Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18 - 36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M - chat tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020

Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn

phức tạp ở não bộ đặc trưng bởi sự suy giảm trong

giao tiếp và phản xạ xã hội, hạn chế về hành vi và

cư xử lặp đi lặp lại. Việc phát hiện sớm trẻ có nguy

cơ rối loạn phổ tự kỷ để được tư vấn, theo dõi và can

thiệp sớm là hết sức cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát tỷ

lệ và các yếu tố liên quan và dấu hiệu lâm sàng của

trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ

bằng thang điểm sàng lọc trẻ tự kỷ (M-CHAT). Đối

tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu

mô tả cắt ngang, giáo viên thực hiện đánh giá thang

điểm M-CHAT cho 528 trẻ từ 18-36 tháng tuổi học tại

trường mầm non ở thành phố Cà Mau. Kết quả: 302

(57,2%) trẻ nam và 226 (42,8%) nữ được ghi nhận,

có 35 (6,63%) trẻ dương tính với thang điểm M-CHAT,

các câu hỏi trong thang điểm M-CHAT có tỷ lệ dương

tính cao là câu 3 (85,71%), 11 (80,0%), 19(88,57%).

Tỷ lệ dương tính với thang M-CHAT cao ở nhóm trẻ

chậm nói (41,79%) và trẻ có phụ huynh (78,95%),

giáo viên (61,82%) nghi ngờ về rối loạn phát triển, sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ trẻ có

nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ là 6,63% phản ánh độ

nhạy thang M-CHAT do giáo viên đánh giá chưa cao.

Trẻ có chậm nói hay trẻ có phụ huynh hoặc giáo viên

nghi ngờ có rối loạn phát triển là những nhóm có tỷ lệ

dương tính cao.

Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18 - 36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M - chat tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020 trang 1

Trang 1

Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18 - 36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M - chat tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020 trang 2

Trang 2

Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18 - 36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M - chat tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020 trang 3

Trang 3

Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18 - 36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M - chat tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020 trang 4

Trang 4

Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18 - 36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M - chat tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 9780
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18 - 36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M - chat tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18 - 36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M - chat tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020

Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 18 - 36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M - chat tại trường mầm non ở thành phố Cà Mau 2020
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
124 
KHẢO SÁT TỶ LỆ TRẺ TỪ 18-36 THÁNG CÓ BIỂU HIỆN 
 RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ BẰNG THANG ĐIỂM M-CHAT 
 TẠI TRƯỜNG MẦM NON Ở THÀNH PHỐ CÀ MAU 2020 
Nguyễn Minh Phương1, Trần Thiện Thắng1, Phan Việt Hưng1, Võ Văn Thi1 
Trịnh Thanh Thuý2, Ninh Thị Minh Hải2, Nguyễn Ngọc Thuỳ2 
TÓM TẮT30 
Tổng quan: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn 
phức tạp ở não bộ đặc trưng bởi sự suy giảm trong 
giao tiếp và phản xạ xã hội, hạn chế về hành vi và 
cư xử lặp đi lặp lại. Việc phát hiện sớm trẻ có nguy 
cơ rối loạn phổ tự kỷ để được tư vấn, theo dõi và can 
thiệp sớm là hết sức cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát tỷ 
lệ và các yếu tố liên quan và dấu hiệu lâm sàng của 
trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ 
bằng thang điểm sàng lọc trẻ tự kỷ (M-CHAT). Đối 
tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu 
mô tả cắt ngang, giáo viên thực hiện đánh giá thang 
điểm M-CHAT cho 528 trẻ từ 18-36 tháng tuổi học tại 
trường mầm non ở thành phố Cà Mau. Kết quả: 302 
(57,2%) trẻ nam và 226 (42,8%) nữ được ghi nhận, 
có 35 (6,63%) trẻ dương tính với thang điểm M-CHAT, 
các câu hỏi trong thang điểm M-CHAT có tỷ lệ dương 
tính cao là câu 3 (85,71%), 11 (80,0%), 19(88,57%). 
Tỷ lệ dương tính với thang M-CHAT cao ở nhóm trẻ 
chậm nói (41,79%) và trẻ có phụ huynh (78,95%), 
giáo viên (61,82%) nghi ngờ về rối loạn phát triển, sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ trẻ có 
nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ là 6,63% phản ánh độ 
nhạy thang M-CHAT do giáo viên đánh giá chưa cao. 
Trẻ có chậm nói hay trẻ có phụ huynh hoặc giáo viên 
nghi ngờ có rối loạn phát triển là những nhóm có tỷ lệ 
dương tính cao. 
Từ khóa: Rối loạn Phổ tự kỷ, thang điểm M-
CHAT, trẻ chậm nói 
SUMMARY 
STUDY ON THE PERCENTAGE OF 
CHILDREN FROM 18 TO 36 MONTHS OLD 
WITH AUTISM SPECTRUM DISORDER 
WITH M-CHAT SCALE AT CAN THO 
CHILDREN'S HOSPITAL CLINIC 
Background: Autism spectrum disorder is a 
complex disorder characterized by impairment in 
communication and social reflection, limitations on 
behavior, and repetition of behaviors. Early detection 
of children at risk of autism spectrum disorder for 
consultation, monitoring, and early intervention is 
essential. Objective: This study aims at determining 
the prevalence, related factors and clinical signs of 
children aged 18-36 months with symptoms of autism 
1Trường Đại học Y dược Cần Thơ 
2Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Minh Phương 
Email: nmphuong@ctump.edu.vn 
Ngày nhận bài: 2.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 22.4.2021 
Ngày duyệt bài: 29.4.2021 
spectrum disorder using the Modified Checklist for 
Autism in Toddlers (M-CHAT). Materials and 
methods: A descriptive cross-sectional study was 
conducted in which teachers performed an M-CHAT 
questionnaire assessment for 528 children aged 18-36 
months in kindergartens in Ca Mau city. Results: 302 
(57,2%) boys and 226 (42,8%) females were recorded 
in which 35 (6,63%) are positive on the M-CHAT 
questionnaire. Questions on the M-CHAT questionnaire 
with high positive rates are question 3 (85,71%), 11 
(80,0%), 19 (88,57%). The rate of positive for the M-
CHAT scale is high in groups of children with speech 
delay (41,79%), children being suspicious of 
developmental disorders by parents (78,95%), and 
children being suspicious of developmental disorders by 
teachers (61,82%). The differences were statistically 
significant. Conclusions: The proportion of children at 
risk of autism spectrum disorder is 6,63% reflecting the 
low sensitivity of the M-CHAT scale assessed by 
teachers. Children with speech delay or being 
suspicious of developmental disorders by parents or 
teachers are with higher positive rates. 
 Keywords: Autism spectrum disorder, M-CHAT 
questionnaire, speech delay. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển 
phức tạp của não bộ, thuật ngữ “phổ” chỉ sự đa 
dạng về triệu chứng cũng như mức độ của rối 
loạn, đặc trưng bởi những khó khăn trong giao 
tiếp và phản xạ xã hội, cũng như hạn chế về 
hành vi và cư xử lặp đi lặp lại [1],[2]. Theo CDC 
Hoa kỳ, tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ hiện nay là 1/68 
trẻ [3] và tại Cần Thơ, qua nghiên cứu sàng lọc 
có 2% trẻ khám tại Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ 
có dấu hiệu nghi ngờ bệnh [6]. 
Việc chẩn đoán và can thiệp sớm bệnh cho 
trẻ mang lại những lợi ích rõ ràng, giúp trẻ phát 
triển theo hướng bình thường, tái hòa nhập cộng 
đồng, có thể tìm được việc làm, sống độc lập và 
thiết lập được các mối quan hệ. Vì vậy các nhà 
chuyên môn đã thiết kế nhiều thang điểm dành 
nhằm phát hiện sớm trẻ tự kỷ và thang điểm M-
CHAT được xem như công cụ đầy triển vọng, 
được sử dụng phổ biến vì ít tốn kém, dễ thực 
hiện trong cộng đồng, độ nhạy, độ đặc hiệu lần 
lượt là 74,4% và 99,9% [4]. Mặc khác, phần lớn 
trẻ đến trường từ rất sớm và giáo viên tiếp xúc 
rất nhiều với trẻ nên trường mầm non là địa 
điểm phù hợp để tầm soát sớm rối loạn này. Vì 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
125 
những lí do trên, chúng tôi tiến hành: “Khảo sát 
tỷ lệ trẻ từ 18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ 
tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT tại trường mầm 
non ở Thành phố Cà Mau năm 2020” với mục 
tiêu: Khảo sát tỷ lệ, các yếu tố liên quan trẻ 18-
36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ bằng 
thang điểm M-CHAT tại trường mầm non ở 
Thành phố Cà Mau. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 
Đối tượng nghiên cứu: 528 trẻ từ 18-36 
tháng tuổi tại các trường mầm non ở Tp. Cà Mau. 
Địa điểm nghiên cứu: 26 trường mầm non 
ở Thành phố Cà Mau. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu: tất cả trẻ từ 18-36 
tháng tuổi tại 26 trường mầm non. 
Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Người nhà của trẻ từ chối tham gia khảo sát. 
- Người nhà của trẻ không cung cấp đủ thông tin. 
- Đối với những trẻ đến khám nhiều lần, chỉ 
lấy mẫu một lần duy nhất. 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
Thiết kế nghiên cứu: 
- Nghiên cứu mô tả, cắt ngang c ... âu bất kỳ bất thường. 
Công cụ nghiên cứu: 
- Giáo viên đánh giá thang điểm M-CHAT cho 
trẻ tại lớp học và sử dụng bộ công cụ thu thập 
thông tin soạn sẵn soạn trước để thu thập thông 
tin từ phụ huynh 
- Giáo viên được tập huấn trước khi thu thập 
số liệu theo thang điểm M-CHAT 
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: 
- Dữ liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm 
SPSS 20.0. 
- Kiểm định χ2 để kiểm định mối liên quan 
giữa các yếu tố. 
- Tính tỷ suất chênh OR với khoảng tin cậy 
95%. Kiểm định có ý nghĩa thống kê khi α < 0,05. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 
Biến số 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
(%) 
Nhóm tuổi 
18–24 tháng 160 30,30 
25–36 tháng 368 69,70 
Giới 
Nam 302 57,20 
Nữ 226 42,80 
Nơi ở 
Trung tâm 358 67,80 
Ngoại ô 170 32,20 
Người 
chăm sóc 
chính 
Cha mẹ 360 68,18 
Người thân 
khác 
168 31,82 
Mang thai 
đủ tháng 
Có 480 90,91 
Không 48 9,09 
Cân nặng lúc 
sinh 
≥ 2500 gram 495 93,75 
< 2500 gram 33 6,25 
Gia đình 
nghi ngờ trẻ 
 có rối loạn 
Có 38 7,20 
Không 490 92,80 
Giáo viên 
nghi ngờ trẻ 
có rối loạn 
Có 55 10,42 
Không 473 89,58 
Trẻ chậm nói 
so với tuổi 
Có 67 12,69 
Không 461 87,31 
Tiền sử 
chẩn đoán 
RLPTK 
Có 3 0,57 
Không 525 99,43 
Trẻ nam chiếm đa số với 57,20%, lần lượt 
7,20%, 10,42% trẻ có gia đình và giáo viên nghi 
ngời mắc rối loạn, 12,69% trẻ chậm nói và 
0,57% từng được chẩn đoán tự kỷ. 
2. Tỷ lệ dương tính với thang điểm M-
CHAT: 
Bảng 2: Tỷ lệ trẻ dương tính với thang 
điểm M-CHAT 
Trẻ Số lượng Tỷ lệ (%) 
M-CHAT (+) 35 6,63 
M-CHAT (-) 392 93,37 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
126 
Trẻ dương tính với thang điểm M-CHAT chiếm 6,63%. 
Bảng 3: Kết quả các câu hỏi trong thang điểm M-CHAT 
TT Câu hỏi nghiên cứu trong thang điểm M-CHAT 
Dương 
tính 
Âm tính 
n % n % 
1 Bé có nhìn theo khi bạn chỉ một điểm trong phòng không? 10 28,57 25 71,43 
2 Bạn có bao giờ tự hỏi liệu con bạn có bị điếc không? 6 17,14 29 82,86 
3 Con bạn có chơi trò đóng vai hay giả vờ không? 30 85,71 5 14,29 
4 Con bạn thích leo trèo lên đồ vật không? 10 28,57 25 71,43 
5 Chuyển động ngón tay bất thường đến gần mắt không? 5 14,29 30 85,71 
6 Dùng ngón tay trỏ để yêu cầu hay giúp đỡ không? 6 17,14 29 82,86 
7 Có dùng ngón tay để chỉ bạn thứ bé thích thú không? 9 25,71 26 74,29 
8 Con bạn có thích chơi với những đứa trẻ khác không? 10 28,57 25 71,43 
9 Có khoe đồ chơi mới cho bạn không? 22 62,86 13 37,14 
10 Con bạn có đáp lại khi được gọi tên không? 17 48,57 18 51,43 
11 Khi bạn cười với con bạn, có cười lại với bạn không? 28 80,00 7 20,00 
12 Con bạn có thấy khó chịu bởi những tiếng ồn xung quanh 24 68,57 11 31,43 
13 Con bạn của bạn có đi bộ không? 1 2.,6 34 97,14 
14 Có nhìn vào mắt bạn khi bạn nói chuyện với bé không? 12 34,29 23 65,71 
15 Con bạn có bắt chước những điều bạn làm không? 13 37,14 22 62,86 
16 Quay đầu theo nhìn khi bạn nhìn gì đó? 20 57,14 15 42,86 
17 Con bạn cố gắng gây sự chú ý để bạn phải nhìn bé không? 18 51,43 17 48,57 
18 Con bạn có hiểu bạn nói gì khi bạn yêu cầu làm không? 15 42,86 20 57,14 
19 Có nhìn bạn khi có điều gì mới lạ xảy ra không? 21 88,57 14 11,43 
20 Thích những hoạt động mang tính chất chuyển động? 15 42,86 20 57,14 
Các câu có tỷ lệ dương tính nhiều nhất là câu 3, 11 và 19 với tỷ lệ lần lượt là 85,71%, 80,00% và 
88,57%. 
3. Các yếu tố liên quan và dấu hiệu lâm sàng ở trẻ 18-36 tháng có biểu hiện RLPTK với 
thang điểm M-CHAT: 
Bảng 4: Một số yếu tố liên quan ở trẻ 18-36 tháng có biểu hiện RLPTK 
Biến số 
M-CHAT (+) M-CHAT (-) 
p 
n % n % 
Nhóm tuổi 
18 – 24 tháng 12 7,50 148 92,50 
0,142 
25 – 36 tháng 23 6,25 345 93,75 
Giới 
Nam 25 8,28 277 91,72 
0,528 
Nữ 10 4,42 216 95,58 
Nơi ở 
Nông thôn 28 7,82 330 92,18 
0,423 
Thành thị 7 4,12 163 95,88 
Người 
chăm sóc 
Cha mẹ 30 8,33 330 91,67 
0,752 
Người thân khác 5 2,98 163 97,02 
Mang thai 
đủ tháng 
Có 34 7,08 446 92,92 
0,431 
Không 1 2,08 47 97,92 
Cân nặng 
lúc sinh 
< 2500 gram 33 6,67 462 93,33 
0,532 
≥ 2500 gram 2 6,06 31 93,94 
Không có yếu tố liên quan nào cho thấy làm tăng nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ có ý nghĩa thống kê 
Bảng 5: Dấu hiệu liên quan ở trẻ 18-36 tháng có biểu hiện RLPTK theo thang điểm M-
CHAT 
Gia đình nghi ngờ trẻ 
có rối loạn 
Có 30 78,95 8 21,05 
<0,001 
Không 5 1,02 485 98,98 
Giáo viên nghi ngờ 
trẻ có rối loạn 
Có 34 61,82 21 38,18 
<0,001 
Không 1 0,21 472 99,79 
Trẻ chậm nói 
Có 28 41,79 39 58,21 
= 0,005 
Không 7 1,52 454 98,48 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
127 
Tiền sử chẩn đoán 
RLPTK 
Có 3 100,00 0 0,00 
<0,001 
Không 32 6,10 493 93,90 
Trẻ có gia đình và giáo viên nghi ngờ mắc rối loạn có tỷ lệ dương tính cao và 100% trẻ có tiền sử 
chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ dương tính với thang điểm M-Chat 
IV. BÀN LUẬN 
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu. Trong 
nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ trẻ nam là 
57,2%, trẻ ở trung tâm thành phố chiếm 67,8%, 
nhóm 25-36 tháng tuổi chiếm đến 69,7% điều 
này có thể giải thích do mẫu ghi nhận tại thành 
phố Cà Mau nên phần lớn dân cư thuộc trung 
tâm và lứa tuổi trẻ >24 tháng cũng chiếm đa số 
hơn ở các trường mầm non. Trẻ được chăm sóc 
chín từ cha mẹ chiếm 68,18%, sinh đủ tháng là 
90,91% và đủ cân là 93,75% điều này phù hợp 
với tình hình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em 
chung của tỉnh hiện nay. 
Có đến 7,2% phụ huynh nghi ngờ trẻ của 
mình có vấn đề về phát triển, trong khi số này ở 
giáo viên là 10,42%, tỷ lệ này là phù hợp vì xét 
chung các rối loạn về phát triển bao gồm rối loạn 
phổ tự kỷ, chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ, rối 
loạn vận động tỷ lệ thường khá cao, mặc khác 
sự phát triển của trẻ không đồng đều nên việc 
phụ huynh và giáo viên có thể nghi ngờ sự phát 
triển của con em mình là hoàn toàn phù hợp. 
Chúng tôi cũng ghi nhận có 67 trẻ tương 
đương 12,69% có chậm nói, nghiên cứu dùng 
mốc phát triển về ngôn ngữ để ghi nhận trẻ 
chậm nói, trẻ 18-24 tháng chưa nói được từ đơn 
và trẻ trên 24 tháng chưa nói được từ đôi được 
xác định là chậm nói. Nghiên cứu cũng ghi nhận 
3 trẻ tương ứng 0,57% từng được chẩn đoán rối 
loạn phổ tự kỷ, tỷ lệ này cũng phù hợp với 
nghiên cứu ở Việt Nam của Nguyễn Thị Hương 
Giang và cộng sự[4]. 
2. Tỷ lệ dương tính với thang điểm M-
CHAT. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ trẻ nguy 
cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ qua sàng lọc bằng 
thang điểm M-CHAT là 6,63%, tương đương với 
nghiên cứu của Nguyễn Đức Trí (2014) trên 
1369 trẻ tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ 
(6,9%) [7], và cao hơn so với nghiên cứu của 
Trần Thiện Thắng (2019) trên 400 trẻ đến khám 
tại Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ [6]. Sự khác 
biệt này do thiết kế nghiên cứu, chúng tôi thu 
thập dữ liệu M-CHAT từ giáo viên, họ ít được 
đào tạo về rối loạn cũng như thư tập thang điểm 
hơn các sinh viên y khoa trong nghiên cứu của 
tác giả Trần Thiện Thắng, nên tỷ lệ dương tính 
giả cao hơn là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên với 
độ nhạy là 74,4% [4] và tỷ lệ rối loạn này trong 
cộng đồng khoảng 1,69% [2] cho thấy tỷ lệ này 
rất cao, điều này phản ánh việc đánh giá của 
giáo viên là chưa được chính xác. 
Nhóm câu hỏi dương tính cao nhất là câu 
3,11,19 với tỷ lệ lần lượt là 85,71%, 80,00%, 
88,57%, các câu hỏi dương tính tỷ lệ thấp dưới 
10% là các câu 2,5,6,7,13.Câu hỏi số 3,11,19 
đều là các câu hỏi liên quan đến sự giới hạn về 
giao tiếp xã hội. Tất cả trẻ rối loạn phổ tự kỷ đều 
thể hiện những thiếu sót trong các mối quan hệ 
xã hội, chia sẽ cảm xúc và khả năng tưởng 
tượng, kết bạn [1],[5]. Mặc dù có tỷ lệ dương 
tính cao nhưng do trong nghiên cứu không có 
bác sĩ khám nên chưa thể xác định câu có tỷ lệ 
câu hỏi nào có tỷ lệ dương tính cao thì đồng 
thuận với tỷ lệ mắc rối loạn. So với nghiên cứu 
của tác giả Trần Thiện Thắng (2019) câu hỏi số 
6 lại là câu hỏi có tỷ lệ dương tính cao [6], kết 
quả này có thể chỉ ra sự đào tạo giáo viên thực 
hiện thang điểm M-CHAT chưa phù hợp vì vậy tỷ 
lệ trẻ dương tính rất cao như đã phân tích ở trên 
và các câu hỏi có tỷ lệ khác biệt nhiều so với 
nghiên cứu khác. 
3. Các yếu tố liên quan và biểu hiện lâm 
sàng. Trẻ nam nguy cơ mắc rối loạn nhiều hơn 
trẻ nữ với tỷ lệ nam:nữ là 1,87:1 là phù hợp vì tỷ 
lệ trẻ tự kỷ nam cao hơn nữ [6],[7]. Trẻ dương 
tính với M-CHAT có tỷ lệ khác nhau ở các nhóm 
nơi sống, nhóm tuổi, người chăm sóc, nhẹ cân 
lúc sinh và sinh non, tuy nhiên sự khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê. Nhẹ cân và sinh non 
được ghi nhận là yếu tố có liên quan làm tăng tỷ 
lệ rối loạn phổ tự kỷ nhưng do trong nghiên cứu 
này mẫu ghi nhận còn hạn chế nên chưa thể 
thấy được sự khác biệt. 
Có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ trẻ có dấu hiệu 
rối loạn phổ tự kỷ ở nhóm bị phụ huynh và giáo 
viên nghi ngờ về phát triển. Điều này hoàn toàn 
phù hợp vì những dấu hiệu dương tính trong 
thang điểm M-CHAT là những dấu hiệu về phát 
triển cảm xúc, xã hội của trẻ mà phụ huynh và 
giáo viên có thể dễ dàng nhận thấy mà không 
cần qua đào tạo. Điều này cũng chứng tỏ các 
dấu hiệu nghi ngời của phụ huynh hay giáo viên 
là rất giá trị, nên khuyến cáo những trẻ bị nghi 
ngờ về phát triển sớm được tầm soát rối loạn 
phổ tự kỷ. Tỷ lệ dương tính ở nhóm trẻ chậm nói 
lên tới 41,79% so với 1,52% ở nhóm không 
chậm nói, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều 
này hoàn toàn phù hợp vì biểu hiện chậm nói là 
dấu hiệu thường thấy ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ và 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
128 
trong nghiên cứu này mốc phát triển để xác định 
trẻ chậm nói cũng là dấu hiệu báo động đỏ nguy 
cơ trẻ rối loạn phổ tự kỷ được khuyến cáo. 3 trẻ 
có tiền sử được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ 
đều có M-CHAT dương tính, kết quả này cũng 
phản ánh độ đặc hiệu của thang M-CHAT là rất 
cao, các nghiên cứu khác ghi nhận giá trị này lên 
đến 99,9% [4]. 
V. KẾT LUẬN 
- Qua sàng lọc 528 trẻ 18-36 tháng tuổi tại 
26 trường mầm non bằng thang điểm M-CHAT 
do giáo viên thực hiện ghi nhận 6,63% trẻ 
dương tính, tỷ lệ này phản ánh thang điểm M-
CHAT do giáo viên mầm non thực hiện có độ 
nhạy thấp hơn những nghiên cứu khác. 
- Trẻ có biểu hiện chậm nói so với tuổi hay bị 
gia đình và giáo viên nghi ngờ có vấn đề về phát 
triển có tỷ lệ dương tính cao lần lượt là 41,79%, 
78,95% và 61,82% và sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê. Các câu hỏi 3,11,19 trong thang điểm 
M-CHAT có tỷ lệ dương tính cao nhất lần lượt là 
85,71%, 80,00%, 88,57%. 
VI. KIẾN NGHỊ: 
- Áp dụng sàng lọc trẻ RLPTK bằng thang 
điểm M-CHAT tại các trường mầm non đặc biệt 
nhóm trẻ chậm nói so với tuổi hoặc có phụ 
huynh, giáo viên nghi ngờ về phát triển. 
- Tăng cường tập huấn cho giáo viên thực 
hiện thang điểm M-CHAT, đánh giá độ nhạy độ 
đặc hiệu của thang điểm khi được áp dụng tại 
các trường mầm non ở tỉnh Cà Mau 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. American Psychiatric Association (2013), 
Diagnostic and Statistical Manual of Mental 
Disorders 5th Edition, Washington DC, p.50 
2. CDC (2020). Basics about Autism Spectrum 
Disorder (ASD) | NCBDDD | CDC [Internet]. 
Centers for Disease Control and Prevention. 2020 
[cited 2020 Oct 20]. Available from: 
https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/facts.html. 
3. World Health Organization (2014). 
Comprehensive and coordinated efforts for the 
management of Autism spectrum disorders, World 
Health Organization. 
4. Nguyễn Thị Hương Giang và cộng sự (2010), 
“Nghiên cứu một số nguy cơ của trẻ tự kỷ từ 18 
tháng đến 36 tháng tuổi”, Tạp chí y học thực 
hành, 739(10/2010), Tr.16-18. 
5. Phuong Minh Nguyen, Thien Thang Tran 
(2021), “Clinical characteristics and associated 
socio-demographic factors of autism spectrum 
disorder in Vietnamese children”, Curr Pediatr 
Res2021; 25 (1): 308-312 
6. Trần Thiện Thắng (2019), “Khảo sát tỷ lệ trẻ từ 
18-36 tháng có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ tại 
phòng khám bệnh viện nhi đồng cần thơ bằng 
thang điểm M-CHAT”, Tạp Chí Y Dược Học Cần 
Thơ, 22-25,tr. 293-304. 
7. Nguyễn Đức Trí, Trần Diệp Tuấn, (2014), 
“Nghiên cứu tỷ lệ M-CHAT dương tính (nguy cơ bị 
rối loạn phổ tự kỷ): Một khảo sát tại cộng đồng trẻ 
học mầm non từ 16-36 tháng trong Quận Ninh 
Kiều, thành phố Cần Thơ”, Tạp chí nghiên cứu y 
học TP. Hồ Chí Minh, 18, tr.454-458. 
BỆNH QUANH RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 
Ở TRẺ MẮC HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT 
Lương Minh Hằng1, Tống Minh Sơn1, Trần Huy Thịnh2, 
Trần Thị Mỹ Hạnh1, Đào Thị Hằng Nga1 
TÓM TẮT31 
Hội chứng thận hư (HCTH) là bệnh lý cầu thận hay 
gặp nhất ở trẻ em với tỉ lệ mới mắc hàng năm là 2 - 
7/100000 trẻ trên tổng tỉ lệ mắc bệnh là 16/100000 
trẻ. Tại Việt Nam (1981-1990) có 1414 trẻ mắc HCTH 
nhập Bệnh viện Nhi Trung ương, chiếm 46,6% tổng số 
bệnh nhân của Khoa Thận - Tiết niệu, trong đó 1358 
trẻ được chẩn đoán HCTH tiên phát (91,0%). Theo y 
văn, những trẻ mắc HCTH có sự tác động phá hủy mô 
1Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt-Trường Đại học Y Hà Nội 
2Trường Đại học Y Hà Nội 
Chịu trách nhiệm chính: Lương Minh Hằng 
Email: minhhang@hmu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 3.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 22.4.2021 
Ngày duyệt bài: 29.4.2021 
quanh răng khi sử dụng kéo dài các loại thuốc trong 
điều trị bệnh. Ngoài ra, sự nhập viện thường xuyên và 
chế độ ăn uống riêng biệt cũng ảnh hưởng đến việc 
chăm sóc vệ sinh răng miệng làm tăng tỉ lệ bệnh 
quanh răng ở trẻ. Nghiên cứu này nhằm mục đích mô 
tả thực trạng bệnh quanh răng và mối liên quan giữa 
bệnh và HCTH tiên phát ở trẻ em tại bệnh viện Nhi 
Trung ương. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt 
ngang được thực hiện ở 407 trẻ). Kết quả nghiên cứu 
cho thấy đa số trẻ viêm lợi và phì đại lợi độ 1, cao 
răng gặp nhiều nhất ở trẻ 13-18 tuổi, có mối liên quan 
giữa thời gian mắc bệnh, số lần tái phát, thể bệnh, 
việc sử dụng loại thuốc điều trị và bệnh viêm lợi, phì 
đại lợi ở nhóm đối tượng nghiên cứu. 
Từ khóa: hội chứng thận hư tiên phát, bệnh 
quanh răng, viêm lợi, lợi phì đại, cao răng, mối liên quan. 
SUMMARY 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_ty_le_tre_tu_18_36_thang_co_bieu_hien_roi_loan_pho.pdf