Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang

I. KHUYẾN CÁO VÀ DỰ PHÒNG NHIỄM COVID-19 (SARS-CoV-2)

1. Giới thiệu

Covid-19 là viết tắt của Coronavirus disease 2019 - một đại dịch truyền nhiễm gây ra

bởi virus SARS-CoV-2 là một chủng mới của virus Corona, gây viêm đường hô hấp cấp ở

người và có khả năng lây lan từ người sang người. đã được tuyên bố là đại dịch và đang

ảnh hưởng trầm trọng tới hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới.

Virus SARS-CoV-2 lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Ví dụ như:

Giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi .

Lây trực tiếp: khi tiếp xúc với người bệnh như nói chuyện trực tiếp, bắt tay .

Lây truyền gián tiếp: Lây nhiễm khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt có chứa

virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng và nhiễm bệnh.

Nhân viên y tế có nguy cơ cao do virus rất dễ lây lan, đặt biệt qua tiếp xúc gần trong

quá trình chụp x quang tim phổi cho bệnh nhân.

Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang trang 1

Trang 1

Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang trang 2

Trang 2

Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang trang 3

Trang 3

Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang trang 4

Trang 4

Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang trang 5

Trang 5

Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang trang 6

Trang 6

Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang trang 7

Trang 7

Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang trang 8

Trang 8

Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang trang 9

Trang 9

Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 34 trang viethung 5240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang

Khuyến cáo và dự phòng nhiễm Covid-19 (SARS-CoV-2) cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại trung tâm điện quang
KHUYẾN CÁO VÀ DỰ PHÒNG NHIỄM COVID-19 (SARS-CoV-2) 
CHO BỆNH NHÂN VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ 
TẠI TRUNG TÂM ĐIỆN QUANG (Khoa chẩn đoán hình ảnh) 
Cn. Nguyễn Tuấn Dũng 
Trung tâm Điện quang - Bệnh Viện Bạch Mai 
I. KHUYẾN CÁO VÀ DỰ PHÒNG NHIỄM COVID-19 (SARS-CoV-2) 
1. Giới thiệu 
Covid-19 là viết tắt của Coronavirus disease 2019 - một đại dịch truyền nhiễm gây ra 
bởi virus SARS-CoV-2 là một chủng mới của virus Corona, gây viêm đường hô hấp cấp ở 
người và có khả năng lây lan từ người sang người. đã được tuyên bố là đại dịch và đang 
ảnh hưởng trầm trọng tới hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. 
Virus SARS-CoV-2 lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Ví dụ như: 
Giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi. 
Lây trực tiếp: khi tiếp xúc với người bệnh như nói chuyện trực tiếp, bắt tay. 
Lây truyền gián tiếp: Lây nhiễm khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt có chứa 
virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng và nhiễm bệnh. 
Nhân viên y tế có nguy cơ cao do virus rất dễ lây lan, đặt biệt qua tiếp xúc gần trong 
quá trình chụp x quang tim phổi cho bệnh nhân. 
Virus SARS-CoV-2 có nguy cơ gây tử vong và nhập viện cao, đặc biệt ở một số 
nhóm bệnh nhân (người già, người bị bệnh mạn tính, người suy giảm miễn dịch và phụ nữ 
có thai). Đơn vị chụp x quang có thể được yêu cầu chụp x quang tim phổi, cắt lớp vi tính 
cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định SARS-CoV-2. Do đó, các bác sỹ và kỹ thuật viên 
có thể bị phơi nhiễm với SARS-CoV-2. 
Biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả bệnh nhân mọi lúc và là cơ sở 
chính của việc kiểm soát nhiễm khuẩn (nhiễm vius). Vệ sinh tay đúng cách bao gồm rửa 
tay bằng xà phòng và nước rửa tay nhanh khi tiếp xúc với một số giọt bắn nhỏ mang 
nguồn truyền nhiễm. Việc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp theo khuyến nghị của 
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh bao gồm đeo khẩu trang, đeo găn tay y tế, 
mặc trang phục phòng tránh giọt bắn và nhiễm bẩn môi trường. Bởi vì các bác sĩ, kỹ thuật 
viên. X quang có thực hiện các thăm khám cho bệnh nhân mắc bệnh SARS CoV-2 hoặc 
nghi ngờ, nên việc phòng, chống và bảo vệ là rất quan trọng. Trong trường hợp chấn 
thương cần thiết, nhân viên X quang cần nhanh chóng xử lý, chính vì vậy sẽ gây ra tình 
trạng mất an toàn trong bảo hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân. 
Tài liệu này nhằm mục đích hướng dẫn thực hành kỹ thuật chụp X quang trong thời 
hiện nay và được xây dựng trên ý kiến từ nhiều đơn vị và bác sỹ, kỹ thuật viên trong nước 
và trên thế giới đã có kinh nghiệm tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm SARS CoV 2 hoặc đã 
chủ động chuẩn bị kỹ càng cho tình huống này. Tình hình bùng phát dịch bệnh có thể diễn 
biến phức tạp và khuyến cáo có thể thay đổi. 
Thêm vào đó, chúng tôi cũng liệt kê các phương tiện cần thiết được khuyến cáo sử 
dụng trong phòng chụp X quang để dự phòng lây nhiễm. 
2. Đại cương 
Giáo dục, tuyên truyền kiểm soát nhiễm khuẩn còn thiếu trong số các kỹ thuật viên 
chụp X quang. Theo một khảo sát nhân viên y tế, bác sỹ, kỹ thuật viên X quang, X quang 
can thiệp, chỉ 44% báo cáo có tham gia đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn trước khi bắt đầu 
thực hành. Khoảng 50% những người được khảo sát thường xuyên sử dụng kính bảo vệ, 
mặt nạ hoặc hoặc kính trong khi chụp X quang và can thiệp X quang. [1]. Những dữ 
liệu này nhấn mạnh sự cần thiết của kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với thực hành kỹ 
thuật chụp X quang hiện tại. 
Việc xuất hiện gần đây các bệnh nhân nhiễm virus Ebola, SARS, SARS CoV 2 
tại Hoa Kỳ càng nhấn mạnh thêm nhu cầu của tất cả các nhân viên cận lâm sàng, bao gồm 
cả bác sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên y tế X quang, phải có hiểu biết về các biện pháp kiểm 
soát nhiễm khuẩn thích hợp. 
Phơi nhiễm, nhiễm của bệnh nhân, nhân viên y tế với các tác nhân lây nhiễm và 
nhiễm tại môi trường có thể xảy ra khi các cá nhân bị phơi nhiễm, nhiễm bệnh đến chụp 
phim X quang ... Điều này có thể diễn ra trong các khu vực làm thủ tục, khu vực chờ 
chụp, phòng chụp X quang và trên các thiết bị chụp x quang (ví dụ: tấm CR, DR, máy 
chụp X quang hoặc máy chụp cắt lớp điện toán (CT), MRI ...). 
Tiếp xúc với các virus lây nhiễm không chỉ giới hạn ở các nhân viên y tế lâm sàng 
mà còn có thể xảy ra với bác sĩ, kỹ thuật viên chụp X quang (cận lâm sàng), nhân viên 
tiếp tân và nhân viên vận chuyển cũng có nguy cơ. 
Chúng tôi sẽ mô tả các đường lây truyền bệnh, áp dụng các biện pháp phòng ngừa 
dựa trên tiêu chuẩn, sử dụng trang bị thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp, xử lý an toàn các 
dụng cụ được sử dụng trong quy trình chụp X quang, X quang tại giường, cắt lớp vi 
tính, cộng hưởng từ và đồng thời khử khuẩn các dụng cụ sử dụng và bề mặt thường tiếp 
xúc, xem xét đặc biệt đối với các bệnh Ebola, SARS, COVID-19 hay SARS CoV-2. [2] 
3. Mục tiêu 
- Xác định các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong môi trường chăm sóc sức khỏe. 
- Thực hiện việc khử nhiễm các thiết bị y tế dành riêng cho các phòng X quang, Khoa 
chẩn đoán hình ảnh. 
- Mô tả quy trình bảo vệ an toàn trong trường hợp chấn thương hoặc nhiễm, phơi nhiễm 
SARS-CoV-2 và các tác nhân truyền nhiễm khác. 
4. Các phương thức truyền bệnh 
- Truyền bệnh truyền nhiễm trong phòng X quang xảy ra chủ yếu thông qua tiếp 
xúc trực tiếp và gián tiếp và các giọt bắn nhỏ. Bất kỳ loại phơi nhiễm nào, bao gồm cả 
tiếp xúc với giọt bắn nước nhỏ và không khí, có thể xảy ra trong quá trình đăng ký, hỏi 
thông tin, khám lâm sàng, vận chuyển, chụp X quang hoặc trong khu vực chờ cho bệnh 
nhân. 
Do đó, điều quan trọng là xác định các cá nhân có thể gây rủi ro phơi nhiễm cho 
người khác và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp dựa trên đường lây truyền 
có khả năng cho một mầm bệnh ( Hình 1 ). 
(a) (b) 
(c) 
(d) 
Hình 1: Các đường lây truyền bệnh. (a) Truyền tiếp xúc trực tiếp liên quan đến việc 
chuyển vi sinh vật từ người này sang người khác mà không có đối tượng trung gian hoặc 
bề mặt. Điều này bao gồm da kề da, từ máu đến da và tiếp xúc với màng nhầy dịch 
tiết. (b) Truyền tiếp xúc gián tiếp đò ... ng phủ ra 
ngoài và bỏ ngay vào thùng chất thải. 
Bước 4. Tháo bỏ quần và ủng hoặc bao giầy cùng lúc, lộn mặt trong của quần ra 
ngoài. Nếu mang ủng, đặt ủng vào thùng có dung dịch sát khuẩn. 
Bước 5. Vệ sinh tay. 
Bước 6. Tháo mặt nạ che mặt. 
Bước 7. Tháo kính bảo hộ từ phía sau đầu. 
Bước 8. Tháo khẩu trang từ phía sau đầu. Khi tháo khẩu trang lưu ý tháo dây ở 
dưới trước và dây trên sau, không chạm vào mặt trước của khẩu trang. 
Bước 9. Vệ sinh tay. 
Loại thứ 2: Loại quần, áo choàng, mũ trùm đầu và bao giày chung: 
Bước 1. Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt ngoài găng vào trong thành túi. 
Bước 2. Nếu có mang tạp dề, tháo tạp dề, cởi dây dưới trước, dây trên sau, cuộn 
ngược tạp dề bỏ vào thùng chất thải. 
Bước 3. Tháo toàn bộ bộ trang phục phòng hộ: Mở khóa kéo. Tháo toàn bộ mũ, 
áo choàng và quần một lần, ra phía sau, cuộn làm sao để mặt trong của đồ phủ ra 
ngoài, cuốn tháo cùng ủng và bỏ ngay vào thùng chất thải. 
Bước 4. Vệ sinh tay. 
Bước 5. Tháo mặt nạ che mặt. 
Bước 6. Tháo kính bảo hộ từ phía sau đầu. 
Bước 7. Tháo khẩu trang từ phía sau đầu. Khi tháo khẩu trang lưu ý tháo dây ở 
dưới trước và dây trên sau, không chạm vào mặt trước của khẩu trang. 
Bước 8. Vệ sinh tay. 
Đối với xử lý tử thi hoặc xử lý môi trường, quy trình tháo bỏ được thực hiện hoàn 
toàn trong phòng đệm với các bước như trên, lưu ý sau khi tháo bỏ găng tay cao su, đôi 
găng ngoài sẽ được tháo bỏ cùng bộ quần áo bảo hộ. 
Hình 13: Quy trình cởi (tháo, loại bỏ) đồ bảo hộ cá nhân ngoài hành lang 
6. Kiểm tra, giám sát, thực hành việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân (Theo 
phụ lục) 
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và điều dưỡng trưởng: chịu trách nhiệm kiểm tra, 
giám sát, huấn luyện việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế. 
- Nội dung giám sát: 
 Luôn có sẵn phương tiện phòng hộ cá nhân tại xe đặt trước buồng người bệnh 
hay tại buồng đệm của khu cách ly. 
+ Nhân viên y tế sử dụng đủ và đúng phương tiện phòng hộ cá nhân cần thiết 
- Phương pháp giám sát: bằng quan sát trực tiếp và ghi phiếu giám sát. 
6.1. Thực hành bảo hộ lao động để bảo về bản thân và hạn chế sự lây lan của các 
chất lấy nhiễm 
- Không cho tay lên mặt 
- Hạn chế tiếp xúc bề mặt 
- Thay găng tay khi rách hoặc tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm 
- Tiến hành sát khuẩn tay 
Hình 14: Hành vi không an toàn 
PHỤ LỤC 
QUY TRÌNH MẶC ĐỒ BẢO HỘ CÁ NHÂN (PPE) 
Loại bảo hộ cá nhân sẽ được tùy chỉnh dựa trên nhu cầu bảo hộ, ví dụ như tiêu chuẩn và 
tiếp xúc, lây nhiễm do giọt bắn hoặc bảo hộ cách ly đường thở. Quy trình mặc cũng như 
tháo bảo đồ bảo hộ cá nhân nên được thiết kế riêng cho từng loại đồ bảo hộ. 
1.ÁO CHOÀNG 
-Che hết toàn thân từ cổ tới đầu 
gối, cánh tay cho tới hết cổ tay 
và choàng hết phần lưng 
-Buộc chặt phần sau cổ và thắt 
lưng 
2. MẶT NẠ HOẶC KHẨU 
TRANG 
- Buộc chắc chắn hoặc thanh 
nhựa dẻo phải vào chính giữa 
đầu và cổ 
- Để khít phần nẹp dẻo vào sống 
mũi 
- Để khít phần rìa với mặt và 
dưới cằm 
- Kiểm tra độ khít của khẩu trang 
3. KÍNH CHẮN MẮT HOẶC 
CHẮN MẶT 
- Đặt che hết mặt và mắt. Chỉnh 
cho vừa vặn 
4.GĂNG TAY 
- Kéo bọc hết phần cổ tay tách 
biệt với áo choàng 
QUY TRÍNH AN TOÀN KHI THÁO ĐỒ BẢO HỘ CÁ NHÂN (PPE) 
VÍ DỤ 1 
Có rất nhiều cách an toàn để tháo bỏ đồ bảo hộ cá nhân mà không làm nhiễm khuẩn quần 
áo, da, niêm mạc với các vật có nguy cơ lây nhiễm. Đây là một ví dụ. Bỏ tất cả đồ bảo 
hộ trước khi rời khỏi phòng bệnh trừ khẩu trang, nếu đang đeo. Chỉ bỏ khẩu trang sau 
khi rời khỏi phòng bệnh và đóng cửa. Loại bỏ phương tiện bảo hộ cá nhân theo quy trình 
sau: 
1. GĂNG TAY 
- Mặt ngoài của găng đã nhiễm khuẩn 
- Nếu tay của bạn bị nhiểm khuẩn khi bỏ 
găng phải lập tức rửa tay hoặc sát khuẩn 
bằng dung dịch cồn rửa tay. 
- Sử dụng tay deo găng tóm lòng bàn tay 
của bên đeo găn con còn lại và kéo bỏ bên 
đầu tiên 
- Cầm găng đã tháo ở tay đi găng còn lại 
- Luồn ngón tay vào dưới phần cổ tay đi 
găng còn lại sau đó lột chiếc găng thứ 2 
chùm ngoài găng đầu tiên 
- Bỏ găng vào thùng phân loại rác nhiễm 
khuẩn 
2. KÍNH CHE MẮT VÀ CHẮN MẶT 
- Phần ngoài của kính che mắt và chắn mặt 
đều nhiếm khuẩn 
- Nếu tay không may nhiễm khuẩn trong 
quá trình tháo thì rửa tay ngay hoặc sát 
khuẩn tay với cồn rửa tay. 
- Tháo kính bảo vệ và chắn mặt từ phía sau 
bằng cách nâng phần băng đầu hoặc tai 
- Nếu dụng cụ có thể sử dụng lại thì đặt ở 
nơi sử lý để tái sử dụng. nếu không thì vứt 
vào thùng rác 
3. ÁO CHOÀNG 
- Mặt trước và phần ống tay 
áo đã bị nhiễm khuẩn 
- Nếu tay không may nhiễm 
khuẩn trong quá trình tháo 
thì rửa tay ngay hoặc sát 
khuẩn tay với cồn rửa tay. 
- Tháo buộc áo choàng. 
Tránh để tay áo tiếp xúc với 
cơ thể khi tháo nút buộc 
- Kéo áo choàng khỏi cổ và 
vai và chỉ chạm vào mặt 
trong của áo choàng 
- Quay mặt trong áo ra 
ngoài 
- Gấp và cuốn thành một 
gói rồi cho vào thùng rác 
4. MẶT NẠ HOẶC KHẨU TRANG 
- Mặt ngoài của khẩu trang và mặt nạ đã 
nhiễm khuẩn KHÔNG CHẠM VÀO 
- Nếu tay không may nhiễm khuẩn trong 
quá trình tháo thì rửa tay ngay hoặc sát 
khuẩn tay với cồn rửa tay. 
- Tóm phần dưới hoặc phần chun của 
mặt nạ/khẩu trang sau đó đưa lên trên và 
tháo bỏ tránh chạm vào mặt trước 
- Bỏ vào thùng rác 
5.RỬA TAY HOẶC SÁT KHUẨN VỚI 
CỒN RỬA TAY NGAY SAU KHI 
THÁO BỎ PHƯƠNG TIỆN BẢO HỘ 
CÁ NHÂN 
 TIẾN HÀNH RỬA TAY GIỮA CÁC BƯỚC NẾU TAY BỊ NHIỄM KHUẨN VÀ 
SAU KHI HOÀN THÀNH THÁO BỎ TẤT CẢ ĐỒ BẢO HỘ. 
VÍ DỤ 2 
Có rất nhiều cách an toàn để tháo bỏ đồ bảo hộ cá nhân mà không làm nhiễm khuẩn quần 
áo, da, niêm mạc với các vật có nguy cơ lây nhiễm. Đây là một ví dụ. Bỏ tất cả đồ bảo 
hộ trước khi rời khỏi phòng bệnh trừ khẩu trang, nếu đang đeo. Chỉ bỏ khẩu trang sau 
khi rời khỏi phòng bệnh và đóng cửa. Loại bỏ phương tiện bảo hộ cá nhân theo quy trình 
sau: 
1.ÁO CHOÀNG VÀ GĂNG TAY 
- Mặt trước áo choàng, tay áo, găng tay đã bị 
nhiễm khuẩn 
- Nếu tay bị may nhiễm khuẩn trong quá trình tháo 
thì rửa tay ngay hoặc sát khuẩn tay với cồn rửa 
tay. 
-Túm phần trước áo choàng với tay đi găng và kéo 
xa khỏi người làm cho các nút thắt đứt ra. 
- Khi cởi áo choàng thì gắp và cuộn từ trong ra 
ngoài thành một bọc 
- Khi cởi áo choàng thì tháo luôn găng tay cùng lúc. 
Chỉ nên dùng tay không để chạm vào mặt bên 
trong của áo và găng tay. Cho cả áo và găng vào 
thùng rác. 
2. KÍNH CHE MẮT VÀ CHẮN MẶT 
- Phần ngoài của kính che mắt và chắn mặt đều 
nhiếm khuẩn 
- Nếu tay không may nhiễm khuẩn trong quá trình 
tháo thì rửa tay ngay hoặc sát khuẩn tay với cồn 
rửa tay. 
- Tháo kính bảo vệ và chắn mặt từ phía sau bằng 
cách nâng phần băng đầu hoặc tai 
- Nếu dụng cụ có thể sử dụng lại thì đặt ở nơi sử lý 
để tái sử dụng. nếu không thì vứt vào thùng rác. 
3.MẶT NẠ HOẶC KHẨU TRANG 
- Mặt ngoài của khẩu trang và mặt nạ đã nhiễm 
khuẩn- KHÔNG CHẠM VÀO 
- Nếu tay không may nhiễm khuẩn trong quá trình 
tháo thì rửa tay ngay hoặc sát khuẩn tay với cồn 
rửa tay. 
- Tóm phần dưới hoặc phần chun của mặt nạ/khẩu 
trang sau đó đưa lên trên và tháo bỏ tránh chạm 
vào mặt trước 
- Bỏ vào thùng rác. 
4. RỬA TAY HOẶC SÁT KHUẨN VỚI CỒN 
RỬA TAY NGAY SAU KHI THÁO BỎ PHƯƠNG 
TIỆN BẢO HỘ CÁ NHÂN 
 TIẾN HÀNH RỬA TAY GIỮA CÁC BƯỚC NẾU TAY BỊ NHIỄM KHUẨN VÀ 
SAU KHI HOÀN THÀNH THÁO BỎ TẤT CẢ ĐỒ BẢO HỘ. 
III. Kết luận 
Nhiệm vụ của Trung tâm Điện quang là chụp X quang, CT, SÂ, MRI đặc biệt 
quan trọng trong thời điểm khó khăn của dịch SARS-CoV-2 bùng phát. Bằng cách phối 
hợp với nhau, chúng ta có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ chụp X quang tim phổi chất lượng 
cao trong khi vẫn giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm cho bản thân, các bệnh nhân và toàn thể 
cộng đồng. Để giảm thiểu nguy cơ phát tán virus, cần thận trọng cân nhắc “Ai cần làm 
chụp X quang tim phổi?”, “Địa điểm chụp X quang tim phổi?” và “Tiến hành chụp X 
quang tim phổi như thế nào”. 
Sự hiểu biết về các phương pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, khử khuẩn các dụng cụ 
máy móc và quản lý phơi nhiễm mầm bệnh trong quá trình chụp X quang tim phổi. Điều 
bắt buộc là nhân viên X quang phải hiểu các đường lây truyền nhiễm trùng khác nhau và 
thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi cần thiết để bảo vệ bệnh nhân và các nhân viên 
khác. Điều này bao gồm sử dụng đúng thiết bị bảo vệ cá nhân. 
Ngoài ra, kết quả chụp X quang tim phổi phải chuẩn, chính xác để được chẩn đoán 
chính xác và an toàn. Khi hoàn thành mỗi lần chụp X quang, việc khử khuẩn đúng cách 
các vật tư trang thiết bị chụp X quang và bề mặt môi trường phải được thực hiện ngay để 
bảo vệ nhân viên y tế cùng bệnh nhân tiếp theo sẽ tiếp xúc với cùng một thiết bị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Reddy P, Liebovitz D, Chrisman H, Nemcek AA Jr, Noskin GA. Infection control 
practices among interventional radiologists: results of an online survey. J Vasc Interv 
Radiol 2009;20(8):1070–1074, e5. 
2. Chan D, Downing D, Keough CE et al. Joint Practice Guideline for Sterile Technique 
during Vascular and Interventional Radiology Procedures: From the Society of 
Interventional Radiology, Association of Perioperative Registered Nurses, and 
Association for Radiologic and Imaging Nursing, for the Society of Interventional 
Radiology [corrected] Standards of Practice Committee, and Endorsed by the 
Cardiovascular Interventional Radiological Society of Europe and the Canadian 
Interventional Radiology Association. J Vasc Interv Radiol 2012;23(12):1603–1612. 
3. Siegel JD, Rhinehart E, Jackson M, Chiarello L; Health Care Infection Control 
Practices Advisory Committee. 2007 guideline for isolation precautions: preventing 
transmission of infectious agents in health care settings. Am J Infect 
Control 2007;35(10 suppl 2):S65–S164. 
4. Centers for Disease Control and Prevention, National Institutes of Health. Biosafety in 
microbiological and biomedical laboratories: 5th edition. Published 1984. Revised 
December 2009. Accessed September 28, 2014. 
5. Watanakunakorn C, Stahl C. Streptococcus salivarius meningitis following 
myelography. Infect Control Hosp Epidemiol 1992;13(8):454. 
6. Gelfand MS, Abolnik IZ. Streptococcal meningitis complicating diagnostic 
myelography: three cases and review. Clin Infect Dis 1995;20(3):582–587. 
7. Schlesinger JJ, Salit IE, McCormack G. Streptococcal meningitis after 
myelography. Arch Neurol 1982;39(9): 576–577. 
8. Yaniv LG, Potasman I. Iatrogenic meningitis: an increasing role for resistant viridans 
streptococci? Case report and review of the last 20 years. Scand J Infect Dis 2000; 
32(6):693–696. 
9. West Penn Allegheny Health System. Laboratory specimen collection manual. 
Published 2013. Accessed August 22, 2013. 
10. Rutala WA, Weber DJ; Healthcare Infection Control Practices Advisory Committee 
(HICPAC). Guideline for disinfection and sterilization in healthcare facilities, 
2008. Centers for Disease Control and Prevention. Published 2008. Accessed 
September 29, 2014. 
11. World Health Organization. WHO infection control guidelines for transmissible 
spongiform encephalopathies Published 1999. Accessed September 29, 2014. 
12. Rutala WA, Weber DJ; Society for Healthcare Epidemiology of America. Guideline 
for disinfection and sterilization of prion-contaminated medical instruments. Infect 
Control Hosp Epidemiol 2010;31(2):107–117. 
13. The American College of Cardiology. COVID-19 Clinical Guidance For the 
Cardiovascular Care Team. 18 March, 2020. https://www.acc.org/latest-in-
cardiology/features/~/media/Non-Clinical/Files-PDFs-Excel-MS-Word-
etc/2020/02/S20028-ACC-Clinical-Bulletin-Coronavirus.pdf 
14. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút 
Corona mới (2019-nCoV)” và “Hướng dẫn tổ chức tiếp nhận và quản lý người bệnh 
viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút Corona mới (2019-nCoV). Bản cập nhật 
tháng 3, 2020. 
15. World Health Organization (WHO). Coronavirus disease 2019 (COVID-19). Situation 
report – 29 2020 [updated 19 February 2020; cited 2020 25 February]. Geneva: WHO; 
2020. Available from: https://www.who.int/docs/default-
source/coronaviruse/situation-reports/20200219-sitrep-30-covid-
19.pdf?sfvrsn=6e50645_2. 
16. European Centre for Disease Prevention and Control (ECDC). COVID-19 2020 
[internet, cited 2020 24 February]. Stockholm: ECDC; 2020. Available from: 
https://www.ecdc.europa.eu/en/novel-coronavirus-china. 
17. World Health Organization (WHO). Coronavirus disease (COVID-19) outbreak 2020 
[cited 2020 24 February]. Geneva: WHO; 2020. Available from: 
https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019. 
18. European Centre for Disease Prevention and Control (ECDC). Outbreak of severe 
acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS-CoV-2): increased transmission 
beyond China – fourth update 2020 [cited 2020 24 February]. Stockholm: ECDC; 
2020. Available from: 
https://www.ecdc.europa.eu/sites/default/files/documents/SARS-CoV-2-risk-
assessment-14-february-2020.pdf.pdf. 
19. European Centre for Disease Prevention and Control (ECDC). Safe use of personal 
protective equipment in the treatment of infectious diseases of high consequence 2014 
[cited 2020 25 February]. Stockholm: ECDC; 2020. Available from: 
https://www.ecdc.europa.eu/sites/default/files/media/en/publications/Publications/safe
-use-of-ppe.pdf. 
20. European Centre for Disease Prevention and Control (ECDC). Personal protective 
equipment (PPE) needs in healthcare settings for the care of patients with suspected or 
confirmed novel coronavirus (2019-nCoV) 2020 [cited 2020 25 February]. Stockholm: 
ECDC; 2020. Available from: 
https://www.ecdc.europa.eu/sites/default/files/documents/novel-coronavirus-personal-
protective-equipment-needs-healthcare-settings.pdf. 
21. World Health Organization (WHO). WHO Guidelines on hand hygiene in health care 
2009 [cited 2020 25 February]. Geneva: WHO; 2009. Available from: 
https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/44102/9789241597906_eng.pdf;jsessi
onid=3D5B6AF129FA5FA0F98F7D80DF80EC2D?sequence=1. 

File đính kèm:

  • pdfkhuyen_cao_va_du_phong_nhiem_covid_19_sars_cov_2_cho_benh_nh.pdf