Luận án Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến diễn biến và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng

Đánh giá đặc điểm, diễn biến và kết quả điều trị của bệnh nhân (BN) bỏng có

bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 8.753 hồ

sơ bệnh án của BN bỏng ≥ 16 tuổi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

từ 01/01/2015 - 31/12/2019. BN được chia làm 2 nhóm mắc và không mắc ĐTĐ. Kết quả: Tỷ lệ

BN có bệnh ĐTĐ chiếm 1,62% tổng số BN bỏng. So với BN bỏng đơn thuần, BN ĐTĐ bỏng có

tuổi, tỷ lệ bỏng do sức nhiệt ướt, tỷ lệ bỏng sâu cao hơn đáng kể (p < 0,05), mặc dù diện tích

bỏng và diện tích bỏng sâu ít hơn (p < 0,01). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới

tính, tỷ lệ bỏng hô hấp, biến chứng và tử vong giữa hai nhóm. Trong khi đó, số lần phẫu thuật

trung bình nhiều hơn, thời gian điều trị dài hơn, chi phí điều trị cao hơn đáng kể ở nhóm BN

bỏng có ĐTĐ (p < 0,001). Kết luận: Cần có chiến lược dự phòng bỏng cũng như các can thiệp

phù hợp để giảm tỷ lệ cũng như chi phí điều trị ở BN bị bỏng mắc ĐTĐ.

Luận án Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến diễn biến và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng trang 1

Trang 1

Luận án Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến diễn biến và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng trang 2

Trang 2

Luận án Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến diễn biến và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng trang 3

Trang 3

Luận án Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến diễn biến và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng trang 4

Trang 4

Luận án Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến diễn biến và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 8280
Bạn đang xem tài liệu "Luận án Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến diễn biến và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến diễn biến và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng

Luận án Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến diễn biến và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
 121 
ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐẾN DIỄN BIẾN VÀ 
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỎNG 
Nguyễn Như Lâm1, Ngô Tuấn Hưng1, Ngô Minh Đức1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm, diễn biến và kết quả điều trị của bệnh nhân (BN) bỏng có 
bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 8.753 hồ 
sơ bệnh án của BN bỏng ≥ 16 tuổi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác 
từ 01/01/2015 - 31/12/2019. BN được chia làm 2 nhóm mắc và không mắc ĐTĐ. Kết quả: Tỷ lệ 
BN có bệnh ĐTĐ chiếm 1,62% tổng số BN bỏng. So với BN bỏng đơn thuần, BN ĐTĐ bỏng có 
tuổi, tỷ lệ bỏng do sức nhiệt ướt, tỷ lệ bỏng sâu cao hơn đáng kể (p < 0,05), mặc dù diện tích 
bỏng và diện tích bỏng sâu ít hơn (p < 0,01). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới 
tính, tỷ lệ bỏng hô hấp, biến chứng và tử vong giữa hai nhóm. Trong khi đó, số lần phẫu thuật 
trung bình nhiều hơn, thời gian điều trị dài hơn, chi phí điều trị cao hơn đáng kể ở nhóm BN 
bỏng có ĐTĐ (p < 0,001). Kết luận: Cần có chiến lược dự phòng bỏng cũng như các can thiệp 
phù hợp để giảm tỷ lệ cũng như chi phí điều trị ở BN bị bỏng mắc ĐTĐ. 
* Từ khóa: Bỏng; Đái tháo đường; Kết quả điều trị. 
The Effect of Diabetes on Progression and Treatment Outcomes 
of Burn Patients 
Summary 
Objectives: To evaluate characteristics progession and treatment outcomes of burn patients 
with diabetes. Subjects and methods: A retrospective study was conducted on 8,753 burn 
patients aged 16 years and over who were admitted to the National Burn Hospital from 
01/01/2015 to 31/12/2019. Patients were divided into two groups: The diabete group and non-
diabete group. Results: The diabetic patients accounted for 1.62% of the total burn patients. 
Compared with non-diabetes group, diabetic patients were significantly older with higher rate of 
scalding and deep burns injuries (p < 0.05) although the burn extent and deep burn area were 
smaller (p < 0.01). There was no statistically significant difference in terms of gender, rate of 
inhalation injury, complications and mortality. Meanwhile, the average number of surgeries was 
significantly greater, treatment duration was remarkably longer and the cost was also 
significantly higher in diabetic burn patients (p < 0.01). Conclusion: Burn prevention strategies 
as well as appropriate interventions to reduce the rate and cost of treatment in diabetic burn 
patients is needed. 
* Keywords: Burn; Diabetes; Outcomes. 
1Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác 
Người phản hồi: Nguyễn Như Lâm (lamnguyenau@yahoo.com) 
 Ngày nhận bài: 22/02/2021 
 Ngày bài báo được đăng: 25/4/2021 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
 122
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bỏng là tai nạn thường gặp hằng ngày 
trên các đối tượng BN khác nhau, trong 
đó có bệnh kết hợp bao gồm ĐTĐ, một 
bệnh lý mạn tính, đang có xu hướng ngày 
càng gia tăng ở các nước đang phát triển. 
Ở BN ĐTĐ, sự gia tăng nồng độ glucose 
máu làm nặng thêm mức độ bệnh lý do 
các biến chứng thần kinh, suy giảm miễn 
dịch, giảm khả năng đề kháng [1], BN 
ĐTĐ dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn, giảm 
khả năng liền vết thương, kéo dài thời 
gian và chi phí điều trị [2, 3]. Trong nghiên 
cứu này, chúng tôi: Đánh giá tỷ lệ, đặc 
điểm, diễn biến, kết quả điều trị của BN 
bỏng có bệnh ĐTĐ kết hợp điều trị tại 
Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác 
giai đoạn 2015 - 2019. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
8.753 hồ sơ bệnh án của BN bỏng 
≥ 16 tuổi nhập viện điều trị tại Bệnh viện 
Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ 
01/01/2015 - 31/12/2019. BN được chia 
làm 2 nhóm: có bệnh ĐTĐ và không ĐTĐ. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
* Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu. 
Bệnh nhân ĐTĐ được xác nhận qua 
chẩn đoán tại hồ sơ bệnh án và có ý kiến 
khám, điều trị của chuyên khoa nội tiết. 
* Các chỉ tiêu đánh giá: 
Tỷ lệ BN ĐTĐ; tuổi; giới tính; tác nhân 
gây bỏng; đặc điểm tổn thương bỏng: 
Diện tích bỏng, độ sâu tổn thương bỏng, 
bỏng hô hấp; kết quả điều trị: tỷ lệ các 
biến chứng, thời gian điều trị, số lần phẫu 
thuật và tỷ lệ tử vong. 
Chi phí điều trị do bảo hiểm y tế chi trả 
tính theo 1% diện tích bỏng cũng được so 
sánh giữa BN có bảo hiểm y tế của 2 
nhóm. 
* Xử lý số liệu: Phân tích trên phần 
mềm Stata 14.0, có ý nghĩa thống kê 
khi p < 0,05. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1: Đặc điểm BN. 
Đái tháo đường 
Đặc điểm 
Phân nhóm Không (n = 8.611) 
n (%) 
Có (n = 142) 
n (%) 
p 
Đái tháo đường 8.611 (93,38) 142 (1,62) 
Nam 2.421 (28,12) 44 (30,99) 
Giới tính (n, %) 
Nữ 6.190 (71,88) 98 (69,01) 0,45 
Tuổi (năm) 38,52 ± 15,31 59,29 ± 13,96 < 0,001 
Nhiệt ướt 1.672 (16,42) 58 (40,85) 
Nhiệt khô 5.263 (61,12) 69 (48,59) 
Điện 1.458 (16,93) 13 (9,15) Tác nhân bỏng (n, %) 
Hoá chất 218 (2,53) 2 (1,41) 
< 0,001 
Đối tượng bảo hiểm y tế 5.685 (66,02) 125 (88,03) 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
 123 
So với BN bỏng đơn thuần, tuổi trung bình của nhóm BN ĐTĐ cao hơn đáng kể 
(59,29 so với 38,52 tuổi; p < 0,001) và tỷ lệ bỏng do nhiệt ướt cũng cao hơn đáng kể 
(40,85% so với 16,42%; p < 0,001), trong khi đó không có sự khác biệt đáng kể về giới 
tính giữa 2 nhóm (p > 0,05). 
Bảng 2: Đặc điểm tổn thương bỏng. 
Đái tháo đường 
Đặc điểm Phân nhóm Không 
n (%) 
Có 
n (%) 
p 
Diện tích bỏng, % DTCT 8 (3 - 19) 3 (1 - 10) 0,001 
Bỏng nông (n, %) 4.110 (47,43) 53 (37,32) 
Bỏng sâu (n, %) 4.501 (52,57) 89 (62,68) 
0,014 
Bỏng sâu 
Trung vị, % DTCT 3 (1 - 9) 2 (1 - 6) 0,001 
Có 298 (3,46) 1 (0,7) 
Bỏng hô hấp (n, %) 
Không 8.313 (96,54) 141 (99,3) 
0,07 
(DTCT: Diện tích cơ thể). 
So với nhóm BN không mắc ĐTĐ, BN bỏng mắc ĐTĐ có diện tích bỏng và diện tích 
bỏng sâu ít hơn có nghĩa thống kê (p < 0,01). Tuy nhiên, tỷ lệ BN bỏng sâu cao hơn 
đáng kể ở nhóm có bệnh ĐTĐ (62,68% so với 52,57%; p < 0,05). Không thấy có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ bỏng hô hấp giữa 2 nhóm (p > 0,05). 
Bảng 3: Diễn biến và kết quả điều trị. 
Diễn biến Không đái tháo đường Đái tháo đường p 
Suy thận cấp, n (%) 16 (0,19) 0 (0,0) 0,6 
Nhiễm khuẩn huyết, n (%) 12 (0,14) 0 (0,0) 0,65 
Sốc nhiễm khuẩn, n (%) 138 (1,6) 1 (0,7) 0,39 
Suy đa tạng, n (%) 221 (2,57) 3 (2,11) 0,73 
Tử vong, n (%) 453 (5,26) 8 (5,63) 0,84 
Thời gian điều trị, ngày (nhỏ nhất - lớn nhất) 12 (7 - 23) 13,5 (8 - 27) 0,001 
Số lần phẫu thuật, n (nhỏ nhất - lớn nhất) 0 (0 - 2) 1 (0 - 2) 0,001 
Chi phí/1% DTB (triệu đồng)* 2,3 (1.129 - 5.790) 
5,8 
(1.909 - 12.870) 0,0001 
(*: So sánh hai trung vị; DTB: Diện tích bỏng). 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
 124
Tỷ lệ các biến chứng và tử vong khác 
biệt không đáng kể giữa 2 nhóm (p > 0,05). 
Trong khi đó, số lần phẫu thuật trung bình 
nhiều hơn, thời gian điều trị dài hơn đáng 
kể ở nhóm BN bỏng có ĐTĐ, sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Chi phí 
điều trị tính cho 1% diện tích bỏng ở BN 
ĐTĐ cao hơn đáng kể (gấp 2,52 lần) so 
với BN bỏng đơn thuần (5,8 triệu đồng so 
với 2,3 triệu đồng; p = 0,0001). 
BÀN LUẬN 
Trên thế giới, đặc điểm của BN bỏng 
mắc ĐTĐ có tỷ lệ khác nhau. 
Sayampanathan AA (2016) tổng kết 12 
công trình nghiên cứu trên BN bỏng từ 
2005 - 2014 cho thấy, tỷ lệ BN bỏng có 
bệnh ĐTĐ khoảng 8,01% [2]. Nghiên cứu 
của chúng tôi trên 8.753 BN bỏng người 
lớn điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia 
Lê Hữu Trác cho thấy, tỷ lệ BN bỏng có 
bệnh ĐTĐ chiếm 1,62%. Tỷ lệ này tương 
đối thấp so với quốc tế, tuy nhiên chúng 
tôi dự báo tỷ lệ này sẽ tăng lên theo sự 
gia tăng của bệnh ĐTĐ ở nước ta do 
những thay đổi về môi trường sống, 
phong cách sống, chế độ ăn uống. 
Tỷ lệ bỏng do nhiệt ướt ở nhóm BN 
ĐTĐ cao hơn có ý nghĩa so với nhóm BN 
bỏng đơn thuần (40,85% so với 16,42%; 
p < 0,001). Điều này có thể giải thích do 
BN bỏng mắc ĐTĐ đa số là cao tuổi, BN 
bị bỏng chủ yếu do tai nạn sinh hoạt hằng 
ngày liên quan đến nấu ăn hay tắm nước 
nóng, sưởi ấm. 
Tổn thương thần kinh là một trong số 
các nguyên nhân chính gây ra tổn thương 
da, cơ ở BN ĐTĐ do làm giảm khả năng 
nhạy cảm với các cảm giác đau, thay đổi 
nhiệt độ [4]. Do đó, thời gian tiếp xúc với 
các tác nhân gây bỏng lâu hơn, họ dễ bị 
tổn thương trước khi nhận ra các tác 
nhân đó. Điều đó giải thích tại sao trong 
nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù BN 
bỏng mắc ĐTĐ có diện tích bỏng và diện 
tích bỏng sâu ít hơn so với các BN không 
mắc ĐTĐ (p < 0,01), nhưng tỷ lệ bỏng 
sâu cao hơn đáng kể ở nhóm có bệnh 
ĐTĐ (62,68% so với 52,57%; p < 0,05). 
Nhận định của Goutos I và CS (2015) khi 
phân tích 371 BN bỏng có và không có 
ĐTĐ cũng cho thấy: BN ĐTĐ có tỷ lệ 
bỏng sâu cao hơn BN không ĐTĐ (51% 
so với 32%, p = 0,025). 
Một hậu quả của bệnh ĐTĐ là các 
mạch máu ngoại vi bị thu hẹp, lượng oxy 
đến tổn thương ít hơn; kèm theo sự suy 
giảm của các tế bào miễn dịch, làm tăng 
nguy cơ nhiễm khuẩn tổn thương, giảm 
khả năng liền vết thương dẫn đến gia 
tăng các biến chứng, da ghép bám sống 
kém, tăng số lần phẫu thuật, kéo dài thời 
gian và chi phí điều trị [5]. Kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi cho thấy, số lần phẫu 
thuật trung bình nhiều hơn, thời gian điều 
trị dài hơn đáng kể ở nhóm BN bỏng có 
ĐTĐ (p < 0,01). Kết quả này cũng tương 
đồng với nhiều nghiên cứu khác. Shalon 
A và CS (2005) nghiên cứu trên 223 BN 
bỏng nhập viện, trong đó có 73 BN có 
bệnh ĐTĐ đã trải qua nhiều lần phẫu 
thuật hơn, thời gian nằm viện dài hơn, tỷ 
lệ tử vong cao hơn đáng kể mặc dù diện 
tích bỏng tương đương giữa 2 nhóm [6]. 
Nghiên cứu của Goutos I và CS (2015) 
cũng cho thấy thời gian nằm viện, tỷ lệ 
nhiễm trùng cao hơn đáng kể ở nhóm BN 
mắc ĐTĐ (23,3 ngày so với 12,2 ngày, 
p = 0,0001 và 64,9% so với 50,5%, 
p = 0,05) [3]. Maghsoudi H và CS (2005) 
thấy có sự khác biệt đáng kể giữa BN ĐTĐ 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
 125 
và không ĐTĐ về biến chứng nhiễm 
khuẩn (14,9% so với 8,1%; p < 0,001) [7]. 
Theo nghiên cứu của Dolp R và CS 
(2019) tại Canada, BN bỏng có tiền sử 
ĐTĐ có thời gian điều trị, tỷ lệ biến chứng 
cao hơn đáng kể so với nhóm còn lại, 
nhưng tỷ lệ tử vong khác nhau không có 
ý nghĩa thống kê [8]. Nghiên cứu của 
chúng tôi cũng cho kết quả tương tự. 
Nghiên cứu của chúng tôi còn chỉ ra 
chi phí điều trị cho 1% diện tích bỏng ở 
BN ĐTĐ cao hơn đáng kể (gấp hơn 2,5 
lần) so với BN bỏng đơn thuần, điều này 
là do thời gian điều trị dài hơn, số lần 
phẫu thuật nhiều hơn. 
KẾT LUẬN 
Tỷ lệ BN bỏng có bệnh ĐTĐ chiếm 
1,62% tổng số BN bỏng người lớn và 
người già. So với BN bỏng đơn thuần, BN 
bỏng mắc ĐTĐ có tỷ lệ bỏng sâu cao hơn 
(62,68% so với 52,57%; p = 0,014), số 
lần phẫu thuật nhiều hơn (1 (0 - 2) so với 
0 (0 - 2); p = 0,001), thời gian điều trị dài 
hơn (13,5 (8 - 27) so với 12 (7 - 23); 
p = 0,001) và chi phí điều trị cao hơn 
đáng kể (5,8 (1.909 - 12.870) so với 2,3 
(1.129 - 5.790); p = 0,0001). Cần có chiến 
lược dự phòng bỏng cũng như các can 
thiệp phù hợp để giảm tỷ lệ và chi phí 
điều trị ở BN bỏng mắc ĐTĐ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. McCampbell B, Wasif N, Rabbitts A, et al. 
Diabetes and burns: Retrospective cohort study. 
The Journal of Burn Care & Rehabilitation 
2002; 23(3):157-166. 
2. Sayampanathan A. Systematic review of 
complications and outcomes of diabetic 
patients with burn trauma. Burns 2016; 
42(8):1644-1651. 
3. Goutos I, Nicholas RS, Pandya AA, 
Ghosh SJ. Diabetes mellitus and burns. Part 
II-outcomes from burn injuries and future 
directions. International Journal of Burns and 
Trauma 2015; 5(1):13. 
4. Okonkwo UA, DiPietro LA. Diabetes and 
wound angiogenesis. International Journal of 
Molecular Sciences 2017; 18(7):1419. 
5. WoundSource Editors. How Diabetes 
Impacts Wound Healing. https://www.woundsource. 
com/blog/how-diabetes-impacts-wound-healing. 
Published December 4, 2017. Accessed June 
30, 2019. 
6. Shalom A, Friedman T, Wong L. Burns 
and diabetes. Annals of Burns and Fire 
Disasters 2005; 18(1):31. 
7. Maghsoudi H, Aghamohammadzadeh N, 
Khalili N. Burns in diabetic patients. International 
Journal of Diabetes in Developing Countries 
2008; 28(1):19. 
8. Dolp R, Rehou S, Pinto R, et al. 
The effect of diabetes on burn patients: 
A retrospective cohort study. Critical Care 
2019; 23(1):1-9. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_benh_dai_thao_duong_den_dien_bien_va_k.pdf