Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ

Kiều Thanh Quế là nhà phê bình, nghiên cứu văn học tiêu biểu ở Nam Bộ vào

những năm đầu thế kỷ XX. Ông là một người yêu nước, từng tham gia các hoạt

động cứu nước, có thái độ căm ghét cường quyền và từng bị quản thúc tại Cần

Thơ. Cần Thơ đã trở thành vùng đất nặng ân tình với ông. Trên xứ sở Cầm Thi,

trong những ngày bị chính quyền đương thời theo dõi, kìm kẹp ông đã đạt được

nhiều thành tựu trong sự nghiệp cầm bút. Đất, người Cần Thơ đã lưu dấu ấn

trong các công trình nghiên cứu của ông.

Những công trình, bài báo ra đời trong thời gian Kiều Thanh Quế ở Cần Thơ đã

thể hiện tấm lòng, tài năng của một người say mê văn học, miệt mài cống hiến

vì sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc. Tuy vẫn còn đâu đó hạn chế nhất định,

nhưng các công trình ấy vẫn đủ để chứng minh thời gian ở Cần Thơ là thời gian

Kiều Thanh Quế viết sung sức nhất và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp nghiên

cứu, phê bình ở buổi bình minh của văn học quốc ngữ

Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ trang 1

Trang 1

Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ trang 2

Trang 2

Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ trang 3

Trang 3

Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ trang 4

Trang 4

Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ trang 5

Trang 5

Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ trang 6

Trang 6

Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ trang 7

Trang 7

Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ trang 8

Trang 8

Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ trang 9

Trang 9

Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 8240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ

Kiều thanh quế với những công trình ra đời trong thời gian bị quản thúc ở Cần Thơ
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (259) 2020 
23 
KIỀU THANH QUẾ VỚI NHỮNG CÔNG TRÌNH RA ĐỜI 
TRONG THỜI GIAN BỊ QUẢN THÚC Ở CẦN THƠ 
 HUỲNH THỊ LAN PHƢƠNG* 
NGUYỄN VĂN NỞ** 
Kiều Thanh Quế là nhà phê bình, nghiên cứu văn học tiêu biểu ở Nam Bộ vào 
những năm đầu thế kỷ XX. Ông là một người yêu nước, từng tham gia các hoạt 
động cứu nước, có thái độ căm ghét cường quyền và từng bị quản thúc tại Cần 
Thơ. Cần Thơ đã trở thành vùng đất nặng ân tình với ông. Trên xứ sở Cầm Thi, 
trong những ngày bị chính quyền đương thời theo dõi, kìm kẹp ông đã đạt được 
nhiều thành tựu trong sự nghiệp cầm bút. Đất, người Cần Thơ đã lưu dấu ấn 
trong các công trình nghiên cứu của ông. 
Những công trình, bài báo ra đời trong thời gian Kiều Thanh Quế ở Cần Thơ đã 
thể hiện tấm lòng, tài năng của một người say mê văn học, miệt mài cống hiến 
vì sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc. Tuy vẫn còn đâu đó hạn chế nhất định, 
nhưng các công trình ấy vẫn đủ để chứng minh thời gian ở Cần Thơ là thời gian 
Kiều Thanh Quế viết sung sức nhất và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp nghiên 
cứu, phê bình ở buổi bình minh của văn học quốc ngữ. 
Từ khóa: Kiều Thanh Quế, Tây Đô văn đoàn, quản thúc, văn học quốc ngữ 
Nhận bài ngày: 12/12/2019; đưa vào biên tập: 15/12/2019; phản biện: 20/1/2020; 
duyệt đăng: 15/3/2020 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phê bình, khảo cứu, nghiên cứu văn 
học là những hoạt động không thể 
thiếu trong lịch sử phát triển văn học 
của mọi quốc gia trên thế giới. Văn 
học Việt Nam không ngoại lệ. Vào thời 
kỳ đầu của văn học hiện đại, Nam Bộ 
đi tiên phong trong lĩnh vực sáng tác 
nhƣng chƣa có thành tựu cao về 
nghiên cứu, phê bình văn học. Trong 
bối cảnh văn học Nam Bộ bị cho là: 
“thƣờng chỉ nở ra bề mặt, trên một 
báo chí phù du. Đôi khi ngƣời ta có 
những sáng kiến, đi những bƣớc tiên 
phong táo bạo, nhƣng mà thiếu tiềm 
lực ở giới viết cũng nhƣ giới đọc để 
nuôi dƣỡng cho thành phong trào phát 
tỏa ra toàn quốc” (Phạm Thế Ngũ 
1965: 629), Kiều Thanh Quế đã xuất 
hiện nhƣ một ngôi sao sáng của văn 
học Nam Bộ. Ông trở thành “nhà phê 
bình văn học hiếm có của Nam Bộ” 
(Hoài Anh, 2001: 923-939). Sự nghiệp 
viết văn của Kiều Thanh Quế song 
hành cùng những biến thiên của lịch 
sử dân tộc, có những khúc quanh 
nhƣng đã lên đƣợc đỉnh cao. Ông trở 
*, ** 
Trƣờng Đại học Cần Thơ. 
 HUỲNH THỊ LAN PHƢƠNG - NGUYỄN VĂN NỞ – KIỀU THANH QUẾ 
24 
thành ngƣời “có công đối với sự phát 
triển của phê bình văn học Việt Nam 
đầu thế kỷ XX” (Nguyễn Hữu Sơn - 
Phan Mạnh Hùng, 2009: 3). 
2. CƠ DUYÊN VỚI CẦN THƠ VÀ 
TÂM TÀI CỦA KIỀU THANH QUẾ 
“Hoàn cảnh và phong thổ đào tạo nên 
một thiên tài”, một tiêu đề trong “Thi 
hào Tagore” của Kiều Thanh Quế có 
ghi nhƣ thế. Đúng nhƣ vậy. Không chỉ 
với trƣờng hợp của Tagore, mà còn là 
của nhiều ngƣời. Biết rằng chƣa thể 
nói Kiều Thanh Quế là thiên tài nhƣng 
vẫn phải thừa nhận năng lực ngòi bút 
của ông. Hoàn cảnh, môi trƣờng 
khách quan cũng đã tác động nhiều 
đến sự thành ông của Kiều Thanh 
Quế. Bị cƣỡng bức xuống Cần Thơ, 
sống trong vòng quản thúc của chính 
quyền Pháp, phải chăng đã làm nên 
một “hoàn cảnh” đặc biệt! Đất và 
ngƣời Cần Thơ đã giúp ông phát triển 
văn tài. Những “hạt giống” ý tƣởng đã 
gặp “phong thổ” thích hợp, nhanh 
chóng nảy mầm, từ đó tạo nên nhiều 
công trình có đóng góp lớn cho văn 
học Nam Bộ. Cần Thơ với cuộc đời 
cầm bút của Kiều Thanh Quế chắc 
hẳn rất nhiều ân tình, kỷ niệm khó 
phai, là nơi đã đem lại cho ông “thời 
kỳ viết sung sức nhất trong quãng đời 
sáng tạo ngắn ngủi của mình” 
(Nguyễn Hữu Sơn - Phan Mạnh Hùng, 
2009: 3). 
2.1. “Duyên tình” của đất và ngƣời 
Cần Thơ đối với Kiều Thanh Quế 
Cần Thơ gạo trắng nước trong 
Ai đi đến đó lòng không muốn về. 
Câu ca dao quen thuộc ấy, theo thời 
gian đã đi vào tâm thức ngƣời Việt, 
nhƣ chào mời, vẫy gọi những ai chƣa 
từng đến vùng đất này. Chắc hẳn, 
Cần Thơ có sức mời gọi lớn, mà cũng 
rất biết lƣu tình. Và năm 1940, Kiều 
Thanh Quế đã đến, nhƣng không vì 
nhu cầu để đƣợc khám phá vẻ đẹp 
sông nƣớc miền Tây, hay tìm cảm 
hứng sáng tác. Ông đã bị nhà cầm 
quyền Pháp cƣỡng bức đến đây, phải 
chịu sự quản thúc gắt gao của kẻ thù. 
Vốn sinh trƣởng trong một gia đình 
giàu lòng yêu nƣớc, có nhiều ngƣời 
tham gia cứu nƣớc, ở Bà Rịa - Vũng 
Tàu, bản thân ông cũng từng tham gia 
các tổ chức yêu nƣớc trong thời gian 
học ở Sài Gòn. Tuổi trẻ, tính cƣơng 
trực, nỗi bất bình về những chuyện 
phi lý trong xã hội đã dẫn ông đến chỗ 
xích mích với tên sếp chợ ngƣời Ấn, 
quốc tịch Pháp, khiến nhà chức trách 
đƣơng thời phải tìm cách đối phó. 
Nào ngờ đó lại là cái “duyên”, đƣa đẩy 
ông đến với đất và ngƣời Cần Thơ. 
Cái “duyên” bất đắc dĩ ấy lại tạo nên 
những kỷ niệm đẹp, những ấn tƣợng 
sâu sắc trong cuộc đời viết văn của 
ông. 
Những năm đầu của thập niên 40, ở 
thế kỷ trƣớc, không khí chính trị có 
nhiều phức tạp nhƣng lại hâm nóng 
đƣợc ý thức dân tộc ở tầng lớp trí 
thức Việt Nam, trong đó có trí thức 
Nam Bộ, đặc biệt là những ngƣời cầm 
bút. Họ xông xáo lao vào nhiều hoạt 
động văn hóa, xã hội, muốn góp sức 
cho sự phát triển văn hóa dân tộc, vì 
lợi ích quốc gia. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (259) 2020 
25 
Nhiều sinh hoạt văn hóa, văn học diễn 
ra trong thời gian này, nhƣ tuần lễ 
triển lãm sách báo ở Sài Gòn, năm 
1942, do nhà sách Nguyễn Khánh 
Đàm tổ chức, có bình chọn 10 quyển 
sách quốc văn có giá trị nhất (Nho 
giáo của Trần Trọng Kim đƣợc xếp 
hạng nhất, Truyện Kiều đứng thứ hai). 
Báo Tri Tân tổ chức thi về sử khảo. 
Giải nhất thuộc về Trần Văn Hai với 
bài Lãnh sự Việt Nam ở Sài Gòn. 
Sinh hoạt văn học ở Nam Bộ lúc đó 
trở nên khởi sắc. Đấy là nhờ sự hỗ trợ, 
khích lệ của các hội Khuyến học. 
Những tổ chức mang tính chính quy, 
hợp pháp thời bấy giờ có chức năng 
điều hành nhiều sinh hoạt văn hóa. 
Đáng chú ý là những ngƣời đứng đầu 
của tổ chức ấy thƣờng quan tâm đến 
hoạt động văn học nghệ thuật. Họ 
mong muốn làm gì đó để thúc đẩy văn 
học nƣớc nhà phát triể ... ỳ vọng ở những nhà phê 
bình chân chính, mong mỏi họ sẽ là 
ngƣời có đủ tài, lực, tâm huyết để đƣa 
các nhân tài bị lãng quên hay bị vùi 
lấp trong định kiến, thoát ra khỏi bóng 
tối, giúp họ khẳng định đƣợc đóng 
góp vốn có. Tấm lòng của ông luôn 
hƣớng về sự thịnh vƣợng của nền 
văn học Việt Nam. Vì thế, theo Kiều 
Thanh Quế, nhà phê bình phải giữ vai 
trò hƣớng đạo viên, là chất xúc tác 
mạnh mẽ, khích lệ ngƣời sáng tác. 
Cốt sao cho nền văn học nƣớc nhà có 
nhiều viên ngọc lấp lánh. 
Là ngƣời chân tâm với văn học, Kiều 
Thanh Quế rất lo lắng trƣớc bao biểu 
hiện xấu, có thể làm cản trở sự phát 
triển chung của văn học Việt Nam. 
Ông ái ngại trƣớc “cái lối văn chƣơng 
rƣờm rà mà trống rỗng đang nhiễu hại 
xứ này” (dẫn theo Nguyễn Hữu Sơn - 
Phan Mạnh Hùng, 2009: 213). Ông 
băn khoăn, trăn trở vì “cái thói nhân 
tuần nó nhiễu hại dƣờng kia” (dẫn 
theo Nguyễn Hữu Sơn - Phan Mạnh 
Hùng, 2009: 214). 
Đối với những ngƣời nhạy cảm, biết 
yêu cái đẹp trong cuộc sống, có niềm 
đam mê cống hiến, chỉ cần một tiếng 
thở nhẹ của cuộc đời cũng đủ làm bật 
dậy nguồn cảm hứng trào dâng. Với 
Kiều Thanh Quế, một nhà nghiên cứu, 
phê bình văn học rất có tâm, thì chỉ 
một bƣớc khẽ trong chuyển động của 
văn học cũng làm ông chú ý, quan 
tâm, trăn trở. Để rồi nhanh chóng trở 
thành bao đề tài thiết thực cho những 
công trình nghiên cứu đáng ghi nhận. 
Vì lẽ đó, chúng ta không khó lý giải tại 
sao trong một thời gian ngắn, sống 
với cảnh bị quản thúc, xa quê nhà, đối 
mặt với nhiều khó khăn, Kiều Thanh 
Quế vẫn có thể viết thật nhiều, khai 
thác thật nhiều vấn đề của văn học 
đƣơng thời và trƣớc đó. 
Kiều Thanh Quế còn luôn ƣớc ao 
sách bằng chữ quốc ngữ phổ biến, để 
tất cả ngƣời Việt đều có thể đọc đƣợc. 
Ông cũng mong muốn văn học dịch 
phát triển để tinh hoa văn học nƣớc 
ngoài đến với ngƣời Việt sâu rộng 
hơn, văn học Việt Nam phát triển 
mạnh hơn. Ông tin tƣởng: “Nƣớc ta 
sau này hay dở thế nào đều nhờ ở 
sách dịch, và sự phiên dịch nó là nòng 
cốt khả dĩ đƣa văn học quốc ngữ đến 
cõi hoàn mỹ” (dẫn theo Nguyễn Hữu 
Sơn - Phan Mạnh Hùng, 2009: 207). 
Phê bình cũng là một hoạt động tiếp 
nhận. Kiều Thanh Quế là nhà phê 
bình có cách tiếp nhận vừa tinh tế, 
vừa khách quan. Ông luôn xem xét 
vấn đề của văn học trong hoàn cảnh 
nó ra đời và cũng biết đứng trên quan 
điểm thời đại với một thái độ trung 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (259) 2020 
31 
hòa, để đánh giá sao cho công bằng. 
Ông cho rằng: “quan niệm về đẹp, về 
nghệ thuật, tùy mỗi thời đại, mỗi xã 
hội, mỗi cái khác nhau” (dẫn theo 
Nguyễn Hữu Sơn - Phan Mạnh Hùng, 
2009: 213). Có lẽ nhờ thế và cùng với 
cái tâm thiện, Kiều Thanh Quế thƣờng 
có cách phê bình rất ôn hòa, khách 
quan. Bao giờ ông cũng có khen chê 
rạch ròi, đúng mực. Hiếm thấy hiện 
tƣợng hạ bệ, chỉ trích nặng nề hay đả 
phá cay nghiệt nhƣ một số nhà phê 
bình khác từng làm. Bởi thâm tâm ông 
luôn hƣớng vào mục đích cuối cùng là 
nghiên cứu, phê bình để đƣa nền văn 
học Việt Nam đến sự phát triển một 
cách hoàn mỹ. Đôi khi, ông cũng 
buông lời trách móc: “Tự lực văn 
đoàn mỗi năm có phát giải thƣởng 
văn chƣơng khuyến khích nhân tài. 
Nhƣng rất tiếc giải thƣởng Tự lực 
văn đoàn chỉ là một giải tặng ròng 
cho các loại tiểu thuyết, phóng sự, 
thơ ca, kịch bản, chớ chẳng hề có 
tặng cho một tập văn nghị luận, khảo 
cứu phê bình nào! Phạm vi một giải 
thƣởng văn chƣơng mà chật hẹp nhƣ 
thế, thật đáng phiền hà lắm” (dẫn theo 
Nguyễn Hữu Sơn - Phan Mạnh Hùng, 
2009: 178). Cũng có lần, xuất phát từ 
sự lo lắng cho cái chung, Kiều Thanh 
Quế không kiềm nén đƣợc cảm xúc, 
trở nên cay cú, bực dọc: “trình độ thấp 
kém của độc giả nƣớc ta đã giết chết 
bao nhiêu tạp chí, tuần báo giá trị rồi?” 
(dẫn theo Nguyễn Hữu Sơn - Phan 
Mạnh Hùng, 2009: 179). Con ngƣời 
nặng tình với văn chƣơng và trách 
nhiệm lớn với văn hóa dân tộc ấy, lắm 
lúc phải xót xa trƣớc thất bại của báo 
chí Trung Kỳ: “Thật là buồn!” (dẫn 
theo Nguyễn Hữu Sơn - Phan Mạnh 
Hùng, 2009: 179). Không riêng gì thời 
gian ở Cần Thơ, mà cả cuộc đời ngắn 
ngủi gắn bó với sự nghiệp nghiên cứu, 
phê bình văn học, Kiều Thanh Quế đã 
vui, buồn, sƣớng, khổ cùng với những 
thăng trầm của văn học nƣớc nhà. 
Tâm hồn ông nhƣ hòa nhập vào số 
phận chung của văn học nƣớc nhà. 
Nguyễn Du từng cho rằng “chữ tâm 
kia mới bằng ba chữ tài”, nhƣng phải 
có tài, tâm mới thỏa. Kiều Thanh Quế 
vừa có tâm lại có tài. Cái tài của nhà 
phê bình không từng “học nghề” 
nhƣng lại rất chuyên nghiệp. Ở vào 
cái thời mà hoạt động phê bình còn 
hết sức non trẻ, Nam Bộ lại là nơi 
hiếm hoi ngƣời đặt chân vào địa hạt 
vừa mới mẻ, vừa phức tạp này, Kiều 
Thanh Quế đã rất vững bƣớc trên 
hành trình gian nan, nhiều thách thức, 
chính là nhờ vào tài năng nhƣ là thiên 
bẩm. Ông nhƣ một tay lái tài hoa, nắm 
vững quy luật sông nƣớc, biết rõ cách 
chèo chống. Cho nên dù có phong ba, 
vẫn đƣa thuyền băng băng lƣớt sóng, 
chẳng hề biết sợ gì cả. Các công trình 
nghiên cứu của Kiều Thanh Quế đã 
chứng minh ông là một nhà phê bình 
có kiến thức uyên bác. Ông nắm rõ 
văn học trong và ngoài nƣớc. Để 
nghiên cứu thành công văn học, Kiều 
Thanh Quế còn ý thức trau dồi kiến 
thức của nhiều lĩnh vực khác. Nhờ thế, 
ông rất am hiểu lịch sử, địa lý, văn 
hóa. Đặc biệt, Kiều Thanh Quế có 
trình độ ngoại ngữ đáng ngƣỡng mộ. 
Ông đã vận dụng tài tình vốn ngoại 
ngữ vào việc nghiên cứu, phê bình. 
 HUỲNH THỊ LAN PHƢƠNG - NGUYỄN VĂN NỞ – KIỀU THANH QUẾ 
32 
Nhất là với công trình Thi hào Tagore. 
Ông có kỹ năng đọc sách rất tốt. Sự 
thông minh, nhạy bén giúp ông đọc 
nhanh nên tiếp cận rất nhiều sách 
Đông Tây, thâu tóm đúng những gì 
cần thiết để đem ra bàn. 
Dù chƣa qua trƣờng lớp đào tạo, 
chƣa đƣợc trang bị một cách bài bản 
về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học 
nhƣng các công trình nghiên cứu của 
Kiều Thanh Quế đã thể hiện tính khoa 
học khá cao. Các bài báo của Kiều 
Thanh Quế thƣờng ngắn gọn, đi thẳng 
vào vấn đề muốn nói, không biện giải 
dài dòng nhƣng vẫn cung cấp đủ 
lƣợng thông tin cho ngƣời đọc tiếp 
nhận đúng vấn đề. Công trình Ba 
mươi năm văn học dù đƣợc hoàn 
thành vào buổi bình minh của văn học 
quốc ngữ, công việc biên soạn văn 
học sử chƣa có nhiều thành tựu, Kiều 
Thanh Quế vẫn có đƣợc cách trình 
bày khoa học, rõ ràng, theo một quan 
điểm riêng, phác họa gƣơng mặt mới 
của văn học Việt Nam qua từng thể 
loại. Cách làm này, giúp ngƣời đời 
sau có thể nhận diện sự thịnh vƣợng 
hoặc chậm tiến của từng thể loại. 
Đồng thời, hình dung đƣợc tính đa 
dạng, phong phú của văn học quốc 
ngữ trong buổi đầu mới hình thành. 
Lập luận của Kiều Thanh Quế trong 
phê bình rất súc tích và chắc, mà 
cũng rất sinh động, dẫn dắt ngƣời đọc 
đi vào sự chú ý, cuốn hút theo dõi đến 
cùng. Văn phê bình của Kiều Thanh 
Quế gãy gọn, mộc mạc, chân tình. 
Một nét đặc biệt là đoạn văn trong bài 
báo hay chuyên khảo của Kiều Thanh 
Quế thƣờng rất ngắn nhƣng không vì 
thế mà thiếu ý. Giọng văn đặc sệt 
Nam Bộ nhƣng không có vẻ quê mùa, 
lƣợm thƣợm nhƣ một số tác giả cùng 
thời. Kiều Thanh Quế thích dùng từ 
Hán Việt vì thế câu văn tự nhiên mà 
vẫn trang trọng, mực thƣớc. Trong 
diễn đạt, ông có những liên tƣởng 
sinh động. Bàn về cách kết cấu trong 
đoản thiên tiểu thuyết, để nhấn mạnh 
tính chặt chẽ của nó, ông đã có một 
liên tƣởng khá thú vị: “Đoản thiên tiểu 
thuyết trọng nhất ở chỗ kết cấu. Nếu 
kết cấu làm sao khi đọc dứt bài rồi 
ngƣời ta mới thấy manh mối đầu đuôi 
và chừng ấy manh mối đầu đuôi mới 
càng ngày càng tỏ rõ thêm mãi, thời là 
một bài đoản thiên tiểu thuyết hay. 
Làm sao cho ngƣời đọc càng nhớ trở 
lại câu chuyện, càng thấy mỗi câu mỗi 
lời, có ý nghĩa thâm trầm thấm thía 
hơn hồi đƣơng đọc; càng thấy mỗi 
câu mỗi lời ở đúng vào chỗ của nó, 
càng thấy rút ra câu nào, lời nào, thời 
bài không còn vững nữa, cũng nhƣ 
trong một cái khung cửa vòng nguyệt 
xây bằng gạch không rút đƣợc viên 
nào ra mà không làm sập khung cửa 
vậy” (dẫn theo Nguyễn Hữu Sơn - 
Phan Mạnh Hùng, 2009: 216). Ngƣời 
đọc thời nay, tiếp nhận trang văn của 
Kiều Thanh Quế không cảm thấy quá 
xa cách, chuyện nói ở thế kỷ trƣớc mà 
cứ ngỡ nhƣ mới đây. 
Ngƣời Việt có câu tục ngữ rất hay: 
“Ngọc lành hay có tỳ vết”, ở đời không 
có gì là toàn vẹn cả! Thậm chí ngƣời 
tài còn dễ lắm tật. Kiều Thanh Quế 
không lắm tật nhƣ thói thƣờng của 
ngƣời đời. Và các công trình nghiên 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (259) 2020 
33 
cứu, phê bình của ông không sao 
tránh khỏi những hạn chế. Đọc tác 
phẩm của Kiều Thanh Quế, ta nhƣ 
đang ăn một bát cơm gạo mới thơm 
lừng, bất chợt chạm phải vài hạt sạn li 
ti, khiến ta ngậm ngùi tiếc nuối. Ngoài 
cái văn phong “còn khá luộm thuộm, 
cũ kỹ” (Nguyễn Thị Thanh Xuân 2004: 
358), ông còn có những quan niệm, 
kiến giải chƣa chuẩn xác, thể hiện sự 
chủ quan nhất định. Trong Ba mươi 
năm văn học, Kiều Thanh Quế chọn 
mốc thời gian năm 1914 - 1941 để 
tính sổ ba mƣơi năm của văn học 
quốc ngữ trong buổi đầu là thiếu hợp 
lý, không dựa trên một cơ sở nào 
mang tính thuyết phục. Do vậy, công 
trình nghiên cứu, giới thiệu của ông 
chƣa thể khái quát đƣợc đặc trƣng 
của văn học quốc ngữ trong chặng 
đƣờng đầu. 
Là một cây bút tiêu biểu nhất của Nam 
Bộ thời bấy giờ, sinh ra, lớn lên và 
viết văn trên vùng đất này nhƣng Kiều 
Thanh Quế tỏ ra chƣa tin tƣởng nhiều 
vào văn học và các sinh hoạt văn hóa 
của Nam Bộ. Ông cộng tác đắc lực 
cho báo Tri Tân ở Hà Nội. Trong khi, 
báo chí Nam Bộ thời đó phát triển rất 
mạnh. Ở bài phụ lục “Chuyện buồn 
cười ở làng báo Nam Kỳ ngày xưa”, 
Kiều Thanh Quế tích cực khai thác 
mặt trái của giới báo chí Nam Bộ. 
Trong cái nhìn của ông, họ rất thực 
dụng, thiếu tƣ cách của ngƣời làm 
văn hóa: “hết công kích vị chủ bút nầy, 
lại chỉ trích ông đầu bút kia”, đến mức 
“phong trào cãi lộn ở làng báo Nam 
Kỳ bấy giờ ngày một thêm kịch liệt” 
(dẫn theo Nguyễn Hữu Sơn - Phan 
Mạnh Hùng, 2009: 209). Một điều thật 
đáng tiếc, Kiều Thanh Quế còn giữ 
khoảng cách khá xa với công chúng. 
Ông xem họ là những ngƣời ít học, 
kém hiểu biết, trình độ thấp. Không ít 
lần, trong các bài viết của mình, Kiều 
Thanh Quế cho rằng: “trình độ độc giả 
lúc bấy giờ thấp kém lắm” (dẫn theo 
Nguyễn Hữu Sơn - Phan Mạnh Hùng, 
2009: 208). Và chính “trình độ thấp 
kém của độc giả nƣớc ta đã giết chết 
bao nhiêu tạp chí, tuần báo giá trị” 
(dẫn theo Nguyễn Hữu Sơn - Phan 
Mạnh Hùng, 2009: 179). 
Văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ là bộ 
phận đi tiên phong trong quá trình 
hiện đại hóa văn học Việt Nam. Nhiều 
cây bút tiểu thuyết, truyện ngắn ở 
Nam Bộ đã làm nên thành tựu xuất 
sắc trong giai đoạn mở đƣờng của 
văn học quốc ngữ. Thế mà, dƣờng 
nhƣ chƣa đƣợc Kiều Thanh Quế đánh 
giá cao và ghi nhận đúng mực. Nhất 
là vai trò đi tiên phong của văn xuôi 
quốc ngữ Nam Bộ. Khi đề cập đến 
những tác phẩm tiểu thuyết quốc ngữ 
trong thời kỳ đầu, ông chỉ bàn đến Tố 
Tâm của Hoàng Ngọc Phách. Kiều 
Thanh Quế nhấn mạnh: “Tiểu thuyết 
quốc ngữ bắt đầu thạnh hành từ năm 
1924, phát đạt vào năm 1932” và 
“1924: Tố Tâm ra đời” (Dẫn theo 
Nguyễn Hữu Sơn - Phan Mạnh Hùng, 
2009: 186). Thực tế, trƣớc đó, từ năm 
1910, Nam Bộ đã xuất hiện hàng loạt 
tiểu thuyết, đánh dấu giai đoạn thịnh 
hành của tiểu thuyết quốc ngữ, nhƣ: 
Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của 
Trần Thiên Trung, Ai làm được (1912) 
của Hồ Biểu Chánh, Hà Hương phong 
 HUỲNH THỊ LAN PHƢƠNG - NGUYỄN VĂN NỞ – KIỀU THANH QUẾ 
34 
nguyệt (1912) của Lê Hoằng Mƣu, 
Kim thời dị sử - Ba Lâu ròng nghề đạo 
tặc (1917) của Biến Ngũ Nhy, Nghĩa 
hiệp kỳ duyên (1920) của Nguyễn 
Chánh Sắt 
Ông chủ trƣơng phát triển văn học 
dịch, đề cao các thành tựu văn học 
nƣớc ngoài, nhằm hƣớng đến kích 
thích sự phát triển văn học nƣớc nhà. 
Đó là tấm lòng đáng ghi nhận ở Kiều 
Thanh Quế. Tuy nhiên, đôi khi ông 
quá đề cao nƣớc ngƣời, lại có phần 
tự ti về nƣớc mình: “tủ sách dịch của 
văn học quốc ngữ hãy còn kém tủ 
sách dịch ở các nƣớc lân bang nhiều 
lắm – nhƣ ở Tàu và Nhật chẳng hạn” 
(dẫn theo Nguyễn Hữu Sơn - Phan 
Mạnh Hùng, 2009: 204). 
Tuy nhiên, những hạn chế nói trên 
không hề làm lu mờ đóng góp đáng 
trân trọng của Kiều Thanh Quế đối với 
sự nghiệp nghiên cứu, phê bình và 
khảo cứu văn học. Chỉ là một chút tiếc 
nuối! Cái tâm, cái tài của Kiều Thanh 
Quế vẫn luôn ngời sáng trong lịch sử 
văn học nƣớc nhà. 
3. KẾT LUẬN 
Kiều Thanh Quế đã sớm về với đất 
mẹ. Sự ra đi của ông là niềm tiếc nuối 
lớn lao. Với tài năng ấy, tâm chí ấy lẽ 
ra nền phê bình, nghiên cứu văn học 
Việt Nam còn đƣợc đón nhận nhiều 
công trình xuất sắc hơn nữa. Mặc dù 
thời gian cống hiến quá ngắn ngủi 
nhƣng Kiều Thanh Quế đã cung cấp 
cho những ngƣời nghiên cứu về sau 
một nguồn tƣ liệu văn học sử vô cùng 
quý giá. Giới nghiên cứu học đƣợc ở 
ông rất nhiều, về phƣơng pháp, cách 
lập luận, cũng nhƣ cách cấu trúc cho 
một bài phê bình. Đặc biệt, phong 
cách phê bình mạnh dạn, dứt khoát, 
thẳng thắn mà ân cần, thành thật và 
chân tình của ông luôn tạo đƣợc ấn 
tƣợng đẹp trong lòng ngƣời đọc. 
Những gì Kiều Thanh Quế đã làm 
đƣợc hôm qua, ngày nay các thế hệ 
tiếp nối đang ghi nhận. Đặt trong bối 
cảnh nửa đầu thế kỷ XX, những công 
trình của Kiều Thanh Quế rất đáng 
ngƣỡng mộ, tôn vinh. Ông xứng đáng 
là niềm tự hào của văn học Nam Bộ. 
Trong đó, đất và ngƣời Cần Thơ đã 
đóng góp ít nhiều cho sự phát triển 
văn tài Kiều Thanh Quế.  
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Hoài Anh. 2001. Kiều Thanh Quế - nhà phê bình văn học hiếm có của Nam Bộ, in 
trong Chân dung văn học. Hà Nội: Nxb. Hội Nhà văn. 
2. Bằng Giang. 1974. Mảnh vụn văn học sử. Sài Gòn: Nxb. Chân Lƣu. 
2. Phạm Thế Ngũ. 1965. Việt Nam văn học sử giản ước tân biên. Sài Gòn: Nxb. Quốc 
học Tùng thƣ. 
3. Nguyễn Hữu Sơn - Phan Mạnh Hùng. 2009. Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam - Tuyển 
tập khảo cứu phê bình. Hà Nội: Nxb. Thanh niên. 
4. Nguyễn Thị Thanh Xuân. 2004. Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. 
TPHCM. Nxb. Đại học Quốc gia TPHCM. 

File đính kèm:

  • pdfkieu_thanh_que_voi_nhung_cong_trinh_ra_doi_trong_thoi_gian_b.pdf