Lời mở đầu (sapo) trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng

Tác phẩm phỏng vấn là cuộc đối thoại giữa nhà báo và người trả lời phỏng vấn về sự kiện, vấn

đề thời sự hoặc nhân vật mà công chúng quan tâm. Trong các yếu tố cấu thành tác phẩm phỏng vấn

như: đề tài, đối tượng trả lời phỏng vấn, câu hỏi, câu trả lời, tít, lời mở đầu (sapo), hộp thông tin (box) và

ảnh, sapo giữ vai trò quan trọng. Sapo hay còn gọi là lời mở đầu, lời dẫn, lời tựa, phần giới thiệu, tóm tắt

nội dung chính của bài báo. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có 3 dạng sapo thường xuất hiện

trong tác phẩm phỏng vấn là: sapo nêu chủ đề, nhân vật trả lời phỏng vấn; sapo nêu lý do, bối cảnh

phỏng vấn và sapo nêu tiểu sử, thành tích người trả lời phỏng vấn. Bài viết này tập trung nghiên cứu

sapo trong tác phẩm phỏng vấn báo in trên Báo Đà Nẵng năm 2017, 2018 và 2019. Bằng việc khảo sát,

phân tích các bài phỏng vấn được đăng tải trong 3 năm gần đây, bài viết cũng đưa ra một số gợi ý về

việc sử dụng sapo nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm phỏng vấn trên Báo Đà Nẵng, đáp ứng nhu cầu

thông tin ngày càng cao của độc giả

Lời mở đầu (sapo) trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Lời mở đầu (sapo) trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Lời mở đầu (sapo) trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Lời mở đầu (sapo) trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Lời mở đầu (sapo) trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Lời mở đầu (sapo) trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 6

Trang 6

Lời mở đầu (sapo) trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 9080
Bạn đang xem tài liệu "Lời mở đầu (sapo) trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lời mở đầu (sapo) trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng

Lời mở đầu (sapo) trong tác phẩm phỏng vấn trên báo Đà Nẵng
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education, ISSN: 1859 - 4603 
https://doi.org/10.47393/jshe.v10iSpecial.836 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
 Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 10, Số Đặc biệt (2020), 181-187|181 
aTrường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 
* Tác giả liên hệ 
 Trần Thị Tuyết 
 Email: tttuyet@ued.udn.vn 
Nhận bài: 
 15 – 04 – 2020 
Chấp nhận đăng: 
 10 – 09 – 2020 
LỜI MỞ ĐẦU (SAPO) TRONG TÁC PHẨM PHỎNG VẤN TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG 
Trần Thị Tuyếta*, Lê Vân Trúc Lya 
Tóm tắt: Tác phẩm phỏng vấn là cuộc đối thoại giữa nhà báo và người trả lời phỏng vấn về sự kiện, vấn 
đề thời sự hoặc nhân vật mà công chúng quan tâm. Trong các yếu tố cấu thành tác phẩm phỏng vấn 
như: đề tài, đối tượng trả lời phỏng vấn, câu hỏi, câu trả lời, tít, lời mở đầu (sapo), hộp thông tin (box) và 
ảnh, sapo giữ vai trò quan trọng. Sapo hay còn gọi là lời mở đầu, lời dẫn, lời tựa, phần giới thiệu, tóm tắt 
nội dung chính của bài báo. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có 3 dạng sapo thường xuất hiện 
trong tác phẩm phỏng vấn là: sapo nêu chủ đề, nhân vật trả lời phỏng vấn; sapo nêu lý do, bối cảnh 
phỏng vấn và sapo nêu tiểu sử, thành tích người trả lời phỏng vấn. Bài viết này tập trung nghiên cứu 
sapo trong tác phẩm phỏng vấn báo in trên Báo Đà Nẵng năm 2017, 2018 và 2019. Bằng việc khảo sát, 
phân tích các bài phỏng vấn được đăng tải trong 3 năm gần đây, bài viết cũng đưa ra một số gợi ý về 
việc sử dụng sapo nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm phỏng vấn trên Báo Đà Nẵng, đáp ứng nhu cầu 
thông tin ngày càng cao của độc giả. 
Từ khóa: lời mở đầu; phần giới thiệu; phi lộ; sapo; tác phẩm phỏng vấn; Báo Đà Nẵng. 
1. Giới thiệu 
Sapo xuất phát từ thuật ngữ Chapeau trong tiếng 
Pháp (ở Anh gọi là Lead) biểu thị chiếc mũ đội đầu. 
Chiếc mũ này phải đảm bảo phù hợp và làm nổi bật chủ 
thể. Trong lĩnh vực báo chí, sapo được hiểu là lời mở đầu, 
lời mào đầu, phần giới thiệu, hay phi lộ giới thiệu tóm tắt 
nội dung bài báo. Loic Hervouet xem “sapo là lời mở đầu 
nêu thông tin chính, bổ sung cho tít, nêu hoàn cảnh, giới 
thiệu, nghi vấn” (Hervouet, 1999, 88). 
Nếu coi tác phẩm phỏng vấn là một bộ phim thì 
sapo là đoạn phim ngắn quảng cáo cho nó. Vài dòng 
mào đầu bài viết cho phép phóng viên giới thiệu về 
người được phỏng vấn, chủ đề trung tâm của cuộc đối 
thoại và bối cảnh khi cuộc trao đổi diễn ra. Sapo có vai 
trò định hướng người đọc, giúp họ nắm thông tin bài 
báo một cách khá đầy đủ thông qua việc trả lời nhanh 
các câu hỏi: ai, cái gì, ở đâu. Sapo có thể giải thích tại 
sao lại chọn phỏng vấn đúng nhân vật này, về vấn đề 
này và có thể nêu ra thông tin mới, lạ sẽ được bài viết 
đề cập sâu. Sapo có tác dụng “níu mắt” độc giả ở lại và 
quyết định đọc tiếp nội dung bài phỏng vấn. Về vị trí, 
sapo thường nằm dưới tiêu đề (tít), được viết ngắn gọn 
với 2 - 4 câu mở đầu bài phỏng vấn, đứng độc lập so với 
phần hỏi - đáp. Sapo thường được bôi đậm hoặc bôi 
đậm kết hợp in nghiêng nhằm tạo sự chú ý của độc giả, 
giúp họ nắm bắt nhanh thông tin chính của bài báo. 
Sapo độc đáo còn lôi cuốn độc giả đọc tiếp thông tin 
trong bài phỏng vấn. 
Dựa vào tính chất thông tin, phóng viên có thể “rút’ 
sapo theo nhiều cách khác nhau như: sapo thông tin, sapo 
gây hứng thú, sapo cập nhật thông tin, sapo giới thiệu, 
sapo nhắc lại, sapo gây sốc Theo Lê Thị Nhã (2015), 
trong tác phẩm phỏng vấn thường xuất hiện ba dạng sapo 
cơ bản: sapo nêu chủ đề và nhân vật trả lời phỏng vấn; 
sapo nêu lý do, bối cảnh phỏng vấn và sapo nêu tiểu sử, 
thành tích người được phỏng vấn (Lê, 2015, 133). 
Thông qua việc phân tích một số ưu điểm, hạn chế 
của việc sử dụng sapo trong bài phỏng vấn trên Báo Đà 
Nẵng năm 2017, 2018, 2019, chúng tôi đề xuất một số 
biện pháp nâng cao chất lượng tác phẩm phỏng vấn 
thông qua cách sử dụng sapo nhằm phục vụ tốt hơn nhu 
cầu tiếp nhận thông tin của bạn đọc. 
Trần Thị Tuyết, Lê Vân Trúc Ly 
182 
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Cơ sở lý thuyết 
2.1.1. Lý thuyết truyền thông của C. Shannon 
Theo Lê Ngọc Hùng (2019), lý thuyết này được 
đưa ra năm 1949, nhấn mạnh quá trình truyền thông 
được thực hiện qua các bước: thông tin được bắt đầu 
từ nguồn phát (chủ thể truyền thông), sau khi thông 
điệp được mã hóa sẽ truyền tải các kênh truyền 
thông, thông điệp sẽ được giải mã và đến với người 
tiếp nhận thông điệp. Ngoài những đặc điểm chung 
kế thừa từ lý thuyết truyền thông một chiều của 
Lasswell (người gửi - thông điệp - kênh - người 
nhận), lý thuyết truyền thông Shannon còn bổ sung 
thêm yếu tố “nhiễu” có thể gây ảnh hưởng tới tính rõ 
ràng, sự chính xác của thông điệp và yếu tố “phản 
hồi” từ người nhận tới nguồn phát. 
Lý thuyết này cho phép chúng tôi làm sáng tỏ nội 
dung thông tin, chất lượng thông điệp làm nên giá trị tác 
phẩm phỏng vấn; tạo uy tín, thương hiệu cho cơ quan 
báo chí và tạo niềm tin, gia tăng sự tương tác, phản hồi 
của bạn đọc. Để có tác phẩm phỏng vấn hay cần chọn 
được góc tiếp cận mới; chọn đúng, trúng đối tượng trả 
lời. Đồng thời, cần có sự đổi mới sáng tạo về ngôn từ 
thông qua việc đặt tít, viết sapo nhằm thu hút sự chú ý 
của độc giả. Theo lý thuyết này, khi viết sapo tác giả 
cần trình bày nội dung chủ đề bài phỏng vấn một rõ 
ràng, chính xác bằng ngôn từ trong sáng, dễ hiểu ngay 
trong phần mở đầu. Tránh gây “nhiễu” tức là viết sapo 
dài dòng, không trọng tâm làm giảm khả năng tiếp nhận 
thông điệp của người đọc. Trong nhiều trường hợp sự 
không tường minh của sapo khiến độc giả có thể bỏ qua 
bài phỏng vấn. 
2.1.2. Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” 
Theo Nguyễn (2016) năm 1972, lý thuyết “thiết 
lập chương trình nghị sự” (Agenda Setting Theory) do 
Maxwell Mccombs và Shaw khởi xướng ra đời. Lý 
thuyết này mô tả khả năng ảnh hưởng của giới truyền 
thông đối với công chúng thông qua các phương tiện 
truyền thông. Trong xã hội, nếu một tin tức nào đó 
được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công  ... tâm 
vào việc đọc các con số được nêu trong công văn, thông 
báo nên khó tiếp nhận thông tin chính của bài. Cụ thể: 
Tại thông báo kết luận số 45-TB/TU ngày 30-11-2018 
của Ban Thường vụ Thành ủy và Công văn số 
9364/UBND-QLĐTư ngày 3-12-2018 của UBND thành 
phố về việc triển khai đầu tư xây dựng nhà máy nước 
Hòa Liên, thành phố thống nhất chủ trương đầu tư dự 
án nhà máy nước Hòa Liên theo phương án đầu tư 
công. Để rõ hơn vấn đề đang được người dân quan tâm, 
ông Trần Phước Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư 
có cuộc trao đổi với Báo Đà Nẵng. 
Những thông tin trong sapo giới thiệu sự kiện, vấn 
đề và người trả lời phỏng vấn, nếu không có tính mới, 
lạ, hấp dẫn hoặc không mời được người trả lời đúng, 
trúng vấn đề sẽ không tạo được sự quan tâm của bạn 
đọc và dễ khiến độc giả có thể bỏ qua bài phỏng vấn. 
3.2.2. Sapo nêu lý do, bối cảnh phỏng vấn 
Sapo dạng này thường trình bày tương đối ngắn về 
hoàn cảnh, lý do xuất hiện bài phỏng vấn hoặc trình bày 
thực tiễn đang đặt ra yêu cầu cấp bách cần có cuộc 
phỏng vấn để cung cấp thông tin chính xác, khách quan, 
trung thực cho công chúng. Phần mở đầu này thường có 
tính chất thông báo ngắn gọn sự kiện, vấn đề và lý do 
thực hiện cuộc phỏng vấn. Đôi khi, nó còn cho phép 
xuất hiện những chi tiết độc đáo, thú vị hoặc hài hước 
nhằm tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. 
Qua khảo sát, tỉ lệ sử dụng sapo dạng này tương đối 
nhiều trong các bài phỏng vấn chiếm 31% (năm 2017) 
và 42.4% (năm 2018) và 64.5% (năm 2019). 
Cũng giống như sapo giới thiệu sự kiện, vấn đề và 
đối tượng trả lời phỏng vấn, sapo nêu lý do, bối cảnh 
phỏng vấn cũng được đặt sau tít, trước thông tin phần 
hỏi – đáp, tách ra thành một đoạn ngắn nêu chủ đề chính 
của bài báo. Điểm khác biệt là sapo dạng này thường 
được cấu trúc ngắn gọn, có khi chỉ 2 câu, trả lời nhanh 
câu hỏi tại sao có cuộc phỏng vấn. Ví dụ: Sự kiện “Ứng 
dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ năm 2017” 
được tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 22 đến 24 tháng 11 với 
chủ đề “Đổi mới công nghệ - Nâng tầm cuộc sống”. Sự 
kiện do Bộ KH&CN, UBND thành phố Đà Nẵng thực 
hiện. Đoạn sapo trên là phần mở đầu của bài CHÀO 
MỪNG SỰ KIỆN “ỨNG DỤNG, CHUYỂN GIAO VÀ 
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NĂM 2017: Đổi mới công 
nghệ - Nâng tầm cuộc sống phỏng vấn ông Trần Văn 
Hoàng, Phó Giám đốc Sở KH&CN thành phố Đà Nẵng 
(Báo Đà Nẵng, số 6276 ngày 22-11-2017). Sapo này chỉ 
có 50 chữ mang tính chất thông báo sự kiện. 
Sapo nêu lý do, bối cảnh phỏng vấn thường được sử 
dụng nhiều trong các bài anket, khi đối tượng trả lời 
thường từ 3 - 4 người trình bày quan điểm, ý kiến của 
mình về các vấn đề được nêu. Ví dụ: Bài Doanh nghiệp 
giữ chân người giỏi (Báo Đà Nẵng, số 6626 ngày 14-
11-2018) ghi nhận ý kiến nhiều doanh nghiệp về chính 
sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Sapo chỉ sử 
dụng 2 câu nêu tình huống xuất hiện cuộc phỏng vấn: 
Có được những nhân viên giỏi luôn là mong muốn của 
các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không có chế độ, 
chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc phù hợp thì rất 
khó để có thể giữ chân người giỏi. 
Trong bài phỏng vấn anket Cần đầu tư sản phẩm 
mới cho du lịch (Báo Đà Nẵng, số 6549 ngày 29-8-
2018), sapo nêu nét đặc trưng của thành phố Đà Nẵng là 
thành phố du lịch và nêu ra tình huống có tính mâu 
thuẫn là thế mạnh này chưa được phát huy. Việc khai 
thác thông tin theo chiều đối lập như vậy đã tạo được ấn 
tượng, thu hút sự chú ý của độc giả ngay từ đầu. Câu 
cuối trong sapo còn tác dụng kết nối lần lượt ý kiến của 
các nhân vật trả lời. Cụ thể: Là thành phố du lịch nhưng 
Đà Nẵng đang thiếu những sản phẩm du lịch độc đáo, 
đẳng cấp và chuyên nghiệp. Lợi thế về “núi non, sông, 
biển” vẫn chưa được phát huy hết hiệu quả. Chính vì 
vậy, đầu tư sản phẩm du lịch mới luôn là yêu cầu bức 
thiết được đặt ra cho thành phố Đà Nẵng cũng như 
những người làm du lịch nhằm thu hút và nâng cao chất 
lượng khách đến, giữ chân và tạo động lực để họ quay 
lại. Dưới đây là ý kiến đề xuất của các đại diện doanh 
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. 
Trong một số bài phỏng vấn anket (dạng bài thường 
được sử dụng khi muốn thăm dò phản ứng của dư luận 
xã hội trước những sự kiện, vấn đề có ảnh hưởng, tác 
động tới các nhóm đối tượng rộng rãi trong xã hội, đang 
gây ra nhiều ý kiến khác nhau (Lê, 2015, 52) bằng vài 
câu mở đầu, sapo chuẩn bị cho việc tập hợp những ý 
kiến chia sẻ từ các nhà quản lý, chuyên gia để trả lời cho 
câu hỏi được đặt ra ở phần tít chính. Ví dụ: Bài Doanh 
Trần Thị Tuyết, Lê Vân Trúc Ly 
186 
nghiệp cần gì ở sinh viên mới ra trường? (Báo Đà 
Nẵng, số 6850 ngày 3-7-2019) nêu bối cảnh cho sự xuất 
hiện những ý kiến tư vấn hoặc tiêu chí sinh viên cần có 
để nắm chắc cơ hội việc làm ngay khi ra trường. Sapo 
nêu: Tháng 6, tháng 7 là thời điểm nhiều sinh viên năm 
cuối của các trường đại học, cao đẳng “rục rịch” ra 
trường, xin việc. Để SV không “sẩy chân” trong môi 
trường làm việc vốn khác môi trường học đường, nhiều 
doanh nghiệp đã chia sẻ về việc tìm hiểu kỹ nhu cầu 
tuyển dụng của các doanh nghiệp. 
Bên cạnh những ưu điểm là trình bày ngắn gọn lý 
do xuất hiện bài phỏng vấn giúp độc giả nắm bắt nhanh 
thông tin chủ yếu của bài thì sapo dạng này còn có hạn 
chế là cung cấp thông tin chung chung, thiếu chọn lọc, 
nhiều khi thông tin trong sapo không làm nổi bật nội 
dung chính của bài viết, làm “loãng” sự chú ý của bạn 
đọc. Ví dụ trong bài Sớm gỡ khó mặt bằng sản xuất 
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Báo Đà Nẵng, số 6668 
ngày 26-12-2018), sapo sử dụng 2 câu nêu bối cảnh 
cuộc phỏng vấn. Trong đó, câu thứ nhất nhấn mạnh 
việc các doanh nghiệp bày tỏ sự phấn khởi khi UBND 
thành phố đã thành lập cụm công nghiệp (CCN) Cẩm 
Lệ. Tuy nhiên, phần nội dung bài phỏng vấn anket này 
không trình bày việc các doanh nghiệp vui mừng vì 
được hưởng lợi gì từ CCN Cẩm Lệ mà phần đa các ý 
kiến đều nêu ý kiến về việc thành lập thêm nhiều CCN 
tại các khu vực Hòa Khánh Nam, Hòa Nhơn. Trong 
câu 2, sapo nhắc lại thông tin được nêu ở phần tít là 
doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn thành phố sớm 
tháo gỡ các khó khăn về mặt bằng sản xuất nhưng 
phần nội dung không có ý kiến nào của doanh nghiệp 
đề cập đến vấn đề mặt bằng. 
Một số sapo còn trình bày theo dạng báo cáo, thông 
tin mang tính khái quát chung chung, không làm nổi bật 
vấn đề trọng tâm khiến độc giả khó chú ý nội dung cốt lõi 
của bài. Ví dụ: Trong bài Bứt phá trong năm mới (Báo 
Đà Nẵng, số 6705-6706 ngày 1-2-2019), tác giả trích một 
phần nội dung Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và 
phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 
đến năm 2045 làm sapo. Phần mở đầu này nêu ra quá 
nhiều lĩnh vực cần được khai thác để xây dựng và phát 
triển thành phố như: trở thành một trong những trung tâm 
kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai 
trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, 
thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ 
cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là một 
trong những trung tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào 
tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ phát triển 
của đất nước. Việc xuất hiện quá nhiều nội dung thông tin 
khiến độc giả không xác định vấn đề trọng tâm của bài 
phỏng vấn. Điều này gây khó khăn cho người đọc khiến 
họ không phán đoán được thông tin chính trong phần 
thân bài. Như vậy việc đọc lướt sapo sẽ không hữu ích 
với độc giả, lâu dần sẽ khiến họ nhàm chán và dễ bỏ qua 
bài phỏng vấn. 
4. Kết luận và khuyến nghị 
Để làm nổi bật chủ đề cuộc phỏng vấn, cần có sự 
đầu tư về nội dung và hình thức tác phẩm như đề tài, 
người trả lời phỏng vấn, câu hỏi, tít, sapoVới những 
chi tiết ấn tượng, độc đáo, hấp dẫn, sapo giúp độc giả 
nắm bắt nhanh thông tin bài phỏng vấn và trong một số 
trường hợp còn “níu mắt” bạn dừng lại lâu hơn với bài 
phỏng vấn. 
 Nhìn chung, sapo trong tác phẩm phỏng vấn trên 
Báo Đà Nẵng đã thực hiện chức năng thông báo tóm 
tắt, xác định chủ đề và chứng minh tính thời sự của bài 
báo. Có hai dạng sapo chính là sapo giới thiệu vấn đề, 
sự kiện, nhân vật trả lời (thường xuất hiện nhiều trong 
các dạng bài phỏng vấn thời sự, phỏng vấn chuyên gia) 
và sapo giới thiệu lý do, bối cảnh xuất hiện cuộc 
phỏng vấn (thường xuất hiện trong bài phỏng vấn 
anket). Trong 223 bài phỏng vấn được khảo sát, không 
có sapo nêu tiểu sử, tính cách nhân vật. Ngoài ra, một 
số bài phỏng vấn anket không sử dụng sapo (chiếm tỉ 
lệ 16.9% năm 2017). 
Bên cạnh những ưu điểm, việc sử dụng sapo trong 
các bài phỏng vấn còn một số hạn chế như mang tính 
khuôn mẫu, ít có sự sáng tạo, một số sapo còn chung 
chung, dài dòng, đơn điệu khiến thông tin thu được ít 
tính mới, gây khó khăn cho việc tiếp nhận thông tin của 
bạn đọc. Để nâng cao hiệu quả sử sapo trong tác phẩm 
phỏng vấn trên Báo Đà Nẵng, chúng tôi đưa ra một số 
gợi ý sau: 
Một là, phóng viên cần rèn luyện kỹ năng viết sapo. 
Kỹ năng này cần sự phối hợp với các kỹ năng tìm kiếm 
đề tài, đặt câu hỏi và đặt tít. Khi có được đề tài, góc tiếp 
cận mới lạ, người phỏng vấn phù hợp, phóng viên có đủ 
thông tin để phác thảo nội dung cuộc trò chuyện. Kết 
thúc cuộc đối thoại, phóng viên có đủ “chất liệu” để viết 
lời giới thiệu bài phỏng vấn. Với dạng bài phỏng vấn 
thời sự, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn anket, phóng 
viên nên ưu tiên dạng sapo giới thiệu sự kiện, vấn đề 
 ISSN: 1859 - 4603, Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 10, Số Đặc biệt (2020), 181-187 
 187 
người trả lời phỏng vấn và sapo giới thiệu lý do, bối 
cảnh phỏng vấn. Với dạng bài phỏng vấn điều tra, 
phỏng vấn chân dung việc sử dụng cách đặt ngược vấn 
đề, sử dụng một giai thoại hoặc tiết lộ dữ liệu, thông tin 
tạo sự bất ngờ, thú vị trong sapo sẽ khơi gợi được sự tò 
mò của độc giả. Một số sapo còn gây sự chú ý của độc 
giả bằng những thông tin “độc quyền”. Dù cách viết có 
tính chất thông báo (trả lời câu hỏi ai, cái gì, ở đâu) hay 
cách viết có tính gợi mở (trả lời câu hỏi như thế nào, tại 
sao), sapo cũng cần được trình bày một cách ngắn gọn, 
logic, khoa học. Để dẫn dắt người đọc lướt qua tít, dừng 
lại ở sapo và tiếp tục dõi theo cuộc trò chuyện trong 
phần hỏi - đáp, phóng viên cần sáng tạo trong việc sử 
dụng ngôn từ trong phần mở đầu này. 
Hai là, tòa soạn cần tạo điều kiện cho sự xuất hiện 
đa dạng các dạng bài phỏng vấn. Báo Đà Nẵng có thể 
bổ sung một số dạng bài phỏng vấn điều tra, phỏng vấn 
chân dung bên cạnh những dạng bài phỏng vấn thời sự, 
phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn anket hiện có. Tùy 
theo tính chất mỗi dạng bài phỏng vấn sẽ có các cách 
dẫn dắt bởi các sapo khác nhau. Bên cạnh dạng bài 
phỏng vấn thời sự, phỏng vấn anket có cách viết sapo 
trực thuật thì các dạng bài phỏng vấn chuyên gia, phỏng 
vấn điều tra, phỏng vấn chân dung là “đất dụng võ” 
cho dạng sapo có tính khơi gợi. Các dạng bài này cho 
phép phóng viên thể hiện sự sáng tạo bằng nhiều cách 
viết độc đáo, cuốn hút. Một số cách viết sapo có thể 
tham khảo như bắt đầu bằng một câu hỏi tu từ; bắt đầu 
bằng việc trích dẫn một câu trả lời mấu chốt có tính khái 
quát chủ đề; sử dụng giai thoại, câu chuyện ngắn hay 
một câu châm ngôn; dẫn lời nhận xét, đánh giá, bình 
luận về sự kiện, nhân vật hoặc có thể sử dụng một chi 
tiết thông tin gây sốc để gợi sự tò mò của độc giả. 
Sapo có vai trò quan trọng, là phần quảng cáo 
nghiêm túc cho bài phỏng vấn, chắt lọc những điều thú 
vị, bắt mắt nhất để “neo giữ”, “mời gọi” bạn đọc. Vì 
vậy, phóng viên cần dành thời gian nghiên cứu, lựa 
chọn cách viết sapo sao cho hợp lý, ấn tượng, thu hút 
bạn đọc khiến họ quyết định tìm hiểu thông tin được 
trình bày trong phần tiếp theo của bài phỏng vấn. 
Tài liệu tham khảo 
Loic Hervouet, Viết cho độc giả, Lê Hồng Quang dịch 
(1999), Hội Nhà báo VN. 
Lê Ngọc Hùng (2019), “Các lý thuyết truyền thông về 
dư luận xã hội và vận dụng trong nghiên cứu dư 
luận xã hội vùng dân tộc thiểu số”, Tạp chí Lý 
luận chính trị cập nhật ngày 28/5/2019. 
cuu-ly-luan/item/2822-cac-ly-thuyet-truyen-thong-
ve-du-luan-xa-hoi-va-van-dung-trong-nghien-cuu-
du-luan-xa-hoi-vung-dan-toc-thieu-so.html. 
Đinh Văn Hường (2011), Các thể loại báo chí thông 
tấn, NXB Giáo dục Việt Nam. 
Nguyễn Thành Lợi (2016), “Bàn về lý thuyết “thiết lập 
chương trình nghị sự” trong môi trường truyền 
thông Internet”, Tạp chí Người làm báo, cập nhật 
ngày 29/6/2016.  ban-
ve-ly-thuyet-thiet-lap-chuong-trinh-nghi-su-trong-
moi-truong-truyen-thong-internet-n2275.html. 
Lê Thị Nhã (2015), Giáo trình phỏng vấn báo chí, NXB 
Thông tấn, Hà Nội. 
Hữu Thọ (1997), Công việc của người viết báo, NXB 
Giáo dục, Hà Nội. 
Nguyễn Thị Thoa (2011), Giáo trình tác phẩm báo chí, 
NXB Giáo dục, Hà Nội. 
THE PREWORD (SAPO) IN THE INTERVIEW WORK IN DANANG NEWSPAPER 
Tran Thi Tuyet, Le Van Truc Ly 
The University of Danang - University of Science and Education 
Abstract: Interview article is a conversation between a journalist and an interviewee about an event, current affairs or a person 
of public interest. Among the interviewing elements such as subject, interviewee, question, answer, title, preface (sapo), information 
box (box) and images, sapo plays the role important. Sapo, also known as a prologue, a quote, a preface, an introduction, a roadmap 
summarizing the main content of the article. Through the survey, we found that there are three types of sapo that often appear in 
interview articles: sapo which introduced subject and/or interviewee; sapo which provided the reason, context of the interview, and 
sapo which stated the biography and achievement of the interviewee. This article focuses on sapo research in interview articles 
published in Da Nang Newspaper 2017, 2018 and 2019. The article also gives some suggestions on using sapo to improve the 
quality of interview articles in Da Nang Newspaper, meeting the increasing information needs of readers.. 
Key words: prologue; introductions; foreword; preface; interview article; Da Nang Newspaper. 

File đính kèm:

  • pdfloi_mo_dau_sapo_trong_tac_pham_phong_van_tren_bao_da_nang.pdf