Lầu xanh Tú bà – Cung trầm khốc liệt trong đời Thúy Kiều
Vận dụng lý thuyết giới vào tìm hiểu đoạn đời nhân vật Thúy Kiều ở lầu xanh Tú Bà đặt
trong tương quan toàn bộ cuộc đời Thúy Kiều nói chung. Tập trung phân tích những hồi
tưởng, suy tư và dự cảm tình yêu trong sáng đối lập với tháng ngày bị đày đọa nơi lầu xanh
Tú Bà. Xác định những cung bậc đời sống tinh thần, tâm trạng và các thế ứng xử tính dục
đặt trong mối liên hệ với hoàn cảnh hiện thực, tình cảm, tâm lý và các giá trị nhân văn. Mở
rộng bình luận, trao đổi với một số ý kiến của Nguyễn Bách Khoa, Hồ Đắc Duy, Phan Quế
trong việc lý giải đặc điểm bản năng, lý tính, nhân tính và sự qui định của hoàn cảnh xã
hội. Nhấn mạnh thực tế hành động và khả năng tự ý thức về hành vi tính dục càng cho thấy
nhân cách, bản lĩnh, chiều sâu văn hóa cũng như thế giới tinh thần phong phú của nhân vật
Thúy Kiều. Bài báo khảo sát, xác minh tính hiện thực và lý tưởng, nhận diện đặc tính đa
tính cách của nhân vật Thúy Kiều từ thước đo bản năng và phẩm chất con người cá nhân,
góp phần khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lầu xanh Tú bà – Cung trầm khốc liệt trong đời Thúy Kiều
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 11, Số 2, 2021 128-140 128 LẦU XANH TÚ BÀ – CUNG TRẦM KHỐC LIỆT TRONG ĐỜI THÚY KIỀU Nguyễn Hữu Sơna* a Viện Văn học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam *Tác giả liên hệ: Email: lavson59@yahoo.com Lịch sử bài báo Nhận ngày 06 tháng 12 năm 2020 | Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 01 năm 2021 Xuất bản trực tuyến ngày 16 tháng 4 năm 2021 Tóm tắt Vận dụng lý thuyết giới vào tìm hiểu đoạn đời nhân vật Thúy Kiều ở lầu xanh Tú Bà đặt trong tương quan toàn bộ cuộc đời Thúy Kiều nói chung. Tập trung phân tích những hồi tưởng, suy tư và dự cảm tình yêu trong sáng đối lập với tháng ngày bị đày đọa nơi lầu xanh Tú Bà. Xác định những cung bậc đời sống tinh thần, tâm trạng và các thế ứng xử tính dục đặt trong mối liên hệ với hoàn cảnh hiện thực, tình cảm, tâm lý và các giá trị nhân văn. Mở rộng bình luận, trao đổi với một số ý kiến của Nguyễn Bách Khoa, Hồ Đắc Duy, Phan Quế trong việc lý giải đặc điểm bản năng, lý tính, nhân tính và sự qui định của hoàn cảnh xã hội. Nhấn mạnh thực tế hành động và khả năng tự ý thức về hành vi tính dục càng cho thấy nhân cách, bản lĩnh, chiều sâu văn hóa cũng như thế giới tinh thần phong phú của nhân vật Thúy Kiều. Bài báo khảo sát, xác minh tính hiện thực và lý tưởng, nhận diện đặc tính đa tính cách của nhân vật Thúy Kiều từ thước đo bản năng và phẩm chất con người cá nhân, góp phần khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du. Từ khóa: Bản năng tính dục; Lầu xanh Tú Bà; Nguyễn Du; Thúy Kiều; Truyện Kiều. DOI: Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt Bản quyền © 2021 (Các) Tác giả. Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC 4.0 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 129 BROTHEL OF TU BA – THE INTENSE PERIOD OF THUY KIEU’S LIFE Nguyen Huu Son a* a The Institute of Literature – Vietnam Academy of Social sciences, Hanoi, Vietnam * Corresponding author: Email: lavson59@yahoo.com Article history Received: December 6 th , 2020 | Accepted: January 11 th , 2021 Available online: April 16 th , 2021 Abstract We apply gender theory to understand the life of Thuy Kieu at the brothel of Tu Ba in relation to her entire life. We focus on analyzing memories, reflections, and pure love predictions in contrast to the days of exile at Tu Ba's brothel. We identify the levels of spiritual life, emotions, and sexual behaviors in relation to real situations, emotions, psychology, and human values. Expanding our comments, we discuss some opinions of Nguyen Bach Khoa, Ho Dac Duy, and Phan Que in explaining instinctive characteristics, humanity, and social conventions. The reality of action and the ability to self-sense about sexual acts shows the personality, bravery, and cultural depth as well as the rich spiritual world of Thuy Kieu. The article investigates, verifies the reality and the ideal, identifies the multi-personality characteristics of Thuy Kieu from the measure of instinct and individual human qualities, and contributes to affirm the creative talent of the great poet, Nguyen Du. Keywords: Brothel of Tu Ba; Gender; Nguyen Du; Sexual instinct; The Tale of Kieu; Thuy Kieu. DOI: Article type: (peer-reviewed) Full-length research article Copyright © 2021 The author(s). Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC 4.0 Nguyễn Hữu Sơn 130 1. DẪN NHẬP Trong Truyện Kiều, nhân vật chính Thúy Kiều chịu nhiều sóng gió hơn là bình yên, cay đắng hơn là ngọt ngào, chia ly hơn là đoàn tụ, vùi dập hơn là nâng đỡ, oan nghiệt hơn là may mắn, thống khổ hơn là hạnh ngộ, bi thương hơn là hùng tráng, tự tìm đường nhiều hơn được dẫn đường, buồn hơn là vui, day dứt hơn là thanh thản, tiếc nuối hơn là thỏa nguyện Nhìn lại các cuộc tình đi qua đời Thúy Kiều, dù thanh cao hay tục lụy, chủ động hay thụ động, nhân văn hay bản năng, truyền thống hay hiện đại, trong trắng hay mưu lược, ngọt ngào hay đắng cay, tìm đường giải thoát hay chấp nhận tình thế, tinh thần hay thể xác, thực tại hay mơ tưởng quá khứ và tương lai, đều được Nguyễn Du diễn tả một cách sinh động (Hồ, 2013). Ở đây xin tập trung vào đoạn cung trầm khốc liệt nhất, ô nhục nhất, tàn tệ nhất, bị thử thách, dồn đẩy nhiều nhất, vùi dập cay đắng nhất, đậm chất thể xác nhất, kịch tính nhất, trực diện nhất, muốn quên đi nhất: Thúy Kiều ở lầu xanh Tú Bà (“Vào lầu xanh lần thứ nhất”, “Thúy Kiều rơi vào tay Tú Bà”, “Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà”, “Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Nỗi thương thân”) 2. NỘI DUNG Thống kê trong Truyện Kiều, Thúy Kiều nhiều lần chạm đến câu chuyện tình yêu, hôn nhân và xác thịt theo nhiều hoàn cảnh, cung bậc khác nhau. Có thể kể, có khi đó là sự gặp gỡ ngây thơ, trong trắng tình đầu, còn gìn giữ, trì nén bản năng (Thưa rằng: Đừng lấy làm chơi,/ Dẽ cho thưa hết một lời đã nao!) (D. Nguyễn, 20151), một đêm động phòng cay đắng “mưa gió nặng nề” (Giọt riêng tầm tã tuôn mưa,/ Phần căm nỗi khách phần dơ nỗi mình), những tháng ngày tủi nhục vùi thân nơi lầu xanh Tú Bà (Dẫu sao bình đã vỡ rồi,/ Lấy thân mà trả nợ đời cho xong), mối tình nửa vời yên ấm với Thúc Sinh (Bình Khang nấn ná bấy lâu,/ Yêu hoa yêu được một màu điểm trang./ Hương càng đượm lửa càng nồng,/ Càng sôi vẻ ngọc càng nồng màu sen), những tháng ngày cúi đầu cam phận nơi lầu xanh Bạc Bà (Biết thân chạy chẳng khỏi trời,/ Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh), thời gian mãn nguyện với người anh hùng Từ Hải “Nửa năm hương lửa đương nồng” (Vinh hoa bõ lúc phong trần,/ Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày), rồi một đêm phũ phàng rớt bóng quy phục quan trên Hồ Tôn Hiến (Hạ công chén đã quá say,/ Hồ công đến lúc rạng ngày nhớ ra), cho đến đêm động phòng đại đoàn viên gượng ép, đầy ắp tâm tư “Bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình xưa” (Tình nhân lại gặp tình nhân,/ Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình./... Tình xưa lai láng khôn hàn) Nguyễn Bách Kh ... HỘI VÀ NHÂN VĂN] 135 Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm. Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh. Trong cảnh đường cùng, đúng như thân phận một gái làng chơi, Thúy Kiều phải lang chạ với đủ mọi loại người, cũng nhập cuộc, cũng say triền miên, cũng bả lả vui cười, cũng lập lờ dìu dặt, cũng ngập ngụa bản năng, cũng sớm tối đưa tìm khách cho quên thời gian, quên mọi niềm vui nỗi buồn – điều mà nhà nho tài tử Nguyễn Công Trứ một chiều qui kết là “tà dâm”4. Bốn câu thơ mà đủ cả định lượng, số lượng, tần suất (Biết bao, cuộc, trận, đầy tháng, suốt đêm, lá, cành, sớm, tối), đủ cả định tính, cảm nhận tính chất, mức độ, nhịp độ, nhịp điệu (lả, lơi, say, cười, dập, dìu, dập dìu, đưa, tìm). Sắc thái từ ngữ đan xen cả cách nói bình dân (hình ảnh, lối ví von, phong cách ca dao, thành ngữ) và ngữ liệu, điển chương, tích Tàu (Tống Ngọc, Tràng Khanh)5. Theo cách đọc “liên văn bản” ngay trong chữ nghĩa Truyện Kiều cũng thấy rõ sắc thái vật liệu, khí cụ nam nữ, biểu tượng sắc dục, nghĩa bóng thanh tục - tục thanh: Bướm6, Ong7, Chim8. Thời gian, không gian, sự kiện ở đây vón chặt, đông đặc những chuyện hành lạc, phong tình, trai gái lả lơi... Đúng như Mác xác định: “Không phải ý thức con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” (Mác & Ăng-ghen, 1993, tr. 15) Ở chốn lầu xanh, có những lúc Thúy Kiều bừng tỉnh, đối lập khi tỉnh với khi say, khi xưa với bây giờ, giật mình tự biết thương thân, ý thức về hoàn cảnh ê chề: Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? Mặc người mưa Sở mây Tần, Những mình nào biết có xuân là gì! Khác với nhiều người và cũng khác với những cuộc thác loạn triền miên, bây giờ là lúc Thúy Kiều thức tỉnh, tự soát xét lại thực trạng, tự so sánh, nhận diện lại xem thân 4 Nguyễn Công Trứ (1778-1858): Đã biết má hồng thời phận bạc,/ Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng./ Chiếc quạt thoa đành phụ nghĩa Kim lang,/ Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thời cũng phải./ Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải,/ Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu./ Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu,/ Mà bướm chán ong chường cho đến thế?/ Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa,/ Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm!/ Bán mình trong bấy nhiêu năm,/ Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai!/ Nghĩ đời mà ngán cho đời! (Vịnh Thúy Kiều). 5 Dẫn thơ Tiết Đào (768-831): Chi nghênh nam bắc điểu,/ Diệp tống vãng lai phong (Cành đón chim nam bắc,/ Lá đưa gió lại qua), chỉ người đa tình, phóng đãng. 6 Bướm, Ong: Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi/ Biết bao bướm lả ong lơi/... Thân sao bướm chán, ong chường bấy thân/ Chàng như con bướm lượn vành mà chơi (Truyện Kiều). 7 Ong, Bướm: Tường đông ong bướm đi về mặc ai/ Con ong đã tỏ đường đi lối về/ Sợ khi ong bướm đãi đằng/ Bướm ong lại đặt những lời nọ kia/ Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình/... Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa (Truyện Kiều). 8 Chim: Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh/... Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh/ Dập dìu lá gió cành chim/ Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng/ Chim lồng khôn lẽ cất mình bay cao/ Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi/ Bóng chim tăm cá biết đâu mà nhìn/ Bỗng không cá nước chim trời nhớ nhau (Truyện Kiều). Nguyễn Hữu Sơn 136 mình đang là cái thân nào trong bao nhiêu cảnh ngộ kiếp thân? Và rồi Thúy Kiều gián cách xác định cái riêng, cái khác biệt, thanh cao, biến mình từ kẻ thụ động, bị áp đặt, dày vò thành tâm thế chủ động “Mặc người”. Xét trên tất cả các phương diện tình cảm, tình yêu, chức năng xã hội, thiên chức sinh học, bản năng tính dục, Thúy Kiều cho thấy mình như người đứng ngoài, buông bỏ, không chấp nhận, không đồng cảm, không thiết tha, không hô ứng, tận hưởng: Mặc người mưa Sở mây Tần,/ Những mình nào biết có xuân là gì!... Khi đã tự ý thức và thấu hiểu thảm trạng giữa chốn lầu xanh, ngay cả khi tìm sự khuây khỏa trong “gió tựa hoa kề”, “nét vẽ câu thơ” và những cung cầm, cờ quạt, trăng hoa, trước sau Thúy Kiều vẫn phân thân, hờ hững với sự tình, đau đáu nỗi niềm riêng: Vui là vui gượng kẻo mà, Ai tri âm đó mặn mà với ai? Thờ ơ gió trúc mưa mai, Ngẩn ngơ trăm nỗi giùi mài một thân. Sự “vui gượng” ở đây chỉ là tình thế nhẫn chịu trước những hiểm họa “kẻo mà” có thể chụp xuống bất cứ lúc nào. Nỗi buồn, sự thiếu vắng và đằng sau đó chính là ước vọng, hy vọng, hoài vọng, khắc khoải đợi chờ “Ai tri âm đó mặn mà với ai?”. Hai câu thơ nối theo tiếp tục là nốt trầm khốc liệt về thân phận gái lầu xanh. Qua những “Vỡ lòng học lấy”, những buông thả dập vùi “bướm lả ong lơi”, bây giờ Thúy Kiều có phần đạt đến độ già giơ, chịu đựng, chịu trận, trơ lỳ cảm xúc: Thờ ơ gió trúc mưa mai,/ Ngẩn ngơ trăm nỗi giùi mài một thân Sách Hội Kiều học chỉ chú câu trên: “Thờ ơ gió trúc mưa mai: có hai cách hiểu: 1) Gió thổi khóm trúc, mưa trên mai là cảnh đẹp mà Kiều vẫn thờ ơ. 2) Kiều thờ ơ cả việc “gió mưa”, tức ái ân với khách và việc tìm người chắp mối “trúc mai” theo bảy chữ vành ngoài mà Tú Bà hướng dẫn” (D. Nguyễn, 2015, tr. 191) (Theo tôi, chắp mối “trúc mai” chỉ về tình duyên đẹp nhưng “gió trúc mưa mai” lại biểu cảm nghĩa tiêu cực, dung tục); trong khi Mai Quốc Liên chỉ chú câu sau: “Dùi mài một thân: thui thủi một mình (theo Nguyễn Quảng Tuân); dùi mài: đau khổ như bị dùi, bị mài (Đào, 1989). Chúng tôi thiên về cách chú của Nguyễn Quảng Tuân, vì theo ngữ cảnh hợp nghĩa hơn” (Nguyễn, 2018, tr. 129) (Theo tôi, cần chú ý tính đăng đối của hai câu thơ. Nhấn mạnh nét nghĩa thanh tục tục thanh, trăm mối “dùi mài” ở một thân này. Hoàn toàn có thể hiểu “dùi mài” một cách đa nghĩa, cả nghĩa đen, nghĩa bóng). Phan (2008) từng có ý kiến: Người đẹp Thuý Kiều lúc này đang một thân dùi mài cái phẩm hạnh báo hiếu của mình. Nàng đã tự nguyện hy sinh tiết hạnh để cho phần phẩm hạnh của con người được đề cao. Phải chăng đây là sự "dùi mài" của một tâm trí, biết nghiền ngẫm mà chịu đựng cho cái nghĩa làm con được thành chính quả. Nếu hiểu theo nghĩa là từ "dùi mài" chỉ dành riêng cho chuyện kinh sử e rằng chưa thật đầy đủ lắm. Phải hiểu từ "dùi mài" ở đây theo nghĩa rộng của sự kiên nhẫn, bền bỉ chịu đựng của con người trước các biến cố. Vào lầu xanh là chấp nhận cảnh ê chề, là bằng lòng với sự đầy đọa của kiếp gái bán hoa! TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 137 Vượt qua nỗi ê chề thể xác, Nguyễn Du thắp sáng tâm hồn Thúy Kiều với “Nỗi lòng đòi đoạn xa gần”, nỗi lòng nhớ cha mẹ, nhớ mối tình đầu đời, nhớ ân nghĩa em gái, đối lập với thực tại “sỉ nhục”: Đã cho lấy chữ hồng nhan, Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân! Đã đày vào kiếp phong trần, Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi! Thúc Sinh đến với Thúy Kiều xuất phát từ vị thế kẻ phong lưu, phóng đãng, chơi bời và cuộc tình một phía, trước hết thấy Thúy Kiều là “Hải đường”, “cành tơ”, ngày một si mê, đắm đuối “Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng”, “Một dây một buộc”, “Sớm đào, tối mận”, “Trước còn trăng gió”, lại thêm mắc hợm đường mật Tú Bà “Mụ càng tô lục chuốt hồng” mà thêm mê mệt “một tỉnh mười mê”, “Miệt mài trong cuộc truy hoan” Về phía Thúy Kiều, nàng đã trải nghiệm, đủ kinh nghiệm để hiểu cái anh chàng “Trăm nghìn đổ một trận cười”, kể cả sau khi Thúc Sinh được chiêm ngưỡng “một tòa thiên nhiên” và trổ tài tặng thơ thì người đẹp vẫn lửng lơ “Họa vần xin hãy chịu chàng”, rồi tỉnh táo lên lớp phân tích, đo đếm trước sau, cảnh tỉnh, cảnh báo, kéo chàng Thúc nông nổi mộng mơ trở về thực tại: Thiếp như hoa đã lìa cành, Chàng như con bướm lượn vành mà chơi. Thúy Kiều xác nhận thân phận gái lầu xanh của mình: Bình Khang nấn ná bấy lâu, Yêu hoa yêu được một màu điểm trang. Sá chi liễu ngõ hoa tường, Lầu xanh lại bỏ ra phường lầu xanh. Cũng vẫn là đồng tiền nhưng bây giờ tiền đã giải thoát, cứu vớt Thúy Kiều qua bể trầm luân: Rõ ràng của dẫn tay trao, Hoàn lương một thiếp thân vào cửa công9. Về sau này, đoạn đời Thúy Kiều nơi lầu xanh Tú Bà trong mắt viên lại họ Đô chỉ là chuyện “mua người”, “Phong trần chịu đã ê chề”, còn với Kim Trọng thì trước sau như nhất gắn bó, cảm thông, cảm phục, nâng niu, trân trọng, bỏ qua tất cả, thậm chí tôn vinh, cộng điểm: 9 Mới hay đương thời chế độ phong kiến, chuyện lầu xanh (nhà thổ, cô đầu, phố đèn đỏ) đã được pháp luật nhà nước đảm bảo, cho tồn tại công khai, minh bạch... Nguyễn Hữu Sơn 138 Xưa nay trong đạo đàn bà, Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường. Có khi biến có khi thường, Có quyền nào phải một đường chấp kinh. Như nàng lấy hiếu làm trinh, Bụi nào cho đục được mình ấy vay? Hoa tàn mà lại thêm tươi, Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa. Với bản thân Thúy Kiều, bằng nỗi đau trải đời, nghiệm sinh trong ê chề ô nhục, nàng còn nhớ, còn đau, còn nhiều mặc cảm, chưa thể quên, không dễ quên và không thể quên. Một mặt, Thúy Kiều thừa nhận bản tính chung của tình vợ chồng, sắc giới, tính dục: Nàng rằng: “Gia thất duyên hài, Chút lòng ân ái ai ai cũng lòng”... Mặt khác, lại tự kiểm điểm, chân tình nhận lỗi và nói quá về khuyết điểm phẩm chất, tiết hạnh, chữ trinh theo theo nguyên tắc đạo lý Nho giáo: Chữ trinh đáng giá nghìn vàng, Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa. Thiếp từ ngộ biến đến giờ, Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa. Bấy chầy gió táp mưa sa, Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn. Còn chi là cái hồng nhan, Đã xong thân thế còn toan nỗi nào? Cung trầm đoạn đời Thúy Kiều khi ở lầu xanh Tú Bà khốc liệt, ê chề, cay đắng bao nhiêu thì đến ngày đoàn viên càng trở nên bi hài, trớ trêu, tủi hổ, xa xót bấy nhiêu trước tháng năm quá khứ: “Thiếp từ ngộ biến”, “Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa”, “gió táp mưa sa”, “trăng khuyết”, “hoa tàn”, “Nghĩ mình chẳng hổ mình sao”, “Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru”, “Đã buồn cả ruột lại dơ cả đời”; cho đến cái đêm “Động phòng dìu dặt”, “Hoa xưa ong cũ” thì Thúy Kiều thêm một lần chủ động nói lời tạ từ, muốn chôn vùi quá khứ “hổ thẹn trăm chiều”, “cái mình bỏ đi”... Có thể nói ký ức những ngày ở lầu xanh Tú Bà đã thành một trang đen tối, vết thương lòng mà Thúy Kiều muốn chôn vùi đi, nhất là với Kim Trọng. Cũng như buổi tình đầu ngây thơ trong trắng: “Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,/ Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai”, trong một hoàn cảnh khác, bây giờ Thúy Kiều thêm một lần lặp lại: “Những như âu yếm vành ngoài,/ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 139 Còn toan mở mặt với người cho qua” Với Thúy Kiều, có thể chấp nhận tất cả mọi hình thức “Động phòng dìu dặt”, “ Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình”, “tay lại cầm tay”, “chén quỳnh giao hoan”, “Tình xưa lai láng”, “Khi chén rượu khi cuộc cờ”, “Phím đàn dìu dặt”... nhưng riêng chuyện “Chút lòng ân ái”, “tình cầm sắt”, “kết tóc xe tơ”, “ân ái chan chan”, “khỏi vành ái ân”, “trăng hoa”, “chăn gối”... thì xin thôi, không khơi lại, mãi mãi cho qua. Nơi lầu xanh Tú Bà, một đoạn đời cung trầm khốc liệt Thúy Kiều thật phù hợp với đặc trưng quy luật tâm lý sáng tạo khởi nguồn trên tinh thần nhân bản như nhà nghiên cứu bậc thầy người Bungari, Nauđốp đã khẳng định: Nếu hạnh phúc có nghĩa là không có cảm xúc mãnh liệt và say mê kéo dài thì bất hạnh thường bao gồm các yếu tố của những trận bão lòng quá khứ hay mọi yếu tố có thể của những trận bão lòng tương lai đang cần được an ủi. Bất hạnh làm chấn động mạnh hơn, kéo dài lâu hơn, các biểu lộ của nó cũng nhiều vẻ hơn, cho nên xét theo quan điểm thuần túy con người, nó làm chúng ta phải chú ý nhiều hơn so với hạnh phúc. Nếu không kể những trường hợp hiếm hoi của sáng tạo trong trạng thái thỏa mãn thì thông thường đều là thứ tự thuật thơ ca nói về cuộc đời đau khổ, những tai họa, những ước vọng không bờ bến, những tổn thất không gì bù đắp được. Chính trong bất hạnh con người không muốn cảm thấy mình bị đơn độc, và cũng chính bất hạnh là cái có sức dấy nên mạnh mẽ nhất mối quan tâm và niềm thông cảm. Thế nên thơ ca thỏa mãn được nhu cầu đạo đức và có được sứ mệnh xã hội ngay cả khi nó không cố ý làm điều đó (Nauđốp, 1978, tr. 226). 3. KẾT LUẬN Kể từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay, nhiều vấn đề văn học giới, tính dục, sex đã được giới thiệu, nghiên cứu sâu rộng. Việc vận dụng lý thuyết giới vào tìm hiểu nhân vật Thúy Kiều nói chung – đoạn đời ở lầu xanh Tú Bà nói riêng – cho thấy tài năng sáng tạo nghệ thuật bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du trong việc khắc họa những cung bậc đời sống tính dục phong phú đặt trong mối liên hệ hoàn cảnh hiện thực, sự chiêm nghiệm, trải nghiệm và thử thách khốc liệt của bản năng, tình cảm, tâm lý và các giá trị nhân văn. Qua thực tế hành động và khả năng tự ý thức về hành vi tính dục càng cho thấy nhân cách, bản lĩnh, chiều sâu văn hóa cũng như thế giới tinh thần phong phú của nhân vật Thúy Kiều. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đào, D. A. (1989). Từ điển Truyện Kiều. NXB Khoa học xã hội. Hồ, Đ. D. (2013). Nghiên cứu dấu ấn tình dục trong cuộc đời Thúy Kiều. https://www.nguoiduatin.vn/nghien-cuu-dau-an-tinh-duc-trong-cuoc-doi-thuy- kieu-2-a77289.html Mác, C., & Ăng-ghen, P. (1993). C.Mác và Ph.Ăng-ghen Toàn tập (Tập 13). NXB Chính trị Quốc gia. Nguyễn Hữu Sơn 140 Nauđốp, M. Ar. (1978). Tâm lý sáng tạo văn học (H. Lam, & H. Ly, Dịch). NXB Văn Học. Nguyễn, B. K. (1942). Nguyễn Du và Truyện Kiều (Văn mới, số đặc biệt văn chương). NXB Hàn Thuyên. Nguyễn, D. (2015). Truyện Kiều (Hội Kiều học Việt Nam). NXB Trẻ. Nguyễn, D. (2018). Truyện Kiều - Đoạn trường tân thanh (M. Q. Liên, khảo chú). NXB Văn học. Nguyễn, H. S. (1990). Tiếp nhận Truyện Kiều của Nguyễn Du trong sự so sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Văn nghệ, (44), 10. Nguyễn, H. S. (2015). So sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện từ sự chuyển đổi loại hình và thể loại. In trong H. S. Nguyễn, Truyện Kiều - So sánh và luận bình (tr. 580-609). NXB Văn Học. Phan, Q. (2008). Trao đổi về một câu thơ của Truyện Kiều. hoa/Trao-doi-ve-mot-cau-tho-cua-Truyen-Kieu-132584/
File đính kèm:
- lau_xanh_tu_ba_cung_tram_khoc_liet_trong_doi_thuy_kieu.pdf