Lỗi sắp xếp trật tự trong ngữ đoạn danh từ của người Hàn quốc học Tiếng Việt
Dựa trên các lí thuyết về lỗi và phân tích lỗi, bài viết tập trung khảo sát các lỗi sắp xếp trật tự
trong ngữ đoạn danh từ của người Hàn Quốc học tiếng Việt. Trong đó, người học chủ yếu mắc lỗi
dùng sai trật tự ở vị trí nhóm từ chỉ số lượng, nhóm từ khối và nhóm từ chỉ đặc trưng miêu tả. Thông
qua việc xác định và phân loại lỗi, bài viết phân tích và lí giải nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng
trên, đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm chỉnh sửa và khắc phục lỗi cho người Hàn Quốc khi
học tiếng Việt. Các lỗi sắp xếp trật tự ngữ danh từ chủ yếu xuất phát từ hiện tượng giao thoa ngôn
ngữ, ngoài ra cũng không thể loại trừ các nguyên nhân khác thuộc về chiến lược học ngoại ngữ. Kết
quả nghiên cứu này sẽ góp phần hỗ trợ và nâng cao chất lượng cho công tác giảng dạy tiếng Việt
cho người Hàn Quốc.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lỗi sắp xếp trật tự trong ngữ đoạn danh từ của người Hàn quốc học Tiếng Việt
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Tập 18, Số 4 (2021): 614-623 HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE Vol. 18, No. 4 (2021): 614-623 ISSN: 2734-9918 Website: 614 Bài báo nghiên cứu* LỖI SẮP XẾP TRẬT TỰ TRONG NGỮ ĐOẠN DANH TỪ CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC HỌC TIẾNG VIỆT Đỗ Thúy Nga Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Đỗ Thúy Nga – Email: dothuynga3@gmail.com Ngày nhận bài: 27-01-2021; ngày nhận bài sửa: 15-4-2021;ngày duyệt đăng: 21-4-2021 TÓM TẮT Dựa trên các lí thuyết về lỗi và phân tích lỗi, bài viết tập trung khảo sát các lỗi sắp xếp trật tự trong ngữ đoạn danh từ của người Hàn Quốc học tiếng Việt. Trong đó, người học chủ yếu mắc lỗi dùng sai trật tự ở vị trí nhóm từ chỉ số lượng, nhóm từ khối và nhóm từ chỉ đặc trưng miêu tả. Thông qua việc xác định và phân loại lỗi, bài viết phân tích và lí giải nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trên, đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm chỉnh sửa và khắc phục lỗi cho người Hàn Quốc khi học tiếng Việt. Các lỗi sắp xếp trật tự ngữ danh từ chủ yếu xuất phát từ hiện tượng giao thoa ngôn ngữ, ngoài ra cũng không thể loại trừ các nguyên nhân khác thuộc về chiến lược học ngoại ngữ. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần hỗ trợ và nâng cao chất lượng cho công tác giảng dạy tiếng Việt cho người Hàn Quốc. Từ khóa: lỗi ngữ pháp; người Hàn Quốc học tiếng Việt; lỗi sắp xếp trật tự ngữ đoạn danh từ; sắp xếp trật tự ngữ danh từ 1. Dẫn nhập Lỗi trong dạy tiếng là sự lệch chuẩn trong cách sử dụng ngôn ngữ của người học so với những quy tắc của ngôn ngữ đích. Tuy nhiên, lỗi không bị đánh giá là một hiện tượng tiêu cực mà ngược lại, đây là bằng chứng sự thể hiện sự tích cực và chủ động của người học trong việc thực hiện các chiến lược nhằm tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ đích. Bên cạnh đó, đối với những nhà nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, lỗi còn cung cấp được cái nhìn trực tiếp, khách quan, đồng thời còn là những dữ liệu quan trọng, có giá trị nhất định cho việc vận dụng những lí thuyết ngôn ngữ trong thực hành dạy tiếng. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng tiến hành phân tích một số lỗi mà các học viên Hàn Quốc thường mắc phải khi sắp xếp trật tự ngữ danh từ trong tiếng Việt, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của người học xuất phát từ các vấn đề giao thoa ngôn ngữ, đồng thời lí giải chúng theo góc nhìn của ngôn ngữ học đối chiếu. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Cite this article as: Do Thuy Nga (2021). Misordering in noun phrases of Koreans learning Vietnamese. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(4), 614-623. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Đỗ Thúy Nga 615 Bài viết tập trung nghiên cứu về lỗi ngữ pháp được sử dụng bởi các học viên Hàn Quốc đang học tiếng Việt thuộc trình độ Sơ cấp và Trung cấp trong những bài viết, bài khảo sát, bài kiểm tra, đoạn hội thoại, tin nhắn Chúng tôi sử dụng ba phương pháp nghiên cứu chính, đó là phương pháp miêu tả ngôn ngữ (được dùng để miêu tả đặc điểm các lỗi mà người học mắc phải) và phương pháp so sánh – đối chiếu ngôn ngữ (được dùng để xem xét những điểm khác biệt trong đặc điểm kết cấu ngữ danh từ của tiếng Hàn và tiếng Việt, từ đó lí giải các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành lỗi ở người học), phương pháp chiết xuất lỗi (được dùng để phân tách các lỗi sai thành từng nhóm cụ thể, phục vụ cho việc miêu tả, phân tích và đánh giá về lỗi sai). 2.2. Kết quả và bàn luận 2.2.1. Trật tự ngữ đoạn danh từ Trật tự từ đóng vai trò rất quan trọng trong việc liên kết các thành phần trong câu, đồng thời biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp, ngữ nghĩa của toàn bộ câu nói. Chính vì vậy, việc mắc lỗi về trật tự có thể dẫn đến những cách hiểu sai lệch hoặc không phù hợp với quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt. Do đó, để xem xét được nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi trật tự từ trong kết cấu ngữ đoạn danh từ của người Hàn Quốc khi học tiếng Việt, trước tiên, ta có thể sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để xem xét các điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm kết cấu của ngữ danh từ trong tiếng Việt và tiếng Hàn. Đầu tiên, cấu trúc ngữ danh từ trong tiếng Việt được thể hiện cơ bản như ở Bảng 1 sau đây: Bảng 1. Trật tự cấu trúc của ngữ danh từ trong tiếng Việt1 Tất cả những cái con mèo đen ấy -3 -2 -1 0 1 2 3 Từ chỉ tổng lượng Từ chỉ lượng Từ chỉ xuất Danh từ đơn vị Danh từ khối Từ chỉ đặc trưng miêu tả Từ chỉ định Bảng 1 cho thấy trung tâm của ngữ danh từ trong tiếng Việt thường xuất hiện ở vị trí 0 với các thành tố phụ lần lượt được phân bố phía trước/ sau. Nếu xét về cấu trúc thì số lượng của các thành tố này tương đối hoàn chỉnh, việc bỏ bớt một số yếu tố có thể thực hiện được, tuy nhiên, không thể thêm bất kì một thành tố nào khác vào mô hình trên. Đồng thời, thứ tự trên là tương đối cố định, không có sự thay đổi vị trí giữa các thành tố với nhau. Trong khi đó, cấu trúc ngữ danh từ trong tiếng Hàn lại được trình bày theo nhiều hình thức đa dạng khác nhau, phụ thuộc vào việc danh từ nào đứng vị trí trung tâm. Trong đó, trung tâm ngữ luôn đứng ở vị trí cuối ngữ đoạn, các thành tố phụ luôn đứng trước trung tâm và không xuất hiện thành phần phụ sau. Ở đây, ta chỉ xét trường hợp danh từ chỉ loại đứng 1 Diep, Q. B. (2016). Ngu phap tieng Viet [Vietnamese Grammar]. Hanoi: Vietnamese Education Publishing House. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 614-623 616 ở vị trí trung tâm, khi đó, trật tự danh ngữ trong tiếng Hàn được sắp xếp theo cấu trúc như sau (xem Bảng 2): Bảng 2. Trật tự cấu trúc cơ bản của ngữ danh từ trong tiếng Hàn2 그 바로 모두 검은 고양이 다섯 마리 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 ấy chính tất cả đen mèo năm con Từ chỉ xuất Từ chỉ định Từ chỉ tổng lượng Từ chỉ đặc trưng miêu tả Danh từ khối Từ chỉ lượng Danh từ đơn vị Ngoại trừ danh từ trung tâm được xếp ở vị trí cuối cùng, tất cả các thành phần ph ... ảnh hưởng nhất định đối với một số học viên Hàn Quốc trong quá trình học ngoại ngữ, gây ra những lỗi sai như vừa nêu trên. c) Lỗi ở vị trí nhóm từ chỉ đặc trưng miêu tả Lỗi sai này chiếm 22,2% và xảy ra ở 28/95 trường hợp. Ví dụ: (7) Nhưng trước một năm tôi rất không thích tiếng Việt. (8) Tôi muốn trở thành ngoan ngoãn một người con. (9) Cô ta là một gương mẫu nhân viên tại đây. Trong cả ba trường hợp trên, người học đều mắc lỗi khi dùng các từ chỉ đặc trưng miêu tả (đóng vai trò là các định ngữ trong câu) vào phía trước danh từ trung tâm. Theo chúng tôi, việc mắc lỗi này không thể loại trừ các lí do xuất phát từ sự khác biệt trong cấu trúc của ngữ danh từ tiếng Hàn và tiếng Việt. Tương tự với danh từ khối, các từ thuộc nhóm chỉ đặc trưng miêu tả cũng thuộc thành phần phụ sau của ngữ danh từ, vì vậy, người Hàn do ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ, cũng thường có thói quen đẩy các yếu tố này lên phía trước trung tâm ngữ, tạo nên các kết hợp như “ngoan ngoãn một người con”, “gương mẫu nhân viên”. Tuy nhiên, những từ như “ngoan ngoãn” hay “gương mẫu” đóng vai trò là các định ngữ bổ nghĩa cho danh từ trung tâm, chính vì vậy, chúng bắt buộc phải xuất hiện phía sau trung tâm ngữ đoạn. Đây là một lỗi về trật tự rất phổ biến đối với người Hàn khi học tiếng Việt bởi nó xuất phát từ việc người học mượn trật tự trong ngữ danh từ tiếng Hàn để sử dụng khi tạo lập cụm từ trong tiếng Việt. Cách sắp xếp trật tự của các ngữ danh từ này trong tiếng Hàn được thể hiện như sau: 착한 아이 (ngoan ngoãn – người con) và 모범은 직원 (gương mẫu – nhân viên). Như vậy, trong các trường hợp này, người học đã hoàn toàn mượn trật tự từ trong tiếng bản ngữ để sử dụng trong ngôn ngữ đích mà người học cần thụ đắc, từ đó dẫn đến các lỗi sai. d) Lỗi ở vị trí nhóm từ chỉ tổng lượng Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Đỗ Thúy Nga 619 Khảo sát 95 bài viết của các học viên Hàn Quốc học tiếng Việt thuộc trình độ Sơ cấp và Trung cấp, chúng tôi nhận được 12/95 bài viết mắc lỗi sắp xếp vị trí các từ thuộc nhóm từ chỉ tổng lượng, chiếm tỉ lệ 9,5%. Các lỗi sai mà người học thường mắc phải, như: (10) Bạn Việt Nam tất cả đều tốt bụng và thân thiện. (11) Mọi vấn đề tất cả tôi giải quyết xong hết rồi. (12) Món ăn Việt Nam tất cả đều rất ngon. Trong cả ba trường hợp trên, người học đều xếp “tất cả” (từ chỉ tổng lượng) phía sau các danh từ đóng vai trò là thành phần trung tâm. Đây là cách sắp xếp không hợp lí so với quy tắc tiếng Việt, bởi các từ thuộc nhóm chỉ tổng lượng luôn luôn đóng vai trò là thành phần phụ trước của ngữ đoạn danh từ, do đó, việc đảo ngược vị trí của các yếu tố trên có thể gây ra những lỗi đối với người học ngoại ngữ; từ đó, người học mắc lỗi khi sắp xếp các ngữ danh từ trong tiếng Việt và tạo ra các kết hợp như “bạn Việt Nam tất cả”, “mọi vấn đề tất cả” và “món ăn Việt Nam tất cả”. Ngoài ra, do trật tự ngữ đoạn danh từ tiếng Hàn vốn không tồn tại thành phần phụ sau, nên việc mắc lỗi trong trường hợp này có thể được lí giải theo những khía cạnh khác. Để lí giải nguyên nhân dẫn đến lỗi sai trên, chúng tôi đã tiến hành xem xét cấu trúc của một ngữ đoạn tương tự trong ngữ pháp tiếng Hàn dưới góc độ đối chiếu. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng, trong cách sắp xếp trật tự của ngữ danh từ tiếng Hàn, “tất cả” có thể xuất hiện ở cả hai vị trí trước và sau trung tâm ngữ, đồng thời đóng hai vai trò khác nhau. Cụ thể, “tất cả” có thể đứng sau danh từ trung tâm, đóng vai trò là phó từ nhấn mạnh số lượng: 베트남 친구들은 모두 착하고 친절하다 (Việt Nam – bạn bè – tất cả – tốt bụng và thân thiện) hoặc cũng có thể đứng ở phía trước trung tâm ngữ và đóng vai trò là định từ chỉ số lượng 모든 베트남 친구들은 착하고 친절하다 (tất cả – Việt Nam – bạn bè – tốt bụng và thân thiện). Trong tiếng Việt, “tất cả” cũng có thể xuất hiện ở vị trí phía sau danh từ trung tâm, nhưng khi đó, nó sẽ không thuộc thành phần của ngữ đoạn mà chỉ đóng vai trò như một định ngữ có chức năng nhấn mạnh, đồng thời phải xuất hiện dấu phẩy để ngăn cách, tạo thành “Bạn Việt Nam, tất cả, đều tốt bụng và thân thiện”. Do đó, việc sử dụng “tất cả” phía sau danh từ trung tâm có thể là một lỗi xuất phát từ các đặc điểm trong cấu trúc ngữ đoạn của tiếng mẹ đẻ. Khi đó, học viên bị nhầm lẫn trật tự của “tất cả” khi sắp xếp các ngữ danh từ trong tiếng Việt do bị ảnh hưởng của cấu trúc tương tự trong tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, cũng cần phải xác định thêm rằng, lỗi này một phần cũng xuất phát từ quá trình giảng dạy, do các giảng viên không nhấn mạnh vị trí xuất hiện của từ “tất cả” là cố định ở phía trước danh từ, khiến người học cho rằng, vị trí của các thành phần phụ trong tiếng Việt được sắp xếp linh hoạt như trong tiếng Hàn và mắc lỗi như trên. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 614-623 620 2.2.3. Một số bài tập đề xuất nhằm khắc phục lỗi sắp xếp trật tự trong ngữ đoạn danh từ Trên cơ sở một số lỗi mà các học viên Hàn Quốc thường gặp phải khi sắp xếp trật tự ngữ danh từ trong tiếng Việt, chúng tôi tiến hành đề xuất một số dạng bài tập ngữ pháp, giúp người học có cơ hội để rèn luyện và khắc phục các lỗi sai nêu trên. Đồng thời, trong quá trình tiến hành thực hiện các bài tập, người dạy cũng cần có sự miêu tả, giải thích và hướng dẫn các học viên đạt được hiệu quả tốt nhất. Các bài tập này được chia theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp cho từng trình độ là Sơ cấp và Trung cấp, đồng thời được chia thành các dạng bài đa dạng, giúp phát triển đầy đủ và hoàn thiện các kiến thức ngữ pháp cần thiết. Dưới đây là một số bài tập được thiết kế nhằm khắc phục lỗi sắp xếp trật tự trong ngữ đoạn danh từ: Dạng 1. Bài tập sắp xếp trật tự nhóm từ chỉ số lượng Bài tập 1. Chọn câu trả lời thích hợp để điền vào chỗ trống 칸에 들어갈 알맞은 것을 고르십시오 (1) Đến Việt Nam hơn hai năm nhưng Minho vẫn không thể ăn được. a. món ăn Việt Nam một số b. Việt Nam một số món ăn c. một số món ăn Việt Nam (2) Bạn có thể cho tôi mượn không? a. một ít tiền b. tiền ít một c. ít một tiền (3) Nếu có cơ hội thì mình sẽ chia sẻ hơn. a. thông tin nhiều b. nhiều thông tin c. thông nhiều tin Bài tập 2. Sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp 다음을 순서대로 맞게 나열한 것을 고르십시오 (1) ở/ Hàn Quốc/ rất đẹp/ nhiều/ đây/ có/ phong cảnh (2) tôi/ táo/ mua/ cho/ một ít/ chị tôi. (3) người/ mỗi/ canh/ phần/ cơm/ ăn/ được/ một. Bài tập 3. Dịch các câu sau sang tiếng Việt 다음 문장을 베트남어로 번역하십시오. (1) 베트남 유학할 때부터 친구가 많이있어. (2) 베트남의 많은 곳에 가고싶어요. Dạng 2. Bài tập sắp xếp trật tự nhóm danh từ khối Bài tập 1. Chọn câu trả lời thích hợp để điền vào chỗ trống 칸에 들어갈 알맞은 것을 고르십시오 (1) Tôi đã mua cho bạn vào ngày sinh nhật. a. bánh kem một cái b. một cái bánh kem c. một kem cái bánh (2) Ngày mai tôi sẽ dạy bạn làm để ăn. a. món canh kimchi b. kimchi canh món c. canh kimchi món (3) Bạn thích nào nhất? a. phim bộ Hàn Quốc b. Hàn Quốc phim bộ c. bộ phim Hàn Quốc Bài tập 2. Sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Đỗ Thúy Nga 621 다음을 순서대로 맞게 나열한 것을 고르십시오 (1) cuốn/ chị/ đổi/ từ điển/ giùm/ tôi/ lớn hơn. (2) tôi/ bài tập/ bài/ cuốn/ trong/ làm/ phải/ sách. (3) nuôi/ một/ nhà tôi/ mèo/ đen/ rất đẹp. Bài tập 3. Dịch các câu sau sang tiếng Việt 다음 문장을 베트남어로 번역하십시오. (1) 한국어 책 사주세요. (2) 아름답은 바다있는 것을 가고싶어요. Dạng 3. Bài tập sắp xếp trật tự nhóm từ chỉ đặc trưng thể loại Bài tập 1. Chọn câu trả lời thích hợp để điền vào chỗ trống 칸에 들어갈 알맞은 것을 고르십시오 (1) Tôi đã bắt đầu học tiếng Việt từ a. một năm trước b. trước một năm c. năm một trước (2) Ở Việt Nam mọi ngày đều có a. không khí nóng nực b. nóng nực không khí c. nóng không khí nực (3) Chúng ta hẹn gặp nhau ở thư viện vào a. sáng thứ bảy b. thứ bảy sáng c. thứ sáng bảy Bài tập 2. Sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp 다음을 순서대로 맞게 나열한 것을 고르십시오 (1) nếu/ thì/ trở thành/ một/ tôi/ được/ học sinh/ giỏi/ sẽ/ tặng thưởng. (2) anh/ cuốn/ em/ tranh/ mua/ sẽ/ thích/ truyện. (3) không thể/ chính xác/ tôi/ tìm/ cho/ này/ bài tập/ trả lời. Bài tập 3. Dịch các câu sau sang tiếng Việt 다음 문장을 베트남어로 번역하십시오. (1) 날씨가 추우니까 따뜻한 옷 한 벌 사겠습니다. (2) 제 큰 아이는 올해 13살입니다. 3. Kết luận Ngày nay, việc giảng dạy ngoại ngữ đang dần đặt trọng tâm vào người học, do đó, thay vì tiếp nhận kiến thức một chiều, người học dần trở thành đối tượng trung tâm và đóng vai trò chủ động hơn trong quá trình này. Nhiều nghiên cứu chú trọng vấn đề lỗi mà người học mắc phải trong quá trình học ngoại ngữ, từ đó giải quyết các vấn đề riêng biệt và cụ thể của các đối tượng học ngoại ngữ; vì vậy, việc dạy học dựa trên bản thân các lỗi của người học để khắc phục lỗi cho người học được xem là một xu thế. Đối với các lỗi ngữ pháp, chúng tôi nhận thấy rằng lỗi về trật tự ngữ danh từ (do chịu ảnh hưởng từ sự khác biệt giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ cần thụ đắc) xảy ra khá phổ biến đối với người Hàn Quốc học tiếng Việt. Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy bốn nhóm từ mà người học thường xuyên Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 614-623 622 mắc lỗi đó là nhóm danh từ khối, nhóm từ chỉ tổng lượng, nhóm từ chỉ số lượng và nhóm từ chỉ đặc trưng miêu tả. Nguyên nhân của việc mắc lỗi có thể giải thích do quá trình chuyển dịch tương đương cấu trúc từ tiếng Hàn sang tiếng Việt (lỗi chuyển di ngôn ngữ) khiến người học chịu ảnh hưởng của lối tư duy và thói quen trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình, từ đó dẫn đến các hiện tượng sử dụng kết cấu ngữ pháp sai lệch. Dựa trên kết quả của việc khảo sát lỗi, chúng tôi cũng đã thiết kế đề xuất một số dạng bài tập tiêu biểu, nhằm giúp người học có thể khắc phục lỗi về trật tự ngữ đoạn danh từ khi học tiếng Việt. Những lỗi trên đây chỉ là kết quả của quá trình khảo sát 95 bài viết của các học viên Hàn Quốc đang học tiếng Việt ở trình độ Sơ cấp và Trung cấp, vì vậy có thể chúng vẫn chưa phản ánh được một cách đầy đủ và trọn vẹn các vấn đề mà người học thường gặp trong quá trình học tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu này hi vọng có thể đóng góp một số ngữ liệu và thông tin cần thiết, phục vụ quá trình nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói chung và người Hàn Quốc nói riêng, đồng thời, có thể làm cơ sở để định hướng cho việc biên soạn một giáo trình dạy tiếng Việt riêng biệt dành cho các học viên người Hàn Quốc. Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên đã tham gia hướng dẫn và nhóm các sinh viên Hàn Quốc đã tham gia thực hiện khảo sát để giúp chúng tôi thực hiện thành công bài báo nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ahn, K. H. (1997). Trat tu tu tieng Han so sanh voi tieng Viet [Korean’s word order in compare of Vietnamese]. Doctoral Thesis in Linguistics. University of Social Sciences and Humanities. Diep, Q. B. (2016). Ngu phap tieng Viet [Vietnamese Grammar]. Hanoi: Vietnamese Education Publishing House. Doan, T. T. (Chief Editor) (2001). Thuc hanh tieng Viet – Sach dung cho nguoi nuoc ngoai [Practice Vietnamese – A Book for Foreigners]. Hanoi: The gioi Publishers. Du, N. N. (2006). Loi ngu phap cua nguoi nuoc ngoai hoc tieng Viet [Grammar mistakes of foreigners learning Vietnamese]. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science (7). Du, N. N. (Chief Editor) (2012). Tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai [Vietnamese for Foreigners], Book 1. Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City University of Education. Du, N. N. (Chief Editor) (2014). Tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai [Vietnamese for Foreigners], Book 2. Ho Chi Minh City: Ho Chi Minh City University of Education. Hoang, P. (2018). Tu dien tieng Viet [Vietnamese Dictionary]. Hanoi: Hong Duc Publishing House. Hoang, T. Y. (2003). Danh tu va danh ngu trong tieng Han [Noun and noun phrase in Korean]. Ha Noi: 8th Language Science Conference Yearinology, 470-479. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Đỗ Thúy Nga 623 Hong, B. N. (2012). 혼자 배우는 베트남어 첫걸음 [The first step in Vietnamese learning by yourself] Korea: Jeongji Publisher. Lee, I., & Ramsey, S. R. (2001). The Korean Language. Korea: Suny Press. Nguyen, V. H. (2003). Tu dien ngu phap tieng Viet co ban [Basic Vietnamese Grammar Dictionary]. Ho Chi Minh City: University of Social Sciences and Humanities. Nguyen, L. C. (2009). Loi ngon ngu cua nguoi nuoc ngoai hoc tieng Viet (tren tu lieu loi tu vung ngu phap cua nguoi Anh, Mi) [Language Errors of Foreigners Learning Vietnamese (in Documents of British and American Grammatical Errors)]. Doctoral Thesis in Linguistics. Institute of Linguistics. Yeon, J. H., & Brown, L. (2019). Korean: A comprehensive grammar. New York: Routledge. MISORDERING IN NOUN PHRASES OF KOREANS LEARNING VIETNAMESE Do Thuy Nga Ho Chi Minh City University of Education, Vietnam Corresponding author: Do Thuy Nga – Email: dothuynga3@gmail.com Received: January 27, 2021; Revised: April 15, 2021; Accepted: April 21, 2021 ABSTRACT Based on errors and error analysis theory, this article focuses on examining misordering errors in noun phrases of Koreans who learn Vietnamese. In particular, the common errors committed by Korean learners relate to the position of a mass noun, quantifier and antonomasia. Based on error identification and classification, this paper aims to analyse, describe and explain the reasons for committing errors. Furthermore, some methods for fixing and correcting errors are recommended. Learning strategies could contribute to errors. In addition, language interference is considered as the main reason for the misordering. That is the reason why this article concentrates on explaining errors through the phenomenon of language interference. This article can be used as a functional and practical material for reinforcing and enhancing the quality of teaching Vietnamese to foreigners such as Koreans. Keywords: grammatical errors; Koreans learning Vietnamese; misorderings in nominal phrases; orderings in noun phrases
File đính kèm:
- loi_sap_xep_trat_tu_trong_ngu_doan_danh_tu_cua_nguoi_han_quo.pdf