Mẫu thoả ước lao động tập thể

Điều 1 : Bản Thỏa ước Lao động tập thể này quy định mối quan hệ giữa hai bên về trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên và đảm bảo xã hội cho người lao động trong thời gian thỏa ước có hiệu lực, đồng thời Thỏa ước này đã được tập thể người lao động góp ý, bổ sung trước khi ký kết.

Điều 2 : Thỏa ước này có hiệu lực trong thời gian 3 năm, sau đó thỏa ước sẽ được xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc được tiếp tục theo từng thời gian tùy theo sự thỏa thuận của hai bên khi hết hạn.

Sau khi hết hạn nếu hai bên không có ý kiến sửa đổi, bổ sung thì thỏa ước này sẽ được gia hạn và đăng ký tại Cơ quan Lao động, đồng thời Thỏa ước này là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp lao động tại Công ty.

Mọi trường hợp khác không được ấn định trong thỏa ước sẽ được giải quyết theo các Văn bản pháp quy của Nhà nước.

 

Mẫu thoả ước lao động tập thể trang 1

Trang 1

Mẫu thoả ước lao động tập thể trang 2

Trang 2

Mẫu thoả ước lao động tập thể trang 3

Trang 3

Mẫu thoả ước lao động tập thể trang 4

Trang 4

Mẫu thoả ước lao động tập thể trang 5

Trang 5

Mẫu thoả ước lao động tập thể trang 6

Trang 6

Mẫu thoả ước lao động tập thể trang 7

Trang 7

Mẫu thoả ước lao động tập thể trang 8

Trang 8

Mẫu thoả ước lao động tập thể trang 9

Trang 9

Mẫu thoả ước lao động tập thể trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 13 trang viethung 03/01/2022 8360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mẫu thoả ước lao động tập thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mẫu thoả ước lao động tập thể

Mẫu thoả ước lao động tập thể
CÔNG TY TNHH TM – DV MINH PHƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 KV 7- P. Bùi Thị Xuân – TP. Quy Nhơn Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 = = = = = =O0O= = = = = = = = = = = =O0O= = = = = = 
THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
	- Căn cứ Bộ Luật lao động của nước Cọâng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012. 
- Căn cứ Luật Công đoàn Việt Nam số 12/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/6/2012. 
- Để bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động.
Hôm nay, ngày 06 tháng 03 năm 2015 tại Văn phòng Công ty chúng tôi gồm có:
ĐẠI DIỆN BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (gọi tắc là Công ty) :
Ông: Nguyễn Minh Điển 	 Giám Đốc làm đại diện 
Địa chỉ: KV7 – P. Bùi Thị Xuân – TP. Quy Nhơn - Bình Định. 
Điêïn thoại - Fax : (056).3510000 
 ĐẠI DIỆN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (gọi tắc là Công đoàn):
Ông: Trần Hiếu Trung 	 Chủ tịch CĐCS làm đại diện
 Cùng nhau ký Thỏa ước lao động tập thể với các nội dung chính như sau:
	CHƯƠNG I:
	NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Bản Thỏa ước Lao động tập thể này quy định mối quan hệ giữa hai bên về trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên và đảm bảo xã hội cho người lao động trong thời gian thỏa ước có hiệu lực, đồng thời Thỏa ước này đã được tập thể người lao động góp ý, bổ sung trước khi ký kết.
Điều 2 : Thỏa ước này có hiệu lực trong thời gian 3 năm, sau đó thỏa ước sẽ được xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc được tiếp tục theo từng thời gian tùy theo sự thỏa thuận của hai bên khi hết hạn.
Sau khi hết hạn nếu hai bên không có ý kiến sửa đổi, bổ sung thì thỏa ước này sẽ được gia hạn và đăng ký tại Cơ quan Lao động, đồng thời Thỏa ước này là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp lao động tại Công ty.
Mọi trường hợp khác không được ấn định trong thỏa ước sẽ được giải quyết theo các Văn bản pháp quy của Nhà nước.
Điều 3: Nhiệm vụ và trách nhiệm tổng quát của hai bên.
3.1- Người sử dụng lao động: Cam kết thực hiện đầy đủ mọi thỏa thuận trong thỏa ước và tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ và đảm bảo quyền tự do hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
3.2- Người lao động: Tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh những điều đã ký kết trong Thỏa ước, trong Hợp đồng lao động cá nhân. Triệt để chấp hành quy chế, nội quy của Công ty.
	CHƯƠNG II:
VIỆC LÀM VÀ ĐẢM BẢO VIỆC LÀM – THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI . 
Điều 4: Người sử dụng lao đôïng có trách nhiệm tìm mọi biện pháp tích cực, hiệu quả giải quyết vệc làm cho người lao động. Trường hợp khi thay đổi cơ cấu công nghệ (đổi mới máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật) mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong Doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại người lao động để sử dụng vào chỗ làm việc mới.
Công ty sẽ thực hiện ký kết hợp đồng lao động trực tiếp với người lao động sau khi chấm dứt thời gian học việc hoặc thử việc nếu xét thấy người lao động đủ khả năng làm việc tại công ty. Đồng thời công ty sẽ đảm bảo đăng ký số lao động được tuyển dụng với cơ quan quản lý lao động.
Hợp đồng lao động được ký kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. 
Công ty sẽ ký kết các loại hợp đồng như: Hợp đồng lao động thời vụ, Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ: 12 - 36 tháng và Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Điều 5: Chấm dứt Hợp đồng lao động, trợ cấp thôi việc:
5.1- Người sử dụng lao động căn cứ điều 36 và điều 38 chương III của Bộ Luật lao động năm 2012 chấm dứt Hợp đồng lao động và có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cá nhân đối với người lao động.
5.2- Người lao động: Căn cứ điều 37 chương III của Bộ Luật lao động năm 2012 có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cá nhân đối với người sử dụng lao động. 
	5.3- Khi Hợp đồng lao động chấm dứt theo qui định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và10 Điều 36 của Bộ Luật lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên tại Công ty từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc là nửa tháng lương.
Điều 6: Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật căn cứ Điều 43 chương III của Bộ Luật lao động năm 2012 thực hiện.
Điều 7: Theo định hướng phát triển và yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, hằng năm Giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỷ năng nghề cho người lao động đang làm việc tại công ty.
Ngoài nhu cầu đào tạo của Công ty, người lao động muốn tự đi học để nâng cao nghiệp vụ tiếp tục làm việc tại Công ty, Công ty tạo điều kiện cho người lao động làm thủ tục nhập học, chi phí vật chất trong quá trình học tập do người lao động tự lo liệu.
Điều 8: Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương theo Điều 98 chương VI của Bộ Luật lao động năm 2012 như sau:
	- Nếu lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương.
	- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương, những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu (trừ trường hợp trong đơn giá khối lượng sản phẩm đã tính phụ cấp không ổn định sản xuất).
	Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn,dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định.
Điều 9: Thời gian làm việc – Thời gian nghỉ ngơi.
a. Bộ phận Văn phòng làm việc theo giờ hành chính:
 - Buổi sáng : từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 30 (Nghỉ giải lao từ 9 giờ đến 9 giờ 15)
 - Buổi chiều: từ 13 gi ... g, phòng chống cháy nổ của Công ty cụ thể như sau:
- Người lao động chỉ được vận hành máy, thiết bị theo đúng trình tự đã được hướng dẫn, huấn luyện.
- Người lao động phải thực hiện sự chỉ dẫn của các bảng cấm, bảng hướng dẫn, chỉ dẫn treo tại nơi sản xuất hoặc gắn tại máy, thiết bị.
- Người lao động không được sử dụng, sửa chữa các máy, thiết bị khi chưa được huấn luyện về quy tắc an toàn và quy trình vận hành máy, thiết bị đó.
- Trong giờ làm việc, người lao động chỉ sử dụng đúng, đủ và phải giữ gìn các trang bị, phương tiện bảo hộ cá nhân và các dụng cụ của Công ty cấp phát. 
- Không được tháo gỡ hoặc làm giảm hiệu quả của các thiết bị an toàn.
- Người lao động không được tự do đi lại các nơi không thuộc trách nhiệm của mình.
- Người lao động phải báo cáo ngay cho quản lý khi máy, thiết bị đó có sự cố hoặc nghi ngờ có sự cố.
- Không được hút thuốc lá, phát lửa trong xưởng sản xuất, kho tàn...
- Không được để dầu mỡ rơi vải trên sàn nhà xưởng.
- Các phương tiện, vật chất, sản phẩm, phế liệu không được để sát lối đi, cửa thoát hiểm, tủ bản điện, phương tiện chữa cháy, tủ thuốc sơ cấp cứu.
- Nơi làm việc phải ngăn nắp. Không được để dụng cụ, dây điện, vật tư, trang bị, các phương tiện khác gây cản trở sự hoạt động và đi lại.
- Người lao động không được sử dụng, sửa chữa các máy, thiếât bị không thuộc trách nhiệm của mình.
- Máy đang sửa chữa phải có bảng cảnh báo. Máy có điện phải cắt cầu dao trước khi sửa chữa.
- Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau sửa chữa, phải xem còn dụng cụ, chi tiết nằm trên máy hay không và không có người đứng trong phạm vi nguy hiểm, mới được cho máy vận hành.
Khi xảy ra sự cố tai nạn, người có mặt tại hiện trường phải:
a) Khẩn cấp dừng máy hoặc cúp điện nơi có tai nạn.
b) Khẩn trương sơ cấp cứu nạn nhân và báo cáo ngay cho quản lý.
c) Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý.
- Người lao động phải lập tức rời khỏi khu vực nguy hiểm và báo cáo ngay cho Quản lý khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của mình.
- Người lao động có nghĩa vụ thông báo và khai báo với Công ty về sự cố tai nạn lao động, về việc vi phạm nguyên tắc an toàn lao động xảy ra tai nạn tại Công ty.
- Trong giờ làm việc, người lao động phải trang bị đầy đủ áo, quần, giầâøy, nón và các loại Bảo hộ lao động khác đã được cấp phát, lao động nữ có tóc dài phải cuốn tóc lại gọn gàng và đội nón bảo hộ.
- Người lao động phải giữ gìn gọn gàng sạch sẽ nơi làm việc của mình, vệ sinh công nghiệp khu vực của nhà máy, thiết bị mình phụ trách theo định kỳ do Công ty quy định.
- Các vật liệu, phế liệu, chất thải, rác phải để đúng nơi quy định.
- Người lao động phải giữ gìn sạch sẽ và nhắc nhở mọi người giữ gìn sạch sẽ khu vệ sinh, nơi ăn uống, các nơi công cộng khác.
- Người lao động phải tham gia chương trình phòng chống dịch bệnh và phải đi khám sức khoẻ định kỳ do Công ty tổ chức.
- Người lao động phải khai báo với Công ty về bệnh của mình để chữa trị.
- Người lao động chỉ được vào làm việc với trạng thái cơ thể, tâm lý bình thường. Quản lý có thể buộc người lao đôïng lập tức ngưng làm việc khi phát hiện người lao động có sử dụng chất kích thích như ma tuý, bia, rượu và các chất kích thích khác.
- Người lao động chỉ được vận hành máy, thiết bị khi trạng thái cơ thể, tâm lý bình thường trong khi vận hành, nếu người lao động cảm thấy cơ thể không bình thường có thể dẫn đến tai nạn, thì phải báo cáo ngay cho quản lý để giải quyết.
	- Người lao đôïng có trách nhiệm thông báo và khai báo với Công ty về việc vi phạm nguyên tắc vệ sinh lao động.
Điều 13: Bảo hiểm xã hội – Bảo hiểm tai nạn:
- Đóng BHXH, BHYT, BHTN – BHTNLĐ, Công ty thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước.
CHƯƠNG V:
KỶ LUẬT LAO ĐỘNG – TRÁCH NHIỆM VÀ VẬT CHẤT
Điều 14: Kỷ luật lao động:
Người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm các điều đã qui định trong Thỏa ước lao động này, tùy theo mức độ vi phạm Công ty sẽ xử lý kỷ luật theo các hình thức kỷ luật sau đây:
- Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản: Áp dụng cho các hành vi vi phạm ở mức độ nhẹ. 
1. Vi phạm thời giờ làm việc, hiệu quả công việc, nề nếp, tác phong làm việc.
a) Tự ý bỏ việc, rời khỏi nơi làm việc không có lý do chính đáng (bao gồm hết thời gian công tác, nghỉ phép, nghỉ chế độ.. mà không đến Công ty làm việc; tự ý bỏ học đang trong thời gian được cử đi học, đào tạo).
	b) Không đảm bảo giờ làm việc mà không có lý do chính đáng. 
c) Sử dụng giờ làm việc để giải quyết công việc riêng mà không được phép của người sử dụng lao động hoặc quản lý trực tiếp, đã được nhắc nhở 2 lần/tháng.
d) Do lỗi bản thân (sơ suất, chủ quan) mà không hoàn thành khối lượng, chất lượng hoặc tiến độ được giao hoặc ảnh hưỏng đến uy tín của công ty.
	đ) Không kịp thời thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thuộc chức trách công việc được giao, nghĩa vụ phải làm hoặc khi có yêu cầu của người của cấp quản lý. 
	e) Không chấp hành mệnh lệnh công tác của Cán bộ quản lý trực tiếp dù lý do đưa ra không được chấp nhận.
	g) Có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc xâm phạm thân thể của đồng nghiệp, cấp quản lý và khách hàng trong quan hệ công việc.
	h) Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu gây phiền hà cho đồng nghiệp hoặc đối tác trong khi giải quyết công việc.
	i) Có hành vi gây rối tình dục hoặc phân biệt chủng tộc, giới tính.
2. Vi phạm trật tự Công ty:
a) Mặc trang phục không đúng quy định
b) Gây rối hoặc có hành vi kích động người khác gây rối tại nơi làm việc hoặc trong khu vực Công ty mà mức độ không nghiêm trọng.
c) Tự ý dán, tháo dỡ các bản thông báo, viết, vẽ nội dung không liên quan lên bảng thông tin của công ty.
d) Sử dụng các hình thức để cá độ, ăn tiền tại công ty, nơi làm việc.
3. Vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, sử dụng các phương tiện làm việc:
a) Không tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, thực hành tiết kiệm khi sử dụng các trang thiết bị Văn phòng, đồ dùng tại công sở và nơi làm việc.
b) Sử dụng các phần mềm không cần thiết cho công việc tại máy tính của Công ty.
4.Vi phạm về bảo mật và bảo vệ tài sản:
a) Sử dụng phương tiện, tài sản của công ty không đúng mục đích, quy định.
b) Sử dụng tên công ty trong giao dịch/thực hiện công việc vì mục đích cá nhân.
c) Tháo dỡ, thay đổi vị trí máy móc, thiết bị, tài sản của công ty mà không được phép của Ban lãnh đạo/bộ phận được phân cấp quản lý/không có lý do chính đáng.
5. Vi phạm khác
a) Có hành vi bao che, tạo điều kiện, không ngăn chặn, không báo cấp có thẩm quyền khi thấy vi phạm kỷ luật của CBNV dưới quyền hoặc của CBNV khác. 
b) Quản lý không chặt để người lao động dưới quyền vi phạm lỷ luật lao động.
- Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức: 
Người lao động bị xử lý kỷ luật cấp độ 1 mà tái phạm trong thời gian còn hiệu lực.
Thiếu trách nhiệm khi thực hiện công việc/làm sai lệch sổ sách, chứng từ dẫn đến gây thiệt hại về người, tài sản của công ty có trị giá từ 2 triệu đến dưới 5 triệu đồng.
Tham ô, trộm cắp tài sản, nguyên vật liệu của công ty, khách hàng/đối tác, đồng nghiệp có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống.
Vi phạm chế độ quản lý tài chính, sử dụng tiền của tập thể vào mục đích cá nhân. 
Tham gia vào các vụ dàn xếp mua bán trái phép/tiếp tay cho người ngoài lấy cắp vật tư, tài sản của công ty và khách hàng.
Cố ý truyền đạt thông tin không chính xác gây mất đoàn kết nội bộ, giảm uy tín công ty. 
Không chấp hành mệnh lệnh tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh của cấp quản lý.
Cố ý truyền bá virut vi tính vào hệ thống mạng của công ty. Truy cập vào máy tính của đồng nghiệp khi chưa được phép.
Mang vũ khí, chất nổ, chất cháy vào Công ty mà không được phép.
- Hình thức sa thải áp dụng khi:
Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức mà tái phạm trong thời gian còn hiệu lực.
Có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ sản xuất kinh doanh hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Công ty.
Nhận hối lộ trong giải quyết công việc dẫn đến thiệt hại kinh tế hoặc làm mất cơ hội kinh doanh của công ty.
Chủ tâm kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hành hung hoặc đe doạ người sử dụng lao động, đồng nghiệp.
Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
Điều 15. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Người lao động do sơ suất gây thiệt hại, hư hỏng tài sản của Công ty nhưng không nghiêm trọng với giá trị thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định thì phải đền bù nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ vào lương hằng tháng theo quy định tại khoản 3 điều 101 của Bộ luật lao động.
- Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản, thiết bị hoặc tài sản khác do Công ty giao hoặc tiêu hao vật tư, nguyên liệu quá mức cho phép thì phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường. Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh thảm họa sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được, và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường. 
Điều 16: Hằng quí, năm Công ty trích thưởng cho những tập thể, cá nhân hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Trường hợp tập thể, cá nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật  đem lại lợi ích thiết thực cho Công ty thì căn cứ hiệu quả, Giám đốc Công ty trích thưởng thỏa đáng cho người lao động.
CHƯƠNG VI:
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Điều 17: Giải quyết tranh chấp:
- Nếu có xảy ra tranh chấp lao động được đưa ra Hội đồng hoà giải cơ sở để giải quyết trước trên cơ sở thương lượng. Nếu hai bên không thương lượng được thì sẽ thực hiện đúng trình tự theo chương XIV của Bộ Luật lao động.
CHƯƠNG VII:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18: Trong quá trình thực hiện thỏa ước lao động tập thể, nếu một bên nào có yêu cầu sửa đổi hay bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế thì phải báo cho bên kia cụ thể nội dung cần sửa đổi hay bổ sung chậm nhất 7 (bảy) ngày và cả hai bên cùng tiến hành thương lượng, xem xét các nội dung cần sửa đổi hay bổ sung trong bản thỏa ước này. Những thỏa thuận cần sửa đổi hay bổ sung sau khi thống nhất thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thẩm quyền và người lao động được biết.
 Bản thỏa ước lao động tập thể gồm có 07 chương và 18 điều, được lập thành 4 bản (bốn) bản và có giá trị pháp lý ngang nhau.
- Công ty TNHH TM – DV Minh Phước	1 bản
- Ban Chấp hành CĐCS	1 bản
- Liên đoàn Lao động TP. Quy Nhơn	1 bản
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bình Định	1 bản
	 Minh Phước, ngày 06 tháng 03 năm 2015.
Đại diện tập thể người lao động Nguời sử dụng lao động
 Chủ tịch Công đoàn cơ sở Cty	 Giám đốc 
CÔNG TY TNHH TM – DV MINH PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BCH - CĐCS Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 	 Số: 01/2009/QĐ - BCH = = = = = =O0O= = = = = = 
 Minh Phú, Ngày 01 tháng 08 năm 2009.
QUI ĐỊNH
“V/v Xây dựng mức thu, chi đoàn phí và quỹ công đoàn”
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam(khoá IX)
Căn cứ quyết định số:88/QĐ – LĐLĐ ngày 20 tháng 08 năm 2008 của Liên đoàn Lao động Huyện Phù Mỹ về việc công nhận BCH – CĐCS Cty TNHH TM – DV Minh Phú.
Được sự thống nhất của Lãnh đạo Công ty và BCH – CĐCS Cty về việc xây dựng mức thu, chi phí và sử dụng quỹ công đoàn.
1-	MỨC THU ĐOÀN PHÍ:
	Để đảm bảo kinh phí hoạt động công tác Công đoàn sôi nổi và hiệu quả, BCH – CĐCS Cty xây dựng mức thu Đoàn phí đối với CB-ĐVCĐ như sau:
Mức thu: 5.000 đồng /người/tháng.
Aùp dụng thu qua lương hàng tháng. (mỗi tháng thu một lần).
2- 	MỨC CHI CÁC KHOẢNG:
Đi đôi với việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của người ĐVCĐ, ngoài các chế độ chính sách của Công ty, Công đoàn còn có những chế độ cụ thể như sau:
+	Chế đôï thăm ốm:
Trường hợp CB – ĐVCĐ bị ốm điều trị tại nhà(nghỉ 02 ngày trở lên) mức thăm 100.000 đồng/người.
Trường hợp CB – ĐVCĐ bị ốm điều trị tại bệnh viện mức thăm: 200.000 đồng/người.
+	Chế độ hiếu, hỷ:
Trường hợp CB – ĐVCĐ có người thân mất như, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, vợ chồng, con mức thăm: 200.000 đồng/lần.
Trường hợp CB – ĐVCĐ lập gia đình mức chi: 200.000 đồng/người.
+	Chế độ sinh sản:
Trường hợp CB – ĐVCĐ nữ sinh đẽ mức thăm: 100.000 đồng / người.
+	Các khoảng chi khác:
Các khoản chi khác như: Tết và những trường hợp đặt biệttuỳ theo tình hình thực tế và nguồn kinh phí công đoàn mà Chủ tịch Công đoàn quyết định mức chi (sau khi có sự thống nhất với BCH Công đoàn).
Trên đây là toàn bộ nội dung quy định về việc thu, chi Đoàn phí và sử dụng quỹ Công đoàn đã thông qua Lãnh đạo Công ty và BCH – CĐCS Công ty thống nhất đưa vào tổ chức thực hiện.
	Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến hết nhiệm kỳ của BCH – CĐCS Công ty TNHH TM – DV Minh Phú.
Nơi nhận:	 TM/ BCH – CĐCS
- Lãnh đạo Công ty (để báo cáo)	 C.TY TNHH TM – DV MINH PHÚ
- Lưu BCH.	 CHỦ TỊCH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
= = = = = =O0O= = = = = =
BẢN CAM KẾT
	Kính gởi: - Giám đốc Công ty.
	- Phòng TC-NS.
	Tôi tên:
	Nay tôi viết giấy cam kết này xin cam kết với Giám đốc Cty những điều sau đây:
	3- Về an ninh:
	Sau khi Công ty chấp nhận cho tôi được làm việc tại Công ty, trong thời gian làm việc nếu có những biểu hiện xấu tôi xin chịu hoàn toàn nhiệm trước Giám đốc Công ty.
	4- Về nội quy Công ty: 
	Tôi xin hứa chấp hành tốt các nội quy, quy chế của Công ty, thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh sản xuất của cấp trên đề ra, đảm bảo ngày công cũng như giờ giấc làm việc theo quy định của Công ty.
	5- Về hồ sơ: 
	Tôi xin cam kết đến ngày.tháng. năm 200 nộp hồ sơ đầy đủ tại Phòng TC – NS của Công ty. Nếu đã đến ngày cam mà tôi không nộp đầy đủ hồ sơ thì Công ty sẽ đình chỉ công việc và những ngày công của tôi làm trước đó Công ty sẽ không thanh toán tiền lương.
	Trên đây là nội dung kam kết giữa tôi và Ban lãnh đạo Công ty. Nếu có gì gian dối tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Giám đốc Công ty.
	Ngày tháng năm 200
	 Người cam kết

File đính kèm:

  • docmau_thoa_uoc_lao_dong_tap_the.doc