Máy siêu vú tự động 3D

Một thống kê gần đây cho thấy chương trình

tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh ở Châu Âu đã

làm giảm tử suất do ung thư vú 26% ở những

phụ nữ được mời tham gia tầm soát và theo dõi

trong 6-11 năm(6).

Điều này có thể giải thích một phần bởi những

liệu pháp mới tuy nhiên có bằng chứng rằng những

tiến bộ trong việc phát hiện sớm có thể đóng vai trò

quyết định nhất(7). Nhũ ảnh có độ nhạy, độ đặc hiệu

và độ tin cậy tuyệt vời(2,3). Tuy nhiên, độ nhạy của

nhũ ảnh thấp đối với vú với mô sợi tuyến có đậm độ

cao trên nhũ ảnh, phụ nữ trẻ hơn 50 tuổi và ung thư

vú kích thước nhỏ. Đây là hạn chế chính của nhũ

ảnh và không phải là lựa chọn số một(4). Các hạn

chế khác của nhũ ảnh như sử dụng tia X, ép đau

làm phụ nữ không chấp nhận thực hiện tầm soát

thường xuyên. Hơn nữa, siêu âm tuyến vú bằng tay

thường quy – HHUS (hand – held ultrasound ) là

phương tiện chẩn đoán hình ảnh tin cậy và được

chấp nhận phổ biến nhất đối với những phụ nữ có

tổn thương vú nghi ngờ trên nhũ ảnh hoặc trên lâm

sàng(11). Mặc dù có nhiều phương tiện bổ trợ cho

nhũ ảnh, siêu âm vẫn được chỉ định nhiều nhất do

khả năng tiếp cận dễ dàng và chi phí thấp. Tuy

nhiên, nó phụ thuộc nhiều vào người làm siêu âm,

tốn thời gian và khả năng tái sử dụng thấp(1).

Để vượt qua những khuyết điểm cố hữu của HHUS,

khái niệm siêu âm tự động toàn bộ thể tích tuyến vú

- ABVS đã ra đời vào cuối thập niên 70(5). Tuy nhiên,

chỉ với những tiến bộ gần đây của kỹ thuật này mới

đưa đến sự quan tâm về vai trò của ABVS đối với

tổn thương tuyến vú.

Các điểm yếu như lệ thuộc người vận hành,

độ lặp lại kém, dễ bỏ sót của siêu âm thường quy

được khắc phục. Các dữ liệu khối với độ phân giải

cao được lưu trữ và đánh giá tại chỗ hoặc đối chiếu

với các trung tâm khác. Với khả năng và chất lượng

hình ảnh vượt trội của ABVS, nó đã được đề xuất

như là một công cụ sàng lọc thích hợp cho ung thư

vú.

Tại Hoa Kỳ, năm 2012 hệ thống ABVS đã được

FDA chấp thuận cho việc tầm soát ung thư vú như

một phương tiện tầm soát bổ sung cho chụp nhũ

ảnh với những phụ nữ có mô vú dày đặc

Máy siêu vú tự động 3D trang 1

Trang 1

Máy siêu vú tự động 3D trang 2

Trang 2

Máy siêu vú tự động 3D trang 3

Trang 3

Máy siêu vú tự động 3D trang 4

Trang 4

Máy siêu vú tự động 3D trang 5

Trang 5

Máy siêu vú tự động 3D trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 8680
Bạn đang xem tài liệu "Máy siêu vú tự động 3D", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Máy siêu vú tự động 3D

Máy siêu vú tự động 3D
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
276 
MÁY SIÊU VÚ TỰ ĐỘNG 3D 
Automated breast volume scanner (abvs) 
BÙI THỊ THANH TRÚC1, ĐỖ BÌNH MINH2 
MD Ellen B. Mendelson ( Chair, subcommittee on BIRADS – US 2013® 
1
 BSCKI. Khoa Nội soi - Siêu âm - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
2
 BS. Phó Trưởng Khoa Nội soi - Siêu âm, Phụ trách Khoa - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
MỞ ĐẦU 
Một thống kê gần đây cho thấy chương trình 
tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh ở Châu Âu đã 
làm giảm tử suất do ung thư vú 26% ở những 
phụ nữ được mời tham gia tầm soát và theo dõi 
trong 6-11 nĕm(6). 
Điều này có thể giải thích một phần bởi những 
liệu pháp mới tuy nhiên có bằng chứng rằng những 
tiến bộ trong việc phát hiện sớm có thể đóng vai trò 
quyết định nhất(7). Nhũ ảnh có độ nhạy, độ đặc hiệu 
và độ tin cậy tuyệt vời(2,3). Tuy nhiên, độ nhạy của 
nhũ ảnh thấp đối với vú với mô sợi tuyến có đậm độ 
cao trên nhũ ảnh, phụ nữ trẻ hơn 50 tuổi và ung thư 
vú kích thước nhỏ. Đây là hạn chế chính của nhũ 
ảnh và không phải là lựa chọn số một(4). Các hạn 
chế khác của nhũ ảnh như sử dụng tia X, ép đau 
làm phụ nữ không chấp nhận thực hiện tầm soát 
thường xuyên. Hơn nữa, siêu âm tuyến vú bằng tay 
thường quy – HHUS (hand – held ultrasound ) là 
phương tiện chẩn đoán hình ảnh tin cậy và được 
chấp nhận phổ biến nhất đối với những phụ nữ có 
tổn thương vú nghi ngờ trên nhũ ảnh hoặc trên lâm 
sàng(11). Mặc dù có nhiều phương tiện bổ trợ cho 
nhũ ảnh, siêu âm vẫn được chỉ định nhiều nhất do 
khả nĕng tiếp cận dễ dàng và chi phí thấp. Tuy 
nhiên, nó phụ thuộc nhiều vào người làm siêu âm, 
tốn thời gian và khả nĕng tái sử dụng thấp(1). 
Để vượt qua những khuyết điểm cố hữu của HHUS, 
khái niệm siêu âm tự động toàn bộ thể tích tuyến vú 
- ABVS đã ra đời vào cuối thập niên 70(5). Tuy nhiên, 
chỉ với những tiến bộ gần đây của kỹ thuật này mới 
đưa đến sự quan tâm về vai trò của ABVS đối với 
tổn thương tuyến vú. 
Các điểm yếu như lệ thuộc người vận hành, 
độ lặp lại kém, dễ bỏ sót của siêu âm thường quy 
được khắc phục. Các dữ liệu khối với độ phân giải 
cao được lưu trữ và đánh giá tại chỗ hoặc đối chiếu 
với các trung tâm khác. Với khả nĕng và chất lượng 
hình ảnh vượt trội của ABVS, nó đã được đề xuất 
như là một công cụ sàng lọc thích hợp cho ung thư 
vú. 
Tại Hoa Kỳ, nĕm 2012 hệ thống ABVS đã được 
FDA chấp thuận cho việc tầm soát ung thư vú như 
một phương tiện tầm soát bổ sung cho chụp nhũ 
ảnh với những phụ nữ có mô vú dày đặc. 
ABVS LÀ GÌ? 
ABVS là chữ viết tắt của Automated Breast 
Volume Scan, là máy siêu âm tự động toàn bộ thể 
tích tuyến vú. 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
277 
Hình 1. Hệ thống ACUSON S2000™ Automated 
Breast Volume Scanner, với đầu dò khối 14L5BV 
gắn liền với cánh tay cơ khí. 
Hình 2. Đầu dò khối 14L5BV với 14 MHz, 15.4cm, 
và 768 chấn tử 
LỊCH SỬ ABVS 
Trên thế giới 
Máy siêu âm vú tự động được giới thiệu vào 
thập niên 70 của thế kỉ XX bởi Maturo và cộng sự. 
Sự quan tâm về những hình ảnh 3 chiều của vú 
đã tĕng lên từ những nĕm đầu của thập niên 1990 
sau sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình vi 
tính. Hình ảnh 3D hiện tại đã trở nên phổ biến trên 
toàn thế giới. 
Hiện tại, khả nĕng của những khảo sát tuyến vú 
có sự hỗ trợ của máy tính được cung cấp bởi nhiều 
hệ thống siêu âm chẩn đoán. Một ví dụ của thiết bị 
quét 3D tự động hiện đại là hệ thống Acuson S2000 
ABVS (Automated Breast Volume Scan) từ Siemens 
AG. Ở Châu Âu, Siemens AG đã phát triển hệ thống 
Acuson S2000 ABVS của họ, dựa trên kỹ thuật U-
Systems, và đây là sản phẩm thương mại đầu tiên 
loại này trên thị trường Nga (hình 1). 
Máy siêu âm này sử dụng một nguyên lý khác 
biệt hoàn toàn để có được những hình ảnh vú tự 
động. Nó được trang bị một đầu dò tần số cao đặc 
biệt và trường quan sát rộng, đầu dò có bản lớn 
(15x17cm) được kết nối với máy siêu âm như là một 
thiết bị riêng lẻ. Đầu dò này có kỹ thuật và hình dạng 
tương tự với tấm ép của máy nhũ ảnh tiêu chuẩn. 
Những hệ thống tự động 3D đã được chứng nhận ở 
Mỹ và Châu Âu, dẫn đến những nghiên cứu sàng lọc 
nĕm 2012 về phát hiện ung thư vú như là một thiết bị 
bổ trợ cho nhũ ảnh và dùng để tầm soát ở những 
phụ nữ có mô vú dày đặc mà không có triệu chứng 
lâm sàng. 
Ở các phòng khám ở Châu Âu và Mỹ, một 
protocol thống nhất về khảo sát tuyến vú có sự trợ 
giúp của máy tính đã được sử dụng, bao gồm 3 lần 
quét cắt liên tiếp mỗi bên vú (một ở mặt phẳng 
coronal và hai ở các mặt phẳng chếch). Mỗi lần quét 
tự động kéo dài trung bình 1 phút. Bản đầu dò 
(transducer paddle) được đặt lên vú với một lực ép 
nhẹ để cố định tuyến vú. Tùy theo kích cỡ của vú, có 
thể đòi hỏi phải quét nhiều hơn một lần để bao phủ 
được toàn bộ vùng quan tâm. Tổng thời gian trung 
bình để hoàn tất khảo sát là 15 phút. Sự hợp nhất 
cho phép những hình ảnh vú tiêu chuẩn có thể có 
được mà không cần quá nhiều kinh nghiệm và bằng 
cấp của bác sỹ và kỹ thuật viên, và không giống như 
HHUS, khảo sát có thể thực hiện bởi những kỹ thuật 
viên được huấn luyện, điều này làm giảm áp lực trên 
người bác sỹ. Sau khi ghi hình, dữ liệu 3D được lưu 
trữ trên ổ đĩa cứng của thiết bị và được chuyển đến 
trạm đọc (workstation) đặc biệt để bác sỹ sẽ đọc và 
phân tích sau đó. 
Tại Việt Nam 
*Nĕm 2015, Phòng khám Đa khoa Hữu Nghị - 
TP. Hồ Chí Minh là phòng khám đa khoa tiên phong 
tại Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư hệ thống máy 
siêu âm Acuson S2000 của Siemens để tầm soát 
ung thư vú. 
*Thiết bị tầm soát ung thư vú Invenia TM ABUS 
được Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City 
(Hà Nội) và Vinmec Central Park (TP HCM) đưa về 
ứng dụng từ tháng 11/2016. 
*Tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 5 nĕm 
2017, Trung tâm Y khoa MEDIC Hòa Hảo ra mắt hệ 
thống ACUSON S2000 ABVS của Siemens 
Healthineers. 
*Tại Đà Nẵng, lễ ra mắt hệ thống quét khối 3D 
nhũ tự động ABVS tích hợp siêu âm đàn hồi mô định 
lượng ARFI được tổ chức vào ngày 12 tháng 8 nĕm 
2017 tại Bệnh Viện Phụ Nữ Đà Nẵng. 
VÚ 
 ... ng dụng lâm sàng của máy 
siêu âm vú tự động trong việc phát hiện và chẩn 
đoán tổn thương vú so với siêu âm vú thường quy” 
của các tác giả S.-K. Jeh và cs; Seoul/KR. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Trong nghiên cứu này, tác giả chọn những 
bệnh nhân đã có kế hoạch sinh thiết vú và thực hiện 
siêu âm vú bằng máy ABVS cho những bệnh nhân 
này- bao gồm cả những bệnh nhân khám tầm soát 
không có triệu chứng lâm sàng và những bệnh nhân 
có triệu chứng. Để so sánh tỷ lệ phát hiện và khả 
nĕng chẩn đoán của hai hệ thống siêu âm HHUS và 
ABVS, các tác giả đánh giá hình ảnh của HHUS và 
ABVS đối với những tổn thương vú đã có bằng 
chứng giải phẫu bệnh này. 
Kết luận: Trong nghiên cứu này với tất cả 
những tổn thương đều có kết quả giải phẫu bệnh, 
khả nĕng chẩn đoán của ABVS cao hơn đáng kể 
so với HHUS, đặc biệt là về độ đặc hiệu. Tất cả 
những tổn thương vú ác tính được quan sát trên 
HHUS đều được nhận ra trên ABVS, mặc dù vài tổn 
thương nhỏ bị bỏ sót. Kích thước của tổn thương 
và xếp loại BI-RADS càng lớn, tỷ lệ phát hiện tổn 
thương của ABVS càng cao. Với nhiều phần bổ 
trợ, máy siêu âm vú tự động 3D sẽ là một thiết bị 
chẩn đoán hứa hẹn thay thế HHUS. 
2. Nghiên cứu “ABVS có phải là một phương 
tiện tầm soát ung thư vú có thể sử dụng được 
không” của các tác giả T. Seaton, E. Hughes, S. 
Pandya, F. Mulenga, K. Satchithananda, W. E. 
Svensson, D. Cunningham, A. K. Lim; London/UK. 
Kết luận: ABVS đã vượt qua những vấn đề phụ 
thuộc người vận hành và cho phép tái sử dụng, hình 
ảnh được chuẩn hóa. Tính tiện lợi và chất lượng 
hình ảnh của ABVS rất tốt và nó được đề xuất là 
phương tiện tầm soát ung thư vú thích hợp(9-11). Ở 
Mỹ, hệ thống somo-v ABUS đã nhận được sự chấp 
thuận của FDA 510(k) [Cục quản lý Thực phẩm và 
Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration)] 
đối với tầm soát ung thư vú như là một phương tiện 
hỗ trợ cho nhũ ảnh đối với những phụ nữ không có 
triệu chứng và có mô vú dày. 
KỸ THUẬT 
Bước 1: Đặt bệnh nhân 
Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa, đặt 
gối dưới lưng. 
Tư thế tay: Đặt cánh tay bệnh nhân sao cho mô 
vú trải hết thành ngực. 
Vị trí của tay và cơ thể bệnh nhân sẽ thay đổi 
theo kích cỡ vú. 
Bước 2: Chuẩn bị bệnh nhân 
Máy ABVS được thiết kế để sử dụng lotion thay 
vì dung gel truyền thống vì lotion có ít bọt khí và do 
đó cho hình ảnh tối ưu. Dùng một lượng vừa đủ 
lotion trải đều trên vú với cây đè lưỡi. Thêm một ít 
lotion ở vùng núm vú để có được hình ảnh đẹp nhất. 
Bước 3: Ghi hình 
ƯU ĐIỂM 
Tầm soát cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi (nhũ ảnh: 
phụ nữ >40t), không ép, không đau, không sử dụng 
bức xạ. 
- Tư thế bệnh nhân nằm ngữa giống với tư thế 
phẫu thuật, trong khi BN đứng đối với nhũ ảnh và 
nằm sấp đối với MRI. Các lát coronal sẽ được sử 
dụng để lập kế hoạch phẫu thuật. 
- ABVS tầm soát tốt với mô vú dày đặc, là hạn 
chế của nhũ ảnh. 
- Tần số 14 MHZ giúp phát hiện vi vôi hóa 0.5-
1mm. 
- Khẩu độ rộng đầu dò thu được toàn bộ thể 
tích vú trong một lần quét trong khi nhũ ảnh thường 
bỏ sót một số khu vực đáng quan tâm của vú vì đè 
ép mang tính chủ quan, phụ thuộc nhiều vào kinh 
nghiệm của kỹ thuật viên, khó khĕn đối với những 
phụ nữ có đặt túi ngực 
- Sàng lọc cho phụ nữ trẻ, theo dõi u lành tính.- 
Làm rõ toàn bộ khối u trước sinh thiết/phẫu thuật.- 
Ước lượng chính xác vị trí, kích thước khối u.- Phát 
hiện khối u đa ổ, đa trung tâm. 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
279 
- Phát hiện các khối u bị che khuất, vì mô vú 
đặc có thể gây âm tính giả và ẩn giấu các dấu hiệu 
ác tính trên nhũ ảnh. 
- Hỗ trợ công nghệ loại bóng núm vú và xảo 
ảnh phản chiếu liên tiếp. 
- CT và MRI không thể so sánh với nhũ ảnh vì 
hình ảnh không tương thích. 
- Với tiến bộ của siêu âm vú tự động và cải tiến 
công nghệ 3D cùng tư thế BN và việc đè nén tương 
tự, ABVS có thể so sánh với nhũ ảnh. 
- ABVS lợi thế với vú mỡ 
GIỚI HẠN CỦA KỸ THUẬT ABVS 
Kỹ thuật ABVS có một vài hạn chế. 
1. Siêu âm tuyến vú tự động giới hạn ở những 
phụ nữ có vú lớn – gọi là ptosis[1,2]. Isobe và cs[3] đã 
chỉ ra những khó khĕn trong việc quét những tuyến 
vú có kích thước lớn và vùng sau núm vú mặc dù bề 
mặt quét của máy khá lớn. Hơn nữa, họ cho là ngay 
cả với kỹ thuật quét tối ưu, những vùng ngoại vi của 
nhu mô vú cũng không được bao phủ hoàn toàn bởi 
ABVS[3]. Do đó, vài vùng của vú, như những vùng 
bên nằm sâu, không được quan sát đầy đủ và bao 
phủ hoàn toàn khi sử dụng hệ thống ABVS. Trường 
quét 17cm không cho phép bao gồm toàn bộ thể tích 
tuyến vú trong một lần quét đơn độc ở những bệnh 
nhân có cup size F hoặc lớn hơn. Điều này làm giảm 
giá trị chẩn đoán của ABVS khi so sánh với siêu âm 
hai chiều quy ước (conventional two-dimensional 
ultrasound). Điều này chỉ phát sinh với mặt phẳng 
coronal, trong đó những phần ngoài của tuyến vú 
không được đè ép tốt và có thể không được khảo 
sát tốt, nhưng có thể sử dụng vài hướng khảo sát 
đặc biệt - bệnh nhân nằm nghiêng để quét phần phía 
ngoài của mô tuyến hoặc đẩy mô vú ra ngoài để 
quét những phần trong của tuyến vú. Tương tự, sử 
dụng kỹ thuật di chuyển vú xuống dưới để quét phần 
trên hoặc di chuyển lên trên để quét phần dưới. Nếu 
một tổn thương được phát hiện ở các cung phần tư 
dưới hoặc trong trên nhũ ảnh, nó sẽ có thể được 
khảo sát bổ sung bằng cách quét từ thế mediolateral 
hoặc chỉ quét riêng phần trong của vú. 
2. ABVS ít có khả nâng khảo sát vùng nách 
nhất là phụ nữ gầy, mặc dù điều này rất quan trọng 
trong chẩn đoán ung thư vú. Do đó, cần làm thêm 
siêu âm quy ước 2D vùng nách nếu siêu âm ABVS 
có nghi ngờ. Mặt hạn chế này của ABVS đã được 
ghi nhận bởi tất cả những nhà nghiên cứu, và điều 
này đã làm giới hạn khả nĕng sử dụng phương pháp 
này trong tầm soát. 
Theo kinh nghiệm lâm sàng, đã gặp một trường 
hợp chẩn đoán ung thư vú đa ổ ở vùng hố nách bị 
âm tính giả. Phân tích hồi cứu những dãy sắp xếp 
của các dữ liệu siêu âm đã được lưu trữ đã cho thấy 
khối u nằm ngoài trường khảo sát. Không thể bao 
phủ vùng nách hoàn toàn khi quét toàn bộ thể tích 
tuyến vú, và do đó chúng ta không thể thấy khối u từ 
những dữ liệu 3D. Để tránh những trường hợp âm 
tính giả như vậy, bệnh nhân nên được khảo sát 
vùng nách bằng siêu âm 2D quy ước trước, rồi khảo 
sát bằng ABVS sau. 
3. Ngoài ra, xảo ảnh bóng lưng xảy ra ở vùng 
sau núm vú mặc dù đã có thuật toán đặc biệt (công 
cụ làm giảm bóng lưng núm vú có khả nĕng chỉnh 
sửa - adaptive nipple shadow reduction tool) được 
sử dụng để làm giảm bóng lưng núm vú và mở rộng 
đến một mức độ nào đó ở những vùng còn lại của 
thể tích tuyến vú. Do đó, một vùng nào đó của nhu 
mô vú có thể bị mất dữ liệu. Điều này có thể là giảm 
tiềm nĕng chẩn đoán so với siêu âm 2D thông 
thường (HHUS - handheld ultrasound). Như đã đề 
cập ở trên, một kỹ thuật đặc biệt để có được dữ liệu 
thể tích đã được đề nghị sử dụng. Định vị chức nĕng 
hoặc hoạt động của một bên cơ thể (lateralization) 
tối đa của núm vú được dùng để tránh những xảo 
ảnh này và làm giảm những vùng không nhìn thấy. 
4. Trong suốt thời gian quét tự động, những xảo 
ảnh do cử động hoặc nói chuyện sẽ xuất hiện trong 
vài trường hợp. Sự thiếu tiếp xúc của màng quét 
trên da của tuyến vú có thể gây ra vài xảo ảnh trong 
vùng câm (in the so-called “dumb” zone), ví dụ như 
vùng sẹo biến dạng của vú sau phẫu thuật cắt bướu 
hoặc phẫu thuật hình rẽ quạt (sectoral resection), 
vùng co kéo nghiêm trọng của núm vú và biến dạng 
vú trong ung thư vú xâm nhiễm, những trường hợp 
đặt túi ngực. Trong những trường hợp này, chúng ta 
nên khảo sát bằng kỹ thuật 2D tiêu chuẩn. 
5. Kỹ thuật ABVS mặc dù có độ nhạy cao 
nhưng lại có độ đặc hiệu thấp với nhiều trường hợp 
dương tính giả. Nhiều trường hợp phải mất thời gian 
khảo sát siêu âm lại lần thứ hai. Do thiếu những tiêu 
chuẩn mô tả được chuẩn hóa và có những xảo ảnh 
về kỹ thuật trong bộ dữ liệu thể tích nên đã dẫn đến 
độ đặc hiệu thấp là 52,8%. Trong tất cả các nghiên 
cứu, tỷ lệ ca đối chứng không phải là đại diện cho 
toàn thể dân số. Do đó, kết quả liên quan đến độ 
nhạy, độ đặc hiệu, và tỷ lệ phải siêu âm lại lần hai 
không thể áp dụng cho dân số chung và do đó phải 
cẩn thận khi diễn giải kết quả này. Vấn đề này có thể 
được giải quyết qua lần khảo sát thứ hai bởi một bác 
sỹ khác. 
Mặc dù có nhiều thuận lợi đã được biết, kỹ 
thuật ABVS vẫn là một kỹ thuật tốn thời gian hơn là 
siêu âm 2D quy ước. Kỹ thuật này đòi hỏi huấn 
luyện không chỉ là bác sĩ chẩn đoán hình ảnh mà 
còn cả điều dưỡng và phụ tá để làm giảm áp lực kỹ 
thuật trên bác sĩ. Một số trường hợp làm ABVS đã 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
280 
chỉ ra rằng siêu âm vú 3D ABVS mất ít thời gian hơn 
siêu âm 2D quy ước. Nếu có nhiều sang thương ở 
tuyến vú, thời gian khảo sát sẽ kéo dài. Với kỹ thuật 
siêu âm 3D, những vấn đề về lưu trữ thông tin kỹ 
thuật số được đặt ra. Thể tích trung bình của một 
khảo sát trung bình là 2G do phải duy trì thông tin 
cắt lớp của 6 chiều thế cơ bản. 
Tất cả những yếu tố được đề cập ở trên cho 
thấy rằng hiện tại ABVS phải được xem xét như một 
tiếp cận thử nghiệm. ABVS cần thời gian để được 
chấp nhận trong thực hành y khoa. Để thúc đẩy kỹ 
thuật này, chắc chắn cần thêm nhiều nghiên cứu, 
những nghiên cứu tiến cứu với đoàn hệ 
bệnh nhân lớn hơn, và một thiết kế nghiên cứu đa 
trung tâm. 
KẾT LUẬN 
ABVS là một phương pháp có thể thực hiện 
được mà trong tương lai có thể được hợp nhất vào 
quy trình làm việc của một trung tâm ung thư vú. 
ABVS bảo đảm sự an toàn cao cho bệnh nhân 
vì không có nguy cơ phơi nhiễm tia phóng xạ ion 
hóa và không sử dụng chất tương phản. 
ABVS là phương pháp có độ nhạy cao để phát 
hiện ung thư vú cả bằng hiện tượng co kéo và 
những xáo trộn cấu trúc thấy được trong toàn bộ 
tuyến vú. Phụ nữ có mô vú dày đặc có thể được 
hưởng lợi từ ABVS vì hiệu quả của quy trình được 
cải thiện và không bị phụ thuộc người vận hành. 
ABVS được đề xuất sử dụng cùng với nhũ ảnh 
để nâng dộ nhạy và độ đặc hiệu của việc phát hiện 
ung thư vú. 
ABVS có nhiều ưu điểm so với HHUS vì nó ít 
phụ thuộc người vận hành và có thể tái sử dụng 
nhiều lần. Một đầu dò tần số cao có độ mở lớn đặc 
biệt (special wide aperture high-frequency probe) 
cung cấp độ tương phản và chất lượng hình ảnh tốt, 
và với sự trợ giúp của nó, vị trí của những tổn 
thương có thể được xác định chính xác hơn bằng 
cách ghi nhận hình ảnh của toàn bộ tuyến vú. 
Những bệnh nhân có khối u vú ác tính lớn hơn 5cm 
cần hóa trị tân hỗ trợ thì có thể được hưởng lợi tự kỹ 
thuật tự động này bởi vì thiết bị siêu âm bằng tay có 
bề mặt (footprint) nhỏ hơn (5cm) và do đó bị giới hạn 
trong việc đánh giá sự lan rộng của bệnh. 
Với kỹ thuật ABVS, hình ảnh cắt lớp giúp lập kế 
hoạch phẫu thuật có thể có được dễ dàng hơn. Sự 
ghi hình với ABVS có thể được thực hiện hiệu quả 
với người trợ giúp y khoa. Việc đọc lại kết quả lần 
thứ hai bởi những người khảo sát thêm và đánh giá 
trong quá trình theo dõi không phải là vấn đề lớn và 
điều đó thì có vai trò quan trọng trong các chương 
trình tầm soát. Hơn nữa, ABVS cho phép trả kết quả 
chậm bất cứ lúc nào cần. 
Những lát cắt coronal của ABVS có thể hỗ trợ 
việc sinh thiết chính xác hoặc lập kế hoạch phẫu 
thuật. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng ngày nay nhũ 
ảnh và ABVS có thể hợp nhất trong thực hành ở 
những trung tâm ung bướu và những bệnh viện đa 
khoa. Để thúc đẩy kỹ thuật này chắc chắn cần thêm 
nhiều nghiên cứu, những nghiên cứu tiến cứu với 
đoàn hệ bệnh nhân lớn hơn, và một thiết kế nghiên 
cứu đa trung tâm. 
Người ta có thể dễ dàng tưởng tượng trong 
tương lai, có thể sau khi được cải thiện hơn, kỹ thuật 
này sẽ được sử dụng trong tầm soát những bệnh 
nhân trẻ hơn, dưới 40 tuổi và những phụ nữ có mô 
vú dày đặc, và những khảo sát thêm như CT, MRI 
và nhũ ảnh sẽ chỉ dành riêng cho những trường hợp 
mà dữ kiện siêu âm không kết luận được. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Berg WA. Tailored supplemental screening for 
breast cancer: what now and what next? AJR 
Am J Roentgenol 2009; 192:390-9. 
2. Duijm LE, Louwman MW, Groenewoud JH, van 
de Poll-Franse LV, Fracheboud J, Coebergh JW: 
Inter-observer variability in mammography 
screening and effect of type and number of 
readers on screening outcome. Br J Cancer 
2009, 100(6):901-907 
3. Independent UK Panel on Breast Cancer 
Screening: The benefits and harms of breast 
cancer screening: an independent review. 
Lancet 2012, 380(9855):1778-1786. 
4. Kolb TM, Lichy J, Newhouse JH. Comparison of 
the performance of screening mammography, 
physical examination, and breast US and 
evaluation of factors that influence them: an 
analysis of 27, 825 patient evaluations. 
Radiology 2002; 225: 165-75. 
5. Maturo VG, Zusmer NR, Gilson AJ, Smoak WM, 
Janowitz WR, Bear BE, Goddard J, Dick DE: 
Ultrasound of the whole breast utilizing a 
dedicated automated breast scanner. Radiology 
1980, 137(2):457-463. 
6. Njor S, Nyström L, Moss S, Paci E, Broeders M, 
Segnan N, Lynge E; Euroscreen Working Group. 
Breast cancer mortality in mammographic 
screening in Europe: a review of incidence-
based mortality studies. J Med Screen. 2012; 19 
Suppl 1: 33-41. 
7. Parkin DM, Fernandez LM: Use of statistics to 
assess the global burden of breast cancer. 
Breast J 2006, 12(1): S70-80. 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
281 
8. S.-K. Jeh et al., Clinical Utility of Automated 
Breast ultrasonography in detecting and 
diagnosing breast lesions compared to handheld 
ultrasonography, ECR 2014. 
9. T. Seaton ET AL., Is Automated Breast Volume 
Sonography (ABVS) a viable tool for breast 
cancer screening?, ECR 2014. 
10. Veronika Gazhonova, 2015, 3D Automated 
Breast Volume Sonography, Springer, 133 
pages. 
11. Zonderland HM, Coerkamp EG, Hermans J, van 
de Vijver MJ, van Voorthuisen AE: Diagnosis of 
breast cancer: contribution of US as an adjunct 
to mammography. Radiology 1999, 213 (2):413-
422. 

File đính kèm:

  • pdfmay_sieu_vu_tu_dong_3d.pdf