Luận văn Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa một số lý luận liên quan đến đề tài, luận văn
khảo sát về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo thuộc
diện khảo sát, đánh giá thành công, hạn chế trên hai bình diện nội dung và
hình thức thể hiện, từ đó, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao
chất lượng thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay và thời gian tới
trên báo chí
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Báo chí với vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VƢƠNG THANH TUẤN BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VƢƠNG THANH TUẤN BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 8320101.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌCCHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS. Đinh Văn Hƣờng PGS. TS. Bùi Chí Trung Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đinh Văn Hường. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu... liên quan đến nội dung đề tài. Tác giả luận văn Vƣơng Thanh Tuấn LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các thầy, cô giáo. Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Đinh Văn Hường - người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Và hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở thầy một tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình. Xin được gửi đến thầy sự biết ơn và lòng kính trọng nhất. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn Ban lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, lãnh đạo phòng Truyền thông - Giáo dục sức khỏe của Viện là nơi tôi công tác, những người luôn sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi tham gia hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học. Cám ơn anh/chị em đồng nghiệp, phóng viên các báo: Sức khỏe và Đời sống, Gia đình và Xã hội, Lao động, các anh /chị công tác tại các Vụ, Cục của Bộ Y tế đã tham gia trả lời phỏng vấn, tạo điều kiện và cung cấp những tư liệu quý cho tôi trong quá trình viết luận văn. Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của Hội đồng Khoa học, của quý thầy, cô giáo cùng với sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện có chất lượng tốt hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2020 Vương Thanh Tuấn 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 15 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 15 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 17 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................................ 18 7. Bố cục luận văn ........................................................................................... 18 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY TRÊN BÁO CHÍ ............................................. 19 1.1. Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài .................................................. 19 1.1.1. Báo chí ................................................................................................... 19 1.1.2. Sức khỏe và giáo dục sức khỏe ............................................................. 24 1.1.3. Cộng đồng và giáo dục sức khỏe cộng đồng ........................................ 28 1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục sức khỏe cộng đồng ............................................................................................... 31 1.3. Áp dụng lý thuyết đóng khung trong việc giải mã thông điệp về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay ........................................................... 34 1.4. Vai trò của báo chí trong việc giáo dục sức khỏe cộng đồng ................... 36 1.5. Tiêu chí về thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng trên báo chí ............. 39 Tiểu kết chương 1: ........................................................................................... 42 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRÊN CÁC BÁO ĐƢỢC CHỌN KHẢO SÁT ................ 43 2.1. Vài nét về các báo được chọn khảo sát .................................................... 43 2.1.1. Báo Sức khỏe và Đời sống .................................................................... 43 2 2.1.2. Báo Gia đình và Xã hội ......................................................................... 44 2.1.3. Báo Lao động ........................................................................................ 45 2.2. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thông tin giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay trên các báo được chọn khảo sát ....................................................... 46 2.2.1. Số lượng tác phẩm ................................................................................. 46 2.2.2. Về nội dung ............................................................................................ 48 2.2.3. Về hình thức .............................................................. ... ững đề tài về giáo dục sức khoẻ cộng đồng liên quan đến những vấn đề thời sự, được nhiều người quan tâm trên một vùng địa lý nhất định. Từ những vấn đề mà các phóng viên, nhà báo tiếp cận một cách chuyên sâu hơn để tìm ra những lát cắt hấp dẫn tệp đối tượng độc giả. Trong tác phẩm báo chí, nắm được vấn đề và định hướng triển khai được vấn đề có thể dẫn tới tỷ lệ thực hiện thành công một tác phẩm báo chí. Khi đã có định hướng để triển khai đề tài cần thực hiện những cách sau để có thể tiếp cận vấn đề để thực hiện tác phẩm báo chí: - Xem xét (quan sát) có thể coi là phương pháp khai thác dữ liệu đặc trưng và tinh tế của nhà báo, đồi với việc sáng tạo một số tác phẩm báo chí, thu thập dữ liệu qua quan sát là điều bắt buộc - Phỏng vấn (hỏi chuyện) là phương pháp thường xuyên, sống động, giúp nhà báo thu thập thông tin - dữ liệu và kiểm chứng nguồn tin - Phương pháp nghiên cứu tài liệu (đọc) có tính chất cơ bản và kinhd diển, tích lũy kiến thức, thu nhập dữ liệu - thông tin bằng phương pháp đoc và đọc có phương pháp sẽ giúp nhà báo có được nền kiến thức đủ rộng và có chiều sâu trong quá trình hình thành nhân cách văn hóa - Phương pháp phân tích sản phẩm truyền thông là một trong những các thu thập dữ liệu - thông tin quan trọng, giúp nhà báo tổng hợp tình hình và nắm bắt dư luận - Phương pháp điều tả trên mạng internet là một trong những phương pháp khai thác dữ liệu - thông tin hiện đại, tiện lợi và hữu ích - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi anket, chủ yếu được dùng để thu thập thông tin định lượng, trên diện rộng, hướng vào nhóm đối tượng xác định. Độ tin cậy của phương pháp này phụ thuộc vào phương pháp chọn mẫu thiết kế bảng hỏi (thiết lập thang đo), chỉ bảo cách thức tiến hành và phương pháp xử lí dữ liệu - Phương pháp phỏng vấn sâu (có người gọi là phỏng vấn chuyên gia) chủ yếu được dùng thu thập thông tin định tính, đối tượng được hỏi có thể là các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, quản lí (chịu trách nhiệm chính ở những mắt xích quan trọng), người chứng kiến hoặc người trong cuộc để tìm ra góc nhìn đa chiều. - Phương pháp phỏng vấn nhanh (qua điện thoại hoặc nơi công cộng...). Có thể nói là trong thực tế hoạt động tác nghiệp của các phóng viên, nhà báo sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, một cách linh hoạt và thiết dụng nhất để có thể khai thác, thu thập được nhiều dữ liệu, thông tin để có thể hiểu sâu bản chất sự thật, tìm kiếm những thông tin - dữ liệu bổ ích đặc trưng và thú vị nhất có thể, đồng thời, tìm mọi cách để kiểm chứng nguồn thông tin Sau khi đã có những thông tin ban đầu cần tiến đến bước kiểm chứng nguồn thông tin là công việc hết sức cần thiết của phóng viên và biên tập viên. Lãnh đạo tòa soạn cũng như công chúng nói chung không có điều kiện tiếp cận và kiểm chứng nguồn tin mà ủy quyền cho nhà báo làm việc này với đầy đủ trách nhiệm xã hội và trách nhiệm xã hội cao cả của nhà báo, để luôn luôn bảo đảm rằng, nguồn tin nhà báo cung cấp cho công chúng bảo đảm độ tin cậy, có những cơ quan báo chí đặt ra yêu cầu trong mỗi tác phẩm báo chí, về cùng một sự kiện hay vấn đề thông tin, cần có ít nhất hai nguồn tin. Thường để kiểm chứng nguồn thông tin về giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng động phóng viên thường tiến hành xác minh nội dung thông tin qua lãnh đạo địa phương (khối uỷ ban nhân dân, ngành y tế và giáo dục các cấp). Câu hỏi: Những khó khăn mà anh gặp phải khi thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay? Trả lời: Giáo dục sức khoẻ cộng đồng là một mảng chuyên biệt về sức khoẻ, trong đó đánh mạnh vào những yếu tố về giáo dục sức khoẻ ban đầu cho người dân. Chính vì thế ngoài việc có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Người làm báo cần tìm tòi các vấn đề mà những tệp độc giả quan tâm nhất. Trong lĩnh vực này, tệp độc giả chủ yếu là người cao tuổi, cần tuyên truyền những nội dung như tập thể dục thường xuyên, thực hiện chế độ dinh dưỡng để chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, đặc biệt là người già. Chính vì thế không chỉ tiếp cận đối với các chuyên gia về dinh dưỡng, về tâm lý. Mà còn trực tiếp gặp gỡ người dân để lắng nghe những khó khăn trong việc chăm sóc sức khoẻ của bản thân họ và cộng đồng. Đối với những người ở độ tuổi trung niên và cao niên, thường có ý thức rõ nét về giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên ở một bộ phận không hề nhỏ giới trẻ do công việc và điều kiện sinh hoạt nên việc chăm sóc sức khoẻ chưa đầy đủ, trên thực tế đây là những thế hệ chiếm đa số trong xã hội. Chính vì thế việc lên những tuyến nội dung hay, hấp dẫn, đánh trúng vào tâm lý đối tượng giới trẻ để hướng tới số lượng người tập thể dục tăng lên, có đời sống lành mạnh đang là một trong những vấn đề trăn trở trong việc triển khai thông tin về giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Câu hỏi: Theo anh có nên có chuyên mục riêng về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay của các trang báo không? Trả lời: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là một phạm trú rất rộng, không chỉ có việc tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ mà còn bao hàm những nội dung về sức khoẻ của cộng đồng, giáo dục về dĩnh dưỡng, đời sống... Cùng với các phương pháp truyên truyền truyền thống như hướng dẫn tập thể tại khu dân cư, toạ đàm về sức khoẻ cộng đồng, trên mạng xã hội..., thì môi trường báo chí cũng là cánh tay nối dài của việc tuyên truyền trong giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Chính vì những lợi ích mang lại và nguồn chủ đề, đề tài rộng lớn, phục vụ mọi lứa tuổi độc giả mà ý tưởng mở chuyên mục riêng về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hoàn toàn khả thi. Không chỉ đáp ứng đầy đủ để cấu thành một chuyên mục, với tôn chỉ mục đích hướng tới giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, báo Sức khoẻ Cộng đồng còn triển khai tới 10 chuyên mục bao gồm danh mục Phòng khám online, Thực phẩm, Y học cổ truyền, Sống khoẻ, Khoẻ và đẹp... có thể thấy giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng bao hàm rất nhiều nội dung và ý nghĩa. Câu hỏi: Trong một tác phẩm thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay theo anh nên tập trung vào nội dung nào? Trả lời: Có thể nói, báo chí lâu nay ở Việt Nam vẫn mang tính tuyên truyền, và trong trường hợp này tuyên truyền vẫn được ưu tiên hàng đầu để người dân hiểu, bên cạnh đó cần có ý kiến chuyên gia về tư vấn, chỉ dẫn về sức khỏe cho cộng đồng, có thể nêu lên những kết quả cảnh báo cho người dân biết. Câu hỏi: Theo anh cần phải làm gì để nâng cao chất lượng các bài viết thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay? Trả lời: Để có một tác phẩm báo chí hay, trước hết bản thân nhà báo phải có lòng yêu nghề, có trách nhiệm với nghề và phải có lòng tự trọng; nói chung cái tâm và tầm của mỗi nhà báo quyết định đến chất lượng tác phẩm báo chí. Đặc biệt khả năng giao tiếp trong quá trình tác nghiệp của nhà báo có vai trò quan trọng trong quy trình sáng tạo một tác phẩm. Cụ thể, khả năng giao tiếp của nhà báo càng tốt thì thông tin thu nạp càng nhiều, chuyển tải đến công chúng hiệu quả hơn. Kỹ năng giao tiếp của nhà báo thể hiện xuyên suốt trong quá trình tác nghiệp, từ khâu lấy tư liệu đến hoàn thành tác phẩm, thể hiện khả năng nhận biết vấn đề, xử lý thông tin, diễn đạt ý tưởng giúp người tiếp nhận hiểu rõ, nắm được nhiều thông tin. Từ đó phát hiện ra những thông tin hay và ý nghĩa nhằm bổ sung những nội dung cần thiến để xây dựng nên tác phẩm báo chí hay và chất lượng. Ngoài ra, tự thân nhà báo, phóng viên phải rèn luyện, tích lũy, không ngừng nâng cao nghiệp vụ... và các cơ quan báo chí chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cũng như đạo đức của những người làm báo. Và đây cũng là điều kiện thứ hai được đặt ra tại cuộc hội thảo; đó là vai trò của ban lãnh đạo báo đài, hội nhà báo. Xin chân thành cảm ơn! 2.2. Phóng viên Võ Thu - Báo Gia đình và Xã hội Câu hỏi: Để thực hiện một tác phẩm báo chí thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay anh/chị thường làm theo cách nào? Trả lời: Thông tin về giáo dục sức khoẻ cộng đồng hiện được các bệnh viện, cơ sở y tế, các đơn vị của ngành y tế chú trọng, thông qua nhiều kênh: Website, fanpage... được viết bởi các bác sĩ (chính danh) hoặc cán bộ bệnh viện. Đây là nguồn tin quan trọng, được bảo chứng, chúng tôi có thể sử dụng nguồn thông tin này để làm tư liệu cho bài viết. Ngoài ra, chúng tôi có thể đặt lịch phỏng vấn, tìm hiểu thông tin thực tế, những ca bệnh lâm sàng, thông qua phòng Công tác xã hội, hoặc tổ truyền thông, phòng Truyền thông các cơ sở y tế. Câu hỏi: Những khó khăn mà anh/chị gặp phải khi thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay? Trả lời: Thông tin tại một số page, website của một số bệnh viện hiện vẫn là dẫn lại từ một số cơ quan báo chí. Nguồn thông tin này chưa thể bảo chứng cho tính chính xác của thông tin nội hàm. Thông tin tại một số nơi vẫn chỉ mang tính chất ca bệnh nhỏ lẻ, chưa cảnh báo sâu. Giáo dục sức khoẻ cộng đồng cần thiết thực, cụ thể hơn, không nên dừng lại ở những khẩu hiệu như: Người bệnh thông thái, người tiêu dùng thông thái; bà mẹ thông thái... Thông tin đôi lúc chưa rõ ràng, chưa dễ hiểu, còn nhiều từ ngữ chuyên ngành khiến bản thân phóng viên y tế hoặc người dân hiểu được ý nghĩa. Câu hỏi: Theo anh/chị có nên có chuyên mục riêng về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay của các trang báo không? Trả lời: Mảng Y tế (một số nơi đặt là Sức khoẻ, Sống khoẻ, Sống vui - Sống khoẻ, Đời sống, hoặc nằm trong mảng Đời sống - Xã hội) là mảng nội dung được người dân quan tâm, có lượng người đọc (view) lớn. Giáo dục sức khoẻ cộng đồng nếu tách ra làm một mục riêng nếu có điều kiện cũng tốt, nhưng nếu không có cách làm thu hút thì khó thành công. Câu hỏi: Trong một tác phẩm thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay theo anh/chị nên tập trung vào nội dung nào? Trả lời: Theo tôi nên tập trung: Ca bệnh điển hình, từ đó khuyến cáo rộng rãi, cụ thể, chi tiết, thiết thực, tránh những khuyến cáo chung chung, kêu gọi. Câu hỏi: Theo chị cần phải làm gì để nâng cao chất lượng các bài viết thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay? Trả lời: Tính chính xác là yếu tố quan trọng nhất của giáo dục sức khoẻ cộng đồng. Đây là điều khiến người đọc tin tưởng để trở lại đọc trang báo nhiều hơn. Để có tính chính xác, cần có bác sĩ chính danh, cơ sở y tế nổi tiếng, tăng tính xác thực, lôi cuốn bạn đọc. Ngoài ra, bài viết cần ngắn gọn, đủ ý, dễ đọc, dễ hiểu, dễ làm theo. Đây là yêu cầu quan trọng của bài báo giáo dục sức khoẻ cộng đồng. Bên cạnh đó, ngoài text, cần thực hiện thêm các loại hình đồ hoạ, clip, hình ảnh, cách trình bày ấn tượng, dễ hiểu, dễ hình dung để người đọc dễ tiếp cận. Xin chân thành cảm ơn! 2.3. Phóng viên Lệ Hà - Báo Lao động Câu hỏi: Để thực hiện một tác phẩm báo chí thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay anh/chị thường làm theo cách nào? Trả lời: Mỗi tác phẩm báo chí sẽ có một cách thực hiện khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo những tiêu chí chung. Khu nhỏ trong lĩnh vực giáo dục sức khỏe cộng đồng, với mỗi phóng viên khi thực hiện tác phẩm đều tuân theo những bước sau: Về đề tài: Đây là yếu tố quan trọng với một tác phẩm báo chí nói chung và tác phẩm báo chí trong lĩnh vực giáo dục sức khỏe cộng đồng nói riêng. Đề tài lựa chọn như thế nào: Độc, mới, lạ, có tính phát hiện, được công chúng quan tâm hay chỉ là đề tài chung chung, ai cũng có, làm cũng được không làm cũng không sao. Ví dụ: Trong lĩnh vực giáo dục sức khỏe cộng đồng truyền thông về dịch bệnh, thành tựu y học, phản ánh thông tin thời sự chỉ là đề tài chung, chưa có tính phát hiện. Tuy nhiên, từ thông tin thời sự có thể triển khai theo hướng mới, phát hiện những chi tiết đắt để triển khai, lúc đó mới là đề tài hay, mới. Sau khi lựa chọn đề tài là quá trình tác nghiệp: Đi tìm hiểu nội dung theo đề tài, phỏng vấn Thể hiện tác phẩm: Sau khi đã có đủ tư liệu trong quá trình tác nghiệp, phóng viên lựa chọn các thể hiện tác phẩm của mình. Tác phẩm được thể hiện theo hình thức nào phụ thuộc vào chất liệu thu được trong quá trình tác nghiệp. Hoàn thiện tác phẩm trên ấn phẩm báo chí. Câu hỏi: Những khó khăn mà chị gặp phải khi thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay? Trả lời: Đối với phóng viên, khó khăn nhất là đề tài. Như đã nói ở trên, trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển, báo chí phải cạnh tranh với cả mạng xã hội cùng các hình thức truyền thông khác nên việc lựa chọn đề tài là điều tiên quyết. Đề tài hay, lạ, có tính phát hiện mới thu hút được bạn đọc. Giáo dục sức khỏe là lĩnh vực chuyện ngành nên phóng viên thể hiện cũng cần thận trọng những thông tin, từ ngữ chuyên môn cần chặt chẽ, đúng chuyên môn tránh làm sai lệch thông tin. Câu hỏi: Theo chị có nên có chuyên mục riêng về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay của các trang báo không? Trả lời: Rất cần thiết. Thực tế hiện nay hầu hết các tờ báo, trang điện tử đều dành riêng mục liên quan đến sức khỏe, y tế. Câu hỏi: Trong một tác phẩm thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay theo chị nên tập trung vào nội dung nào? Trả lời: Nội dung tuyên truyền vẫn được đề cao. Tuy nhiên, bên cạnh việc tuyên truyền đến bạn đọc những thông tin, tư vấn về sức khỏe cộng đồng vẫn cần những phát hiện mới, lạ, kể cả những mặt trái trong lĩnh vực sức khỏe để bạn đọc có cái nhìn đa chiều. Câu hỏi: Theo chị cần phải làm gì để nâng cao chất lượng các bài viết thông tin về vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng hiện nay? Trả lời: Tăng cường các khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện công tác truyền thông cho phóng viên theo dõi mảng y tế. Các cơ sở y tế cung cấp thưòng xuyên, đầy đủ các tài liệu tuyên truyền về những hoạt động của ngành y tế và của các chương trình mục tiêu quốc gia. Cần năng động, sáng tạo tổ chức các hình thức truyên thông giáo dục sức khoẻ. Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- luan_van_bao_chi_voi_van_de_giao_duc_suc_khoe_cong_dong_hien.pdf