ít nhất[7,8,9,10]. 
Trong thực tế chúng tôi thực hiện kỹ thuật chọc 
dò (CD) màng ngoài tim (MNT) dưới hướng dẫn của 
siêu âm tim (SAT) màu tại Khoa Hồi sức cấp cứu để 
rút dịch MNT nhằm giải tỏa áp lực tĕng trong khoang 
MNT tránh nguy cơ chèn ép tim cấp. Nếu lượng dịch 
còn tái lập nhanh, chúng tôi thực hiện kỹ thuật mở 
thông cửa sổ giữa khoang màng ngoài tim-màng 
phổi (MCSMTMP) hoặc cửa sổ giữa khoang màng 
ngoài tim-màng bụng (MCSMTMB), sau đó chúng tôi 
đặt ống dẫn lưu (ODL) màng phổi (MP) hay màng 
tim để dẫn lưu dịch. 
Có 49 lượt bệnh nhân được tiến hành chọc hút 
dịch MNT, với đa số là chọc hút dịch MNT 1 lần (26 
BN) hay 2 lần (18 BN); tình trạng lâm sàng của BN 
được cải thiện rõ rệt ngay sau thủ thuật với lượng 
dịch trung bình khoảng 703ml/lần (300-1000ml). 
Phân tích lý do số BN chọc dò MNT lần 3 hay 4 cho 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
169 
thấy một số BN có tình trạng cơ thể rất yếu không 
thể tiến hành thủ thuật MCSMNT hay là bản thân họ 
chưa đồng ý làm thủ thuật. 
Chúng tôi thực hiện thành công thủ thuật 
mở cửa sổ màng tim 35/35 trường hợp với 21/35 
(60%) BN được MCSMTMP (trong đó MCS bên phải 
là 4 BN, bên trái là 17 BN) và MCSMTMB là 14/35 
(40%) BN. Thời gian trung bình lưu ODL ở nhóm BN 
MCSMTMP là 13,5 ngày (3-30 ngày) cao hơn rất 
nhiều so với nhóm MCSMTMB với tỷ lệ tương ứng 
là 3,5 ngày (1-6 ngày). Dễ thấy rằng MCSMTMB thời 
gian đặt ODL được rút ngắn rất nhiều so với 
MCSMTMP là do lượng dịch MNT được đưa thẳng 
xuống màng bụng và màng bụng có thể tái hấp thu 
dịch nhiều hơn trong khi đó lượng dịch giải phóng ra 
màng phổi cần phải dẫn lưu hết ra ngoài. Bởi vậy, 
vấn đề chọn lựa là khi nào nên MCSMTMB? Khi BN 
có TDMNT và không có TDMP hay bị TDMP lượng 
ít. Còn khi BN bị TDMNT kèm TDMP thì chọn lựa 
MCSMTMP lại là giải pháp tối ưu. 
So sánh với nghiên cứu của Kaira K. và CS[8], 
thực hiện trên 8 bệnh nhân ung thư phổi có tràn dịch 
màng tim ác tính được đặt catheter để dẫn lưu dịch 
màng tim và bơm dính bằng mytomycin C, kết quả là 
cả 8 trường hợp được dẫn lưu hết dịch với thời gian 
lưu ống catheter là 7-14 ngày, trung bình 10,5 ngày. 
Có 6/8 trường hợp có kết quả tốt mà không có biến 
chứng gì đáng kể. 
Kết quả này cũng tương đối phù hợp với một 
báo cáo của chúng tôi trước đó là thời gian lưu ODL 
trung bình là 12,5 ngày (5-18 ngày)[3]. 
Jefferson L.G và CS báo cáo thực hiện thủ 
thuật trên 47 bệnh nhân bị ung thư bướu đặc kèm 
tràn dịch màng tim có 46.8% là ung thư vú và 25,6% 
là ung thư phổi. Chọc dò giải tỏa lần đầu cho 29 BN 
với lượng dịch trung bình cho 1 lần là 480ml. Thực 
hiện thủ thuật cho 43 BN: MCSMTMB (n=21); 
MCSMTMP (n=10); VATS (n=4), pericardiodesis 
(n=8); và pericardiocentesis (n=4). Thời gian trung 
bình từ lúc chẩn đoán ung thư tiên phát đến lúc xuất 
hiện tràn dịch màng tim là 34,8 tháng. Trong nghiên 
cứu này của chúng tôi thời gian xuất hiện tràn dịch 
màng tim là 4,75 tháng, lượng dịch trung bình mỗi 
lần chọc hút là 700ml. Sự khác biệt này có lẽ do 
nhiều nguyên nhân: khác do số mẫu nhỏ, khác do 
nhóm đối tượng nghiên cứu là ung thư phổi tiên phát 
với ung thư vú[7]? 
So sánh chỉ số bảng điểm hoạt động cơ thể 
Karnofski (KPS) tại thời điểm bệnh nhân nhập viện 
điều trị và thời điểm xuất hiện tràn dịch màng tim, 
chúng tôi thấy có sự khác biệt rất lớn: thời điểm 
nhập viện có 26/35BN có KPS >70%, thì lúc xuất 
hiện tràn dịch màng tim chỉ có 18/35 BN có KPS 
>70%. Như vậy tình trạng chung của nhóm bệnh 
nhân lúc này là rất nặng, cần can thiệp sớm và kịp 
thời để cứu chữa sinh mạng người bệnh, cải thiện 
triệu chứng lâm sàng và nâng cao chất lượng sống. 
Phân tích tai biến của thủ thuật tại nhóm nghiên 
cứu này chúng tôi thấy không đáng kể ngoài 1/35 
BN bị tai biến tràn khí dưới da (2,85%) do cột lỏng 
ODLMP gây tụt rời vị trí hơi ra ngoài và được xử trí 
kịp thời bằng khâu cố định lại ống dẫn lưu. Có 1 BN 
bị tái phát 2 tháng sau thủ thuật MCSMTMP, đây là 
trường hợp BN bị TDMP 2 bên đóng vách, hóa trị hệ 
thống của BN đáng ứng 1 phần. 4 BN sau thủ thuật 
triệu chứng lâm sàng cải thiện nhưng sau đó lại xấu 
hơn nên thân nhân xin về vì lý do hoàn cảnh riêng 
của gia đình. 
KẾT LUẬN 
Tràn dịch màng ngoài tim ác tính ở bệnh nhân 
ung thư phổi là tình trạng bệnh lý cấp tính rất nặng 
nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu không xử 
trí kịp thời. Hiện nay có thể dùng một hay/và nhiều 
thủ thuật để kiểm soát mức độ và sự tái phát tràn 
dịch màng ngoài tim nhằm cải thiện triệu chứng và 
nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân. 
Chọc hút giải tỏa tràn dịch màng ngoài tim và 
mở cửa sổ màng tim màng phổi (hay MCSMTMB) ở 
bệnh nhân ung thư phổi là phương pháp xử trí 
tương đối dễ thực hiện, an toàn, không biến chứng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Chấn Hùng, “phòng ngừa ung thư”, Tạp 
chí Y học Lâm sàng số 29, 2015; tr 5-13. 
2. Nguyễn Quang Quyền, “bài giảng giải phẫu học”, 
tập II, nxbyh, 2001, tr41-42; tr72-73. 
3. Đinh Trọng Toàn (2008), “Xử trí tràn dịch màng 
tim ác tính trên bệnh nhân ung thư phổi”, Hội 
nghị Khoa học Lao và bệnh phổi; Kỷ yếu các 
công trình nghiên cứu khoa học, TPHCM, 
02/2008 tr 87-98. 
4. Vĕn Minh Trí và CS, “Kết Quả Điều Trị Ngoại 
Khoa Tràn Dịch Màng Tim”, Y học TP Hồ Chí 
Minh, Chuyên đề ung bướu học, tr. 299 - 303, 
2006. 
5. 
2013/S4290/Bai-giang-benh-mang-ngoai-
tim.htm#ixzz4EWHvM3PJ (TIM) 
6. Feigenbaum’s echocardiography, Harvey 
Feigenbaum, Willian F. Armstrong and Thomas 
Ryan, Lippincott Williams and Wilkins, 2005 
7. Jepfeson Luiz Gross and al., Surgical 
Management Of Symptomatic Pericardial 
Effusion In Patients With Solid Manicies. “Annals 
of Surgical Oncology” 13:1732-1738 (2006) 
PHỔI - LỒNG NGỰC 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
170 
© 2006 Society of Surgical Oncology 
s.shtml 
8. Kaira K., et al,Management of Malignant 
Pericardial Effusion with Instillation of Mitomycin 
C in Non-small Cell Lung Cancer, Received June 
20, 2004; accepted December 11, 2004, 
9. Malignant Pericardial Effusions, 
/authors.php?aid=1914 
10. Malignant Pericardial Effusions 
11. Parkin D. M., Cancer Research in the 
Developing world, American Society of Clinical 
Oncology, Alexandria, VA p. 702-718, 2005. 
12. Todd L. Demmy and Chukwnmere Nwogu, 
Malignant Pericardial Effusions, chap. 29: 
Malignant Pleural and Pericardial Effusions 
Surgery of the Chest, Sabiston and Spencer, 7th 
edition, p. 460-463. 
13. US National Cancer Institute (2005), 
“Bevacizumab combined with chemotherapy 
prolongs survival for some patients with 
advanced lung cancer”, [full text]. 
 or 
14. 
g-new.asp; Lung Cancer; Estimated Incidence, 
Mortality and Prevalence Worldwide in 2012. 
15. 
ders/hic-pericardial-effusion. 

File đính kèm:

  • pdfmo_cua_so_mang_ngoai_tim_trong_dieu_tri_tran_dich_mang_ngoai.pdf