Lựa chọn văn bản nghị luận xã hội để dạy học đọc hiểu ở lớp 9 dựa trên yêu cầu của chương trình ngữ văn 2018
Văn bản nghị luận là một trong ba loại văn bản quan trọng được sử dụng trong dạy học đọc hiểu. Bài
viết vận dụng một số yêu cầu được nêu ra trong chương trình Ngữ văn 2018 để xây dựng hệ thống văn
bản nghị luận xã hội sử dụng trong dạy học đọc hiểu ở lớp 9 đáp ứng định hướng phát triển năng lực
cho học sinh
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn văn bản nghị luận xã hội để dạy học đọc hiểu ở lớp 9 dựa trên yêu cầu của chương trình ngữ văn 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn văn bản nghị luận xã hội để dạy học đọc hiểu ở lớp 9 dựa trên yêu cầu của chương trình ngữ văn 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 74 (02/2021) No. 74 (02/2021) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 48 LỰA CHỌN VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỂ DẠY HỌC ĐỌC HIỂU Ở LỚP 9 DỰA TRÊN YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 2018 Selechương trìnhion of social persuasive texts in teaching reading comprehension in 9th grade based on the requirements of the 2018 Language arts and Literature curriculum ThS. Nguyễn Phước Bảo Khôi(1), SV. Nguyễn Ngọc Minh Trâm(2), SV. Nguyễn Đắc Kim Phụng(3), SV. Lý Trần A Khương(4) (1),(2),(3),(4)Trường Đại học Sư phạm TP.HCM TÓM TẮT Văn bản nghị luận là một trong ba loại văn bản quan trọng được sử dụng trong dạy học đọc hiểu. Bài viết vận dụng một số yêu cầu được nêu ra trong chương trình Ngữ văn 2018 để xây dựng hệ thống văn bản nghị luận xã hội sử dụng trong dạy học đọc hiểu ở lớp 9 đáp ứng định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Từ khóa: dạy học đọc hiểu, Ngữ văn lớp 9, văn bản nghị luận xã hội ABSTRACHƯƠNG TRÌNH Persuasive text is one of three important types of texts used in teaching reading comprehension. This article applies some of the requirements represented in 2018 Language arts and Literature Curriculum for the purpose of building the document system of social discourse, which is used in reading comprehension in 9th grade to reach the competence development orientation for the student. Keywords: teaching reading comprehension, Language arts and Literature 9th grade, social persuasive texts 1. Cơ sở lựa chọn lựa chọn văn bản nghị luận xã hội sử dụng trong dạy học đọc hiểu ở lớp 9 đáp ứng yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018 Tuy không phải là chương trình đầu tiên và duy nhất nêu ra tiêu chí lựa chọn ngữ liệu văn bản song vấn đề này xuất hiện trong chương trình Ngữ văn 2018 khá cụ thể, đặt ra nhiều nội dung đáng suy nghĩ. Chương trình tổng thể xác định: “Yêu cầu cần đạt là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và hoạt động giáo dục; trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, tr.37). Theo đó, yêu cầu cần đạt định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động dạy học về mặt phương pháp. Chương trình Ngữ văn 2018 được xây dựng theo hướng mở: “Chương trình chỉ quy định các yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định các kiến thức cơ Email: npbkhoiaval@yahoo.com NGUYỄN PHƯỚC BẢO KHÔI và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 49 bản, cốt lõi về văn học, tiếng Việt và một số ngữ liệu bắt buộc. Việc lựa chọn nội dung dạy học để biên soạn sách giáo khoa dành quyền chủ động cho tác giả; việc tổ chức dạy học, soạn đề thi, kiểm tra đánh giá dành quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và giáo viên miễn là đáp ứng các yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình.” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, tr.91-92). Do vậy, trong quá trình lựa chọn văn bản cho việc dạy học đọc hiểu, căn cứ vào tiêu chí lựa chọn ngữ liệu văn bản và yêu cầu cần đạt của mỗi lớp là yêu cầu bắt buộc. 1.1. Căn cứ vào tiêu chí lựa chọn ngữ liệu được nêu trong chương trình Chương trình Ngữ văn 2018 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, tr.15-16) đã nêu ra những tiêu chí và yêu cầu sau: Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình. Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm – sinh lí của học sinh ở từng lớp học, cấp học. Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại, chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ. Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; có tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mĩ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại. Bảo đảm sự phù hợp của văn bản với yêu cầu phát triển và thời lượng học tập của chương trình. Độ khó của các văn bản đọc tăng dần qua từng năm học. Thời gian để dạy học một văn bản phải tương thích với độ dài và độ phức tạp của nó để bảo đảm giáo viên có thể giúp học sinh tiếp cận đầy đủ và sâu sắc văn bản, cho học sinh có cơ hội đọc trực tiếp và trọn vẹn những tác phẩm được chọn học. Bảo đảm kế thừa và phát triển các chương trình môn Ngữ văn đã có. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và danh sách các tác phẩm bắt buộc, tác phẩm bắt buộc lựa chọn được quy định, tác giả sách giáo khoa chọn thêm những văn bản phù hợp được khuyến nghị trong hoặc ngoài danh mục gợi ý ở cuối chương trình. Giáo viên và học sinh được chọn đọc một số văn bản mở rộng phù hợp với yêu cầu của chương trình và lứa tuổi để thảo luận trong nhóm, trong lớp. Những tiêu chí và yêu cầu này bao hàm luôn cả ba loại văn bản, do đó khi lựa chọn văn bản nghị luận xã hội tất yếu phải cân nhắc đến những điều đã liệt kê trên. 1.2. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về đọc văn bản nghị luận Với việc dạy đọc văn bản nghị luận ở lớp 9, chương trình Ngữ văn 2018 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, tr.56-57) nêu ra các yêu cầu cần đạt sau: Đọc hiểu nội dung ˗ Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. ˗ Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. ˗ Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong văn bản. Đọc hiểu hình thức ˗ Nhận biết và đánh giá được cách thuyết phục thường dùng trong quảng cáo thương mại. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 50 ... luận xã hội nói riêng ngày nay đang chuyển dần từ trạng thái “đơn trị” (chỉ phục vụ cho việc rèn kĩ năng đọc) sang “đa trị” (chứa đựng tiềm năng khai thác tích hợp các kĩ năng). Yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018 cũng đặt ra vấn đề thay đổi trong cấu trúc của bài học Ngữ văn. Để phục vụ cho việc rèn kĩ năng đọc độc lập, nhiều khả năng học sinh sẽ đọc nhiều văn bản trong một bài học. Các văn bản có thể sẽ được cấu tạo thành một hệ thống phân cấp về chức năng: từ một đến hai văn bản đọc mẫu (văn bản học chính thức) và các văn bản thực hành đọc hiểu (các văn bản đọc bổ sung với chất lượng được cụ thể hóa thành hai mức độ thấp hơn và cao hơn văn bản được học chính thức để phù hợp với mục đích rèn kĩ năng đọc). NGUYỄN PHƯỚC BẢO KHÔI và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 51 2. Lựa chọn văn bản nghị luận xã hội sử dụng trong dạy học đọc hiểu ở lớp 9 trên cơ sở vận dụng những yêu cầu đã nêu trên 2.1. Yêu cầu chung Dựa trên các vấn đề đã nêu, chúng tôi bước đầu đề xuất một số yêu cầu đối với văn bản nghị luận xã hội sử dụng trong dạy học đọc hiểu ở lớp 9, cụ thể như sau: Yêu cầu về nội dung Tính vấn đề Vấn đề mang tính thời sự nổi bật và phải có tính giáo dục, có tư tưởng sâu sắc để học sinh có cơ hội được thể hiện quan điểm cá nhân, nhận biết được tính đúng – sai, phù hợp – không phù hợp của vấn đề. Mối quan hệ giữa các thành tố trong văn bản nghị luận xã hội Luận đề, luận điểm, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tùy theo các yếu tố chủ quan và khách quan ở giáo viên mà họ có thể chọn lựa các văn bản nghị luận xã hội có các thành tố trên thể hiện rõ ràng, trực tiếp hay ẩn đi trong đoạn văn, bài văn. Yêu cầu về hình thức Cấu trúc Đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài và các thành tố như luận điểm (ý kiến), lí lẽ, bằng chứng. Trường hợp văn bản nghị luận xã hội đã được điều chỉnh dung lượng nhưng cần đảm bảo tính hệ thống và liên kết chặt chẽ. Dung lượng Phải đảm bảo phù hợp với thời lượng tiết dạy, đáp ứng được các yêu cầu về mặt hình thức văn bản cũng như trọn vẹn ý nghĩa về mặt nội dung cũng như trình độ đọc hiểu của học sinh lớp 9. Phương tiện ngôn ngữ Giáo viên cần lưu ý về khía cạnh từ vựng và cấu trúc cú pháp, đáp ứng theo yêu cầu kiến thức Tiếng Việt của chương trình Ngữ văn 2018. Phương tiện phi ngôn ngữ Chú ý bổ sung các phương tiện phi ngôn ngữ (bảng biểu, hình ảnh, số liệu, biểu đồ) theo yêu cầu cần đạt của chương trình Ngữ văn 2018. 2.2. Yêu cầu cụ thể được xác định theo bảng miêu tả độ khó của văn bản nghị luận xã hội Khi thiết kế bảng đánh giá độ phức tạp của văn bản nghị luận xã hội dành cho lớp 9, chúng tôi nghiên cứu thêm hai yêu cầu cần đạt về đọc hiểu ở hai khối liền kề, tức lớp 8 và lớp 10 vì theo chương trình Ngữ văn 2018, năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội của học sinh lớp 9 được hình thành ở các lớp dưới, gần nhất là lớp 8 đồng thời nó là tiền đề để phát triển cao hơn ở bậc trung học phổ thông (gần nhất tiếp theo là lớp 10). Để phân hóa độ khó của văn bản nghị luận xã hội dùng cho dạy học đọc hiểu ở khối lớp 9, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hệ thống tiêu chí được sắp xếp theo trình tự có mối liên quan với nhau để đáp ứng cho việc mô tả chi tiết theo ba mức độ. Các biểu hiện của tiêu chí được trình bày nối tiếp nhau và từng ý của tiêu chí đặt song song nhau, tăng dần theo ba mức độ tạo hành bảng mô tả chi tiết độ phức tạp của văn bản nghị luận xã hội. Người lựa chọn dựa trên sự đánh giá của mình về chất lượng của văn bản nghị luận xã hội mà đánh dấ ừ đó, người dạy có cơ sở xác định độ khó của văn bản nghị luận xã hội trên các tiêu chí cụ thể. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 52 Tiêu chí/ Mức độ Dễ Trung bình Khó 1. Mối quan hệ giữa các thành tố làm nên nội dung trong văn bản** a. Luận điểm được trình bày tường minh ở vị trí dễ xác định trong đoạn/ bài văn. b. Số lượng lí lẽ, dẫn chứng phong phú; có nêu dẫn chứng tiêu biểu được đặt gần vị trí với luận điểm. c. Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng thể hiện rõ vai trò liên kết chặt chẽ với luận đề. a. Luận điểm được trình bày tường minh trong bài viết, nằm trong phạm vi câu, vị trí linh hoạt trong đoạn văn/bài văn. b. Số lượng lí lẽ, dẫn chứng phong phú; có nêu dẫn chứng tiêu biểu, được đặt xa vị trí với luận điểm. c. Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng thể hiện vai trò liên kết chặt chẽ với nhau và cả luận đề. a. Các luận điểm được trình bày hàm ẩn trong bài viết, vị trí linh hoạt trong đoạn văn/bài văn. b. Số lượng lí lẽ, dẫn chứng phong phú; lí lẽ, có một số dẫn chứng tiêu biểu, có thể đặt gần hoặc xa với vị trí của luận điểm. c. Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng thể hiện vai trò liên kết chặt chẽ với nhau, xây dựng nên nội dung chính của văn bản. 2. Tính đa chiều trong nội dung văn bản** Vấn đề trong nội dung văn bản nghị luận xã hội đơn giản, gần gũi, chỉ mang tính chất đúng hoặc sai. Vấn đề trong nội dung văn bản nghị luận xã hội gần gũi, vừa có thể đúng và sai; người viết phân tích ở nhiều khía cạnh, đưa ra kết luận chủ quan. Vấn đề trong nội dung văn bản nghị luận xã hội phức tạp, vừa có thể đúng và sai; người viết phân tích ở nhiều khía cạnh, đưa ra kết luận khách quan, có khả năng liên hệ đến các lĩnh vực khác. 3. Tri thức thuộc lĩnh vực có liên quan * a. Văn bản bàn luận có chủ đề gần gũi, quen thuộc với đời sống học sinh, có thể liên hệ được đến bối cảnh lịch sử, văn hóa xã hội. b. Không cần liên hệ đến tri thức các lĩnh vực khác. a. Văn bản bàn luận có chủ đề đa dạng, có thể liên hệ được đến bối cảnh lịch sử, văn hóa xã hội. b. Cần phải liên hệ đến tri thức của lĩnh vực khác để hiểu thêm nội dung văn bản. a. Văn bản bàn luận có chủ đề đa dạng, khai thác ở mức độ chuyên sâu, có thể liên hệ, đối chiếu đến bối cảnh lịch sử, văn hóa xã hội. b. Cần phải liên hệ tri thức khoa học hoặc trải nghiệm cá nhân để hiểu rõ nội dung văn bản. 4. Dạng thức thể hiện vấn đề nghị luận * Bài nghị luận chỉ nêu vấn đề hoặc chỉ nêu giải pháp Bài nghị luận nêu vấn đề và giải pháp (thống nhất hướng đến một Bài nghị luận nêu vấn đề và giải pháp (trình bày nhiều vấn đề, đưa NGUYỄN PHƯỚC BẢO KHÔI và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 53 Tiêu chí/ Mức độ Dễ Trung bình Khó (chọn 1 trong 2) cho vấn đề. cách đề xuất). Bài quảng cáo (cách thuyết phục thể hiện thông điệp tường minh). ra nhiều giải pháp). Bài quảng cáo (cách thuyết phục thể hiện thông điệp hàm ẩn). 5. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng nghị luận trong văn bản** Văn bản nghị luận xã hội thể hiện rõ ràng, tách bạch giữa các lý lẽ chủ quan và dẫn chứng khách quan, được xác thực. Văn bản nghị luận xã hội trình bày lồng ghép, đan xen các lý lẽ chủ quan bên cạnh dẫn chứng khách quan, được xác thực. Văn bản nghị luận xã hội sắp xếp lồng ghép, đan xen giữa luận điểm với các lí lẽ chủ quan và dẫn chứng khách quan, chủ quan. 6. Phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu, biểu đồ)** a. Một trong chúng có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trong văn bản nghị luận xã hội; nếu xuất hiện, nó chỉ ở mức độ đơn giản. b. Chúng không có hoặc có vai trò phụ trong việc thể hiện nội dung văn bản nghị luận xã hội (chỉ minh họa đơn thuần). a. Một trong chúng xuất hiện trong văn bản nghị luận xã hội; ở mức độ chi tiết. b. Chúng có vai trò cần thiết đối với việc thể hiện nội dung văn bản nghị luận xã hội (cần khả năng phân tích). a. Chúng đều xuất hiện trong văn bản nghị luận xã hội ở mức độ chi tiết. b. Chúng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thể hiện nội dung, tăng thêm xác thực cho lập luận (đòi hỏi khả năng phân tích sâu). 7. Phương tiện ngôn ngữ ** a/ Cấp độ từ - Thành ngữ, điển tích, điển cố - Từ Hán Việt, từ mượn, thuật ngữ, v.v. b/ Cấp độ câu - Kiểu câu, phép liên kết, từ nối c/ Cấp độ văn bản - Các biện pháp tu từ a. Từ ngữ trong văn bản nghị luận xã hội đều là từ ngữ thông dụng, thường gặp trong đời sống. b. Yếu tố từ Hán Việt, thành ngữ, điển tích, điển cố không nhất thiết tất cả đều xuất hiện trong bài; nếu xuất hiện, chỉ ở mức đơn giản; số a. Từ ngữ trong văn bản nghị luận xã hội đa phần là từ ngữ thông dụng, thường gặp trong đời sống. b. Yếu tố từ Hán Việt, thành ngữ, điển tích, điển cố không nhất thiết tất cả đều xuất hiện đầy đủ trong bài; nếu xuất hiện chỉ ở mức đơn giản; số lượng nhiều. a. Từ ngữ trong văn bản nghị luận xã hội ít từ ngữ dễ hiểu. b. Yếu tố từ Hán Việt, thành ngữ, điển tích, điển cố không nhất thiết tất cả đều xuất hiện đầy đủ trong bài; nếu xuất hiện thì ở mức độ phức tạp, số lượng nhiều (dành SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 54 Tiêu chí/ Mức độ Dễ Trung bình Khó lượng ít c. Các từ viết tắt cho các tổ chức quốc tế quan trọng có thể không được nêu hoặc được nêu trong dẫn chứng nhưng có kèm giải thích cụ thể, số lượng ít. d. Cấu trúc câu đa dạng: câu đơn - câu ghép (đơn giản); không nhất thiết đủ các phép liên kết; từ ngữ dùng để liên kết trong bài đều thông dụng, số lượng ít. e. Biện pháp tu từ xuất hiện trong văn bản nghị luận xã hội là những biện pháp tu từ đã được học ở các lớp dưới, xuất hiện ít, ở vị trí rõ ràng, dễ thấy trong bài. c. Các từ viết tắt cho các tổ chức quốc tế quan trọng, thuật ngữ khoa học được nêu ra trong dẫn chứng, không kèm theo giải thích, số lượng ít. d. Cấu trúc câu đa dạng: câu đơn - câu ghép, có xuất hiện một số kiểu câu ghép phức tạp; không nhất thiết đủ các phép liên kết; từ ngữ dùng để liên kết trong bài đều thông dụng, số lượng nhiều. e. Biện pháp tu từ xuất hiện trong văn bản nghị luận xã hội là những biện pháp tu từ đã được học ở các lớp dưới: xuất hiện nhiều loại, rải rác trong bài. cho văn bản nghị luận xã hội trung đại) c. Các từ viết tắt cho các tổ chức quốc tế quan trọng, thuật ngữ khoa học được nêu ra trong dẫn chứng không kèm theo giải thích, số lượng nhiều (văn bản nghị luận xã hội dịch từ văn bản gốc là văn bản nước ngoài). d. Cấu trúc câu đa dạng: câu đơn - câu ghép, có xuất hiện một số kiểu câu ghép, đa phần là các câu dài, có nhiều vế; có đủ các phép liên kết; từ ngữ liên kết có trong bài có thể thông dụng, có thể ít gặp, số lượng nhiều. e. Biện pháp tu từ xuất hiện trong văn bản nghị luận xã hội là những biện pháp tu từ đã được học ở các lớp dưới; xuất hiện dày đặc trong bài. Kí hiệu *: tiêu chí được mô tả định tính **: tiêu chí được mô tả định tính và định lượng Từ một số yêu cầu đối với văn bản nghị luận xã hội sử dụng trong dạy học đọc hiểu ở lớp 9 cũng như bảng mô tả độ khó văn bản nghị luận xã hội, chúng tôi đề xuất một số hệ thống văn bản nghị luận xã hội minh họa đáp ứng các tiêu chí trên. Hệ thống văn bản mà chúng tôi đề xuất gồm có ba văn bản: một văn bản đọc mẫu đáp ứng chuẩn yêu cầu cần đạt lớp 9 của chương trình và hai văn bản thực hành đọc hiểu được sắp xếp theo cùng một chủ đề và có độ khó tăng dần từ ngữ liệu 1 đến ngữ liệu 3. NGUYỄN PHƯỚC BẢO KHÔI và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 55 Chủ đề Mức độ VĂN BẢN Tinh thần yêu nước 1 Yêu thương người lính (Thanh Thảo) 2 Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) 3 Lòng yêu nước (M.A.Ashwill) Bảo vệ môi trường 1 Cuộc chiến “trộm” nhựa: thử thách sống xanh (Thu Trang) 2 Giảm thiểu rác thải nhựa (nhiều tác giả) 3 Nghĩ lại về Trái đất (Dương Xuân Thảo) Lắng nghe 1 Tầm quan trọng của việc lắng nghe (Nguyễn Thị Nga) 2 Ai cũng cần lắng nghe (Minh Niệm) 3 Đó cũng là khi ta lạc mất nhau rồi (Phạm Lữ Ân) Việc sắp xếp các đơn vị nội dung dạy học theo một trật tự phù hợp với mức độ và quá trình nhận thức của học sinh cần được quan tâm đúng mức. Muốn vậy, mỗi bài học/ văn bản phải được xếp đặt một cách có mục đích và phải tạo thành một mối liên kết chặt chẽ với nhau. Bảng mô tả trên vừa có thể được sử dụng để sắp xếp văn bản nghị luận xã hội trong sách giáo khoa Ngữ văn của chương trình Ngữ văn 2018 vừa là một gợi ý vận dụng vấn đề độ khó của văn bản phục vụ cho việc dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại. Vấn đề xây dựng được các nguyên tắc, tiêu chí một cách rõ ràng, có tính khả thi, xác định một quy trình chặt chẽ để lựa chọn được hệ thống văn bản tốt nhất phục vụ cho quá trình dạy học đọc hiểu và kiểm tra đánh giá là rất quan trọng. Do vậy, việc tìm hiểu về độ khó của văn bản cũng như mối quan hệ giữa vấn đề này với mục đích sử dụng văn bản, trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn, đã và đang chứng tỏ là một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng và cần được tiếp tục lâu dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO Arizona Department of Education (2013). Text Complexity Analysis Worksheet Guidance Document. ADE: High Academic Standards for Student. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam. The Australian Department of Education (2016). Australian curriculum, Assessment and Reporting authority. , phiên bản 8.4, access on: 17/02/2020. Ngày nhận bài: 26/6/2020 Biên tập xong: 15/02/2021 Duyệt đăng: 20/02/2021
File đính kèm:
- lua_chon_van_ban_nghi_luan_xa_hoi_de_day_hoc_doc_hieu_o_lop.pdf