Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng của đục thể thủy tinh có yếu hoặc đứt dây chằng Zinn và đánh

giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phaco kết hợp đặt vòng căng bao.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp lâm sàng không đối

chứng trên 21 mắt của 21 bệnh nhân đục thể thủy tinh đã phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao tại

Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2019.

Kết quả: 21 bệnh nhân trong đó có 15 nam (71,4%) và 6 nữ (28,6%). Độ tuổi trung bình 56,35 ± 17,42

tuổi. Thị lực trung bình trước, sau phẫu thuật 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng lần lượt là: 0,04 ± 0,31; 0,55

0,13; 0,64 ± 0,08; 0,66 ± 0,75; 0,69 ± 0,81. Nhãn áp trước, sau phẫu thuật 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng

lần lượt là: 19,3 ± 2,87; 16,9 ± 2,02; 15,85 ± 1,7; 15,0 ± 1,62; 15 ± 1,7. Nguyên nhân do chấn thương có

8 trường hợp (38,1%), giả tróc bao có 8 trường hợp (38,1%), đục thể thủy tinh quá chín có 5 trường hợp

(23,8%). Tình trạng dây Zinn thì yếu dây chằng Zinn toàn bộ 14 trường hợp (66,7%), đứt dây chằng Zinn

1-3 cung giờ (28,6%), đứt dây chằng Zinn 4-5 cung giờ 1 trường hợp (4,8%). Hình thái đục thể thủy tinh có

đục vỏ 5 trường hợp (23,8%), đục nhân 6 trường hợp (28,6%), đục bao 1 trường hợp (4,8%), đục toàn bộ

9 trường hợp (42,9%).

Biến chứng trong phẫu thuật đứt dây Zinn 2 trường hợp (9,5%), xuất huyết tiền phòng 1 trường hợp

(4,8%), tổn thương mống mắt 2 trường hợp (9,5%), xé bao không liên tục 3 trường hợp (14,3%), bỏng vết

mổ 2 trường hợp (9,5%), rách bao sau không có trường hợp nào. Sau phẫu thuật phù giác mạc 13 trường

hợp (61,9%), viêm màng bồ đào 1 trường hợp (4,8%), tăng nhãn áp 3 trường hợp (14,3%), đục bao sau 1

trường hợp (4,8%), bong võng mạc, viêm mủ nội nhãn không có trường hợp nào. Tình trạng IOL sau phẫu

thuật có 19 trường hợp đúng vị trí (95,2%), lệch IOL 1 trường hợp (4,8%).

Kết luận: Phẫu thuật đục thể thủy tinh kết hợp đặt vòng căng bao trên bệnh nhân có yếu hoặc đứt dây

Zinn là một phẫu thuật khó yêu cầu kỹ thuật và trình độ chuyên môn cao. Quá trình phẫu thuật có nhiều

khó khăn như đồng tử giãn kém, dây Zinn yếu, thời gian phaco dài gây ra những biến chứng trong và sau

phẫu thuật như đứt dây Zinn, phù giác mạc. Thị lực tất cả bệnh nhân đều được cải thiện một cách đáng

kể sau phẫu thuật.

Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao trang 1

Trang 1

Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao trang 2

Trang 2

Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao trang 3

Trang 3

Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao trang 4

Trang 4

Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao trang 5

Trang 5

Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao trang 6

Trang 6

Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 6600
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao

Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 51
Nghiên cứu
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỂ THỦY TINH BẰNG 
PHẪU THUẬT PHACO KẾT HỢP ĐẶT VÒNG CĂNG BAO
Phạm Như Vĩnh Tuyên1, Phan Nhã Uyên1, 
Trương Ngọc Phước2, Hồ Nhật Quang1*, Bạch Trọng Hoàng1
DOI: 10.38103/jcmhch.2021.70.7
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng của đục thể thủy tinh có yếu hoặc đứt dây chằng Zinn và đánh 
giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phaco kết hợp đặt vòng căng bao.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp lâm sàng không đối 
chứng trên 21 mắt của 21 bệnh nhân đục thể thủy tinh đã phẫu thuật phaco kết hợp đặt vòng căng bao tại 
Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2019.
Kết quả: 21 bệnh nhân trong đó có 15 nam (71,4%) và 6 nữ (28,6%). Độ tuổi trung bình 56,35 ± 17,42 
tuổi. Thị lực trung bình trước, sau phẫu thuật 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng lần lượt là: 0,04 ± 0,31; 0,55 ± 
0,13; 0,64 ± 0,08; 0,66 ± 0,75; 0,69 ± 0,81. Nhãn áp trước, sau phẫu thuật 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng 
lần lượt là: 19,3 ± 2,87; 16,9 ± 2,02; 15,85 ± 1,7; 15,0 ± 1,62; 15 ± 1,7. Nguyên nhân do chấn thương có 
8 trường hợp (38,1%), giả tróc bao có 8 trường hợp (38,1%), đục thể thủy tinh quá chín có 5 trường hợp 
(23,8%). Tình trạng dây Zinn thì yếu dây chằng Zinn toàn bộ 14 trường hợp (66,7%), đứt dây chằng Zinn 
1-3 cung giờ (28,6%), đứt dây chằng Zinn 4-5 cung giờ 1 trường hợp (4,8%). Hình thái đục thể thủy tinh có 
đục vỏ 5 trường hợp (23,8%), đục nhân 6 trường hợp (28,6%), đục bao 1 trường hợp (4,8%), đục toàn bộ 
9 trường hợp (42,9%).
Biến chứng trong phẫu thuật đứt dây Zinn 2 trường hợp (9,5%), xuất huyết tiền phòng 1 trường hợp 
(4,8%), tổn thương mống mắt 2 trường hợp (9,5%), xé bao không liên tục 3 trường hợp (14,3%), bỏng vết 
mổ 2 trường hợp (9,5%), rách bao sau không có trường hợp nào. Sau phẫu thuật phù giác mạc 13 trường 
hợp (61,9%), viêm màng bồ đào 1 trường hợp (4,8%), tăng nhãn áp 3 trường hợp (14,3%), đục bao sau 1 
trường hợp (4,8%), bong võng mạc, viêm mủ nội nhãn không có trường hợp nào. Tình trạng IOL sau phẫu 
thuật có 19 trường hợp đúng vị trí (95,2%), lệch IOL 1 trường hợp (4,8%).
Kết luận: Phẫu thuật đục thể thủy tinh kết hợp đặt vòng căng bao trên bệnh nhân có yếu hoặc đứt dây 
Zinn là một phẫu thuật khó yêu cầu kỹ thuật và trình độ chuyên môn cao. Quá trình phẫu thuật có nhiều 
khó khăn như đồng tử giãn kém, dây Zinn yếu, thời gian phaco dài gây ra những biến chứng trong và sau 
phẫu thuật như đứt dây Zinn, phù giác mạc... Thị lực tất cả bệnh nhân đều được cải thiện một cách đáng 
kể sau phẫu thuật.
Từ khoá: Vòng căng bao, đục thể thủy tinh, phaco
1Khoa mắt BVTW Huế Cơ sở 2
2Khoa PT GMHS BVTW Huế Cơ sở 2
- Ngày nhận bài (Received): 21/3/2021; Ngày phản biện (Revised): 10/6/2021; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 25/6/2021
- Người phản hồi (Corresponding author): Hồ Nhật Quang
- Email: honhatquangho@gmail.com; SĐT: 0796619609
Bệnh viện Trung ương Huế 
52 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021
Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật Phaco...
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đục thể thủy tinh là một trong những nguyên 
nhân gây mù hàng đầu ở Việt Nam cũng như trên 
thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO 2017) 
bệnh này chiếm 35% số người bị giảm thị lực [16]. 
Ở Việt Nam theo thống kê năm 2014 đục thể thủy 
tinh chiếm 66,1% số người mù [1]. Hiện nay ước tính 
nước ta có khoảng 329.300 người mù 2 mắt, trong đó 
có 243.700 người mù do đục thể thủy tinh. 
Đục thể thủy tinh có dây chằng Zinn yếu hoặc 
đứt thường do chấn thương, dây Zinn yếu do thể 
thủy tinh đục quá chín, hội chứng giả tróc bao và 
các bệnh lý bẩm sinh khác.
Trong những năm vừa qua vòng căng bao đóng 
vai trò quan trọng trong việc xử lý đục thể thủy tinh 
do yếu hoặc đứt dây Zinn trước hoặc trong quá trình 
phẫu thuật với đường mổ nhỏ [11][13].
Năm 1991, Hara và Nagamoto giới thiệu dụng 
cụ đặt trong bao (endocapsular ring) đầu tiên [12], 
sau đó được UFC Legler và BM Witschel (Đức) 
[14] cải tiến và đặt tên vòng căng bao (capsular 
ABSTRACT
EVALUATION OF TREATMENT IN PATIENTS WITH CATARACT BY 
PHACOEMULSIFICATION USING CAPSULAR TENSION RING
Pham Nhu Vinh Tuyen1, Phan Nha Uyen1, 
Truong Ngoc Phuoc2, Ho Nhat Quang1*, Bach Trong Hoang1
Purposes: To remark clinical signs of cataract with zonular weakness or zonular dialysis and evaluation 
of treatment in patients with cataracts by phacoemulsification using capsular tension ring.
Materials and methods: Prospective descriptive uncontrolled study with clinical intervention in 21 eyes 
of 21 patients with cataracts after using capsular tension ring in phacoemulsification in Hue Central Hospital 
Branch 2 from June 2018 to December 2019.
Results: 21 patients included 15 men (71,4%) and 6 women (28,6%). The mean age of patients was 
56.35 ± 17.42. The mean visual acuity before and after surgery 1 day, 1 week, 1 month and 3 months was 
0.04 ± 0.31; 0.55 ± 0.13; 0.64 ± 0.08; 0.66 ± 0.75; 0.69 ± 0.81, respectively. IOP before, after surgery 1 
day, 1 week, 1 month and 3 months: 19.3 ± 2.87; 16.9 ± 2.02; 15.85 ± 1.7; 15.0 ± 1.62; 15 ± 1.7. Causes 
comprised of 8 cases with ocular trauma (38,1%), 8 cases with pseudiexfoliation syndrome (38,1%), 5 
cases with mature cataract (23,8%). State of Zinn’s zonule included 14 cases with whole zonular weakness 
(66,7%), 6 cases with zonular dialysis 1-3 clock-hours (28,6%), 1 case with zonular dialysis 4-5 clock-
hours (4,8%). Morphology types of cataract consisted of 5 cases with cortical cataract (23,8%), 6 cases 
with nuclear cataract (28,6%), 1 case with subcapsular cataract (4,8%), 9 cases with cortical nuclear 
cataract (42,9%). Complications in surgery included 2 cases with zonular dialysis (9,5%), 1 case with 
anterior chamber hemorrhage (4,8%), 2 cases with pupil damage (9,5%), 3 cases with failed continuous 
curvilinear capsulorhexis (CCC) (14,3%), 2 cases with incision burn (9,5% ... ại trừ: (1) Bệnh nhân không đồng 
ý tham gia nghiên cứu; (2) Bệnh nhân có các bệnh 
lý về mắt kèm theo.
2.2. Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả tiến cứu có can thiệp lâm sàng 
không đối chứng, theo dõi vào viện, sau phẫu thuật 
1 ngày, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng.
2.3. Quy trình nghiên cứu
- Đủ tiêu chuẩn nghiên cứu → xét nghiệm tiền 
phẫu → phẫu thuật phaco → khám hậu phẫu ngày 
thứ 1 → ra viện → tái khám sau 1 tuần→ tái khám 
sau 1 tháng → tái khám sau 3 tháng → thu thập số 
liệu → xử lý số liệu.
- Quy trình đo thị lực: (1) Đo thị lực của từng 
mắt, mắt còn lại được che kín bằng tấm che mắt. (2) 
Bảng thị lực chữ E được đặt cách 5m, chiếu sáng tối 
thiểu là 100 lux. (3) Ghi nhận hàng chữ nhỏ nhất mà 
bệnh nhân đọc được. Trong trường hợp bệnh nhân 
không thể đọc được bảng thị lực, cho bệnh nhân đếm 
số ngón tay và ghi nhận khoảng cách xa nhất mà 
bệnh nhân đếm được. (4) Trong trường hợp không 
thể đếm ngón tay, khoa bàn tay trước mặt bệnh nhân 
và ghi nhận bệnh nhân có thấy được bóng bàn tay 
không. Nếu bệnh nhân không nhìn thấy bóng bàn 
tay, chiếu đèn pin vào mắt bệnh nhân và hỏi xem 
bệnh nhân có thể nhìn thấy ánh sáng không và ghi 
nhận kết quả.
- Quy trình đo nhãn áp sử dụng máy đo nhãn 
áp gián tiếp bằng hơi: (1) Điều chỉnh độ cao của 
bàn để bệnh nhân ngồi thoải mái, điều chỉnh giá 
đỡ cằm thích hợp. (2) Chọn giới hạn đo 30mmHg 
hoặc 60 mmHg cho bệnh nhân, di chuyển tay cầm 
đến trung tâm giác mạc (3) Nhấn nút trên tay cầm 
để tiến hành đo nhãn áp. Mỗi mắt đo 3 lần và lấy 
kết quả trung bình.
- Các thông tin cần đánh giá lúc tái khám: Thị 
lực, nhãn áp, độ lệch tâm của kính nội nhãn.
Bệnh viện Trung ương Huế 
54 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021
Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật Phaco...
III. KẾT QUẢ 
3.1. Đặc điểm chung
Nghiên cứu 21 bệnh nhân trong đó nam giới có 15 bệnh nhân (71,4%) và nữ 6 (28,6%). Nghiên cứu 
chúng tôi nam giới gấp đôi nữ giới. Độ tuổi trung bình 56,35 ± 17,42 tuổi. 
3.2. Đặc điểm lâm sàng
Thị lực trước phẫu thuật: Thị lực trung bình 0,04 ± 0,31. Nhãn áp trước phẫu thuật: Nhãn áp trung bình 
19,3 ± 2,87. 
3.2.3. Hình thái đục thể thủy tinh
Nghiên cứu của chúng tôi phân loại hình thái đục thể thủy tinh dựa trên phân loại đục thể thủy tinh theo 
tiêu chuẩn của WHO/PBD [8].
Bảng 1: Hình thái đục thể thủy tinh
STT Đục vỏ Đục nhân Đục bao Đục toàn bộ
Trần Thị Phương Thu (2008) 40 (86,9%) 1 (2,3%) 2 (4,3%) 3 (6,5%)
NC chúng tôi 5 (23,8%) 6 (28,6%) 1 (4,8%) 9 (42,9%)
Bệnh nhân do đục thể thủy tinh quá chín hoặc giả bong bao nên đục toàn bộ chiếm 42,9%.
3.2.4. Tình trạng dây Zinn trước phẫu thuật
Bảng 2: Tình trạng dây Zinn
Dây Zinn N Tỷ lệ (%)
Yếu toàn bộ 14 66,7
Đứt 1-3 cung giờ 6 28,6
Đứt 4-5 cung giờ 1 4,8%
Dây chằng Zinn yếu toàn bộ chiếm 66,7%
3.2.5. Nguyên nhân
 Bảng 3: Nguyên nhân
STT N %
Chấn thương 8 38,1
Giả tróc bao 8 38,1
Đục thể thủy tinh quá chín 5 23,8
Nguyên nhân chấn thương, giả tróc bao, đục thủy tinh thể quá chính chiếm tỉ lệ tương đương nhau.
3.3. Kết quả điều trị
3.3.1. Thị lực sau phẫu thuật
Bảng 4: Thị lực sau phẫu thuật
1 ngày 1 tuần 1 tháng 3 tháng
0,55 ± 0,13 0,64 ± 0,08 0,66 ± 0,75 0,69 ± 0,81
Thị lực trung bình sau phẫu thuật 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng lần lượt là: 0,55 ± 0,13; 0,64 ± 0,08; 
0,66 ± 0,75; 0,69 ± 0,81. 
3.3.2. Nhãn áp sau phẫu thuật
Bảng 5: Nhãn áp sau phẫu thuật
1 ngày 1 tuần 1 tháng 3 tháng
16,9 ± 2,02 15,85 ± 1,7 15,0 ± 1,62 15,0 ± 1,7
Nhãn áp sau phẫu thuật 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng lần lượt là 16,9 ± 2,02; 15,85 ± 1,7; 15,0 ± 1,62; 
15 ± 1,7.
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 55
3.3.3. Biến chứng trong phẫu thuật
Có 2 trường hợp đứt dây Zinn trong quá trình 
phẫu thuật do dây Zinn yếu toàn bộ nên khi thực 
hiện các thao tác phẫu thuật dẫn đến đứt dây Zinn. 
Sau đó được đặt vòng căng bao và đặt IOl. Bỏng vết 
mổ gặp ở 2 bệnh nhân do đục thể thủy tinh toàn bộ 
nên thời gian phaco kéo dài với năng lượng phaco 
cao. Khi kết thúc thì đặt IOL bệnh nhân được bơm 
phù vết mổ và tiền phòng duy trì tốt nên nhóm 
nghiên cứu không khâu mà theo dõi sát sau mổ để 
tránh loạn thị giác mạc do mũi chỉ khâu vết mổ.
Bảng 6: Biến chứng trong phẫu thuật
Biến chứng N Tỷ lệ (%)
Bỏng vết mổ 2 9,5
Đứt dây Zinn 2 9,5
Tổn thương mống mắt 2 9,5
Rách bao sau 0 0
Xuất huyết tiền phòng 1 4,8
Xé bao không liên tục 3 14,3
Các biến chứng khác như xé bao không liên tục 
có 3 trường hợp do bệnh nhân có giả bong bao nên 
gặp nhiều khó khăn ở thì xé bao. Chấn thương mống 
mắt có 1 trường hợp do tiền phòng không ổn định, 
xuất huyết tiền phòng có 1 trường hợp do khi đặt 
IOL sulcus, mảnh IOL chạm vào mống mắt trước 
đây đã bị tổn thương do chấn thương nên xuất 
huyết. Chúng tôi tiến hành bơm nhầy, sử dụng đầu 
I/A hút sạch máu tiền phòng, tiếp tục đặt IOL, bơm 
hơi tiền phòng. 
3.3.4. Biến chứng sau phẫu thuật
Phẫu thuật đục thể thủy tinh có dây chằng Zinn 
đứt và yếu là một trong những phẫu thuật khó, đòi 
hỏi sự khéo và thời gian phẫu thuật kéo dài nên có 
13 trường hợp phù giác mạc (61,9%). Có 3 bệnh 
nhân tăng nhãn áp ngày đầu tiên sau phẫu thuật vì 
có bơm hơi tiền phòng, vẫn còn nhầy sau phẫu thuật. 
Nhưng sau 1 tuần nhãn áp trở lại bình thường. Viêm 
màng bồ đào có 1 trường hợp (4,8%), bệnh nhân có 
xuất huyết tiền phòng trong quá trình phẫu thuật nên 
sau phẫu thuật có viêm màng bồ đào trước, điều trị 
kháng sinh, kháng viêm toàn thân tại chỗ, atropin 
0,5%.... sau 2 tuần bệnh ổn định hoàn toàn. Tất cả 
các bệnh nhân đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. 
Lệch IOL 1 trường hợp có tổn thương mống mắt do 
chấn thương và đứt dây Zinn 4 - 5 cung giờ nên dẫn 
đến IOl bị lệch 1/5 ra tiền phòng. Các trường hợp 
còn lại đều được đặt IOL trong bao an toàn.
Bảng 7: Biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng N Tỷ lệ (%)
Phù giác mạc 13 61,9
Viêm màng bồ đào 1 4,8
Viêm mủ nội nhãn 0 0,0
Bong võng mạc 0 0,0
Tăng nhãn áp 3 14,3
Lệch IOL 1 4,8
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
Kết quả cho thấy, 21 bệnh nhân trong đó nam 
giới có 15 bệnh nhân (71,4%) và nữ 6 (28,6%). 
Nghiên cứu chúng tôi nam giới gấp đôi nữ giới. So 
sánh với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Phương 
Thu [3] vào năm 2008 thì nữ có 28,3%; nam 71,7% 
cũng có tỷ lệ tương đương nhau. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi và nghiên cứu của tác giả Trần Thị 
Phương Thu, tỉ lệ bệnh xuất hiện ở nam nhiều hơn 
nữ do tính chất công việc của nam giới thường dễ bị 
chấn thương về mắt hơn nữ. Tình trạng yếu hoặc đứt 
dây chằng Zinn thường xuất hiện ở nhóm đối tượng 
lớn tuổi và hầu hết có đục thể thuỷ tinh toàn bộ.
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Phương Thu 
thì tuổi trung bình 46,04 ±13,43 [3]. Độ tuổi của 
nghiên cứu chúng tôi có cao hơn do tác giả Trần Thị 
Phương Thu chỉ chọn đối tượng nghiên cứu đục lệch 
thể thủy tinh do chấn thương nên bệnh nhân đang độ 
tuổi lao động chiếm đa số. Còn nhóm nghiên cứu 
của chúng tôi là chọn tất cả những bệnh nhân có dây 
chằng Zinn yếu hoặc đứt nên có những bệnh nhân 
cao tuổi. Theo nghiên cứu của E. Celik (2015) thì 
tuổi trung bình 64.13 ± 17.01 [9] độ tuổi trung bình 
có cao hơn nhóm nghiên cứu của chúng tôi, nhưng 
bản chất của đục thể thủy tinh là bệnh của tuổi già 
nên cũng gần tương đương nhau.
Bệnh viện Trung ương Huế 
56 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021
Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phẫu thuật Phaco...
4.2. Đặc điểm lâm sàng
Theo tác giả Sukru Bayraktar thì thị lực trung 
bình là 0,11 [6] do nhu cầu thị lực, ý thức của người 
Nhật cao về bảo vệ sức khỏe và điều kiện kinh tế 
cao nên khi có những bất thường là người dân đi 
khám bệnh sớm nên thị lực của nhóm nghiên cứu 
này cao hơn nhóm nghiên cứu của chúng tôi. Nhóm 
nghiên cứu của tác giả Trần Thị Phương Thu [3] 
cũng có đến 97,5% là thị lực <1/10 (0,1).
Nhãn áp trung bình 19,3 ± 2,87. Theo tác giả 
Sukru Bayraktar nhãn áp trung bình trước phẫu 
thuật là 15,2 ± 5,5 [6]. Cả 2 nhóm bệnh nhân đều 
nằm trong giới hạn bình thường.
4.3. Kết quả điều trị
So sánh với nghiên cứu của Iqbal Ike. Ahmed 
(2005) [6] thị lực sau phẫu thuật 1 tháng là 20/40 
(p=0,014) thì nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 
thị lực cao hơn. Tùy theo mức độ yếu và đứt của 
dây chằng Zinn, hình thái đục thể thủy tinh, chấn 
thương đi kèm của nhóm bệnh nhân sẽ cho kết quả 
tối ưu nhất có thể sau phẫu thuật. Thị lực của nhóm 
nghiên cứu Boli (2016) cũng có thị lực sau phẫu 
thuật 20/40 [15]. Thị lực sau phẫu thuật 1 tuần bắt 
đầu ổn định dần đến 3 tháng sau phẫu thuật cho thấy 
hiệu quả ổn định sau điều trị. Thị lực tăng đến 0,69± 
0,81 sẽ cải thiện tầm nhìn và nâng cao chất lượng 
cuộc sống cho bệnh nhân.
Về biến chứng trong phẫu thuật, theo nghiên cứu 
của Trần Thị Phương Thu thì 1 trường hợp (2,2%) 
đục lệch thể thủy tinh với tình trạng đứt dây chằng 
Zinn 5 cung giờ. Nghiên cứu này không có biến 
chứng nào khác trong quá trình phẫu thuật. Iqbal 
Ike. Ahmed (2005) [6] thì có 2 bệnh nhân (18,2%) 
bỏng vết mổ. Theo Boli (2016) [15] có 63 mắt 
chiếm 19,8% có rách bao sau và tiến hành cắt dịch 
kính trong quá trình phẫu thuật.
Về biến chứng sau phẫu thuật, theo nghiên cứu 
của Trần Thị Phương Thu [3] có 3 mắt (6,52%) 
phù giác mạc, 4 mắt (8,7%) bị tăng nhãn áp, 2 mắt 
(4,35%) viêm màng bồ đào và tất cả đáp ứng với 
điều trị. Không có biến chứng nào xảy ra đe dọa đến 
thị lực như bong võng mạc, viêm mủ nội nhãn. Iqbal 
Ike. Ahmed (2005) [6] thì có 4 bệnh nhân tăng nhãn 
áp (36,4%) sau đó điều trị nội khoa thì nhãn áp trở 
lại bình thường. Còn nghiên cứu của E. Celik (2015) 
có 14 mắt (34,1%) phù giác mạc, 1 mắt (2,4%) đục 
bao sau, 1 mắt (2,4%) phù hoàng điểm dạng nang, 
lệch IOL có 1 mắt (2,4%) [9]. Theo Boli (2016) [15] 
có 132 mắt (41,1%) đục bao sau.
Bảng 8: Thị lực, nhãn áp trước và sau phẫu thuật
Trước phẫu thuật
Sau phẫu thuật 
3 tháng
Thị lực 0,04 ± 0,31 0,69 ± 0,81
Nhãn áp 19,3 ± 2,87 15,0 ± 1,7
Thị lực đã được cải thiện nhiều và duy trì ổn định 
3 tháng sau phẫu thuật cho thấy hiệu quả được duy 
trì sau phẫu thuật, cải thiện tầm nhìn và nâng cao 
chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Nhãn áp cũng 
nằm trong giới hạn bình thường và duy trì mức độ 
ổn định trong 3 tháng sau phẫu thuật. Độ lệch tâm 
kính nội nhãn chỉ chiếm 4,8% cho thấy hiệu quả 
đáng kể của vòng căng bao được sử dụng trong phẫu 
thuật Phaco.
VI. KẾT LUẬN
Vòng căng bao là dụng cụ hỗ trợ tối ưu trong 
phẫu thuật phaco trên bệnh nhân đục thể thủy tinh 
có tình trạng yếu hoặc đứt dây chằng Zinn với tỷ lệ 
thành công cao lên đến 95,2%. Ngoài ra, vòng căng 
bao ngăn ngừa độ lệch tâm của kính nội nhãn đối 
với những trường hợp yếu hoặc đứt dây chằng Zinn 
<150º. Thị lực và nhãn áp 3 tháng sau phẫu thuật 
duy trì ở mức độ ổn định, cải thiện tầm nhìn và chất 
lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thị Lâm Hường. Glôcôm. Nhãn khoa Tập 
2. 2014. Nhà xuất bản y học, tr. 237.
2. Trần Thị Phương Thu. Chỉ định và kinh nghiệm 
sử dụng vòng căng bao trong phẫu thuật nhũ 
tương hóa thủy tinh thể. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 
2007;11(3).
3. Trần Thị Phương Thu. Nghiên cứu kỹ thuật nhũ 
tương hóa với vòng căng bao trong điều trị đục 
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 57
thủy tinh thể bán lệch do chấn thương. Y Học TP. 
Hồ Chí Minh. 2008; 12(1): 114-118.
4. Đinh Thị Phương Thủy. Đánh giá kết quả điều 
trị đục thể thủy tinh nhân nâu đen bằng phương 
pháp Phaco. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại 
học Y Hà Nội. 2013.
5. Nguyễn Quốc Toản. So sánh kết quả đục thể 
thủy tinh nhân cứng bằng phương pháp phaco 
và ngoài bao. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học y 
dược TPHCM. 2002.
6. Ahmed, I. I. K., Chen, S. H., Kranemann, C., & 
Wong, D. T. Surgical Repositioning of Dislocated 
Capsular Tension Rings, Ophthalmology, 2005; 
12(10): 1725-1733.
7. Bayraktar, Ş., Altan, T., Küçüksümer, Y., & 
Yılmaz, Ö. F. Capsular tension ring implantation 
after capsulorhexis in phacoemulsification of 
cataracts associated with pseudoexfoliation 
syndrome. Journal of Cataract & Refractive 
Surgery, 2001;27(10):1620-1628.
8. B. Thylefors, L.T. Chylack Jr., K. Konyama, 
K. Sasaki, R. Sperduto, H.R. Taylor & S. 
West. A simplified cataract grading system The 
WHO Cataract Grading Group, Ophthalmic 
Epidemiology, 2002;9(2): 83-95.
9. Celik E., Koklu B., Dogan E., Erdogan G., & 
Alagoz G. Indications and clinical outcomes of 
capsular tension ring implantation in phacoemul-
sification surgery at a tertiary teaching hospital: A 
review of 4316 cataract surgeries, Journal francais 
d’ophtalmologie, 2015;38(10):955-959.
10. Cionni R.J., Osher R.H. Management of 
profound zonular dialysis or weakness with a new 
endocapsular ring designed for scleral fixation. J 
Cataract Refract Surg, 1998;24:1299 - 1306.
11. Gimbel HV, Sun R, Heston JP. Management of 
zonular dialysis in phacoemulsification and IOL 
implantation using the capsular tension ring, 
Ophthalmic Surg Lasers, 1997;28: 273-281.
12. Hara T. Hara T, Yamada Y. Equator ring for 
maintenance of the completely circular countour 
of the capsular bag equator after cataract 
removal, Ophthalmic Surg, 1991;22:358-359.
13. Jacob S, Agarwal A, Agarwal A et al. Efficacy of 
a capsular tension ring for phacoemulsification 
in eyes with zonular dialysis. J Cataract Refract 
Surg, 2003;29: 315-321.
14. Legler UFC, Witschel BM. The capsular ring: 
a new device for complicated cataract surgery. 
Presented at American Society of Cataract 
and Refractive Surgery Symposium, Seattle, 
Washington. 1993.
15. Li B., Wang Y., Malvankar-Mehta M. S., & 
Hutnik C. M. Surgical indications, outcomes, 
and complications with the use of a modified 
capsular tension ring during cataract surgery, 
Journal of cataract and refractive surgery, 
2016;42(11):1642-1648.
16. World Health Organization. Visual impairment 
and blindness, Fact Sheet No. 282, Availablefrom: 
 mediacentre/factsheets/
fs282/en/ accessed: 2020-01-02

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_dieu_tri_duc_the_thuy_tinh_bang_phau_thuat.pdf