Lợi ích liệu pháp massage trong chăm sóc trẻ sinh non

Đã có rất nhiều tiến bộ trong công tác điều trị và chăm sóc trẻ sinh non,

góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, tăng khả năng cứu sống trẻ sinh non.

Tuy nhiên việc chăm sóc trẻ sinh non còn đang dừng lại ở việc phát triển

thể chất, chưa chú trọng tới việc phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ. Các

lợi ích trực tiếp của việc massage đối với trẻ đã được nhiều nhà khoa học

khẳng định qua nhiều công trình nghiên cứu, massage cải thiện tình trạng

tuần hoàn, hô hấp, tăng cường miễn dịch giúp trẻ nhanh chóng hồi phục

sức khỏe, làm cho các cơ săn chắc, hệ thống xương- khớp dẻo dai, đặc biệt

massage kích thích nhiều giác quan, giúp trẻ phát triển trí não, có tác dụng

tốt tới sự phát triển tinh thần, tình cảm của trẻ, giúp trẻ vượt qua những khó

khăn đầu tiên trong cuộc đời, trẻ có bản lĩnh hơn để vượt qua những thử

thách về tâm lý và tình cảm trong giai đoạn sau này của cuộc sống

Lợi ích liệu pháp massage trong chăm sóc trẻ sinh non trang 1

Trang 1

Lợi ích liệu pháp massage trong chăm sóc trẻ sinh non trang 2

Trang 2

Lợi ích liệu pháp massage trong chăm sóc trẻ sinh non trang 3

Trang 3

Lợi ích liệu pháp massage trong chăm sóc trẻ sinh non trang 4

Trang 4

Lợi ích liệu pháp massage trong chăm sóc trẻ sinh non trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 4520
Bạn đang xem tài liệu "Lợi ích liệu pháp massage trong chăm sóc trẻ sinh non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lợi ích liệu pháp massage trong chăm sóc trẻ sinh non

Lợi ích liệu pháp massage trong chăm sóc trẻ sinh non
TRẦN DIỆU LINH
102
Tậ
p 
16
, s
ố 
01
Th
án
g 
05
-2
01
8
TỔ
N
G
 Q
U
A
N
SẢ
N
 K
H
O
A
 –
 S
Ơ
 S
IN
H
Trần Diệu Linh 
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương
LỢI ÍCH LIỆU PHÁP MASSAGE
TRONG CHĂM SÓC TRẺ SINH NON
Tác giả liên hệ (Corresponding author): 
Trần Diệu Linh, 
email: linhssvc@gmail.com 
Ngày nhận bài (received): 02/04/2018
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): 
02/04/2018
Ngày bài báo được chấp nhận đăng 
(accepted): 27/04/2018
Từ khóa: Mat-xa trẻ sơ sinh, trẻ 
sinh non, trẻ sơ sinh.
Keywords: infant massage; 
preterm baby; premature; 
newborn; neonate.
Tóm tắt
Đã có rất nhiều tiến bộ trong công tác điều trị và chăm sóc trẻ sinh non, 
góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, tăng khả năng cứu sống trẻ sinh non. 
Tuy nhiên việc chăm sóc trẻ sinh non còn đang dừng lại ở việc phát triển 
thể chất, chưa chú trọng tới việc phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ. Các 
lợi ích trực tiếp của việc massage đối với trẻ đã được nhiều nhà khoa học 
khẳng định qua nhiều công trình nghiên cứu, massage cải thiện tình trạng 
tuần hoàn, hô hấp, tăng cường miễn dịch giúp trẻ nhanh chóng hồi phục 
sức khỏe, làm cho các cơ săn chắc, hệ thống xương- khớp dẻo dai, đặc biệt 
massage kích thích nhiều giác quan, giúp trẻ phát triển trí não, có tác dụng 
tốt tới sự phát triển tinh thần, tình cảm của trẻ, giúp trẻ vượt qua những khó 
khăn đầu tiên trong cuộc đời, trẻ có bản lĩnh hơn để vượt qua những thử 
thách về tâm lý và tình cảm trong giai đoạn sau này của cuộc sống. 
Từ khóa: Mat-xa trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, trẻ sơ sinh.
Abstract 
THE EFFECT OF MASSAGE THERAPY FOR 
PREMATURE INFANTS: A LITERATURE REVIEW 
There has been a great deal of progress in the care and treatment 
of premature infants, contributing to the reduction of mortality and the 
potential for rescuing preterm infants. However, the care of preterm babies 
is still on the development of physical, not to focus on the development of 
their mental and intellectual. The direct benefits of massage for preterm 
baby has been confirmed by many scientists through many studies, 
massage improves circulation, respiration, boosting immunity to help the 
baby quickly recover health, It helps to strengthen the muscles, strengthen 
the muscles of the joints, stimulate the senses, stimulate the brain, improve 
the mental and emotional development of the baby. It helps the baby can 
through the first difficulties of life, and willing to overcome the psychological 
and emotional challenges in the later stages of life.
Keywords: infant massage; preterm baby; premature; newborn; neonate.
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
 SẢ
N
 - 16(01), 102 - 106, 2018
103
Tập 16, số 01
Tháng 05-2018
1. Giới thiệu
Trẻ sinh non là trẻ sinh ra khi tuổi thai < 37 tuần 
[1]. Ở các nước phát triển tỷ lệ trẻ sinh non khoảng 
10% [2]. Trẻ sinh non có tỷ lệ bệnh tật và tử vong 
vẫn còn rất cao đặc biệt ở các quốc gia đang phát 
triển. Các chi phí trong chăm sóc trẻ sinh non đặc 
biệt trẻ sinh rất non và cực non tại các bệnh viện 
là rất tốn kém do trẻ có thời gian dài nằm điều trị 
tại phòng hồi sức tích cực với nhu cầu chăm sóc 
y tế đặc biệt. Trẻ sinh non nếu sống sót thì để lại 
nhiều di chứng như bại não, chậm phát triển tâm 
thần, tỷ lệ di chứng càng cao nếu tuổi thai càng 
thấp, tỷ lệ bại não là 5–15% (<1500g); 7–19% 
(<1000g). Tỷ lệ trẻ chậm phát triển tâm thần là 
5–17% (<1500g); 8 – 25% (<1000g) [2]. Trẻ sinh 
non có nguy cơ mắc các dị tật: tim, thị giác, thính 
giác, phát triển thể chất kém, trẻ dễ mắc chứng rối 
loạn ngôn ngữ, không khả năng tiếp thu, rối loạn 
hành vi, thiếu nỗ lực, tính thích ứng kém,  Sử 
dụng liệu pháp massage trong chăm sóc trẻ sinh 
non có thể đem lại hiệu quả cao về kết quả điều trị 
trẻ sinh non và góp phần làm giảm tới mức thấp 
nhất vấn đề di chứng của trẻ sinh non. Bài viết này 
tổng kết các nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp 
massage trong chăm sóc trẻ sinh non được thu thập 
từ gần 30 nghiên cứu đã đăng tải trên Pubmed.
2. Massage có hiệu quả tới 
nhiều cơ quan trong cơ thể 
Massage là một quá trình chuyển năng lượng 
cơ học sang các mô mềm của cơ thể bằng những 
động tác xoa, nắn qua da một cách khoa học và 
hệ thống chủ yếu được thực hiện bằng 2 tay của 
người chăm sóc để có được một số hiệu ứng sinh lý 
hoặc tâm lý nhất định nhằm tác động tới hệ thần 
kinh, hệ cơ và hệ tuần hoàn của trẻ [3,4].
2.1. Massage tác động tới hệ tiêu hóa
Khi nuôi dưỡng trẻ sinh non có mâu thuẫn giữa 
nhu cầu dinh dưỡng để đạt tốc độ tăng trưởng phù 
hợp và khả năng dung nạp của đường tiêu hóa do 
trẻ sinh non có phản xạ bú, mút yếu hoặc chưa có, 
các men tiêu hóa chưa đầy đủ, dạ dày tròn nhỏ, 
nằm ngang dễ giãn, nhu động ống tiêu hóa kém, 
trẻ sinh non dễ bị nôn chớ, chướng bụng sau khi 
ăn, trẻ dễ bị viêm ruột và hội chứng bất dung nạp 
[1]. Massage đúng cách sẽ giúp trẻ sinh non khắc 
phục các nhược điểm trên, giúp trẻ tăng cân tốt hơn 
- Khi massage cho trẻ sẽ kich thích dây thần 
kinh phế vị , tăng co bóp dạ dày, tăng nhu động 
ruột và tăng tiết hormone đường tiêu hóa giúp 
trẻ chống đầy hơi, tăng cường hấp thu thức ăn. 
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy sự tăng cân 
hàng ngày hoặc tăng cân toàn phần trong suốt 
thời gian nghiên cứu ở nhóm massage so với nhóm 
đối chứng [5- 14,16,17].
- Nghiên cứu của Saeidi và cs [5] về sự tăng 
cân của trẻ khi sử dụng dầu massage dạng MCT 
(medium chain triglyceride) thông qua cơ chế hấp 
thụ dầu qua da, nghiên cứu thực hiên ở 3 nhóm 
trong thời gian 7 ngày cho thấy nhóm đã được 
massage với dầu MCT trẻ tăng 105±1,3 gram 
(p=0,002), nhóm massage không dùng dầu trẻ 
tăng 52±0,1 gram (p=0,000) và nhóm trẻ không 
được massage trẻ không những không tăng cân mà 
trẻ còn giảm cân 54±1,3 gram.
- Nghiên cứu của Lahat và cs [18] cho thấy việc 
tiêu hao năng lượng ở trẻ non tháng được massage 
là thấp hơn sau 5 ngày nghiên cứu so vơi nhóm trẻ 
không massage, việc giảm tiêu hao năng lượng có 
thể góp phần cho sự tăng cân của trẻ. 
2.2. Massage có tác dung tăng cường 
miễn dịch 
Thông qua massage có thể tăng trương lực phế 
vị và dẫn đến tăng cường chức năng miễn dịch, 
giảm nồng độ cortisol (hormon gây stress) khi kích 
thích các thụ thể áp lực ở da, kích thích hệ miễn 
dịch, luân chuyển bạch huyết đi khắp cơ thể nhằm 
loại bỏ những độc tố gây hại. 
Hai nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên đã báo 
cáo về ảnh hưởng của liệu pháp massage trong 
Hình 1. Vai trò của massage giúp trẻ tăng cân
TRẦN DIỆU LINH
104
Tậ
p 
16
, s
ố 
01
Th
án
g 
05
-2
01
8
TỔ
N
G
 Q
U
A
N
các thông số miễn dịch và tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ non 
tháng [8,19]. Số lượng tuyệt đối của các tế bào giết 
tự nhiên (Natural Killer- NK), tế bào bạch cầu, tế 
bào lynpho B và T không khác biệt về mặt thống kê 
giữa nhóm trẻ được thực hiện liệu pháp massage 
và nhóm chứng. Số ca mắc nhiễm khuẩn không 
khác nhau giữa 2 nhóm. Trong khi số lượng tế bào 
NK không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm 
massage và nhóm chứng, thì mức số lượng tuyệt 
đối tế bào NK cao hơn trong nhóm massage có ý 
nghĩa thống kê (p = 0,05) [18]. Mendes và cs báo 
cáo về tỷ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh muộn thấp hơn 
đáng kể ở nhóm massage (p = 0,005) [19]. Tỉ lệ 
nhiễm khuẩn sơ sinh muộn là 38,3% (18/47 trẻ) ở 
nhóm chứng so với 10,9% (5/46 trẻ sơ sinh) trong 
nhóm massage. Không có dấu hiệu miễn dịch 
huyết thanh được báo cáo trong nghiên cứu này.
2.3. Massage có tác dung tăng cường 
quá trình chuyển hóa xương 
Trẻ non tháng có gia tăng bệnh suất do loãng 
xương [20]. Liệu pháp massage kích thích sự hình 
thành xương. Hai nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả 
của liệu pháp massage tới sự chuyển hóa xương ở 
trẻ sinh non tháng 
Aly và cs [21] báo cáo có sự tăng lên của 
procollagen C-terminal và propeptide huyết thanh 
(PICP) – hormone tạo xương trong nhóm massage 
(p<0,01) so với ban đầu trước khi thực hiện liệu 
pháp massage, trong khi hormone PICP lại giảm 
ở nhóm chứng (p<0,01). Sự thay đổi này khác 
biệt đáng kể giữa 2 nhóm massage và nhóm 
chứng (p=0,0001). Hơn nữa, nồng độ parathyroid 
hormone huyết thanh (PTH - hormone tuyến cận 
giáp) cũng tăng lên trong nhóm massage trong khi 
nồng độ hormone PTH giảm xuống ở nhóm không 
làm liệu pháp massage (p<0,001).
2.4. Massage tăng cường phát triển trí 
não, ổn định hành vi và giấc ngủ của trẻ
Một số nghiên cứu đã đánh giá tác động của 
việc massage đối với hành vi và / hoặc sự phát triển 
thần kinh của trẻ non tháng [12,13,16,17,22-26,].
Hầu hết các nghiên cứu đều báo cáo về tác 
động trực tiếp của liệu pháp massage chỉ có một 
thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên báo cáo kết 
quả phát triển thần kinh lâu dài của trẻ khi được 
massage [22]. Nhóm trẻ được massage cho thây 
là có ít hành vi liên quan đến stress (quấy khóc, 
khó ngủ, không nằm yên). Tuy nhiên cũng có 
ba nghiên cứu [12,16,24], không thấy có sự khác 
biệt về ổn định hành vi và giấc ngủ giữa hai nhóm 
trẻ được massage và nhóm chứng [13,26] và một 
nghiên cứu cho thấy nhịp tim trẻ ổ định hơn ở nhóm 
được massage [25]
Nghiên cứu của Guzzetta và cs [27] về hiệu quả 
của massage tới sự trưởng thành của não bộ ở nhóm 
trẻ sinh non có nguy cơ thấp thông qua việc đo hoạt 
động điện não (EEG– electroencephalography). Kết 
quả cho thây liệu pháp massage tác động tới quá 
trình trưởng thành của hoạt động điện não tương 
tự như quan sát thấy ở trẻ đủ tháng, massage cho 
trẻ sinh non giúp bảo vệ thần kinh, có thể giúp sự 
phát triển thần kinh của trẻ ở ngoài tử cung tương 
tự sự phát triển thần kinh trong tử cung.
Theo nghiên cứu của Procianoy và cs so sánh các 
kết cục phát triển thần kinh (Psychomotor Development 
Index, PDI and Mental Development Index, MDI) lúc 
2 tuổi ở trẻ non tháng đã được điều trị bằng massage 
trong thời gian ở bệnh viện và nhóm không được 
massage [22]. Nhóm massage có điểm số PDI hơi 
cao nhưng không đáng kể (p = 0,072) và điểm số 
MDI cao hơn (p = 0,035) so với nhóm chứng [22].
Hình 2. Massage làm giảm stress [23]
Hình 3. Massage làm ổn định hành vi của trẻ sinh non [23]
SẢ
N
 K
H
O
A
 –
 S
Ơ
 S
IN
H
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
 SẢ
N
 - 16(01), 102 - 106, 2018
105
Tập 16, số 01
Tháng 05-2018
2.5. Massage có tác dụng rút ngắn 
thời gian nằm viện
Một nghiên cứu của Gonzalez và cs [28] đánh 
giá hiệu quả của việc liệu pháp massage ở trẻ sinh 
non cho thấy thời gian nằm viện ngắn hơn ở nhóm 
trẻ sơ sinh được massage (15,36 ± 5,41 ngày) so với 
nhóm chứng (19,33 ± 7,92 ngày (p = 0,03). Nghiên 
cứu của Mendez và cs [9] cho thấy trẻ sơ sinh rất nhẹ 
cân VLBW nhận được liệu pháp massage có xác suất 
xuất viện sớm cao hơn 1,85 lần so với nhóm chứng 
(khoảng tin cậy 95%): 1,09 đến 3,13, p = 0,023). 
2.6. Massage có tác dụng giúp ổn 
định tinh thần các bà mẹ sinh non
Các bà mẹ của trẻ sinh non có tâm trạng hoảng 
hốt, lo sợ về số phận con mình, nhiều mẹ rơi vào 
trạng thái trầm cảm, phiền muộn, lo lắng, nhiều bà 
mẹ lại phó mặc cho bệnh viện trong việc chăm sóc 
con cái mình trong những tháng đầu sau sinh. Nếu 
những bà mẹ này nếu được tiếp xúc với trẻ thông 
qua việc massage và lời hát ru của mẹ [29] là cách 
tuyệt vời để gắn kết tình cảm với trẻ. Việc gắn kết 
tình cảm giữa bà mẹ và trẻ sơ sinh sinh non là yếu tố 
quan trọng thúc đẩy việc tăng trưởng và phát triển 
tối ưu ở trẻ sinh non.
3. Kết luận
- Massage tác động tới hệ tiêu hóa , giúp trẻ 
tăng cường hấp thu và tăng cân tốt hơn.
- Massage có tác dung tăng cường miễn dịch
- Massage có tác dung tăng cường quá trình 
chuyển hóa xương
- Massage tăng cường phát triển trí não, ổn 
định hành vi và giấc ngủ của trẻ.
- Massage có tác dụng rút ngắn thời gian nằm viện
- Massage có tác dụng giúp ổn định tinh thần 
các bà mẹ sinh non
- Massage có thể được sử dụng như là một biện 
pháp can thiệp phi y tế rất hiệu quả, an toàn và chi 
phí tương đối thấp cho trẻ sinh non. 
Tài liệu tham khảo
1. Trần Đình Long, Phạm Thị Xuân Tú. Đặc điểm trẻ sơ sinh đẻ non. 
Bài giảng Nhi khoa. 2009. NXB Y học, tập 1: 178-189 
2. Hamilton, B.E.; Martin, J.A.; Osterman, M.J.; Curtin, S.C.; Matthews, 
T.J. Births: Final data for 2014. Natl. Vital Stat. Rep. 2015, 64, 1–64. 
3. Álvarez MJ, Fernández D, Gómez-Salgado J, Rodríguez-González 
D, Rosón M, Lapeña S. The effects of massage therapy in hospitalized 
preterm neonates: A systematic review. International Journal of Nursing 
Studies. 2017;69:119-36.
4. Sinha AG. Principle and Practice of Therapeutic Massage. Jaypee 
Brothers Medical Publisher. 2009. 
5. Saeadi, R.; Ghorbani, Z.; Shapouri Moghaddam, A. The effect of 
massage with medium-chain triglyceride oil on weight gain in premature 
neonates. Acta Med. Iran. 2015, 53, 134–138.
6. Kumar, J.; Upadhyay, A.; Dwivedi, A.K.; Gothwal, S.; Jaiswal, V.; 
Aggarwal, S. Effect of oil massage on growth in preterm neonates less than 
1800 g: A randomized control trial. Indian J. Pediatr. 2013, 80, 465–469.
7. Fallah, R.; Akhavan Karbasi, S.; Golestan, M.; Fromandi, M. Sunflower 
oil versus no oil moderate pressure massage leads to greater increases 
in weight in preterm neonates who are low birth weight. Early Hum. 
Dev.2013, 89, 769–772. 
8. Ang, J.Y.; Lua, J.L.; Mathur, A.; Thomas, R.; Asmar, B.I.; Savasan, S.; 
Buck, S.; Long, M.; Shankaran, S. A randomized placebo-controlled trial 
of massage therapy on the immune system of preterm infants. Pediatrics 
2012, 130, e1549–e1558.
9. Mendes, E.W.; Procianoy, R.S. Massage therapy reduces hospital stay 
and occurrence of late-onset sepsis in very preterm neonates. J. Perinatol. 
2008, 28, 815–820. 
10. Field, T.; Diego, M.; Hernandez-Reif, M.; Dieter, J.N.; Kumar, A.M.; 
Schanberg, S.; Kuhn, C. Insulin and insulin-like growth factor-1 increased 
in preterm neonates following massage therapy. J. Dev. Behav. Pediatr. 
2008, 29, 463–466. 
11. Chen, L.L.; Su, Y.C.; Su, C.H.; Lin, H.C.; Kuo, H.W. Acupressure 
and meridian massage: Combined effects on increasing body weight in 
premature infants. J. Clin. Nurs. 2008, 17, 1174–1181. 
12. Field, T.; Diego, M.A.; Hernandez-Reif, M.; Deeds, O.; Figuereido, B. 
Moderate versus light pressure massage therapy leads to greater weight 
gain in preterm infants. Infant Behav. Dev. 2006, 29, 574–578. 
13. Sankaranarayanan, K.; Mondkar, J.A.; Chauhan, M.M.; Mascarenhas, 
B.M.; Mainkar, A.R.; Salvi, R.Y. Oil massage in neonates: An open 
randomized controlled study of coconut versus mineral oil. Indian Pediatr. 
2005, 42, 877–884.
14. Diego, M.A.; Field, T.; Hernandez-Reif, M. Vagal activity, gastric 
motility, and weight gain in massaged preterm neonates. J. Pediatr. 
2005, 147, 50–55. 
15. Ferber, S.G.; Kuint, J.; Weller, A.; Feldman, R.; Dollberg, S.; Arbel, 
E.; Kohelet, D. Massage therapy by mothers and trained professionals 
enhances weight gain in preterm infants. Early Hum. Dev. 2002, 67, 37–45.
16. Wheeden, A.; Scafidi, F.A.; Field, T.; Ironson, G.; Valdeon, C.; 
TRẦN DIỆU LINH
106
Tậ
p 
16
, s
ố 
01
Th
án
g 
05
-2
01
8
TỔ
N
G
 Q
U
A
N
Bandstra, E. Massage effects on cocaine-exposed preterm neonates. J. 
Dev. Behav. Pediatr. 1993, 14, 318–322.
17. Scafidi, F.A.; Field, T.; Schanberg, S.M. Factors that predict which 
preterm infants benefit most from massage therapy. J. Dev. Behav. Pediatr. 
1993, 14, 176–180. 
18. Lahat, S.; Mimouni, F.B.; Ashbel, G.; Dollberg, S. Energy expenditure 
in growing preterm infants receiving massage therapy. J. Am. Coll. Nutr. 
2007, 26, 356–359. 
19. Mendes, E.W.; Procianoy, R.S. Massage therapy reduces hospital 
stay and occurrence of late-onset sepsis in very preterm neonates. J. 
Perinatol. 2008, 28, 815–820. 
20. American Academy of Pediatrics, Committee on Nutrition. Nutritional 
needs of low-birth-weight infants.Pediatrics 1985, 75, 976–986. 
21. Aly, H.; Moustafa, M.F.; Hassanein, S.M.; Massaro, A.N.; Amer, 
H.A.; Patel, K. Physical activity combined with massage improves bone 
mineralization in premature infants: A randomized trial. J. Perinatol. 
2004, 24,305–309. 
 22. Procianoy, R.S.; Mendes, E.W.; Silveira, R.C. Massage therapy 
improves neurodevelopment outcome at two years corrected age for very 
low birth weight infants. Early Hum. Dev. 2010, 86, 7–11. 
23. Ho, Y.B.; Lee, R.S.; Chow, C.B.; Pang, M.Y. Impact of massage 
therapy on motor outcomes in very low-birthweight infants: Randomized 
controlled pilot study. Pediatr. Int. 2010, 52, 378–385. 
24. Hernandez-Reif, M.; Diego, M.; Field, T. Preterm infants show 
reduced stress behaviors and activity after 5 days of massage therapy. 
Infant Behav. Dev. 2007, 30, 557–561
25. Lee, H.K. The effect of infant massage on weight gain, physiological 
and behavioral responses in premature infants. Taehan Kanho Hakhoe 
Chi 2005, 35, 1451–1460. 
26. Arora, J.; Kumar, A.; Ramji, S. Effect of oil massage on growth and 
neurobehavior in very low birth weight preterm neonates. Indian Pediatr. 
2005, 42, 1092–1100. 
27. Guzzetta, A.; D’Acunto, M.G.; Carotenuto, M.; Berardi, N.; Bancale, 
A.; Biagioni, E.; Boldrini, A.; Ghirri, P.; Maffei, L.; Cioni, G. The effects 
of preterm infant massage on brain electrical activity. Dev. Med. Child 
Neurol. 2011, 53 (Suppl. 4), 46–51. 
28. Gonzalez, A.P.; Vasquez-Mendoza, G.; Garcia-Vela, A.; 
Guzman-Ramirez, A.; Salazar-Torres, M.; Romero-Gutierrez, G. 
Weight gain in preterm infants following parent-administered vimala 
massage: A randomized controlled trial. Am. J. Perinatol. 2009, 26, 
247–252. 
29. Lia Dian Ayuningrum, Mardelia Astriani.; The effect of massage and 
music therapy for premature infants: A literature review; 2nd International 
Conference on Applied Science and Health; 140-145.
SẢ
N
 K
H
O
A
 –
 S
Ơ
 S
IN
H

File đính kèm:

  • pdfloi_ich_lieu_phap_massage_trong_cham_soc_tre_sinh_non.pdf